Tại Sao Em Ít Nói Thế? - Huy Đức

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Chin Ú, 6 Tháng sáu 2021.

  1. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    [​IMG]

    Tên sách: Tại sao em ít nói thế?

    Tác giả: Huy Đức

    Thể loại: Tâm lý - Cuộc sống, Kỹ năng

    Nguồn: Sách mình mua​

    "Tại sao em ít nói thế?"

    Gần như tất cả mọi người, từ bạn bè, thầy cô đến những người mới gặp đều hỏi tôi câu này. Thật sự, tôi im lặng là vì đang mải mê quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh hoặc đang có dòng suy nghĩ cứ chạy mải miết không ngừng. Đôi lúc, tôi thích nhìn mọi người nói chuyện với nhau, cười đùa với nhau hơn là tham gia vào. Hoặc đơn giản, tôi im lặng chỉ vì tính cách sinh ra đã thế!
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    1. PHẦN MỞ ĐẦU

    Bấm để xem
    Đóng lại
    >> "Tại sao em ít nói thế?"

    Tất cả mọi người, từ bạn bè, thầy cô, những người quen biết đến cả những người mới gặp lần đầu đều hỏi tôi câu này. Có lẽ, họ đang muốn hỏi thăm liệu tôi có đang cảm thấy ổn không, hoặc chí ít tìm ra một lý do vì sao tôi lại "thu mình" như con ốc sên vậy. Đôi lúc, câu hỏi này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến nỗi tôi không biết nói gì hơn và chỉ muốn đứng dậy đi về.

    Thực sự khó có thể giải thích tại sao sự im lặng của tôi lại kéo dài như vậy. Đôi lúc, tôi im lặng chỉ vì đang mải mê quan sát điều gì đó hoặc đang có dòng suy tưởng cứ chạy hoài mà không chịu dừng lại. Đôi lúc, tôi thích nhìn mọi người nói chuyện, cười đùa với nhau hơn là trò chuyện cùng họ, vì e rằng, nếu có nói ra thì chưa chắc mọi người đã hiểu những gì tôi nghĩ. Hoặc đơn giản, tôi im lặng chỉ vì bản tính sinh ra đã thế.

    Càng lớn lên và đọc nhiều tài liệu sách báo, tôi mới hiểu thêm rằng sự im lặng này cũng có liên quan đến tính cách "hướng nội" (tôi không có ý cho rằng người hướng nội nào cũng hay im lặng). Và kể từ khi nhận ra rằng bản thân hay im lặng, là người thiên về hướng nội thì tôi mới hiểu vì sao khi còn nhỏ tôi lại có những cách cư xử lạ lùng khiến người khác luôn muốn uốn nắn lại. Chỉ có điều, họ không thể nào sửa được tính hướng nội của tôi khi ấy.

    Cho đến bây giờ, tôi vẫn ít nói, vẫn thích lặng lẽ quan sát mọi việc diễn ra hàng ngày. Đó là khi nhìn thấy mọi người nói chuyện, cười đùa vui vẻ với nhau; đó là khi tôi nhìn thấy những bức ảnh của bạn bè chia sẻ cập nhật trên Facebook, Instagram, Zalo nhưng không ấn thích hay bình luận mà chỉ gửi tin nhắn cho họ vào những dịp đặc biệt. Tôi ít nói khi tôi chăm chú lắng nghe nhưng tôi cũng nói rất nhiều, rất nhiều khi được "gãi đúng chỗ ngứa", trái ngược hẳn với sự im lặng cố hữu bản thân.

    >> Tại sao tôi lại viết cuốn sách này?

    Vài năm trở lại đây, chủ đề hướng nội – hướng ngoại được bàn luận rất nhiều và sôi nổi trên những trang web, mạng xã hội, nhất là Facebook. Ở đó, tôi tìm được những "đồng minh" cũng ít nói và thấy vui khi cũng có người cư xử lạ lùng giống tôi. Nhiều bài viết rất hay như "Thế giới kỳ bí của người hướng nội" của bạn Trang PS Blog hay "Người hướng nội – Vũ khí bí mật của các công ty hiện đại" của Cafébiz hoặc bài viết "Là người hướng nội: Món quà hay lời nguyền?" của bạn Lập Chí bên Kênh 14 và rất nhiều những tiêu đề khác là những bài viết điển hình khắc họa rõ nét về người hướng nội. Khi đọc xong tất cả, soi xét lại bản thân, nhận ra rằng mình đang nằm trong số đó thì thực lòng tôi cảm thấy rất vui vì những ưu điểm của người hướng nội dường như đã được khẳng định và phát huy.

    Nhưng chưa phải là tất cả.

    Có rất nhiều bài viết hay và ý nghĩa về người hướng nội nhưng cũng xuất hiện một số bài mang hơi hướng tiêu cực và màu sắc khá ảm đạm cho dù phân tích cũng đúng. Trên thực tế, rất nhiều người ngoài kia, bao gồm cả người hướng nội đã tự mặc định những tính chất "loser" dành cho mình: Nào là "không phải là người biết cư xử khéo léo, không biết gần gũi cấp trên", "quá ít nói và không biết bày tỏ sự thân thiện", hay thậm chí "tin rằng tình yêu nhẫn nại và bao dung của mình có thể cảm hóa được người kia"... "

    Tại sao mình cống hiến như vậy mà cuối cùng họ lại âm thầm chơi xấu sau lưng?"; "Tại sao mình không thể sống khéo hơn, trong khi mọi người đều có thể?".. Bất kỳ ai có những suy nghĩ như vậy về người hướng nội, xin hãy tỉnh lại giùm! (Trích "Introvert không phải là loser" – beauty blogger Lien Anh Nguyen).

    Tôi đã từng đọc cuốn "Hướng Nội – Sức mạnh của yên lặng trong thế giới không ngừng", bản gốc có tên "Quiet" của Susan Cain được hai dịch giả Uông Xuân Vy và Nguyễn Hoàng Phước Diễm biên dịch. Cuốn sách đó rất hay và miêu tả đầy đủ, chính xác về chân dung người hướng nội trong thế giới chuộng hướng ngoại như thế nào. Những gì được viết trong đó phần nào khiến tôi cảm thấy thỏa mãn hơn và hiểu hơn về con người mình rất nhiều.

    Dù đã tham khảo, đọc nhiều sách báo và tài liệu nhưng bản thân lại đòi hỏi nhiều hơn khi muốn được quan sát người hướng nội trong đời thường. Tôi muốn được nghe những chia sẻ thật sự của những bạn hướng nội trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tôi vẫn mong chờ có một tác giả nào đó viết ra cuốn sách như vậy để tôi, những người hướng nội có thể đọc nhưng rồi vẫn chưa thấy ai.

    Cách đây không lâu, tôi có đọc bài viết "Dân Hướng Nội à, các bạn làm ơn đừng gõ phím đi hộ cái!" của tác giả Đoàn Tăng trên Spiderum. Ban đầu, tôi hơi nóng mặt, nhưng đọc kỹ thì mới thấy rằng, dù bài viết đó còn nhiều yếu tố chưa được khách quan nhưng tôi cũng hiểu rằng người hướng nội không nên chìm đắm vào cảm xúc quá nhiều, không nên gây sự chú ý chỉ vì mình là hướng nội. Có lần lang thang trên Facebook, lướt qua những dòng trạng thái của những bạn hướng nội, tôi thấy toàn là những bức hình và dòng chữ hư ảo mang tính chất chìm đắm cảm xúc quá nhiều, không thực tế. Tôi không dám phán xét, vì đó là cách sử dụng mạng xã hội của riêng họ. Lâu lâu thì không sao, chứ ngày nào cũng "deep" quá mức chắc tôi phải bấm unfollow vì không muốn bị ảnh hưởng từ thứ cảm xúc tiêu cực kia. Tôi luôn cho rằng chính cái mong muốn được chú ý của họ đã gây ra ác cảm không nhỏ đến mọi người dành cho người hướng nội. Từ đó, tôi quyết tâm viết sao cho khách quan nhất, thực tế nhất có thể.

