Việt Bắc! Hai tiếng gọi thân thương mà mỗi khi nghe thấy trong lòng tôi lại nao nao nỗi nhớ về những câu thơ vùng tản ngạn nơi đây trong tác phẩm "Việt Bắc" của Tố Hữu. Khác với những nhà thơ đương thời đang lao đao tìm lẽ sống thì Tố Hữu đã sớm thức tỉnh bởi ánh sáng của cách mạng. Chính vì thế trong thơ ông đậm chất trữ tình chính trị, ngòi bút ông như thanh gươm chiến đấu, ngòi ra hồn thơ Tố Hữu có một nét đượm buồn khó tả. Chính cái hồn buồn chất tình, chất thép hòa quyện ông đã cho ra đời kiệt tác mang tên "Việt Bắc". Đây là bản tình ca cách mạng và khúc tấu hùng ca kháng chiến. Nổi bật nên trong tác phẩm Việt Bắc là những người chiến sĩ trong những ngày chiến đấu gian khổ và khung cảnh chia ly giữa chiến sĩ cách mạng và người dân nơi đây. Việt Bắc là cơ quan đầu não kháng chiến Việt Nam như người ta nói văn hoa nên là thủ đô kháng chiến. Việt Bắc là chiến khu của cách mạng, của kháng chiến, nơi đây là căn cứ địa cách mạng, căn cứ đại kháng chiến của Tổ Quốc. Bài thơ được viết trong giai đoạn chuyển mình đầy hào hùng của Tổ Quốc, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào tháng 7 năm 1954, đất nước đã gần như sạch bóng quân Pháp, người chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi biên cương của mình. Trung ương đảng, chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Đây là cuộc chia ly của những người chiến sĩ với người dân Việt Bắc. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử đó tác giả đã viết lên tác phẩm "Việt Bắc". Chính cảm xúc nghẹn ngào khi chia tay đó đã dấy lên cho người ở lại biết bao nhiêu những câu hỏi: "Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn" Đây chính là lời nhắn nhủ với người dân ở lại. Lời nhắn chứa đựng nỗi băn khoăn, bứt dứt, họ không biết rằng khi rời đi người chiến sĩ còn nhớ những kỉ niệm gắn bó thiết tha hay không? Hơn mười lăm năm gắn bó đấu tranh vì hòa bình dân tộc, người chiến sĩ Việt Bắc không chỉ gắn mình vào vận mệnh đất nước mà còn gắn bản thân với nhân dân. Chiến sĩ Việt Bắc được người dân hết lòng hết lòng tin tưởng, yêu mến, đùm bọc, che chở và thật hiếm quốc gia nào trên thế giới những người lính được nhân dân yêu mến lấy tên lạnh tụ trong họ "bộ đội Cụ Hồ". Chính vì những năm cùng nhau đấu tranh họ gắn bó với nhau như "cá gặp nước", vậy nên khi chia tay nỗi nhớ lại càng đong đầy hơn, họ ngọt ngào thủ thỉ, khéo léo hỏi người lính liệu sau này có nhớ họ hay không, còn với họ tình cảm với người lính họ vẫn mãi đậm sâu một chữ tình, dù có bao năm trôi qua hình ảnh người lính sẽ không bao giờ phai mờ trong mắt họ: "Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn" Đây chính là hình ảnh khéo léo của tác giả: Cây, núi, cội nguồn, đây không chỉ là hình ảnh thông thường mà nhắc tới cội nguồn cách mạng. Là lời nhắc nhở tinh tế của người ở lại với người ra đi, Việt Bắc là chiến khu cách mạng, kháng chiến, núi rừng nơi đây gắn bó với vận mệnh đất nước, là căn cứ địa cách mạng, vùng đất của những chiến công anh hùng. Câu thơ là lời nhắc nhở đầy ý vị rằng những người chiến sĩ dù ra đi cũng đừng quên cội nguồn, quên công cuộc kháng chiến nơi đây. Như Chế Lan Viên đã từng viết: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn" Đúng như vậy khi chia li mọi thứ càng trở nên rõ nét hơn trong mắt ta. Việt Bắc gần như đã thành một phần xương, máu trú ngụ trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng bởi mười lăm năm đâu phải là ngắn. Quang Dũng