Chinh phục Sinh học bằng Mindmap - Sinh học 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ánh Phượng Thiên, 11 Tháng chín 2021.

  1. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ

    [​IMG]

    * Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng:

    A, Hấp thụ nước: Cơ chế thụ động. Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác) tới nơi có dịch bào ưu trường (thế nước thấp)

    B, Hấp thụ ion khoáng

    +, Cơ chế thụ động: Đi từ đất (nơi có nống độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion thấp)

    +, Cơ chế chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, tiêu tốn năng lượng.

    * Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất và mạch gỗ theo hai con đường:

    +, Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nước từ đất => màng tế bào lông hút => màng tế bào lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => mạch gỗ

    +, Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Nước từ đất => màng tế bào lông hút => gian bào, thành tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì => mạch gỗ

    *Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.

    +, Áp suất thẩm thấu của dịch đất: Nếu áp suất thẩm thấu của dịch đất cao hơn áp suất thẩm thấu của dịch tế bào => Lông hút không hấp thụ được nước và ion khoáng.

    +, pH của đất: Quá axit hoặc quá kiềm tế bào lông hút chế => ảnh hưởng đến quá trình hút nước và khoáng.

    +, Độ thoáng của đất: Đất thiếu oxi ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ cây, ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của rễ.

    +, Nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm, phân tử chuyển động càng yếu, khả năng tạo gel tăng, sức cản của chất nguyên sinh tăng, rễ giảm hút nước.

    Một số câu hỏi liên quan đến bài học:

    *Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?

    Môi trường nước ít khí oxi, khi cây ngập trong nước sẽ bị thiếu oxi, cây chuyển sang hô hấp kị khí, tích lũy nhiều chất độc hại, làm cho hệ thống lông hút chết, không có khả năng tái tạo lại, cân bằng trong nước bị phá hủy và cây chết.

    *Nguyên nhân chủ yếu làm nhiều loài cây trồng không thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao?

    - Rễ hấp thu nước theo cơ chế thầm thấu từ nơi có thế nước cao từ dung dịch đất vào nơi có thế nước thấp của tế bào lông hút.

    - Khi đất có nồng độ muối cao, dịch bào rễ cây nhược trương so với dịch đất => cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết.

    *Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ đất.

    - Điều chỉnh độ pH của đất bằng cách bón vôi nếu pH của đất thấp, vì độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất khoáng trong đất.

    - Điều chỉnh độ thoáng khí bằng cách xới xáo đất thường xuyên giúp rễ cây có đủ oxi để hô hấp, giúp tăng khả năng hấp thu các ion khoáng bám trên bề mặt của keo đất.

    - Điều chỉnh độ ẩm của đất bằng cách tưới tiêu hợp lí đối với từng loại cây trồng và thích hợp với từng loại đất.


    * * *

    P/s: Mindmap này và các mindmap về sau là ý tưởng của mình và cũng do mình thiết kế. Mong nhận được sự ủng hộ & góp ý của mọi người! Và cùng mình học lý thuyết Sinh học 11 bằng phương pháp Mindmap nhé! Chúc các bạn học tốt!

    T<3 T

    ~~~~~~~~~~~~~~Còn tiếp~~~~~~~~~~~~
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

    [​IMG]

    * Một số câu hỏi liên quan tới bài học:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống còn mạch gỗ thì không?

    - Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: Lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

    - Mạch rây gồm các tế bào sống có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hóa ở lá cũng như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển của dòng mạch rây theo phương thức vận chuyển tích cực.


    2. Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống còn mạch gỗ thì không

    - Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống.

    - Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết đã giúp cho ống dẫn không bị phá hủy bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.


    3. Rễ hút nước chủ động được chứng minh qua hai hiện tượng nào? Giải thích

    Hai hiện tượng chứng minh rễ cây hút nước chủ động là hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt

    +, Hiện tượng rỉ nhựa: Nếu cắt ngang một thân cây nhỏ sát mặt đất, nối một ống cao su vào chỗ cắt, một đầu hướng vào cốc, từ ống chảy nhỏ từng giọt hỏi là dịch nhựa, hiện tượng gọi là rỉ nhựa. Gắn một áp suất kế vào đầu ống sẽ đo được lực đẩy từ rễ. Rỉ nhựa xảy ra chủ yếu ở cây gỗ, 2 lá mầm. Dịch nhựa chứa cả chất hữu cơ và vô cơ.