    Tất nhiên, những gì tôi viết trong cuốn sách này có thể chưa được đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Dù đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng khách quan nhất nhưng sẽ không thể nào tránh khỏi những ý kiến cá nhân còn tồn tại bên trong. Vì vậy, tôi viết cuốn sách này với mong muốn chia sẻ góc nhìn của mình và những tâm sự sâu xa của người hướng nội. Những phần, mục trong cuốn sách đều là những bài viết dạng chia sẻ xen lẫn những phương pháp giúp người hướng nội vượt qua trở ngại trong đời sống. Các bạn tự đọc, tự nghiệm và rút ra bài học cho chính mình. Tất nhiên, bạn còn cần đến sự thực hành bên ngoài nữa.

    >> Tôi viết cuốn sách này như thế nào?

    Cho dù là người hướng nội và hiểu khá rõ bản thân nhưng tôi vẫn không thể nào hiểu tuyệt đối được, vì tôi không phải nhà tâm lý hay trị liệu gì cả. Thậm chí, tôi cũng đang gặp phải nhiều vấn đề trong việc khắc phục điểm yếu của tính hướng nội. Muốn viết được, tôi phải đặt mua những cuốn sách từ nước ngoài để xem trong đó các tác giả sẽ viết gì về chủ đề hướng nội, tham khảo, ghi chép nhiều nguồn khác nhau, tìm trong những cuốn sách khác nhau bổ sung cho đoạn đang viết.. Tất nhiên, tôi cũng có trích dẫn ý tưởng ở một vài đoạn ở những cuốn sách như "The Introvert Advantage", "The Secret Lives of Introvert", "200 jobs for Introvert" hoặc "The Secret Strenght of Introvert Kids".. Tham khảo từ các website khác như Lifehack, CNN.. Bên cạnh đó, các nhóm cộng đồng về hướng nội như WIG – Hướng Nội Tuyệt Vời với nhiều tâm sự, chia sẻ về góc nhìn hướng nội là nơi để tôi có thể lấy ý tưởng viết bài. Tất cả, tôi sẽ ghi phần diễn giải và trích nguồn tham khảo.

    >> Lời cảm ơn

    Tôi viết và tổng hợp dưới nhiều tiêu đề, ví dụ Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ; Cách người hướng nội có được kỹ năng giao tiếp, chào hỏi, và tận hưởng bữa tiệc.. và cùng vài tiêu đề khác nữa. Nhưng nếu không có sự động viên của anh admin group Người đọc sách và những đóng góp ý kiến chỉnh sửa của anh Huy trong bài Khi người hướng nội làm lãnh đạo, chị An góp ý bài Những bất ổn trong cặp đôi người hướng nội hay cô gái với biệt danh Bi thì e rằng tôi không thể nào hoàn thiện cuốn sách này.

    Tôi cảm ơn tác giả bức ảnh có tên là Alexandru Zdrobău đã cho phép sử dụng bức ảnh cô gái với đôi mắt làm bìa cuốn sách, đồng thời cảm ơn đội ngũ thiết kế đã dựng bìa sách.

    Sau cùng, tôi chỉ muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô gái tên K. Không biết phải nói sao cả nhưng tôi luôn cảm ơn cách mà cô ấy xuất hiện trong đời mình. Cô ấy luôn động viên, nhắc nhở và tôi cũng lấy đó để tạo động lực hoàn thiện cuốn sách này.

    >> Lời nhắn nhủ

    Mặc dù còn có những ý kiến trái chiều liên quan đến tính cách hướng nội – hướng ngoại và cho rằng tâm lý của con người rất phức tạp, rất khó giải thích chứ không chỉ hướng nội – hướng ngoại như thế này, tôi xin được mạn phép viết về tính cách này trong hàng loạt những tính cách khác.

    Dù bạn hướng nội hay hướng ngoại thì không có tính cách nào được cho là ưu việt hơn tính cách nào. Hướng nội hay hướng ngoại – không bao giờ có hướng nào tuyệt vời nhất cả. Kiểu tính cách nào cũng có hai mặt, nhưng nếu bạn là một hướng nội, bạn biết rõ điểm mạnh của mình ở chỗ nào và cần phát huy như thế nào, điểm yếu ở đâu và cần hạn chế ra sao thì bạn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn. Và đó mới là điều tuyệt vời nhất.

    Nhưng các bạn hướng nội cũng đừng cho rằng vì tôi là thế này nên nếu tôi không thích thì tôi vẫn sẽ như thế. Vì điều này rất dễ khiến các bạn không phát huy điểm mạnh mà vẫn luôn cố hữu điểm yếu, thực sự không nên. Lúc hướng nội thì hướng nội, lúc cần hướng ngoại thì hãy hướng ngoại nếu các bạn muốn, nếu cảm thấy điều đó thực sự có lợi và khiến cho mọi việc tốt hơn. Quan trọng, các bạn đừng nên gây chú ý vì dễ bị hiểu lầm như phong trào, hãy âm thầm lặng lẽ và cũng chẳng cần tuyên bố, hét to với mọi người "Tôi là người hướng nội". Chỉ cần bạn tự biết là được.

    "Hướng nội hay hướng ngoại đều không quan trọng bằng hướng thiện".

    TP HCM 09/10/2017​
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2021
  4. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    2. BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI

    "Bạn có phải là người hướng nội?"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu bạn đang thắc mắc mình có phải là người hướng nội hay không, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm nho nhỏ sau đây để biết được chính xác bạn thiên về tính cách nào.

    Hãy đọc các trường hợp sau. Nếu tình huống ấy đúng với bạn, bạn được 1 điểm, còn nếu không đúng, bạn không được điểm nào. Phần mô tả về bạn sẽ có ngay sau bài trắc nghiệm.

    □ Khi muốn nghỉ ngơi hoặc thư giãn, tôi thích nói chuyện với một hoặc hai người hơn là trò chuyện với tất cả mọi người trong nhóm.

    □ Khi bắt tay vào làm một công việc hoặc dự án nào đó, tôi muốn mọi việc thật trôi chảy, diễn ra đúng với dự tính mà không có sự cản trở nào.

    □ Tôi thường ngẫm lại mọi việc trước khi nói, thường thì hay tự viết vài dòng ghi chú cho mình trước.

    □ Nhìn chung, tôi thích nghe hơn nói.

    □ Mọi người xung quanh hay nghĩ rằng tôi trầm tính, khó hiểu, hay tách biệt hoặc điềm đạm.

    □ Vào những dịp đặc biệt, tôi thích đến buổi hẹn cùng một hoặc hai người bạn hơn là phải tham dự các buổi tiệc lớn.

    □ Tôi thường xuyên cân nhắc mọi thứ rất lâu trước khi phát biểu.

    □ Tôi hay để ý những chi tiết mà không mấy ai chú tâm tới.

    □ Khi có mâu thuẫn căng thẳng đang xảy ra trước mặt, tôi cũng cảm thấy lo lắng như có lực đẩy nào đó vô hình từ trên trời ép xuống vậy.

    □ Nếu đã nói, tôi chắc chắn sẽ làm.

    □ Tôi luôn cảm thấy có chút áp lực khi nhận được yêu cầu phải hoàn thành một bản báo cáo, một dự án trước thời hạn.

    □ Tôi dễ rơi vào trạng thái khó kiểm soát mọi thứ nếu có quá nhiều sự kiện xảy ra cùng lúc.

    □ Tôi thích quan sát mọi thứ trong khoảng thời gian nhất định rồi mới tham gia hoặc bắt tay vào làm việc.

    □ Tôi thích một mối quan hệ lâu bền.