dù chỉ gắn bó với Tây Bắc gần một năm cũng đủ để ông nhớ đến chơi vơi, nao lòng: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi" Dù thời gian không dài nhưng cũng đủ để khắc ghi, trở thành kí ức không phai với Quang Dũng. Huống chi người chiến sĩ Việt Bắc đã gắn bó với người dân nơi đây. Tận mười lăm năm ròng rã cùng bao mặn, nồng, thiết tha. Thế nên khi chia xa Việt Bắc người lính đã khiến người đọc không khỏi xúc động bởi tình cảm chân thành của mình. "Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng lòng dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" Trước những băn khoăn cảu người ở lại, người ra đi như khẳng định lại rằng tình cảm với họ sẽ mãi không phai mờ. "Tiếng ai tha thiết" chẳng phải là tiếng của người chiến sĩ da diết nói lời chia tay hay phải chăng là lời nói vọng lại từ kí ức của họ. Trong mõi lần hành quân, chiến đấu lại mang vọng đâu đây tiếng nói tha thiết của người dân bản, nó như tiếp thêm cho họ vững tay súng. Thời khắc chia tay họ bâng khuâng trong lòng, bồn chồn trong dạ, cảm xúc vui buồn lẫn lộn thật khó tả, người chiến sĩ vui vì đất nước được độc lập nhưng cũng buồn biết bao khi phải chia tay người dân núi rừng Việt Bắc. Người ta nói chỉ có hai mươi tám ngày để tạo nên một thói quen, ở đây là mười lăm năm, Việt Bắc đã trở thành thói quen khó bỏ trong tâm trí những người chiến sĩ. Vì vậy họ chưa xa đã nhớ, lưu luyến bịn rịn mãi không thôi, họ nhớ Việt Bắc như nhớ người yêu: "Đêm qua mới gọi là đêm Ruột xót như muối, hoa mềm như dưa" Bằng bàn tay cầm bút đầy tài hoa Tố Hữu đã nói lên tiếng lòng của người chiến sĩ chân thật hơn bao giờ hết. Trong không khí của buổi chia tay đầy cảm xúc điều muốn nói thì rất nhiều nhưng chẳng biết nói từ đâu, họ nghẹn ngào không nói lên lời. Trong cuộc chia tay đó xuất hiện hình ảnh hết sức thân thuộc "áo chàm". Áo chàm là loại trang phục truyền thống của người dân vùng núi Việt Bắc, là biểu tượng mang tính dặc trưng của nơi đây. Bằng nghệ thuật hoán dụ Tố Hữu đã góp phần khắc sâu hơn trong lòng người lính hình ảnh người dân vùng núi với "áo chàm". Dù bao nhiêu năm qua đi những người từng gắn bó với họ bị nhòe đi trong kí óc nhưng hình ảnh áo chàm vẫn còn nguyên vẹn đó, giúp họ vẹn nguyên nỗi nhớ về chiến khu. Cuộc chia tay đầy bịn rịn, lưu luyến giữ kẻ đi, người ở. Nguyễn Đức Quyền từng nói về Việt Bắc: "Bài thơ Việt Bắc là kiệt tác cảu Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa về nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp, nhiều biện pháp tu từ.. đều được tác giả vận dụng khéo léo". Đúng như vậy Việt Bắc của Tố Hữu không chỉ là tác phẩm cách mạng chính trị đặc sắc mà còn thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc qua từng vần thơ. Chất dân tộc trong hồn thơ Tố Hữu còn thể hiện rõ qua cách sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc, thể thơ lục bát. Ngoài ra còn sử dụng cách đối đáp trữ tình. Việt Bắc là bản anh hùng ca, bản tình ca lãng mạn thời chiến. Bài thơ vừa khiến người đọc đắm trong men nhạc vừa vực họ dậy bằng ý thơ. Qua thám câu thơ đầu tác giả đã đặc tả nỗi nhớ, sự chia ly, day dứt cảu người đi, người ở. Cảm xúc chia tay bồi hồi đầy xao xuyến thể hiện rõ qua bản sắc dân tộc trong hồn thơ Tố Hữu. Tính dân tộc không chỉ thể hiện rõ ở ý thơ, cảm xúc ly biệt tình cảm son sắc giữa người lính cụ Hồ và người dân Việt Bắc còn thể hiện rõ qua thể thơ lục bát, lời đối đáp thâm tình thủ thỉ đầy ngọt ngào. - DUNGNHI_