Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 24 Tháng tư 2022.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Bảng cân đối kế toán là gì?

    Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp có chức năng phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có cũng như các nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

    Nhờ vào bảng cân đối kế toán thì người ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.


    Phương trình kế toán

    Phương trình kế toán được thể hiện trên bản cân đối kế toán thể hiện sự cân bằng giữa nguồn lực kinh tế và nguồn hình thành.

    [​IMG]

    Các yếu tố của bảng cân đối kế toán

    Bảng cân đối kế toán gồm ba yếu tố chính đó là:

    - Tài sản

    - Nợ phải trả

    - Vốn chủ sở hữu


    Tài sản

    Tài sản là những nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, nhằm mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai:

    – Tiền

    – Hàng tồn kho

    – Phải thu khách hàng

    – Tài sản cố định

    –..


    Nợ phải trả

    Nợ phải trả là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thanh toán:

    – Vay nợ

    – Phải trả người bán

    – Thuế phải nộp Nhà nước

    – Phải trả nhân viên

    –..


    Vốn chủ sở hữu

    Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tài sản sau khi thanh toán nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp được quyền sử dụng một cách chủ động, linh hoạt và không phải cam kết thanh toán:

    – Vốn góp của chủ sở hữu

    – Lợi nhuận chưa phân phối (Lợi nhuận còn để lại doanh nghiệp, LN tích lũy)


    Kết cấu của bảng cân đối kế toán

    [​IMG]

    Tài sản ngắn hạn

    Là những tài sản có thể biến đổi thành tiền trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong vòng một năm kể từ ngày của báo cáo tài chính.

    · Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

    · Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

    · Phải thu ngắn hạn

    · Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Thành phẩm, Hàng hóa..

    ·..


    Tài sản dài hạn

    Là những tài sản không thỏa mãn yêu cầu của tài sản ngắn hạn:

    – Tài sản cố định

    – Đầu tư tài chính dài hạn

    – Phải thu dài hạn

    –..


    Nợ phải trả

    • Nợ phải trả ngắn hạn: Gồm các khoản phải thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong thời gian một năm kể từ ngày của báo cáo tài chính.

    – Phải trả người bán ngắn hạn; Phải trả NLĐ; Phải trả cho NN; Vay ngắn hạn;..

    • Nợ phải trả dài hạn: Là những khoản nợ phải trả không thỏa mãn định nghĩa của nợ ngắn hạn, gồm các khoản vay dài hạn và nợ dài hạn.

    – Phải trả người bán dài hạn; Vay dài hạn;..


    Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

    · Các thông tin về tài sản của doanh nghiệp giúp người đọc đánh giá cơ bản về qui mô doanh nghiệp và cơ cấu tài sản.

    · Các thông tin về nguồn vốn giúp người đọc hiểu được những nét cơ bản về khả năng tự chủ tài chính và các nghĩa vụ tương lai của doanh nghiệp.

    · Thông tin về khả năng trả nợ cũng được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán thông qua việc so sánh giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.


    Ảnh hưởng của các nghiệp vụ

    • Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tài sản và nguồn vốn luôn vận động – thay đổi.

    • Quá trình thay đổi không ảnh hưởng đến tính cân đối của Bảng cân đối kế toán.


    Phương pháp tổng hợp và cân đối

    · Ví dụ về các bảng tổng hợp và cân đối: BCĐKT – phản ảnh mối quan hệ cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn; BCKQHĐKD – phản ảnh mối quan hệ cân đối giữa Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận.

    · PP. Tổng hợp và cân đối đáp ứng yêu cầu thông tin tổng quát, toàn diện và có hệ thống về tài sản, nguồn vốn và sự thay đổi của chúng trong quá trình kinh doanh.

    · PP. Tổng hợp và cân đối cung cấp những thông tin theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, có khả năng so sánh được; làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá.


    Ví dụ

    Công ty Huy Hoàng là doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất do ông Huy và ông Hoàng là chủ sở hữu. Tài liệu về các tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của xí nghiệp (gọi chung là các khoản mục) tại ngày 31.01.20x1 (Bảng 1)

    [​IMG]

    Yêu cầu:

    1. Dựa trên định nghĩa tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để sắp xếp các khoản mục trên thành ba nhóm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

    2. Dựa trên phương trình kế toán, tính số X chưa biết.

    3. Lập bảng cân đối kế toán.


    Bài giải:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    [​IMG]
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...