    □ Tôi không thích ngắt lời người khác và cũng không muốn bị ai đó ngắt lời khi mình đang nói.

    □ Khi phải nhận quá nhiều luồng thông tin, tôi phải mất chút ít thời gian để sắp xếp mọi thứ theo trật tự rồi mới nhận định vấn đề.

    □ Tôi không thích các hoàn cảnh, tình huống khiến mọi người kích ứng mạnh. Tôi không thể tưởng tượng được mình sẽ như thế nào nếu ở trong hoàn cảnh đó và không hiểu vì sao người ta thích đi xem các bộ phim kinh dị hay chơi các trò chơi xe lửa nhào lộn trên không.

    □ Tôi nhạy cảm với các yếu tố xung quanh mình như mùi vị, âm thanh, màu sắc, thời tiết hay tiếng ồn..

    □ Tôi là người giàu trí tưởng tượng và đầy sáng tạo.

    □ Tôi thấy hơi mệt sau khi tham gia các sự kiện xã hội, kể cả chỉ có một mình.

    □ Tôi thích được người khác giới thiệu giùm mình hơn là phải giới thiệu mình với người khác.

    □ Tôi dễ càu nhàu nếu cứ phải đứng cạnh nhiều người hoặc hòa mình vào sự kiện xã hội gì đó quá lâu.

    □ Tôi cảm thấy không thoải mái khi phải đặt mình ở trong hoàn cảnh, tình huống mới lạ.

    □ Tôi thích mọi người ghé thăm nhà chơi đùa, nhưng không mong họ ở lại quá lâu.

    □ Tôi thích được người lạ gọi đến, không trả lời rồi sau đó mới gọi lại.

    □ Tôi thường bị "đứng hình" nếu gặp người lạ hoặc bị bắt nói gì đó bản thân không hề mong muốn.

    □ Khi trình bày quan điểm, tôi thường nói khá chậm hoặc thỉnh thoảng bị ngắt quãng, đặc biệt trong các trường hợp đang mệt phải vừa nghĩ vừa nói cùng lúc.

    □ Tôi không xếp những người quen biết do tình cờ vào danh sách bạn bè.

    □ Trừ khi các ý tưởng hoặc cách làm việc đã được hoàn thiện, còn lại tôi vẫn gặp khó khăn khi thể hiện điều đó ra để mọi người tham khảo.

    □ Nhiều người vẫn rất ngạc nhiên khi biết rằng tôi thông minh hơn họ nghĩ.

    Giờ hãy tổng hợp những câu trả lời lại và xem tính cách tương ứng của bạn là gì.

    * 20–30 điểm: Tính cách của bạn thiên về hướng nội. Bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì nguồn năng lượng của bản thân cho các sự kiện xảy ra xung quanh và cách xử lý thông tin của nỗi bộ. Cuộc sống của bạn xoay quanh các ý tưởng, ấn tượng, cảm nhận, hy vọng và những giá trị riêng trong từng khía cạnh. Bạn không hề bị các yếu tố bên ngoài tác động quá nhiều.

    * 10–19 điểm: Tính cách của bạn là ambibert. Ambivert là những người có tính cách "hai mặt" rõ ràng, họ vừa hướng nội, vừa hướng ngoại. Nếu một người thiên về hướng nội thì tỉ lệ họ hướng ngoại không đáng kể, nếu mội người hướng ngoại thì tỉ lệ hướng nội không đáng kể. Còn với ambivert thì bạn sẽ "lúc thế này lúc thế kia" với tỉ lệ cân bằng 50/50 hoặc có chênh lệch nhưng không nhiều. Bạn sẽ quy định cách sống của mình bằng suy nghĩ của chính mình và lời nói của người khác. Khi bạn đang hướng nội thì đột nhiên bạn sẽ muốn hướng ngoại và ngược lại.

    * 1–9 điểm: Tính cách của bạn thiên về hướng ngoại. Bạn đánh giá bản thân mình bằng những cái nhìn và sự nhận xét của người khác. Những gì tồn tại xung quanh bạn sẽ mang lại sự thay đổi cho cuộc đời bạn. Khi đã chạm đến điểm giới hạn trong tính cách thì cũng là lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi bạn chỉ muốn tách ra khỏi đám đông, dành thời gian cho bản thân mình nhưng lại không biết làm gì suốt thời gian đó. Muốn nâng cao kỹ năng tính cách hướng ngoại, bạn cũng cần học hỏi thêm một chút về tính hướng nội trong con người mình.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng dù bạn có trả lời và biếu được mình hướng nội hay hướng ngoại đi chăng nữa thì bạn cần hiểu nó và áp dụng sao cho linh hoạt ở các tình huống khác nhau chứ không phải máy móc, rập khuôn trong các hoàn cảnh. Chưa chắc một người hướng nội đã tỏ ra lạc lõng giữa đám đông hay một người hướng ngoại lại ghét việc ở một mình. Carl Jung – một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ cũng cho rằng, không thể nào có chuyện người đó 100% hướng nội hoặc 100% hướng ngoại, người như thế chỉ sống trong nhà thương điên. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn hiểu rõ bản thân mình để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh chứ không nên vin vào định kiến "tôi thế này, thế kia" để tự giam lỏng chính con người mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng sáu 2021
  5. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Bạn hướng nội hay nhút nhát?"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cách đây khá lâu, tôi có nghe một ý kiến rằng: Người hướng nội chưa chắc đã nhút nhát (vì hướng nội có 2 kiểu: Nhút nhát và điềm tĩnh). Kiểu người điềm tĩnh họ không nhút nhát mà chỉ đơn giản họ thích ở một mình, không thích giao tiếp. Họ mệt mỏi khi phải nói chuyện với người lạ chứ không hề sợ hãi như kiểu hướng nội nhút nhát. Nhưng, người nhút nhát thì chắc chắn là hướng nội.

    Ban đầu, tôi cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, nhưng càng đọc nhiều bài báo, tài liệu nói về người hướng nội thì tôi mới biết rằng đó chỉ đúng một phần, chứ nhận định "người nhút nhát thì chắc chắn là người hướng nội" có lẽ cần phải được nhìn nhận lại sao cho khách quan hơn.

    Hai đặc tính "hướng nội" và "nhút nhát" thường dễ bị hiểu lầm với nhau: Đã hướng nội thì phải nhút nhát, đã nhút nhát thì chắc chắn là hướng nội. Lắm lúc nó tạo cảm giác không mấy thoải mái, thậm chí gây nhiều phiền toái nữa. Hai kiểu tính cách này đã được tiến sĩ tâm lý Marti Olsen Laney mô tả trong cuốn "The Introvert Advantage – How People Can Thrive In An Extrovert World" của mình như sau:

    * Hướng nội: Là kiểu tính cách có khả năng gợi mở được thế giới bên trong mình. Đó là phẩm chất sáng tạo và mang tính xây dựng được tìm thấy ở những người có suy nghĩ độc lập. Người hướng nội cũng có những kỹ năng xã hội riêng. Họ cũng rất thích giao tiếp và thích một vài hoạt động hay sự kiện xã hội khác. Tuy nhiên, các bữa tiệc hay nhóm đông người thường khiến họ hao tổn năng lượng khá nhiều. Người hướng nội thích những cuộc nói chuyện 1-1, ngược lại, buổi thảo luận trong nhóm có sự xuất hiện quá nhiều người sẽ khiến họ luôn cảm thấy chỉ muốn ra về cho nhanh.

