Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi mà bản thân mình cảm thấy khá thú vị Khi nhắc đến cái tốt và cái xấu thì mình rất hay được nghe người ta bàn về ranh giới giữa hai mặt tính cách trái ngược này. Có người cho rằng ranh giới ấy mỏng manh như 1 tờ giấy, chỉ cần một cú thúc nhẹ là đã có thể sa chân vào phía bên kia. Có người lại cho rằng ranh giới ấy là cả một bức tường, cần rất nhiều biến cố mới có thể bước qua được. Vậy, theo các bạn, ranh giới thực sự giữa cái tốt và cái xấu là gì? Hãy nêu quan điểm của bạn ở phần bình luận bên dưới bài viết này và đừng quên "Donate" cho câu hỏi và gameshow 5 sao cũng như like nhé
Tui cũng không biết.. Giết người chắc chắn là xấu rồi Giết con bò thì không Nếu con khỉ tự giết lẫn nhau thì cũng không Người ta gọi đây là sự tự nhận thức, sự thức tỉnh, quyền tự nhiên của con người Đây là góc nhìn của thời đại này. Ở một thời đại khác, giết nô lệ chẳng hạn, không phải xấu Hay giết bò chẳng hạn, là phạm trọng tội Nói là tùy theo dòng chảy thời đại thì cũng không đúng, bởi vì người quyết định thời đại là con người. (nghĩa là nếu bản chất việc giết người là không đúng thì dù có ở thời phong kiến người ta cũng phải nhận thức được, và có những người đã nhận thức được thật, họ là những kẻ đã thay đổi thời đại đến dân chủ như hiện nay) Nói chung mỗi người sẽ có một tiêu chuẩn riêng, và giống như tính cách thì tiêu chuẩn này cũng phụ thuộc vào cả gen lẫn môi trường xung quanh. Nên là tùy bạn haha
Ranh giới giữa tốt và xấu thật ra nó mỏng manh lắm. Có những kẻ đạo tặc đi ăn cắp của người giàu chia cho kẻ nghèo, người đời gọi đó là cái tốt. Nhưng liệu rằng những người đó đã đi ăn trộm, ăn cắp thì có còn là người tốt nữa không? Điều đó còn phải dựa vào mục đích, nguyên nhân và yếu tố ngoại cảnh để đánh giá. Tốt và xấu, thiện và ác không thể đánh giá bằng mắt nhìn và vẻ ngoài được. Nếu cuộc sống là một tập hợp lớn, tình người là tập con của cuộc sống thì pháp luật lại nằm trong cả tình người. Có những việc nằm trong tình người, nhưng vi phạm pháp luật, khiến con người bị gắn mác là vô tình, lạnh nhạt. Cũng có những việc, tuy trông tốt đẹp thế đấy nhưng tất cả những điều họ làm cũng chỉ vì chuộc lợi bản thân mà thôi, thì đó mới là cái xấu xa bẩn thỉu nhất. Nhưng có những người tuy nhìn xấu xa, hành động đôi lúc có nhỏ nhen ích kỉ thậm chí keo kiệt quái gở nhưng ẩn bên trong lại là một con người tốt đẹp. Vậy nên để đánh giá được tốt hay xấu thì phải theo dõi một quá trình, dựa vào lời nói, tính cách, cách ứng xử của người đó để nhìn nhận, đừng quá phụ thuộc vào ấn tượng chủ quan ban đầu vì ta có thể dễ dàng bị nó đánh lừa làm cho phán đoán của ta trở nên sai lầm.
Ranh giới thực sự giữa cái tốt và cái xấu là sự đồng cảm trong các góc nhìn về thế giới của một con người. Người ta có thể gạt đi sự thật và biến mọi cái xấu thành cái tốt. Nếu không thích, người ta có thể coi việc đó là ngược lại. Giả sử: Bạn nhìn thấy một người đi đường cho một kẻ ăn xin một cái bánh. Hướng nhìn không đồng cảm: Bạn cho rằng người đó đã tạo cơ hội cho kẻ ăn mày đó có quyền được dựa dẫm vào người khác. Nó xấu! Hướng nhìn đồng cảm: Bạn cho rằng người đó là tia hy vọng sưởi ấm cho cuộc sống hèn mọn của kẻ ăn mày. Nó tốt! Ranh giới tốt và xấu có thể làm vũ khí tâm lý đáng gờm không? Có. Tại sao bạn không tự hỏi, một tên phản diện trong phim, cực kỳ ác độc, cực kỳ máu lạnh. Lại có fan hâm mộ, và được bắt chước thành một biểu tượng nhiều không khác những siêu anh hùng đích thực.
