Các ý phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng p1 - Tiểu Thiên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi TiểuThiênTH, 15 Tháng mười 2021.

  1. TiểuThiênTH

    Bài viết:
    24
    I. Bố cục: Chia làm 4 phần:

    + P1: Sông Mã.. nếp xôi: Hình ảnh người lính Tây Tiến nổi bật trên nền núi rừng Tây Bắc hùng vĩ

    + P2: Doanh trại.. đong đưa: Những kỉ niệm của người chiến sĩ

    + P3: Tây Tiến.. độc hành: Tình cảm của nhà thơ hướng tới những người lính Tây Tiến

    + P4: Còn lại: Nỗi nhớ Tây Tiến

    II. Phân tích cụ thể.

    1. Hình ảnh người lính Tây Tiến nổi bật trên nền núi rừng Tây Bắc hùng vĩ

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khai sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

    Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

    - Câu thơ đầu tiên:

    + Trong câu thơ đầu tiên, sông Mã cùng Tây Tiến được nhắc đến, và đây cũng là đối tượng chủ đạo của bài thơ => sự gắn bó ruột thịt, keo sơn của tác giả với Tây Tiến. Mặt khác, dấu chấm than ở cuối câu thơ là sự cảm thán bật lên nỗi nhớ da diết, bao trùm từ đầu tiên, nhằm nhấn mạnh tình cảm của tác giả.

    - Câu thơ thứ hai:

    +) Điệp từ nhớ: Nhấn mạnh

    +) Từ láy chơi vơi: Nghĩa đen: Trơi trọi giữa khoảng không rộng lớn, cảm thấy cô đơn, không nơi nương tựa.

    Nghĩa bóng: Nỗi nhớ của tác giả trải dài trong những năm kháng chiến, không nhớ bất kì thời gian cụ thể nào.

    => Hai câu thơ đầu, một câu thơ cảm thán, một câu thơ điệp từ, sử dụng từ láy nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, nhớ từ tận trong tim, khắc tạc vào tâm khảm những năm kháng chiến.

    - Câu thứ ba+ thứ tư:

    + Địa danh được nhắc đến: Sài Khao, Mường Lát => hỗ trợ cho từ "chơi vơi" => sự trải dài của nỗi nhớ, nhớ từng nơi hành quân, đóng quân của Tây Tiến.

    + sương lấp đoàn quân mỏi: Sương là một hình ảnh đẹp, song song đó là sự tượng trưng cho khó khăn, vất vả: Một nắng hai sương.

    Chính sự khó khăn, vất vả đó, khiến "đoàn quân mỏi" => người đã thấm mệt, đã mỏi, nhưng tinh thần không mỏi

    => Hình ảnh người lính Tây Tiến kiên cường vượt khổ.

    - Câu thứ năm + 6+ 7+ 8:

    "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

    "Thật không ngoa để ca ngợi những nét đẹp nhất của ngòi bút Tây Tiến đều tập trung vào hai câu thơ này"

    +) Nghệ thuật: Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm => gợi sự quanh co, chênh vênh, sâu thẳm của đường lên Tây Bắc

    Heo hút: Rợn ngợp giữa không gian mênh mông. Vắng vẻ.

    + Súng ngửi trời: Hình ảnh hoán dụ

    +) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm: Hai lần nhắc lại sự vật, kết hợp hai từ láy liên tiếp, mở ra một con đường hiểm trở, sâu không nhìn thấy điểm cuối.

    ? Tại sao tác giả miêu tả độ cao mà không dùng từ "chót vót" thay "thăm thẳm"

    - Chót vót chỉ độ cao, nhưng có thấy đỉnh, độ cao chót vót chưa hẳn là một độ cao vững chãi. Nhưng từ thăm thẳm- nhìn hoài.. nhìn mãi không thấy điểm cuối cùng, nếu cao ta có thể sợ sụp xuống, nhưng thăm thẳm vô cùng vững chãi, kiên cố=> sự gan dạ, gai góc, lì lợm của người lính Tây Tiến

    + Hình ảnh nhân hóa: Súng ngửi trời => Hình ảnh đẹp, tinh nghịch, dễ thương, nhưng cũng nhằm khắc họa sự hiểm trở của đèo dốc: Khi người lính leo qua đèo phải cẩm súng, mũi súng hướng về phía trước, con đèo dốc tới mức cảm tưởng như chỉ cần hướng ra như vậy mũi súng đã chạm trời.

    + Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống: Điệp từ "ngàn thước" đã mở ra 1 không gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ, giăng mắc.

    + Bên cạnh đó, câu thơ thứ tám, cũng là một câu thơ đậm chất trữ tình, như làm dịu đi nét khắc nghiệt, hoang sơ, dữ dội của những câu trước đó: Mưa xa khơi. Hình ảnh "xa" dường như cũng tượng trưng cho những ngày tháng hành quân của tác giả đã cách xa, thứ còn lại chỉ là nỗi nhớ.