    * Nhút nhát: Nhút nhát lại là kiểu tính cách sợ xã hội, là kiểu tính cách có mức tự ý thức quá lớn khi có nhiều người xung quanh. Thường có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến sự nhút nhát. Những trải nghiệm này thường hay xuất hiện ở trường học, trong gia đình, và cũng xuất hiện ở nhiều độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau. Người nhút nhát thường cảm thấy không thoải mái với việc thảo luận 1-1 và thảo luận nhóm. Đó không phải do thiếu năng lượng như hướng nội, mà là thiếu đi sự tự tin trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sự nhút nhát quá mức thường khiến người đó đổ mồ hôi, đỏ mặt tía tai, tim đập nhanh, tự trách mình và tin rằng những người khác đang cười nhạo mình. Sự e thẹn này khác với kiểu hướng nội, họ thường sợ người khác phán xét rồi từ đó sinh ra những hành vi để phản ứng lại với những gì họ đang lo ngại.

    Vậy những đặc điểm cụ thể nêu rõ sự khác biệt của hướng nội và nhút nhát là gì?

    1. Tương tác xã hội

    Sau những lần tương tác xã hội, ví dụ làm việc, vui chơi giải trí bên ngoài thì người hướng nội cảm thấy khá mệt mỏi về mặt tinh thần lẫn thể chất. Điều này khá lạ lùng vì đáng lẽ vui chơi giải trí luôn khiến mọi người vui vẻ nhưng đằng này họ lại mệt mỏi. Sự mệt mỏi này tương tự với cảm hay sốt. Bạn có thể thấy khuôn mặt của họ như mất đi sức sống, trạng thái lờ đờ y như họ bị trúng gió vậy.

    Đối với người nhút nhát thì việc gặp người khác lại như "đỉa phải vôi" vậy. Cách họ phản ứng với người khác nói nôm na như kiểu "thấy tà" và họ luôn tìm cách nhanh chóng lẩn trốn cho lành. Đơn giản vì họ sợ, rất sợ mọi tương tác xã hội. Một lời chào của ai đó thôi cũng đã khiến họ thảng thốt không nói lên lời. Đứng trong đám đông, người nhút nhát như chết đứng và không nói lên lời. Ngược lại, người hướng nội trong đám đông vẫn tự tin, họ vẫn mỉm cười hay nhẹ nhàng đáp lại lời chào hỏi, nhưng không muốn hoặc khá hạn chế giao tiếp mà thôi.

    2. Họ dành rất nhiều thời gian để ở một mình nhưng lý do lại hoàn toàn khác nhau

    Người hướng nội luôn dành thời gian một mình cho việc nạp lại nguồn năng lượng của bản thân sau một ngày dài làm việc. Khoảng thời gian quý như vàng này là liều thuốc giúp họ khôi phục tất cả năng lượng đã tiêu tốn vào tương tác xã hội. Những việc đơn giản như đọc sách, xem phim, nghỉ ngơi sẽ giúp họ rất nhiều. Họ sẽ nhanh chóng lấy lại được tinh thần sau đó.

    Người nhút nhát đa phần muốn ở một mình, đơn giản chỉ vì họ sợ mọi người gọi, sợ giao tiếp và lúc này, họ sẽ thu mình trong vỏ ốc cố hữu để đảm bảo sự sợ hãi không bị bộc phát ra bên ngoài. Và vì sợ hãi nên dù ở một mình họ cũng không dễ lấy lại được nguồn năng lượng trong bất kỳ tình huống nào đi chăng nữa.

    3. Họ đều im lặng nhưng theo những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau

    Nếu cảm thấy "trúng đài", người hướng nội có thể nói khá nhiều về chủ đề này, như thể mọi kiến thức trong chủ đề ấy đã được tìm hiểu khá lâu và chỉ chờ dịp để được bày tỏ. Họ cũng có thể làm điều này trong một nhóm nhỏ khoảng hai đến ba người. Sự giao tiếp trong nhóm nhỏ là lợi thế giúp họ diễn đạt ý mình muốn. Tuy nhiên trong một nhóm đông, người hướng nội lại có xu hướng giữ im lặng. Tức là họ chỉ nói nhiều nếu cuộc nói chuyện chạm đúng dòng suy nghĩ và trong nhóm có số lượng người nhất định.

    Người nhút nhát rất hiếm khi bày tỏ quan điểm của mình trong mọi trường hợp, kể cả họ không viết nhật ký đi chăng nữa. Tức là khi với bạn thân của mình, họ vẫn giữ im lặng. Dù có rất nhiều suy nghĩ đúng chủ đề nhưng họ vẫn không mở lời với bất kỳ ai, trong bất kỳ tình huống nào. Họ cho rằng tốt nhất nên giữ im lặng. Việc thể hiện suy nghĩ của mình qua lời nói quả thật là gánh nặng của họ.

    4. Khi đứng trên bục phát biểu

    Khi phải mang bài diễn văn của mình đứng nói trước khán giả, người hướng nội có thể rất tự tin nếu đã chuẩn bị kỹ càng. Mặc dù trước đó có thể hơi lo lắng vì chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác này trước đám đông hoặc có đôi chút hồi hộp dù đã phát biểu nhiều lần, nhưng khi đã bước lên bục thì họ sẽ tự tin nói về những điều muốn truyền tải. Đây là bản chất thật của người hướng nội mà bạn cho là nhút nhát. Họ không nhút nhát như bain nghĩ, thậm chí chỉ số tự tin của họ còn khiến bạn phải thay đổi cách nhìn về người hướng nội.

    Ngược lại, người nhút nhát khi đối diện với đám đông, nỗi sợ của họ có xu hướng bộc phát ra bên ngoài bằng ngôn ngữ cơ thể. Họ sợ đến nỗi toát mồ hôi và họ hoàn toàn không kiểm soát được body-language, gây hiểu lầm cho người đối diễn trong cách diễn giải vấn đề. Sự nhút nhát này thực sự khiến họ dễ rơi vào các tình trạng không mong muốn khác, ví dụ như ngất xỉu, đau tim.. Thật sự những chứng bệnh này không tốt một chút nào.
     
  6. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Bí mật của những người hướng nội hoạt ngôn"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một ngày đẹp trời, ai đó đã nói thế này: "Anh ta không thể là một người hướng nội được, vì anh ta có bao giờ chịu ngừng nói đâu."

    À, dường như đây là nghịch lý với định nghĩa hướng nội khi họ lại là những người rất hoạt ngôn. Chúng ta đều biết rõ điều này. Có lẽ, chúng ta từng như thế. Họ có thể rất bối rối với những người bạn hay các đồng nghiệp hướng ngoại của mình. Đôi lúc bất chợt, những người thích nói chuyện phiếm này cũng giống những người bạn hướng ngoại, đột nhiên "biến mất" chỉ để ở một mình. Họ có bị căng thẳng hoặc buồn bã chuyện gì không? Không. Họ chỉ muốn yên tĩnh trong một khoảng thời gian để tự nạp lại nguồn năng lượng, điều mà hầu như tất cả những người hướng nội khác thường xuyên làm mà thôi.

    Khi gặp được chủ đề hoặc người nghe thích hợp, không có lí do gì để ngăn cản người hướng nội trở thành tâm điểm chú ý trong đám đông. Các hoàn cảnh xã hội và nghề nghiệp phù hợp có thể dễ dàng vén bức màn bí mật của người hướng nội thầm lặng.

    Trên thực tế, đôi khi những người hướng nội lại là những người nói nhiều nhất trong hoàn cảnh nhất định. Ví dụ, để tránh bị công chúng quên lãng, bạn có thể nhận thấy một số người hướng nội đã chọn hoạt động trong lĩnh vực giải trí và trở thành nhân vật của công chúng. Nếu họ có kế hoạch trở thành người nổi tiếng hoặc một chính trị gia thành công thì chắc chắn họ không thể đứng im lặng để kêu gọi sự ủng hộ từ mọi người. Bằng cách nào đó, họ chắc chắn phải nói chuyện, thậm chí.. phải nói rất nhiều.