Thật ra thì theo cách nghĩ của tôi thì tốt và xấu là những việc không có khẳng định rõ ràng về chúng, chúng ta chỉ đang đặt ra ranh giới để có một xã hội phát triển hơn theo hướng chúng ta cho là tốt đẹp. Còn nữa cái tốt và xấu không chỉ tùy vào nhận định của chúng ta nó còn tùy vào cái nhận định xung quanh của mọi người, mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, một cách nhìn khác nhau về vấn đề nên họ cũng sẽ có cái nhìn khẳng định tốt xấu khác nhau. Chẳng hạn việc bạn ăn cướp để chia cho dân nghèo thì đúng nó là một việc tốt nhưng ăn cướp thì chính là ăn cướp và chỉ tốt khi người đánh giá là người ngoài cuộc nhìn vào thôi, đối với người nghèo bạn sẽ là ân nhân, còn đối với người bạn cướp bạn là một thành phần rác rưởi của xã hội. Xin lỗi có vẻ tôi hơi nặng lời và khi đọc cái câu trả lời này thì tôi như một đứa có cái tư tưởng kỳ quặc nhưng đó chính là ý kiến của tôi!
Nếu có thể dùng một thứ để ngăn cách ranh giới giữa tốt và xấu thì mình nghĩ đó là tờ giấy. Một phần là vì nó mỏng chăng? Chắc chắn là vậy rồi. Đối với mình, trong mỗi con người đều luôn phải tồn tại hai thứ là tốt - xấu và đôi khi nó không được thể hiện rành mạch ở bên ngoài, vì thế bằng mắt thường chúng ta chẳng bao giờ biết được ai là tốt và ai là xấu. Vậy thì nó tồn tại ở đâu? Câu trả lời chính là tiềm thức và suy nghĩ trong mỗi con người, đó là lý do tại sao chúng ta luôn không thấy được. Ví dụ đơn giản như một người với vẻ ngoài xinh đẹp sáng lạng, luôn giúp đỡ người khác nhưng người đó cũng có thể vì một chuyện gì đó gây bất lợi cho mình là dùng người khác để làm bia đỡ đạn cho mình. Hoặc là một người lúc nào cũng hung dữ với mọi người, lại hay đánh nhau chẳng hạn nhưng người đó cũng có thể vì thấy một đứa nhóc bị ức hiếp mà ra tay giải vây. Mình từng nghe một thầy bảo rằng: "Mọi suy nghĩ của chúng ta, rồi cũng sẽ đến một ngày chúng ta thực hiện đúng với cái suy đó." Vì thế ranh giới tốt và xấu nó mỏng manh, chỉ cần bạn nảy ra một ý nghĩ xấu, nó có hại và không hay thì đã là xấu rồi, không cần biết là tại sao bạn lại nghĩ như vậy hay lý do tại sao bạn lại nghĩ như thế. Có thể bạn đáng thương trong tình cảnh đó, bạn buộc phải làm thế và được nhiều người cảm thông. Nhưng sẽ chẳng luật nào mà vì bạn đáng thương mà tha cho bạn, vì xấu vẫn hoàn xấu mà tốt vẫn là hoàn tốt, ranh giới nó rất mỏng nhưng vẫn cần phải phân biệt một cách rõ ràng.