    +, Hiện tượng ứ giọt: Đặt cây trong môi trường bão hòa hơi nước, sau một thời gian thấy các giọt nước đọng lại trên đầu lá, mép lá. Hiện tượng này chủ yếu ở các cây họ lúa. Hiện tượng ứ giọt có tác dụng duy trì sự cân bằng giữa hấp thu và thoát nước và là dấu vết còn lại của hình thức trao đối nưóc của tổ tiên thủy sinh xa xưa. Dịch nhựa chứa cả chất hữu cơ và vô cơ.


    4. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân thảo và cây bụi thấp?

    - Cây thân thảo, cây bụi thấp gần mặt đất nên dễ xảy ra bão hòa hơi nước.

    - Cấu tạo thân nhiều nước, chiều cao thân thấp nên áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước lên cao gây ra ứ giọt và rỉ nhựa.

    5. Nếu vị trí của vòng đai Caspari và vai trò của nó?

    Vòng đai Caspari nằm trên thành của tế bào nội bì, có vai trò ngăn nước và các chất khoáng

    Hòa tan vận chuyển theo con đường thành tế bào - gian bào, phải đi vào tế bào nội bì để điều

    Chỉnh lượng nước và tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra trước khi vào mạch gỗ của rễ.

    T <3 T

    ~~~~~~~~~~Còn tiếp~~~~~~~~~
     
  4. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC

    [​IMG]

    *Một số câu hỏi liên quan:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Sự thích nghi của cơ quan thoát hơi nước?

    - Hình thái:

    + Lá dẹt, mỏng tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.

    + Trên bề mặt lá có khí khổng, sự thoát hơi nước được điều chỉnh qua độ đóng mở của khí khổng.

    + Trên bề mặt lá còn có lớp cutin hạn chế sự thoát hơi nước.

    - Giải phẫu: Mạch dẫn lá đưa nước tới các tế bào khí khổng.

    2. Tại sao nói "Thoát hơi nước là tai họa tất yếu" của cây?

    "Tai họa" ở đây là muốn nói, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, cây đã mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước đã mất đi. Đó là một điều không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi

    - "Tất yếu" là muốn nói thực vật cần thoát một lượng nước lớn như thế, vì có thoát nước mới có thể hút nước. Sự thoát nước ở lá đã tạo ra sức hút nước, một sự chệnh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ đến là một cách dễ dàng. Người ta gọi đó là động lực trên của con đường vận chuyển nước. Mặt khác khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiệt độ bề mặt lá sẽ giảm xuống, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút. Ngày cả sa mạc, nhiệt độ lá nơi nắng chói chang cũng chỉ hơi bóng râm 6 - 7 độ C. Tuy nhiên lý do quan trọng nhất là khi thoát hơi nước khí khổng sẽ mở, CO2 từ không khí sẽ khuếch tán vào lá, đảm bảo quá trình quang hợp diễn ra bình thường.

    3. Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt?

    Vì:

    + Vào buổ i trưa, bình thường khí khổng ở lá cây sẽ đóng nhưng khi tưới nước khí khổng mở khiến thoát hơi nước mạnh. Lượng nước bị thoát ra nhiều hơn lượng nước có thể hút vào.

    + Những giọt nước đọng trên lá như một thấu kính nhỏ hấp thụ nhiệt thiêu đốt nóng lá.

    + Nước từ đất bốc hơi lên làm cho nhiệt độ xung quanh cây tăng lên

    4. Nhiệt độ xuống thấp 0 độ C tế bào lá sẽ bị phá hủy. Vậy lá có cơ chế gì để thích nghỉ?

    - Khi nhiệt độ xuống 0 độ C, nước bị đóng băng làm phá vỡ cấu trúc tế bào làm tế bào chết, vì nước đóng băng thể tích lớn hơn nước lỏng

    - Để thích nghi với nhiệt độ thấp, cây tăng cường tổng hợp protein để chống lại sự đóng băng của nước, đồng thời tích lũy thêm muối để tăng nồng độ dịch bào.