    Vì vậy, điều gì tạo nên sự nhầm lẫn và tại sao một số người bối rối bởi quan điểm của người hướng nội hoạt ngôn? Hãy cùng nhau xem xét một số quan điểm dưới đây:

    Thứ nhất, và có lẽ là quan trọng nhất, mọi người thường nhầm lẫn giữa tính hướng nội và sự nhút nhát. Người hướng nội là những cá nhân thiên về tìm kiếm năng lượng và sức mạnh của mình khi họ hướng vào bên trong tâm hồn. Họ thích một thế giới im lặng và có thể kiểm soát bằng suy nghĩ của mình. Những người hướng nội thường hay mất năng lượng khi hoạt động, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ luôn cảm thấy như bị rút hết năng lượng bởi các yếu tố ấy. Họ cảm thấy hạnh phúc nhất khi ở một mình hoặc trong một nhóm bạn bè, đồng nghiệp ít người-những người cũng yêu thích sự yên tĩnh. Cho nên, điều này không hề liên quan gì đến sự sợ hãi người khác. Mọi thứ đều liên quan đến năng lượng cảm xúc.

    Trái lại, sự nhút nhát lại liên quan đến nỗi sợ hãi. Người nhút nhát sợ làm hay nói những điều sai trái trước mặt người khác. Họ có thể hay làm quá mọi thứ về những gì người khác suy nghĩ đến họ. Mọi thứ lúc này chỉ liên quan đến sự sợ hãi.

    Dù cả hai kiểu tính cách đều có xu hướng "ẩn mình", nhưng vì nhiều lí do khác nhau, người hướng nội và người nhút nhát có thể chỉ trông giống nhau ở vẻ bề ngoài. Không giống những người nhút nhát, người hướng nội không nhất thiết bị ràng buộc bởi sự sợ hãi. Nếu họ không muốn phát biểu, đó là bởi vì họ không thích chứ không phải vì sợ. Mặt khác, họ có thể nói nhiều bao nhiêu tùy thích mà không gì có thể ngăn cản.

    Thứ hai, ở nhiều nền văn hóa, đặc biệt là phương Tây, hướng ngoại được xem là đức tính "thống trị" của những quốc gia này. Trên thế giới, có vẻ như người hướng ngoại nhiều hơn người hướng nội. Người hướng ngoại có thể được hiểu là bề ngoài của mọi thứ. Họ là những người mà chúng ta thường hay gặp. Phong cách hướng ngoại của họ khiến mọi thứ trở nên vượt trội. Do đó, nghiên cứu cũng cho thấy họ kiếm được nhiều tiền hơn, có nhiều bạn bè và cũng là những người hạnh phúc hơn.

    Trong nhiều trường hợp, những người hướng nội dễ thích nghi có thể thấy mình có cách hành xử giống người hướng ngoại vì liên quan đến yếu tố lợi ích xã hội và nghề nghiệp. Điều này không làm cho họ mất đi tính hướng nội vì họ vẫn còn rất cần được ở một mình để khôi phục năng lượng và nhìn vào bên trong tâm thức để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên, những người hướng nội có thể học cách trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp hướng ngoại để học hỏi thành công. Vì điều này họ có thể nói nhiều hơn. Khi đó, thế giới được dẫn dắt bởi người hướng nội sẽ không còn là thế giới mà chỉ dựa trên các tiêu chuẩn hướng nội đơn thuần.

    Thứ ba, người hướng nội thường có rất nhiều điều ý nghĩa để nói và những điều này thường hay xuất hiện cùng một lúc. Họ là những người sâu sắc, đầy chiêm nghiệm. Vậy tại sao họ lại không chịu chia sẻ suy nghĩ của mình nhỉ? Không có gì là lạ vì họ luôn có xu hướng giữ những suy nghĩ bí mật này cho riêng bản thân mình. Có rất nhiều câu chuyện "tam sao thất bản" từ một câu chuyện vui đã khá lâu về chú chó cưng nói chuyện với ông chủ của mình sau nhiều năm. Tất nhiên, ông chủ vô cùng ngạc nhiên hỏi: "Tại sao trước đây cậu chưa bao giờ nói chuyện thế?" Chú chó khôn ngoan trả lời một cách đầy logic rằng: "Đơn giản là tôi không có điều gì thú vị để nói cả." Người hướng nội luôn trầm ngâm dành thời gian cho việc suy nghĩ đầy triết lý, tương tự như câu nói nổi tiếng của Fido: "Im lặng là vàng, nhưng nếu không có gì thú vị để nói thì còn tốt hơn nhiều."
     
  7. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Vượt qua cơn trở ngại mang tên nhút nhát"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không có gì sai khi bạn thích dành thời gian cho việc ở một mình. Mỗi người trong chúng ta đều khác nhau trong cách sống và sở thích cá nhân.

    Tuy nhiên, cần phải nhắc lại quan điểm này: Nhút nhát là sự sợ hãi những đánh giá có phần tiêu cực đến từ người khác, và đây cũng nên được nhìn nhận như một nhược điểm trong tính cách cần được thay đổi.

    Điểm mấu chốt là sự nhút nhát làm cho cuộc sống của họ trở nên tồi tệ hơn. Người nhút nhát có thể thích kết bạn nhiều hơn và cũng mong muốn có những tương tác xã hội tốt hơn, nhưng nỗi sợ hãi tiềm tàng lại là rào cản ngăn họ làm những gì họ muốn, trái với nguyện vọng ban đầu đặt ra. Nếu như có thể loại bỏ nỗi sợ hãi này thì cuộc sống của người nhút nhát sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

    Mặc dù vậy, cũng không thể chắc chắn khi cho rằng người hướng nội lúc nào cũng tự tin hoàn toàn. Tôi biết nhiều người hướng nội khá rụt rè và cảm thấy chưa thực sự thấy thoải mái khi đặt vào những hoàn cảnh mới.

    Trong những trường hợp này, người hướng nội sẽ như hạt mầm vậy, bạn chưa thể biết chân dung thực sự đứng sau sự nhút nhát ấy. Bạn nhìn thấy một hạt mầm nhưng chưa thể khẳng định đó là loại cây nào, bạn chỉ có thể biết kết quả sau một thời gian nhất định (tùy thuộc loại cây đó có thời gian sinh trưởng ra sao). Vậy thì, nếu người đó mang trong mình những đặc điểm như thích giao lưu bạn bè, thích đám tiệc, thích tiếng reo hò, thích nói chuyện, tụ tập lắm kiểu càng đông càng vui nhưng không dám đến vì sợ.. thì đây chính là sự nhút nhát đã được đề cập bên trên.

    Tương tự cho người nhút nhát nhưng vỏ bọc ấy là của người hướng nội. Người nhút nhát chỉ cần phá vỡ vỏ bọc thì họ sẽ trở thành một trong hai kiểu: Hướng ngoại hoặc hướng nội. Người hướng nội có thể hơi nhút nhát hoặc điềm tĩnh, nhưng nếu nói ngược lại thì chưa hoàn toàn chính xác.

    Điều đáng mừng là nếu nắm rõ được một vài cách để hạn chế tính nhút nhát, nâng cao kỹ năng giao tiếp thì người đó sẽ giảm được đáng kể tính cách tiêu cực của mình.

    >> Bước 1: Hiểu đúng về tính nhút nhát

    1. Suy nghĩ về những nguyên nhân gây ra sự nhút nhát

    Sự nhút nhát không nhất thiết đồng nghĩa với việc bạn là người sống nội tâm hoặc bạn không thích chính mình. Đơn giản nó chỉ là sự bối rối khi có quá nhiều sự chú ý đang hướng vào bạn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự nhút nhát? Thông thường, nó là triệu chứng của những vấn đề phức tạp hơn. Sau đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến sự nhút nhát:

    Bạn luôn tự nhận mình là người rất yếu đuối: Điều này xảy ra khi chúng ta hay tự đánh giá mình và tiếng nói vang lên trong đầu chúng ta mang màu sắc của sự tiêu cực. Thật khó để chấm dứt việc nghĩ về nó và bạn vẫn cứ liên tục như vậy mà không biết cách khắc phục.