Cái này như chỗ sám hối quá hí hí. Bản thân tôi cũng vừa tốt vừa xấu. Đôi khi suy nghĩ của tôi phải nói là đáng được vinh danh thiên thần ấy! Luôn muốn những điều tốt lành cho người mình yêu mến. Nhưng nó chỉ xảy ra khi tâm trạng mình đang tốt, và chỉ tốt với người mình quý thôi. Cơ mà, khi mình đang nổi cáu, thì ai làm gì mình cũng thấy chướng mắt hết. Đặc biệt là ai làm chuyện xấu với mình thì coi như mình bộc lộ hết cái quái thú trong người mình ra hết. Đôi khi suy nghĩ trong đầu mình, chính mình cũng thấy mình ác ấy. Nên ranh giới đó thật tế không có ranhh giới gì đâu. Nó cứ đang xen ấy. Quan trọng là mình quản lý cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đôi khi người tốt thành người xấu nhanh lắm Người đang hiền lành vì 1 phút bốc đồng có thể trở thành tội phạm cơ mà.
Ranh giới giữa tốt và xấu sao? Cái ranh giới này thật mong manh, nhiều khi cái ranh giới này còn chả có xuất hiện giữa tốt và xấu. Thật khó mà biết phải không. Tốt có thể là xấu mà xấu cũng có thể là tốt, thật khó hình dung phải không. Tốt hay xấu nó đều tuỳ thuộc vào chính suy nghĩ bản thân mình và suy nghĩ của mỗi người đối với bạn thôi. Khi bạn thấy điều bạn làm là tốt nhưng có thể trong mắt những người khác thì nó lại là điều xấu và ngược lại. Tốt- xấu, nhiều khi hôm nay mình mình đi từ thiện tâm tính mình lương thiện, nhưng nếu phải trải qua một điều gì đó quá sức chịu đựng thì lúc đó mình cũng phải ác lên để bảo về chính bản thân mình. Vậy xấu đâu phải là không tốt, tốt đâu phải là tốt. Nên các bạn à, đối với mình hãy để tốt với xấu hòa lẫn vào nhau nhưng nó không hòa tan nhau để mình luôn có thể sống vui hơn trong cuộc sống khó khăn như hiện tại
À, cái sự ranh giới giữa tốt và xấu này nó thú vị lắm à nha. Cái quan trọng trước khi trả lời câu hỏi này, mình cần xác định, thế nào là tốt, thế nào là xấu. Ai quy định cái tốt cái xấu, và ai sẽ là người bị/được áp dụng cái quy chuẩn đó. Tớ nói ví dụ cho dễ hiểu xíu nhé. Ở Việt Nam, con gái mặc váy ngắn là chuyện hết sức bình thường (mình là con gái mà nhìn các bạn ấy diện mấy mẫu váy ngắn mình còn mê), nhưng ở Nhật, chuyện này khá là không bình thường, người ta sẽ nghĩ không tốt về bạn (đặc biệt là đối với người ở các thành phố nhỏ). Nhưng trên thực tế, làm gì có chuyện mặc váy dài thì là con gái tốt, mặc váy ngắn thì là con gái xấu đâu. Ai quy định cái điều đó? Thực ra là chả ai quy định cả, nhưng cộng đồng tự mặc định là vậy thôi. Vậy thì, kết luận lại là, sự phân biệt giữa tốt và xấu, nó phụ thuộc vào quy tắc và chuẩn mực của xã hội mà bạn đang sống. Đôi khi, rất dễ dàng để phân biệt tốt xấu, thông qua pháp luật. Bạn làm đúng luật, bạn là người tốt. Bạn làm trái luật, bạn là người xấu. Ai cũng biết điều đó. Lúc này, pháp luật là ranh giới. Nhưng đôi khi, thật khó để phân biệt tốt xấu, mọi sự việc xảy ra trên đời đều phụ thuộc vào quyết định của bạn, và cái quyết định đó được xây dựng dựa trên những điều bạn biết về thế giới này. Mà những điều bạn biết về thế giới, lại được tạo nên thông qua cái môi trường mà bạn sống, tức là được tạo dựng thông qua những chuẩn mực xã hội mà bạn sống. Vì vậy, đôi khi cái bạn cho là tốt, chưa hẳn đã là tốt, cái bạn nghĩ là xấu, vị tất đã là xấu. Bạn chỉ có thể quyết định và hành động dựa trên những chuẩn mực xã hội, sự cho phép hoặc cấm đoán của pháp luật. Bản thân cái định nghĩa tốt xấu đã khó để phân biệt, thì bạn nghĩ sao về việc tìm ra ranh giới giữa tụi nó?