    - Câu thơ thứ 9+10

    "Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

    "Nếu như nói câu thơ 5+6 là một câu thơ đẹp với hình ảnh núi rừng, người lính thì câu thơ 9+10 lại là một câu thơ của trái tim từng khổ, từng yêu, từng thương, từng đắm trong hai chữ" người lính "

    +Âm điệu: Hàng loạt dấu ngã thể hiện sự nặng trĩu của nỗi lòng, âm điệu sầu thương, ảo não trong câu thơ.

    +" Anh bạn ": Nếu như các nhà thơ khác gọi người trong đội là" đồng chí "thì Quang Dũng lại gọi anh bạn: Những từ ngữ rất thân quen, giản dị, dù cho ở trong quân, hay đến lúc độc lập, cách xa nhau thì vẫn luôn gắn kết với nhau như anh em, bè bạn.

    + Từ láy:" Dãi dầu ": Gói ghém tất cả sự chịu đựng, trải qua rất nhiều vất vả, gian truân.

    +" Gục ": Hành động ngã xuống.

    ? Tại sao tác giả không dùng từ" nằm "thay cho" gục "

    - Từ nằm là một hành động chủ động, diễn tả tư thế tự nhiên, thoải mái. Còn gục, xuất phát bị động, chỉ khi người lính Tây Tiến đã kiệt sức, đã quá mệt mỏi mới chịu buông xuôi. Nhưng.. chưa buông xuôi hoàn toàn, thứ anh gục lên.. là súng mũ, là thứ gắn liền với người lính trong những trận chiến => sự hi sinh

    => Hình ảnh oanh liệt, bi tráng của người lính Tây Tiến, mặc dù hi sinh, nhưng hi sinh một cách hào hùng.

    - Bốn câu thơ cuối:

    + Chiều chiều, đêm đêm: Hành động thường xuyên xảy ra, lặp lại theo một vòng tuần hoàn.

    + Động từ mạnh: Gầm thét, trêu người.

    => Vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội của núi rừng Việt Bắc.

    + Hai câu thơ cuối là nỗi nhớ dịu dàng, thơ mộng, trữ tình, giống với cuộc đời người lính Tây Tiến: Gian khổ nhưng đầy chất thơ,

    Tiểu kết: Quả thực" Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa ", khổ thơ đầu tiên của Tây Tiến không chỉ có núi rừng thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội hay hình ảnh người lính kiên cường, bất khuất mà còn là một khúc ca của núi rừng, khúc ca người lính hào hùng, bi tráng.

    2. Những kỉ niệm của người chiến sĩ

    " Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

    Kìa em xiêm áo tự bao giờ

    Khèn lên man điệu nàng e ấp

    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa "

    - Tây Tiến trong khổ thơ thứ hai hiện lên đầy dịu dàng, mĩ lệ.

    - Bốn câu thơ đầu:

    + Bừng: Động từ mạnh => ngọn lửa lớn, rực rỡ

    + Không khí của bữa tiệc: Bừng lên, hội đuốc hoa, khèn lên, man điệu, e ấp.

    + Con người trong đêm liên hoan: Kìa em xiêm áo tự bao giờ/ Khèn lên man điệu nàng e ấp

    + Đứng trước vẻ đẹp đó, những người lính Tây Tiến càng thêm chất lãng mạn, trữ tình: Hồn thơ

    => Sự gắn bó thủy chung, keo sơn, tình nghĩa quân- dân

    - Bốn câu thơ còn lại:

    + Khung cảnh thiên nhiên: Mờ mờ, ảo ảo, hữu tình, hữu vị. Chiều sương mông lung, đẹp đẽ không còn là" sương lấp đoàn quân mỏi "

    + Giữa miền sông nước hoa sơ, hiện lên hình ảnh" hồn lau "=> hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn chất phác, thật thà, mộc mạc của những con người nơi đây.

    +" dáng người trên độc mộc ": Dáng người đó là của ai? Phải chăng là của một thiếu nữ đầy mềm mại, uyển chuyển giữa dòng nước lũ!

    +" Có nhớ "như một câu hỏi tự hỏi lòng mình với sự bâng khuâng, xao xuyến.

    +" Hoa đong đưa ": Hoa rơi là hữu ý, nước chảy vô tình. Giữa dòng nước lũ hiện lên những cánh hoa đang đong đưa như tượng trưng cho người con gái xinh đẹp đang vật lộn trong những vất vả, khó khăn của thời chiến.

    => Câu thơ dịu dàng, lãng mạn, như một tình yêu đầy thi vị, hứa hẹn nhưng cũng dang dở, tiếc nuối của người lính.

    Tiểu kết: Khổ thơ thứ hai là khổ thơ" tình". Tình quân dân, tình yêu, thầm thương, thầm nhớ một người con gái nào đó. Nhưng mọi thứ đều là kỉ niệm, đều là những kí ức đẹp đáng nhớ một đời trong tâm hồn người lính Tây Tiến.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Táo ula thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...