    Bạn không mấy tin tưởng về những lời ngợi khen dành cho mình: Dù bạn có nghĩ là mình đẹp, ai đó cũng nghĩ rằng bạn rất đẹp nhưng bạn vẫn cho rằng họ đang nói dối. Thay vào đó, bạn có thể nói lời cảm ơn nhẹ nhàng và lịch sự đến đối phương. Bạn không nên nói cho họ biết rằng lời khen ấy với bạn không có giá trị gì cả.

    Bạn đang quá bận tâm vào việc thoát khỏi tình huống không mong muốn: Điều này xảy ra khi bạn đang chú ý vào bản thân quá nhiều. Đồng thời, bạn cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi có ai đó đang tiến đến gần mình và chỉ muốn bỏ chạy thật nhanh, bỏ qua những cơ hội giao tiếp xã hội.

    Bạn hay bị bạn bè trêu chọc: Ở bất kỳ nơi đâu hay ở hoàn cảnh nào, bạn vẫn sẽ bị trêu chọc như bình thường. Thay vì đối mặt, bạn có xu hướng lẩn tránh và dễ khiến cho họ thích chọc ghẹo bạn hơn. Từ đó trở đi, bạn có xu hướng thụ động và nhút nhát hơn.

    2. Chấp nhận mình là người nhút nhát

    Một trong những bước đầu tiên để vượt qua sự nhút nhát là cố gắng chấp nhận sự thật rằng mình nhút nhát và luôn cảm thấy thoải mái với điều đó. Bạn càng chống lại thì nó lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu bạn nhút nhát thì hãy chấp nhận và coi như đó là một phần của bản thân mình. Có một cách để làm quen với điều này, đó là hãy nói với chính mình nhiều lần rằng: "Vâng, tôi là người nhút nhát và tôi hoàn toàn thừa nhận như vậy."

    3. Nhận biết các tác nhân gây ra sự nhút nhát

    Bạn cảm thấy xấu hổ khi đứng trước người lạ, khi học một kỹ năng mới, khi trải nghiệm một tình huống mới, khi được những người bạn biết và ngưỡng mộ đứng quanh mình, khi bạn không biết bất cứ ai ở nơi bạn đang đứng? Những lúc như vậy, hãy cố gắng bắt kịp những suy nghĩ bất chợt trong đầu trước khi lại bị sự nhút nhát bao trùm.

    Tất nhiên, không phải tất cả các tình huống làm cho bạn nhút nhát. Bạn vẫn cảm thấy rất tự tin khi ở bên cạnh gia đình, đúng không? Vậy hãy thử nghĩ xem gia đình bạn khác gì so với những người lạ mặt xung quanh bạn? Rất đơn giản thôi, vì bạn đã quá thân quen với những người trong gia đình. Bạn nhút nhát không phải do bạn, mà do những tình huống bạn đang gặp phải.

    4. Lập danh sách các tình huống khiến bạn cảm thấy lo lắng

    Sắp xếp các việc khiến bạn lo lắng theo mức độ từ thấp đến cao mà bạn có thể mường tượng được. Khi đã viết ra các chi tiết cụ thể, bạn sẽ có nhiệm vụ phải giải quyết từng bước một cho đến khi nào vượt qua được hoặc hạn chế được mức thấp nhất tất cả các trường hợp đó.

    Hiện thực hóa càng nhiều vấn đề trong danh sách càng tốt. Chẳng hạn như "Bạn phải nói trước mặt mọi người", dù cho trước đây nó là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy thử bằng một cách khác. Bạn hãy thử nói chuyện với người bạn đồng cảm, thử nói chuyện với người bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi điều nào đó ở họ. Càng hiểu rõ vấn đề bao nhiêu thì bạn càng biết cách để vượt qua chúng bấy nhiêu.

    5. "Chinh phục" danh sách

    Một khi bạn đã lập được danh sách khoảng 10 – 15 nguyên nhân gây cho bạn sự căng thẳng, hãy bắt đầu khắc phục từng nguyên nhân một. Bạn nên chọn những tình huống "dễ thở" để giải quyết đầu tiên vì nó sẽ giúp bạn thêm tự tin để bước qua nguyên nhân tiếp theo.

    Đừng quá lo lắng khi bạn phải quay trở lại nguyên nhân nào đó khi điều bạn đang chọn có vẻ khó thực hiện. Hãy tự tạo ra không gian cho mình và hãy luôn đặt sự nỗ lực cao nhất để thúc đẩy chính bản thân mình.

    >> Bước 2: Chinh phục tâm trí

    1. Coi tính nhút nhát này như một nguồn động lực

    Bất cứ điều gì khiến bạn nhút nhát là vì bạn cảm nhận nó là nguyên nhân tạo ra sự nhút nhát. Theo một cách nào đó, từ khi còn nhỏ chúng ta đã được "lập trình" để phản ứng với những sự vật/sự việc nhất định như tránh xa những người lạ, động vật có kích thước lớn hoặc nguy hiểm.. Chúng ta thường phản ứng theo bản năng đối với một trong số những sự việc này và cách thức phản ứng cũng luôn có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ: Có người nhìn thấy một con thằn lằn đáng yêu nhưng người khác lại cho rằng đó là loài bò sát thật xấu xí. Sự khác biệt này xuất phát từ ký ức và những trải nghiệm (hoặc thiếu trải nghiệm) với sự vật mà ví dụ cụ thể ở đây là con thằn lằn. Cũng giống như vậy, khi những người nhút nhát nhìn thấy người lạ (xem đây là nhân tố kích thích) thì phản ứng tự nhiên của họ sẽ là nhút nhát. Sự thật là bạn có thể thay đổi phản ứng này bằng cách "lập trình" lại tâm trí của mình. Nếu muốn, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

    Hãy luôn tự đặt câu hỏi và kiểm tra xem các lý do đó có xác đáng hay không. Ví dụ bạn cảm thấy cần rèn luyện khả năng nói trước đám đông để vượt qua sự nhút nhát. Cố gắng đánh giá liệu sự nhút nhát này có thể coi như nguồn động lực của bản thân hay không và làm ngược lại với những tình huống đã từng khiến bạn phải xấu hổ. Khi bạn cảm thấy bối rối ở nơi công cộng, bạn thường rời khỏi đó để tìm chốn yên tĩnh vì đó có thể là cách bạn vẫn làm trong một thời gian dài. Nhưng lần này, khi bạn cảm thấy bối rối, hãy thử ép mình làm điều ngược lại. Tức là cố gắng nói chuyện với mọi người. Có thể lần đầu bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nhưng bạn bắt buộc phải xem những khó khăn này là động lực để bản thân cố gắng hơn. Cảm xúc tiêu cực này càng lớn bao nhiêu thì bạn càng phải tự thúc đẩy chính mình bấy nhiêu. Sau khi cố gắng thực hiện điều này nhiều lần, bạn sẽ nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực đó thực sự là những người bạn tốt bởi vì nó sẽ giúp bạn ngày càng mạnh mẽ hơn.

    2. Đặt sự chú ý, quan sát của mình vào những người khác

    Những người được cho là nhút nhát sẽ càng nhút nhát hơn khi họ nghĩ rằng nếu nói chuyện nhiều hoặc nổi bật thì họ sẽ tự gây rắc rối cho chính mình. Đó là lý do tại sao bạn cần tập trung vào người khác, đặt sự chú ý của bản thân mình nơi khác. Khi ngừng tập trung vào bản thân, bạn sẽ không còn lo lắng làm thế nào để thoát ra khỏi tình huống ấy.

