Mất ngủ là một tình trạng khá phổ biến mà mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Đặc biệt là vào ban đêm, khoảng thời gian quan trọng để cơ thể được phép nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi. Nếu tình trạng mất ngủ cứ diễn ra liên tục, về lâu dài có thể dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết 7 lý do khiến bạn thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm để bạn có thể cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả nhất. 1. Áp lực cuộc sống hằng ngày Áp lực, căng thẳng trong cuộc sống (Nguồn: Internet) Những áp lực xoay quanh công việc, học tập, gia đình, tiền bạc.. thường khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi. Điều này sẽ dẫn đến việc suy nghĩ nhiều vào ban đêm, bạn sẽ không thể nào đi vào giấc ngủ nếu như bạn không cho phép não của mình được nghỉ ngơi. Tình trạng này diễn ra liên tục mỗi ngày sẽ làm cơ thể suy nhược, hooc-môn cortisol hoạt động với cường độ mạnh để cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng đồng thời cũng sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ và ngủ không ngon giấc. Vậy nên, mỗi chúng ta cần có khoảng thời gian thư giãn trong ngày một cách hợp lý để giảm stress. Một số biện pháp có thể giúp bạn giảm căng thẳng: Nghe bất kỳ bản nhạc nào mà bạn thích trước khi ngủ Làm một số việc lặt vặt như tưới cây cảnh, chăm sóc thú cưng.. Dành thời gian khoảng từ 20 - 30 phút để ngồi thiền Thường xuyên tập thể dục buổi sáng.. 2. Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu trước khi ngủ Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ (Nguồn: Internet) Mỗi buổi tối trước khi ngủ chúng ta sẽ thường có thói quen dành một ít thời gian để lướt facebook, zalo, xem phim, chơi game giải trí.. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Nhiều người vẫn chưa biết ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ làm thay đổi nồng độ hoóc-môn melatonin, một loại hoóc-môn có tác dụng kiểm soát và điều hòa giấc ngủ hằng ngày. Ngoài ra, ánh sáng từ màn hình điện tử còn có thể khiến cơ thể chúng ta tưởng đang là ban ngày và ngăn chặn sản sinh melatonin. Ngay cả khi chúng ta quên bật chế độ máy bay và để điện thoại ngay ở đầu nằm, sóng điện thoại vẫn có thể phát ra bức xạ làm ảnh hưởng đến não bộ và gây nguy cơ mất ngủ. Chính vì thế, để có một giấc ngủ ngon, bạn cần hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu trước khi ngủ, hãy nhớ bật chế độ máy bay và để chúng cách xa vị trí ngủ của bạn. 3. Sử dụng những chất kích thích Những chất kích thích như caffeine và nicotine có trong rượu, bia, cà phê, thuốc lá, hay thậm chí là ma túy, thuốc lắc.. không những khiến cơ thể mắc phải nhiều chứng bệnh mà còn dẫn đến khó ngủ. Ngày nay, do lượng công việc ngày càng nhiều, mọi người thường hay có thói quen uống cà phê trong lúc làm việc để giúp cơ thể trở nên tỉnh táo hay uống rượu, bia nhiều trong những bữa ăn tối với bạn bè. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. Lượng caffeine và nicotine thông thường sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể loại bỏ chúng. Chính vì thế, nếu bạn muốn có một giấc ngủ tốt thì cần hạn chế sử dụng những chất gây nguy cơ mất ngủ ngay từ bây giờ. Sử dụng những chất kích thích gây ra tình trạng mất ngủ (Nguồn: Internet) 4. Ăn tối trễ, ăn quá no Ăn tối trễ, ăn quá no (Nguồn: Internet) Nhiều người vẫn thường hay có thói quen ăn khuya hay do tính chất công việc dẫn đến tình trạng ăn trễ. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng ăn quá no cũng sẽ là lý do dẫn đến nguy cơ mất ngủ. Hệ tiêu hóa vào buổi tối sẽ hoạt động chậm hơn so với ban ngày. Khi chúng ta nạp một lượng thức ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, cơ thể cảm thấy khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, ăn những thức ăn chứa quá nhiều chất béo, chất ngọt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, trào ngược dạ dày, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Để tránh tình trạng mất ngủ chúng ta nên hạn chế ăn quá nhiều vào ban đêm. Thời gian thích hợp nhất cho bữa ăn tối là từ 18h - 20h. Nên ăn tối cách khoảng thời gian đi ngủ từ 2 - 3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn. Điều này sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ lành mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng sức khỏe. 5. Không thường xuyên vệ sinh chăn ga gối đệm Không thường xuyên vệ sinh chăn ga gối đệm (Nguồn: Internet) Chăn ga gối đệm là những vật tiếp xúc trực tiếp với chúng ta trong lúc ngủ. Chính vì thế, việc vệ sinh chúng là một điều rất cần thiết để có một giấc ngủ ngon. Hãy tưởng tượng bạn phải tiếp xúc với một chiếc chăn quá bẩn, chiếc đệm có mùi hôi và một chiếc chăn ẩm mốc thì chắc chắn rằng bạn không thể nào ngủ được. Do đó, chúng cần được vệ sinh thật sạch 1 lần/tuần để tránh những bụi bẩn bám vào và mang đến cho bạn một giấc ngủ thoải mái. 6. Ngủ trưa quá nhiều Ngủ trưa sẽ giúp cơ thể được thư giãn, hồi phục năng lượng và cải thiện hiệu suất làm việc một cách hiệu quả, nhưng chúng ta chỉ nên ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 20 cho đến 40 phút. Việc ngủ trưa quá nhiều giờ rất dễ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi sau khi thức dậy, gây trằn trọc khó ngủ và không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm. Hơn thế nữa, chúng ta cũng không nên ngủ sau khoảng thời gian 16h chiều để tránh tình trạng cơ thể cảm thấy buồn bực, cáu gắt và có nguy cơ mất ngủ. Ngủ trưa quá nhiều (Nguồn: Internet) 7. Thường xuyên thức khuya Khoảng thời gian ngủ tốt nhất cho sức khỏe vào ban đêm là từ 22h-23h. Đây là thời điểm thích hợp để cơ thể hồi phục năng lượng một cách hiệu quả cho ngày hôm sau. Thế nhưng, nhiều người vẫn ngủ sau 23h thậm chí là 1h, 2h.. Thường xuyên thức khuya (Nguồn: Internet) Thức khuya không những gây ra nhiều chứng bệnh như suy giảm trí nhớ, các bệnh về tim gan.. mà còn làm đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn dẫn đến tình trạng không thể ngủ sớm và mất ngủ. Nếu không có nhiều việc bận thì tốt nhất chúng ta không nên thức khuya để đảm bảo một sức khỏe tốt.