Trong dân gian vẫn hay lưu truyền những câu tục ngữ về khen/chê, khinh/trọng. Mỗi câu tục ngữ là một bài học sâu sắc có tác dụng giáo dục với bất cứ ai, nhất là lớp người trẻ tuổi trong xã hội. Một trong số đó là câu tục ngữ sau: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau "Khinh" là sự đánh giá và chê bai, coi thường. Chữ "khinh" thường gắn với các từ ngữ: Khinh thường, khinh bỉ, coi khinh.. Một kẻ nào dó làm việc không đàng hoàng, nhân xá thối nát, làm việc xấu xa.. sẽ bị người khác coi khinh. Trong gia đình con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục thì sẽ bị người trong gia tộc "khinh" trước. Một kẻ đã bị "anh em khinh trước" là một kẻ vô cùng suy đốn. Từ cử chỉ, thái độ, hành động, việc làm đều xấu xa, dồi bại, không tuân thủ gia phong, nếp nhà. Những kẻ cờ bạc, rượu chè, tham lam, lười biếng, tục tằng.. sẽ bị "anh em khinh trước". Không cần mọi người phải bàn tán xôn xao, nghi ngờ thực hư thì những kẻ như vậy đã bị anh em khinh rồi, nói chi là làng nước. Cùng là anh em, cùng chung gia tộc, cùng chảy cùng một huyết thống mà anh em không những bênh vực, tin tưởng đã bị anh em khinh rồi thì kẻ ấy thật sự rất thất bại. Và những kẻ bị "anh em khinh trước" sẽ không còn chỗ đứng trong làng trên xóm dưới, trong làng ngoài xã nữa. Khi đã bị "làng nước khinh" thì con người ấy không còn vác mặt đi đâu được nữa, chỉ còn cúi gầm mặt mà đi. Mọi quan hệ làng xóm, láng giềng chẳng còn gì nữa. Mọi người đều xa lánh. Kẻ ấy sẽ làm tổn hại danh dự đến chồng con, vợ con; làm nhục ông bà, cha mẹ, anh em. Câu tục ngữ "Anh em khinh trước, làng nước khinh sau" chỉ có 8 chữ nhưng với 2 lần điệp từ "Khinh" đã nói lên một cách cô đúc sức mạnh cảu nề nếp gia phong. Câu tục ngữ làm nổi bật sức mạnh của giáo dục đạo đức gia đình, làng xã. Từ đó đề cao, giữ gìn và xây dựng nếp nhà, gia phong. - Hôm kia kẻ đón người đưa Bây chừ đi sớm về trưa một mình. - Ngày xưa võng lộng nghênh ngang Bây giờ cúi mặt mo nang che đầu.