    Cách dễ nhất để thực hiện điều này là bạn cần chú ý đến lòng trắc ẩn. Khi chúng ta biết thông cảm, hoặc thậm chí có khả năng thấu cảm, bạn sẽ không còn quan tâm đến bản thân và bắt đầu cống hiến với tất cả nguồn lực tinh thần để hiểu người khác. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người đang phải đấu tranh cho điều gì đó, dù lớn hay nhỏ. Hãy giúp họ hiểu rằng họ cũng rất xứng đáng với sự quan tâm của mình.

    Nếu điều đó không hiệu quả, hãy tưởng tượng về suy nghĩ mà có thể những người khác cũng sẽ nghĩ giống như bạn. Nếu bạn đang lo lắng về vẻ bề ngoài của mình thì có lẽ bạn đang giả định rằng mọi người đều đang chú ý đến ngoại hình của bạn (nhưng thực tế thì không). Các mẫu tư duy, kiểu suy nghĩ máy móc như vậy thường có tính lan truyền, một khi đã bắt đầu, bạn không thể dừng lại được.

    3. Mường tượng về thành công

    Hãy nhắm mắt lại và hình dung ra tình huống mà bạn có thể cảm thấy bị xấu hổ. Bây giờ, trong đôi mắt của tâm trí, bạn cần suy nghĩ về sự tự tin. Bạn phải làm điều này thường xuyên và trong những tình huống khác nhau. Điều này hiệu quả nhất nếu bạn thực hiện nó hàng ngày, đặc biệt vào buổi sáng. Có thể bạn cho rằng hơi ngớ ngẩn, nhưng các vận động viên vẫn sử dụng hình ảnh tưởng tượng để phát triển các kỹ năng của mình, vậy tại sao bạn lại không làm?

    Cố gắng dùng các giác quan tham gia trải nghiệm đó làm sao để nó trở nên thật nhất. Hãy nghĩ về cảm giác hạnh phúc và thoải mái. Bạn có vẻ như thế nào? Bạn đang làm gì đấy? Như vậy, khi thời điểm đã đến, bạn đã được chuẩn bị từ trước đó rồi.

    4. Thực hành để có được tư thế tốt nhất

    Đứng thẳng thường khiến cho người khác đánh giá bạn rất tự tin và dễ hòa đồng. Thông thường, chúng ta cảm nhận về thế giới như thế nào thì chúng ta sẽ được đối xử như thế. Vì vậy, nếu bạn cảm nhận bản thân là người cởi mở và dễ gần thì cơ thể bạn sẽ bắt chước cảm giác đó.

    Điều này cũng sẽ đánh lừa bộ não của bạn. Nghiên cứu cho rằng các tư thế tốt như ngẩng cao đầu, vai thả lỏng, hướng ra phía sau và bàn tay luôn mở rộng sẽ khiến bạn có cảm giác quyền lực, tự tin và quan trọng hơn là giảm căng thẳng một cách đáng kể.

    5. Thực hành để tự nói với chính mình thật rõ ràng

    Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự lúng túng như lẩm bẩm hoặc nói quá nhỏ. Bạn phải quen với việc bạn cũng cần phải nghe giọng nói của chính bạn thật rõ ràng! Thậm chí, hãy yêu lấy nó.

    Hãy ghi âm lại giọng nói khi giả vờ có cuộc nói chuyện với chính mình. Nghe qua thì có vẻ lố bịch, nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận thấy các kiểu câu được sử dụng, khi nào và tại sao bạn lại im lặng, những lần mà bạn đang nói to nhưng thực chất không phải.. Lần đầu, bạn sẽ cảm thấy mình như một diễn viên nhưng dần dần sẽ trở thành một thói quen.

    6. Không nên so sánh mình với những người khác

    Càng so sánh mình với người khác, bạn càng cảm thấy không thể nào "với kịp" họ. Bạn càng lo lắng lại càng thêm nhút nhát. Thật vô ích khi bạn cứ phải so sánh mình với bất kỳ ai. Nếu bạn phải làm điều này thì xin hãy làm điều đó thật nghiêm túc. Cá nhân nào trong xã hội cũng đều có vấn đề với sự tự tin của mình.

    Hãy luôn tỏ ra nghiêm túc. Nếu bạn bè hoặc thành viên trong gia đình bạn rất tự tin và hướng ngoại thì hãy tham khảo họ về vấn đề này. Có lẽ, họ sẽ nói điều gì đó hữu ích để bạn tham khảo: "Ồ vâng, tôi luôn có ý thức tự đưa mình ra khỏi tình trạng đó" hoặc "Tôi đã trải qua cảm giác không mấy dễ chịu kia rồi. Tôi thực sự đã rất nỗ lực." Chỉ là bạn đang ở trong một giai đoạn khác so với những gì họ đã trải qua mà thôi.

    7. Hãy nghĩ về những gì tuyệt vời nhất mà bạn có

    Mỗi người đều có một vài tài năng hoặc phẩm chất đặc biệt để giúp đỡ thế giới. Nghe có vẻ thiếu thực tế nhưng đó là sự thật. Hãy suy nghĩ về những gì bạn biết, những gì bạn có thể làm và những gì bạn đã hoàn thành hơn là cứ chú ý mãi đến ngoại hình, giọng nói và trang phục của mình. Hãy ghi nhớ rằng tất cả mọi người, ngay cả những "người đẹp" đều luôn có một điểm gì đó về bản thân hoặc cuộc sống của mình mà họ không hài lòng. Không có lý do đặc biệt nào lý giải tại sao "vấn đề" của bạn có thể khiến bạn ngại ngùng trong khi "vấn đề" của họ lại chẳng khiến họ ngại ngùng.

    Khi tập trung nghĩ về những gì tốt đẹp nhất của bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có rất nhiều cơ hội để giúp đỡ, tham vấn cho bất kỳ một nhóm hoặc giải quyết một tình huống nào đó. Nguồn lực và kỹ năng của bạn là điều hết sức cần thiết để cải thiện bất kỳ vấn đề nào, cải thiện giao tiếp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nghiệm ra được điều này, bạn sẽ thấy bản thân có khuynh hướng cởi mở hơn.

    8. Xác định giá trị và sức mạnh xã hội của bạn

    Có phải bạn vẫn hay tự hỏi: Chỉ vì bạn không phải là người nổi bật trong phòng, bạn không có được giọng nói truyền cảm mạnh mẽ hay bạn không biết tận hưởng bữa tiệc mà bạn tự cho rằng bản thân thiếu đi kỹ năng giao tiếp xã hội? Câu hỏi tôi đặt lại cho bạn: Bạn có phải là một người lắng nghe tuyệt vời không? Bạn có để mắt đến từng chi tiết? Nếu bạn thực sự không có được những khả năng đó thì hãy ngồi lại trong giây lát. Biết đâu bạn lại có thể quan sát tốt hơn hầu hết những người xung quanh thì sao?

    Điểm này có thể đem lại cho bạn một lợi thế. Nếu bạn là một người lắng nghe tuyệt vời thì rất có thể bạn sẽ gặp ai đó có vấn đề và đang cần được an ủi trong chốc lát. Trong trường hợp này, họ là những người cần bạn. Không có gì đáng e ngại về tình huống này cả. Hãy hỏi về những gì đang xảy ra với họ! Bạn nhận thấy họ có vẻ đang tức giận, "bốc khói đến mang tai" và bạn có sẵn lòng giúp họ chia sẻ hay không?

    Trong mỗi nhóm xã hội, tất cả các vai trò trong nhóm cần phải được thực hiện. Bạn luôn có chỗ đứng của mình kể cả khi bạn không nhìn ra đi nữa. Không một ai giỏi hơn bất kỳ người nào khác - bạn hãy biết rằng giá trị riêng của mình, dù nó là gì đi chăng nữa đều luôn cần thiết để nhóm xã hội ấy thực hiện đúng vai trò của mình.