    T <3 T

    ~~~~~~Còn tiếp~~~~~~
     
  5. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

    [​IMG]

    * Một số câu hỏi liên quan tới bài học

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Vì sao cây trồng thuộc họ đậu thường bón phân vi lượng chứ Mo?

    Vì Mo có trong phức hệ Enzim nitrogenaza và nó sẽ hoạt hóa enzim này, mặt khác cây họ đậu có khả năng cố định nito khí quyển.

    2. Nêu hiện tượng của lá cây khi thiếu các nguyên tố khoáng Ca, N, P, K, Fe, Mg, Mn.

    - Thiếu Ca: Lá mới dị dạng hoặc còi cọc. Lá trưởng thành vẫn bình thường. Ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối ngọn cây bị khô héo.

    - Thiếu N: Lá phía trên có màu xanh nhạt. Lá sát gốc hoặc lá gì bị vàng héo.

    - Thiếu P: Lá vàng đỏ, rễ bị kìm hãm.

    - Thiếu K: Úa vàng dọc mép lá, chóp lá gìà chuyển nâu, các triệu chứng dần phát triển vào phía trong.

    - Thiếu Fe: Lá mới vàng hoặc trắng, gân xanh. Lá trường thành bình thường.

    - Thiếu Mg: Phần thịt lá biến vàng, thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành. Xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên.

    - Thiếu Mn: Úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử.

    3. Tại sao bón phân quá nhiều cây sẽ bị chết?

    - Bón phân quá liều lượng cây sẽ không hút được nước, mặt khác còn bị mất nhanh nước của cơ thể do thoát hơi nước, do tế bào u73 dụng nước, do nước đi ra từ hệ rễ.

    - Bón phân nhiều làm nồng độ keo đất ưu trương so với nồng độ dịch bào của tế bào lông hút. Do vậy, tế bào lông hút không lấy được nước của môi trường bằng hình thức thẩm thấu. Mặt khác nước còn bị mất đi, cây héo dần và chết.

    4. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.

    - Nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sự sống: Tham gia cấu tạo enzim, vitamin, hoocmon, có vai trò điều tiết các quá trình trao đổi chất trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

    - Một số ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người:

    + Sắt là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin – một prôtêin phức tạp, một huyết sắc tố có trong máu, có khả năng thu nhận, lưu trữ và phóng thích oxi trong cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu máu, da nhợt nhạt, khó thở..

    + I-ốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp. Thiếu iot sẽ bị bệnh bướu cổ.

    + Kẽm có vai trò quan trọng: Trẻ thiếu kẽm sẽ còi xương, chậm lớn, dễ bị bệnh ngoài da, giảm đề kháng; đối với phụ nữ có thai, thiếu kẽm có thể khiến thai nhỏ, hoặc có thể lưu thai; kẽm cần thiết cho thị lực;..

    + Magie giúp cơ thể sử dụng tốt canxi, do vậy có vai trò bảo vệ men răng và chống loãng xương.

    + Mangan giúp chống loãng xương; giúp sự phát triển ổn định của xương ở trẻ nhỏ.

    T <3 T

    ~~~~~Còn tiếp~~~~~~
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng chín 2021
  6. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    Bài 5+ 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT

    [​IMG]

    * Một số câu hỏi liên quan tới bài học:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Chu trình Creps ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc NH3. Giải thích?

    - Chu trình krebs tạo ra nhiều xetoaxit kết hợp với NH3 để tạo thành các axit amin

    - Chu trình Krebs ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ, xetoaxit để nhận nhóm NH2 thành các axit amin, do đó cây tích luỹ nhiều NH3 gây độc

    2. Phương pháp bón phân đạm cho cây họ đậu như thế nào?

    - Giai đoạn còn non: Chưa hình thành nốt sần ở rễ..

    - Giai đoạn sau của thời kì sinh trưởng: Quang hợp giảm, cây họ đậu cung cấp ít chất dinh dưỡng cho vi khuẩn nốt sần ít --> khả năng cố định giảm --> Cần bổ sung đạm để tăng năng suất.

    - Giai đoạn ra hoa: Là thời kì cố định đạm nhiều nhất --> Không cần bón phân đạm cho cây.

