7 Hiệu ứng tâm lý kinh điển có thể bạn đã trải qua

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Travis Ngô, 8 Tháng mười một 2022.

  1. Travis Ngô

    Bài viết:
    41
    1. HIỆU ỨNG BÁNH ĐÀ

    Sau kì nghỉ, bạn quay lại làm việc nhưng luôn cảm thấy khác thường và khó khăn? Đối diện với công việc lại luôn không có tinh thần làm việc, hiệu quả đi xuống, thậm chí còn hay suy nghĩ và thần kinh suy nhược.

    Có người nói, đây là biểu hiện của câu "Vạn sự khởi đầu nan", lý luận của hiệu ứng Flywheel đang giúp ta nhìn thấy được điểm này. Vì để cho bánh đà không ngừng chuyển động, ngay từ khi bắt đầu chúng ta phải dùng rất nhiều sức lực, một vòng rồi một vòng và lặp lại. Khi đạt đến một cảnh giới nào đó thì trọng lực và động lượng sẽ tạo thành một phần của lực đẩy. Lúc này, bạn không cần phải tốn thêm sức lực nào nữa, bánh đà sẽ giữ nguyên trạng thái tăng tốc và không ngừng chuyển động. Lúc bánh đà bắt đầu chuyển động cần phải có năng lượng, thực ra nó là sự khai thác và tích lũy sự đau đớn của mỗi lần di chuyển, giúp hình thành mắt xích của bản thân và giữ tinh thần chuẩn bị. Một khi mắt xích đã đủ chống đỡ được cho nhau vậy thì động tác của nó sẽ ngày càng dễ dàng.

    Giống như nhà khoa học Benjamin Franklin từng nói: "Nếu có việc gì cần ngày mai làm thì tốt nhất thực hiện luôn ngay bây giờ."

    Khi viết văn, phần khó nhất là phần mở bài; khi xây nhà, phần khó nhất là đổ nền, chuẩn bị đối mặt với thử thách mới thì phải vượt qua được vấn đề tâm lý, còn lại thì nắm lấy mấu chốt để giải quyết.

    Có người không tin liền nói: "Nếu phần đầu làm đã khó thì phần sau hay phần cuối đều khó thôi". Nhưng nếu như ngay từ khi bắt đầu không nỗ lực thì đến cơ hội nhìn phần sau cũng không có.

    Tin tưởng hiệu ứng Flywheel không phải là một lần vất vả, suốt đời nhàn hạ mà là ngay tại thời điểm bắt đầu, bản thân khi đấu tranh với tâm lý mà bỏ cuộc giữa chừng, thì nó sẽ ngăn cản bước tiến của bạn.

    2. HIỆU ỨNG CÂY NẤM

    Bước ra khỏi "vòng tròn thoải mái" của bản thân là rất khó. Có rất nhiều người trẻ khi mới bắt đầu công việc luôn cảm thấy bản thân không được coi trọng, đi chạy việc vặt, pha trà rót nước, còn phải chịu trách mắng, phê bình thậm chí còn thay người khác chịu trận hoặc là bị coi như vô hình, để cho bản thân tự sinh tự diệt. Hướng dẫn và dẫn dắt dường như không bao giờ đến lượt bản thân.

    Loại cảm giác thất vọng và bị cự tuyệt này giống như cây nấm bị ném vào trong một góc tối vậy. Mà Định luật Mushroom cũng nêu ra rằng: Quá trình sinh trưởng của nấm nhất định phải trải qua tiến trình như vậy, quá trình con người nhất định cũng như vậy. Cảm giác vô vọng vào tương lai sẽ kéo dài trong thời kỳ sinh trưởng của nấm cho đến khi đủ cao và khỏe mạnh mới được người khác chú ý.

    Chỉ có thể dùng sự cố gắng thực tế của bản thân từng giây một đâm chồi mới có thể đổi lấy tương lai vô lo vô nghĩ.

    Sự giậm chân tại chỗ và nỗi lo lắng của bản thân sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của "nấm". Rồi đến một ngày, bởi vì sự thường nhật lười biếng của bản thân mà bỏ lỡ cơ hội này đến cơ hội khác, không có cách nào vãn hồi được nữa.

    3. HIỆU ỨNG LỒNG CHIM

    Năm 1907, nhà tâm lý học James nghỉ hưu ở đại học Harvard, đồng thời còn có bạn của ông – nhà vật lý học Carlson. Hai nhà bác học đã có một cuộc tranh luận về ván đặt cược thú vị.

    James nói: "Tôi có một cách, chắc chắn không lâu nữa sẽ làm ông mua một con chim về nuôi."

