Hiệu ứng Zeigarnik giúp nâng cao năng suất làm việc

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Tuithichmuitramhuong, 15 Tháng mười 2021.

  1. Tuithichmuitramhuong

    Bài viết:
    65
    Trong học tập và làm việc, đối mặt với những áp lực và vì thế sẽ luôn có một cám dỗ níu chân chúng ta khỏi đống công việc đã được sắp xếp mà ta phải thực hiện. Còn nữa, vì trí nhớ của bạn còn đôi lúc bỏ lỡ những điều ấy và cuối cùng, công việc bị lỡ và chẳng bao giờ được hoàn thành. Vậy làm thế nào để tránh khỏi việc mất đi sự tập trung dành cho học tập và hoàn thành kế hoạch? Hãy cùng tìm hiểu hiệu ứng Zeigarnik.

    1/ KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC

    Khi bạn đã xác định kế hoạch để làm việc gì đó nhưng lại chưa kịp hoàn thành công việc, những suy nghĩ về công việc đang dở sẽ tiếp tục xuất hiện ngay cả khi bạn đang làm những thứ khác. Cảm giác nôn nao này chính là hiệu ứng Zeigarnik. Trí nhớ của chúng ta sẽ quên đi nhanh chóng những nhiệm vụ đã hoàn thành. Tuy nhiên, chúng được lập trình để liên tục làm gián đoạn chúng ta bằng những lời nhắc nhở về nhiệm vụ chưa hoàn thành. Những cuộc xâm nhập này tạo thành hiệu ứng Zeigarnik

    Hiệu ứng cũng được đặt tên theo người khám phá ra nó, nhà tâm lí học người Nga. Bà Bluma Zeigarnik.

    Khi ngồi trong một nhà hàng đông khách, bà để ý thấy rằng những người phục vụ nhớ những đơn hàng chưa trả tiền tốt hơn. Khi hóa đơn đã được thanh toán, người phục vụ lại không nhớ rõ các chi tiết chính xác của đơn đặt hàng.

    Zeigarnik quay trở lại phòng thí nghiệm để kiểm tra một lý thuyết về điều gì đã xảy ra. Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 nhiệm vụ nhỏ đơn giản trong phòng thí nghiệm, như giải câu đố (Zeigarnik, 1927). Không tính đến một số thời gian họ bị gián đoạn trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Sau đó, bà hỏi họ những nhiệm vụ nào họ nhớ làm. Mọi người đã nhớ những nhiệm vụ họ bị gián đoạn gấp 2 lần những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.

    2/ CÁCH HOẠT ĐỘNG

    Bạn lập ra kế hoạch và hãy nghĩ tới hậu quả khi nó không được hoàn thành. Việc lo lắng sẽ thôi thúc bạn buộc phải làm xong các công việc và đó là cách hiệu ứng Zeigarnik hoạt động. Hơn nữa, đừng bắt đầu với cái khó nhất, hãy thử điều gì đó dễ dàng trước tiên. Nếu bạn có thể bắt đầu với bất kỳ phần nào của một dự án thì sau đó những phần còn lại sẽ có xu hướng đi theo sau. Một khi bạn đã thực hiện sự khởi đầu, dù là không quan trọng, thì sẽ có điều gì đó khiến bạn làm đến cùng.

    3/ TÁC DỤNG VÀ LÍ GIẢI VÌ SAO CÓ TÁC DỤNG ĐÓ

    Tác dụng: Hiệu ứng Zeigarnik và hiệu ứng này có tác dụng thôi thúc bạn quay trở lại hoàn thành công việc đang dang dở. Cảm giác căng thẳng chỉ biến mất khi bạn đã hoàn thành việc của mình. Hiệu ứng giúp chúng ta tăng khả năng ghi nhớ và giúp bạn không bỏ lỡ những công việc quan trọng. Nó giúp bạn cải thiện trí nhớ và tăng năng suất công việc.

    Khi chúng ta bị áp lực về 1 kế hoạch đặt ra và phải làm cho xong thì ta sẽ luôn lo nghĩ về nó. Trí nhớ của con người có 3 loại gồm dạng tạm thời, dài hạn và ngắn hạn. Việc áp lực và suy nghĩ nhiều khiến lượng thông tin về công việc nạp vào não nhiều lần. Điều đó làm cho não bạn liên tục ghi nhớ điều bạn phải làm từ đó bạn sẽ không thể quên nó cho đến khi mà bạn xong công việc. Và bởi, sự lo lắng về công việc chưa hoàn thành thôi thúc bạn nên bạn sẽ có động lực để hoàn thành hơn mức bình thường. Trên đây là những lí giải vì sao có tác dụng của hiệu ứng Zeigarnik.

    4/ ỨNG DỤNG

    - Trong học tập, làm việc: Lo nghĩ khiến bạn phải hoàn thành bài tập, deadline trước hạn.

    - Trong đời sống: Khi làm phim, nhà sản xuất thường cho đến đoạn gay cấn nhất nhằm kích thích người xem muốn biết kết cục, gây ra sự bứt rứt khó chịu nhằm tăng tỉ suất người xem.


    MILKTEA
     
    Vô Ky Cơ Tiện thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...