    3. Đạm sinh học và việc sử dụng đạm sinh học ở thực vật?

    - Là lượng đạm do sinh vật tạo ra từ N2 tự do, tạo ra lượng đạm này 1 phần cung cấp cho sinh vật, phần thừa cung cấp cho sinh vật cộng sinh với chúng.

    - Sinh vật cố định đạm gồm dạng tự do và dạng cộng sinh. Trong đó dạng cộng sinh có vai trò chủ yếu.

    - Trong mối quan hệ cộng sinh, lượng đạm dư thừa cung cấp cho cây, khi cây sử dụng lại làm cho quá trình này được kích thích, và cây cũng cung cấp cho vi khuẩn nước, chất dinh dưỡng.

    - N2 bị enzim nitrogenaza bẻ gãy liên kết 3 bền vững thành 2 phân tử NH3. NH3 được sử dụng và quá trình tổng hợp axit amin, hình thành amit, tổng hợp protêin.

    - Vi khuẩn nốt sần thuộc dạng hiếu khí, trong khi quá trình cố định nitơ là kị khí, do đó phải có quá trình điều hòa O2 trong nốt sần. Chất điều hòa O2 là leghemoglobin (cấu tạo tương tự hemoglobin trong hồng cầu). Chức năng của leghemoglobin chuyển O2 đến khi vi khẩn cần, và chuyển O2 đến nơi khác khi dư thừa.

    4.
    a, Vì sao thực vật tắm mình trong biển nitơ mà vẫn thiếu đạm? Nêu cơ chế và điều kiện để thực hiện quá trình cố định nitơ?
    b, Giải thích câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ; Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên".

    1/ * Vì: + Nitơ tự do (N2) có liên kết 3 rất bền

    + Cây xanh không có enzim xúc tác mạnh quá trình hoạt hóa

    Nito (Nitrogennaza, hidrogenaza) phá vỡ liên kết bền của nito biến N2 => NH3.

    *Quá trình cố định nitơ khí quyển, thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và

    Các vi khuẩn cộng sinh theo cơ chế sau:

    [​IMG]

    Điều kiện:

    - Lực khử mạnh; Cung cấp ATP; Enzim nitrogenaza; hoạt động trong đk kị

    Khí. 2/ - Khi có sấm sét một lượng nhỏ nitơ trong không khí đã bị oxi hóa dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thành NO3

    - Theo phản ứng:

    N2 + O2 -> 2NO + O2 ->2NO2+ H2O -> HNO3 -> H+ +NO3

    - - Cây được cung cấp nguồn N, mặc dù ít, cùng với nước nên thực hiện quá trình quang hợp, trao đổi nước tốt hơn nên lúa xanh tốt hơn.

    5. a, Dư lượng nitrat cao trong các loại rau xanh ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người?

    b. Nêu các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển (N2).

    c. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể

    Dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em.

    a, - Dư lượng nitrat tích lũy sẽ gây độc cho sức khỏe con người

    - Nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit (NO2)

    + Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin sẽ chuyển thành methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2 dẫn đến các bệnh hồng cầu, xanh da ở trẻ em. Ở người lớn methemoglobin có thể bị chuyển ngược thành hemoglobin.

    + Nitrit (NO2) là chất có khả năng gây ung thư cho người.

    + Nitrit là tác nhân gây đột biến gen

    => Vì vậy lượng nitrat trong rau là một tiêu chí để đánh giá rau sạch.

    b. Các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển (N2).

    - Có lực khử mạnh với thế năng khử cao (feredoxin, plavodoxin, NAD+ hoặc NADP).

    - Có năng lượng đủ (ATP) và có sự tham gia của nguyên tố vi lượng
    (Mg).

    - Có sự tham gia của enzim nitrogenaza. - Phải tiến hành trong điều kiện yếm khí (nồng độ O2 = 0 hoặc gần bằng 0)

    c. - Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình

    Trạng mất nitơ trong đất vì:

    + Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các

    Gốc nitrat được giữ lại trong đất.

    + Đất thoáng, giàu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản ứng nitrat hóa

    (phản ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất).

    T <3 T

    ~~~~~Còn tiếp~~~~~~~
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng chín 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...