    Carlson không tin: "Không thể nào, tôi xưa nay chưa bao giờ muốn nuôi chim."

    Vì vậy mà James tặng cho Carlson một cái lồng chim xinh đẹp. Từ ngày hôm đó, những vị khách đến chơi nhà Carlson sau khi nhìn thấy chiếc lồng chim trống không đều hỏi han "Con chim của ông đi đâu rồi?"

    Carlson mỗi lần đều giải thích chỉ để giúp khách đến đây không thấy mệt mỏi nữa, lâu ngày, Carlson chịu không nổi nữa liền mua một con chim về.

    Ông ấy bị "hiệu ứng lồng chim" của James khống chế hoàn toàn, ý thức của bản thân không giữ được, kết quả bị người khác điều khiển.

    Bởi vì được tặng một cái lồng chim mà nuôi một con chim, đó chính là hiệu ứng lồng chim.

    Trong cuộc sống của chúng ta, cũng có những tình huống chúng ta vô tình bị các vật thể khác khống chế, đấy cũng là biểu hiện của "hiệu ứng lồng chim".

    Mọi người thường hay nói bản thân "lỡ tay" mà không ngừng mua những vật dụng không cần thiết. Vì để mua quần áo mà tốn không biết bao tiền của và sức lực, vì để tương xứng mà làm phức tạp mọi việc.

    Ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý này đối với cuộc sống có tính hai mặt, mấu chốt là sử dụng chúng ra sao. Một vị tâm lý học từng nói: Người ta thường muốn đọc những cuốn sách đã được mở ra trước hơn là những quyển sách đóng chặt. Như vậy cho thấy, chúng ta nhìn những trang sách đã được mở ra càng muốn cầm chúng lên để đọc, như vậy sẽ dễ dàng nuôi dưỡng thói quen đọc sách hơn.

    Đừng bó buộc hiệu ứng tâm lý này vào cuộc sống của bạn, giảm thiểu những việc không cần thiết, tăng cường những việc có ích, như vậy mới tận dụng được "hiệu ứng lồng chim" thật sự.

    4. HIỆU ỨNG "KẾT CỤC CỦA NGỰA HOANG"

    Kiểm soát cảm xúc chính là nắm bắt được sự khởi đầu của nhân sinh. Người biết điều khiển cảm xúc của bản thân đã đi trước một bước lớn so với những người dễ mất kiểm soát cảm xúc rồi.

    Trên thảo nguyên ở Châu Phi, có một loài dơi hút máu, chúng thường hay nhắm vào chân ngựa hoang mà hút máu. Chúng giống như con muỗi vo ve không ngừng bên tai của loài báo vậy, chúng sẽ âm thầm bỏ đi sau khi hút máu no nê, mà có không ít con ngựa hoang bởi vì chuyện này mà bị hành hạ đến chết. Các nhà động vật học có nói, lượng máu mà loài dơi hút vô cùng ít, không thể dẫn đến tử vong được, mà chân tướng cái chết của đám ngựa hoang này là do nổi xung thiên lên và chạy lồng lộn đi. Phản ứng kịch liệt của loài này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết, mà loài dơi hút máu chỉ là một loại thử thách vượt ngoài tầm kiểm soát mà thôi.

    Chỉ bởi vì một việc nhỏ nhặt mà gào thét chửi bới như sấm động, nổi cơn tam bành, người như vậy khó thành nghiệp lớn, cũng khó làm nên đại sự.

    Mọi người thường lấy sai lầm của người khác mà tự trừng phạt bản thân, dẫn đến kết cục tự làm tổn thương bản thân giống như đàn ngựa hoang.

    Nếu như không học được cách kiểm soát cảm xúc bản thân, vậy thì nhân sinh khó mà nắm bắt trong tầm tay được.

    Khi phát hiện mọi chuyện đều không như ý, trước tiên nên xem xét lại bản thân có đúng là đang sa vào sự bế tắc của cảm xúc.

    Bình tĩnh lại nào, mọi chuyện rồi cũng ổn thôi.

    5. HIỆU ỨNG VEBLEN

    Trong cuộc sống, tuy rằng thông thường những hàng hóa càng đắt thì người mua càng ít nhưng nhà kinh tế học của Mỹ Thorstein Veblen từng đề xuất: Giá cả hàng hóa càng cao thì doanh thu càng lớn.

    Khi giá cả của một hàng hóa giảm đi thì một số người tiêu dùng cho rằng hàng hóa giảm chất lượng và không mua nó nữa. Họ sẽ chọn những món đồ mới, ít người có thể có để giới thiệu, khoe với bạn bè và thể hiện vị trí của mình.

