Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 - Bắc Ninh - 2021 2022

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ánh Phượng Thiên, 1 Tháng tư 2022.

  1. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 TỈNH BẮC NINH

    MÔN NGỮ VĂN


    NĂM HỌC: 2021-2022

    I. ĐỌC HIỂU (4, 0 điểm)

    Đọc đoạn trích và thực hiện những yêu cầu sau:


    Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.

    Người giỏi dùng binh (1) là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu (2) đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

    Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu rằng: "Bụng dạ kė khác ta lường đoán được", nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu (3) chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?


    (Trích Thư dụ Vương Thông lần nữa, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10 Nâng cao, NXB Giáo dục, tr. 17)

    Chú thích:

    (1) Dùng binh: Sử dụng quân đội vào việc đánh dẹp.

    (2) Thất phu: Người đàn ông tầm thường.

    (3) Đại trượng phu: Người đàn ông có khí phách.


    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Theo tác giả, người giỏi dùng binh là người như thế nào?

    Câu 3. Chỉ ra các từ ngữ tương phản, đối lập được sử dụng trong câu: Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng trở bàn tay.

    Câu 4. Tác giả chỉ ra những bất lợi nào trong tình hình thực tế của quân Minh?

    Câu 5. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu: Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?

    Câu 6. Hãy nhận xét về thái độ của tác giả đối với giặc Minh.


    II. LÀM VĂN (6, 0 điểm)

    Anh/Chị hãy thuyết minh tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục ) của Nguyễn Dữ.


    ____________

    ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận


    Câu 2: Theo tác giả người giỏi dùng binh là người: hiểu biết thời thế.

    Câu 3: Các từ ngữ tương phản, đối lập: mất - còn, nhỏ - lớn, mạnh - yếu, yên - nguy

    Câu 4: Những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh:

    - Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời (chính sự hà khắc).

    - Phía bắc có giặc Thiên Nguyên.

    - Phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được (trong nước có nội loạn).

    Câu 5: - Tác dụng câu hỏi tu từ:

    + Nhấn mạnh nguyên nhân thất bại của giặc với mục đích hạ uy thế của bọn chúng.

    + Làm cho lời văn tăng tính biểu cảm.

    Câu 6: Thái độ của tác giả đối với giặc Minh:

    - Coi thường, chế giễu sự dốt nát của chúng, quân dối trá sao đủ để nói việc dùng binh được.

    - Sỉ nhục giặc Minh chỉ biết ỷ lại, dựa dẫm không phải đại trượng phu để làm cho chúng hổ thẹn, để hạ uy thế của chúng.

    II. LÀM VĂN


    Thuyết minh tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

    "Truyền kì mạn lục" là tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, thể hiện được từ tưởng của Nguyễn Dữ về các vấn đề nhân sinh. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một tác phẩm trong tập 'thiên cổ kì bút' này. Tác phẩm ca ngợi phẩm chất chính nghĩa khẳng khái dám đứng lên chống lại các ác của Ngô Tử Văn- một trí thức Việt.

    Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn- một con người với tính tình khảng khái, cương trực, can đảm, mạnh mẽ, quyết liệt chống lại cái ác là hình ảnh tiêu biểu cho người trí thức Việt Nam trong xã hội xưa. Hành động đốt đền tà: Tức giận trước việc tác oai tác quái của tên hung thần Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn đã quyết định đốt đền với một thái độ dứt khoát, cẩn trọng, không phải hành động bộc phát. Hành động ấy của Ngô Tử Văn cho thấy chàng là người cương trực, yêu chính nghĩa, không chấp nhận gian tà, điều ngang trái, vô lí tồn tại trong xã hội, nhất là hại đến dân lành. Hành động này thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc. Cuộc gặp gỡ với hồn ma tên tướng giặc và Thổ thần: Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với hồn ma tên tướng giặc giả dạng cư sĩ, thái độ của chàng tự tin vào việc làm chính nghĩa. Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của Thổ công. Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti: Chàng đã bị dẫn xuống âm ti để gặp Diêm Vương, với sự khảng khái, cương trực của mình, không một chút lo lắng, sợ hãi, bằng những lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào, chàng đã vạch rõ tội trạng của tên tướng giặc, phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt và từng bước giành phần chiến thắng về mình. Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên- chức quan thực hiện công lí.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    chiqudoll, Admin, datcompa11 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...