    Cùng với sự phát triển của kinh tế và sự tiến bộ của quan niệm chi tiêu, chúng ta càng dễ chi nhiều tiền, thanh toán chi phí phục vụ tốt hơn, và hưởng thụ chúng.

    Thực ra, lập luận này ở trên thương trường có thể nhìn ra được. Nếu như muốn có được "giá tốt", thì phải suy nghĩ xem làm sao có thể khiến cho bản thân càng có "giá trị", đặt ở địa điểm phù hợp thì sẽ được giá cao. Mà giá trị của bản thân, có lúc không phải do vật chất bên ngoài ban tặng, đề cao bản chất thật của bản thân, dựa vào việc tu dưỡng bên trong mà có được.

    Trong công việc thường ngày, nâng cao tu dưỡng mới có được sự căn bản bền vững, như vậy mới có thể đề cao sự tồn tại của bản thân, từ đó biến thành "vật quý hiếm" được.

    6. HIỆU ỨNG GIÓ NAM

    Nhà văn người Pháp Jean de La Fontaine đã viết một câu chuyện ngụ ngôn như này: Gió Bắc và gió Nam thi xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Gió bắc thổi những luồng gió lạnh đến thấu xương, kết quả người đi đường vì để chống cự sự lạnh buốt mà càng quấn chặt chiếc áo. Ngược lại gió Nam lại thổi rất dịu nhẹ, khiến cho mọi người cảm thấy thật ấm áp mà cởi những chiếc áo gió ra. Vì vậy mới có "hiệu ứng Gió Nam" nổi tiếng, chính là để nói ra rằng quan hệ giữa người với người, một khi đã dùng sai phương pháp thì không những không có hiệu quả, ngược lại sẽ phản tác dụng.

    Chúng ta đều rất rõ nguyên tắc xã giao "phân biệt đối xử" (đối tượng khác nhau thì đối đãi cũng khác nhau). Thực ra không chỉ trong mối quan hệ con người mà trong công việc cũng như vậy.

    "Sự đời thấu hiểu chuyện học vấn, tình người luyện thành áng văn chương".

    Người thông minh nhất định phải có được "tính đàn hồi", sống tình cảm và linh hoạt hiệu quả hơn là cực đoan và rập khuôn. Có thể do đó người khác vượt trội hơn bản thân, đấy là phép tắc cư xử thông minh. Bởi vì tốn rất nhiều sức lực vào những việc tranh đấu đến sứt đầu mẻ chán, tất yếu sẽ khiến cho công việc không được thuận lợi và sự nghiệp phát triển trì trệ.

    Nhưng mà nếu như biết cách hành xử linh hoạt với đối thủ thương trường của bản thân, đôi bên cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau, phương pháp tiếp cận một khi thay đổi, hiệu quả sẽ thấy rõ.

    7. HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN

    Tại sao luôn cảm thấy bản thân năm vừa rồi đều đã rất nỗ lực mà vẫn không có tiến bộ gì cả?

    Nhà tâm lý học người Pháp Jean Fabre đã làm một thí nghiệm: Giữ đầu và đuôi của đàn sâu đóm gặp nhau và vây tròn xung quanh chậu hoa, ở một nơi không xa thả một ít lá cây tùng làm thức ăn cho nó. Sau đó, con sâu đó hết ngày dài lại thâu đêm chạy quanh chậu hoa đó, cũng không bởi vì đói mà chạy sang hướng thức ăn, cuối cùng sức lực kiệt quệ mà chết.

    Có rất nhiều người luôn lấy câu "Làm được bao nhiêu rồi" để nhận xét chất lượng công việc mà không xem xét kết quả. Họ nhắm mắt làm ngơ mà đi theo lộ trình định sẵn mà chưa từng nghĩ lại theo phương hướng "trọng sinh" (sống lại, nghĩ lại từ đầu). Đây gọi là "Vùi đầu kéo xe", cùng đuổi theo tiến trình nhưng phương hướng lại không rõ ràng. Cuối cùng có một ngày dùng hết sức lực mới phát hiện những việc đã làm đều vô ích mà cảm giác mãn nguyện đều đến từ bản thân. Trước khi tiếp xúc một công việc mới, mỗi người đều tự tìm cho mình bước đột phá, nếu như cảm thấy công việc đình trệ, đừng có tiếp tục miệt mài làm khổ gì cho cam, mà thử ngẩng đầu lên, xem xem cảnh vật và tầm nhìn xung quanh càng rộng lớn hơn đúng không.

    Nhà tâm lý học Alfred từng nói: "Mọi phiền não và đau khổ của chúng ta đều không phải do sự vật và bản chất mà là do chúng ta bổ sung thêm những quan niệm vào sự vật đó."
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...