    9. Không nên tự dán nhãn bản thân quá nhiều

    Trên thực tế thì không một ai có thể cảm thấy hạnh phúc tuyệt đối cả. Người hướng ngoại không nhất thiết phải là những người cởi mở hoặc luôn cảm thấy hạnh phúc và những người nhút nhát không phải là người hướng nội, bất hạnh, lạnh lùng và xa cách. Nếu bạn không muốn bị dán nhãn một cách vô thức thì bạn cũng đừng nên làm điều đó với người khác.

    Những đứa trẻ ở trường đang ngày đêm miệt mài chăm chỉ để đạt được thành công. Những đứa trẻ này luôn biết cách thích nghi sao cho phù hợp để hướng tới thành tích cao nhất. Đó là tin đáng mừng, nhưng nó không có nghĩa là kết quả học tập cao sẽ mang đến hạnh phúc cho chúng.

    >> Bước 3: Chinh phục các thử thách

    1. Luôn có sự chuẩn bị kỹ càng

    Nếu được mời đến dự một buổi tiệc, bạn nên chuẩn bị cho mình những gì sẽ nói ngày hôm đó. Tập luyện các câu chào hỏi hoặc chuẩn bị sẵn những gì cần trình bày trong đầu có thể sẽ giúp bạn thêm phần tự tin. Bằng cách này, bạn có thể tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào.

    Tất nhiên là bạn không cố ý gây ấn tượng với mọi người ở đây với lượng kiến thức đầy ắp và sâu sắc. Đơn giản là bạn chỉ muốn tham gia. Với những người không muốn bị đánh giá hoặc bị ép buộc đưa ra ý kiến, hãy luôn giữ khoảng cách vừa phải và tỏ ra thật thân thiện.

    2. Nghĩ về đoạn hội thoại diễn ra theo từng bước

    Tương tác xã hội có thể rất đơn giản. Khi đã nắm bắt được những bước cơ bản và tiếp thu chúng, bạn sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng đoán được cuộc hội thoại hôm đó diễn ra thế nào mà không lo bị căng thẳng. Hãy nghĩ về cuộc hội thoại theo 4 giai đoạn sau:

    Bước đầu, hãy mở lời gì đó đơn giản thôi. Những câu nói, câu hỏi xã giao sẽ là phù hợp nhất.

    Bước hai là phần giới thiệu. Hãy giới thiệu bản thân mình. Bước ba là tìm ra điểm chung nào đó, một số chủ đề mà cả hai bạn có thể nói chuyện.

    Bước cuối là kết thúc, một người có thể thông báo cho người kia rằng mình sắp phải ra về và có thể xin số liên lạc của nhau nếu cần. "Hôm nay rất vui được nói chuyện cùng bạn. Đây là số của mình. Hẹn gặp lại."

    3. Học cách trò chuyện

    Hãy nhớ lại dự án tuyệt vời bạn vừa hoàn thành? Đỉnh núi bạn vừa chinh phục? Một căn bệnh mà bạn đã vượt qua? Nếu bạn có thể làm tất cả những điều đó, cuộc trò chuyện này sẽ là một điểm nhấn rất đáng nhớ. Một lời nhận xét ngẫu nhiên về một thứ mà bạn chia sẻ sẽ bắt đầu, chẳng hạn "Xe buýt này luôn tới trễ." hoặc "Chỉ cần tin rằng điều may mắn sẽ đến!" hay "Hôm nay bạn đã gặp ông giám đốc chưa?".

    Thêm các chi tiết vào những câu hội thoại cơ bản. Nếu ai đó từng hỏi nơi bạn đang sinh sống mà thông tin bạn đưa ra rất ít thì cuộc hội thoại đó sẽ có nguy cơ chấm dứt sớm. Thay vì nói "Tôi ở trên phố ABC" thì hãy nói "Tôi ở trên ABC, ngay bên cạnh tiệm bánh Kerry nổi tiếng nhất Sài Gòn." Bằng cách này, người đối diện sẽ có điều gì đó để tiếp tục bình luận và cuộc trò chuyện sẽ lại tiếp diễn.

    4. Warm - up

    Nếu warm - up trong dạy và học là hoạt động đầu tiết giúp tiết học trở nên sôi nổi thì warm - up ở đây cũng có ý nghĩa tương tự. Nếu bạn đang ở trong bữa tiệc, bạn có thể sử dụng những đoạn hội thoại giống nhau với người này và người khác. Thực hành điều này với hai hoặc ba người cùng một lúc và luyện tập trong những câu chuyện hài hước hay thậm chí là tẻ nhạt cho đến lúc bạn cảm thấy đủ. Sau đó hãy quay lại với người mà bạn rất thích nói chuyện. Lúc đó, câu chuyện mới thực sự có ý nghĩa.

    Bắt đầu thật nhanh và mỗi cuộc trò chuyện chỉ kéo dài vài phút. Điều này sẽ khiến áp lực bị giảm đi và có thể giúp bạn ít lo lắng hơn. Khoảng hơn 2 phút thì không có vấn đề. Sau đó, bạn có thể tập trung thời gian và năng lượng cho những người bạn thật sự. Điều này rất có lợi giúp cho thời gian và nguồn lực của bạn thêm phần ý nghĩa.

    5. Quan sát và hành động kỹ càng

    Sử dụng ngôn ngữ cơ thể sao cho thật cởi mở, thân thiện và khiến cho người khác cũng cảm thấy như vậy. Hãy chắc rằng tay của mình không để bắt chéo trước ngực, ngẩng cao đầu và bạn đang chú ý đến điều gì khác mà không phải là họ. Không ai muốn nói chuyện với bạn trong khi bạn lại đang chơi game trên điện thoại. Hãy tỏ ra lịch sự.

    6. Hãy mỉm cười và giao tiếp bằng mắt

    Một nụ cười của người lạ nào đó bạn gặp có thể khiến bạn vui cả ngày và họ cũng sẽ như bạn đấy! Mỉm cười là một cách thân thiện để chào những người khác, và đó là màn chào hỏi đầu tiên để bắt đầu một cuộc trò chuyện với bất cứ ai, dù họ là người lạ hoặc bạn bè. Mỉm cười nghĩa là bạn đang cho thấy bạn rất thân thiện và hòa đồng.

    7. Hãy lắng nghe cơ thể của mình

    Khi bạn ở trong một nhóm người (hoặc thậm chí đang ở cạnh một người) có thể bạn sẽ bị cuốn vào những suy nghĩ khác nhau. Điều đó là hết sức bình thường. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi sau:

    Tôi có đang thở không? Nếu bạn có thể làm chậm hơi thở của mình, cơ thể sẽ tự động thư giãn.

    Tôi có đang thư giãn không? Hãy đến nơi nào thoải mái hơn.

    Tôi có đang mở lòng hay không? Bạn có thể nhận được tín hiệu từ vị trí của riêng mình. Việc mở lòng có thể thay đổi cách thức mà những người khác đang xem bạn như một phần của nhóm.

    >> Bước 4: Thách thức bản thân

    1. Tự đặt ra mục tiêu cho mình


    Sẽ thật buồn cười khi nói rằng: "Tôi chỉ cần đi ra ngoài và sẽ không còn nhút nhát nữa!" Đó không thực sự là mục tiêu bạn hướng đến, nó tương tự như việc bạn nói: "Tôi muốn trở nên tuyệt vời hơn." Vậy làm thế nào để bạn làm được điều đó? Bạn cần cụ thể hóa mục tiêu bằng hành động ví dụ như nói chuyện với người lạ hoặc bắt đầu trò chuyện với một cậu bé dễ thương nào đó hoặc một cô gái bạn biết. (Chi tiết những hành động này sẽ được đề cập đến trong phần tiếp theo).

    Tập trung vào những mục tiêu nho nhỏ hàng ngày trước, sau đó tính đến những mục tiêu khác. Thậm chí hỏi thăm một người lạ, ví dụ như "Bây giờ là mấy giờ?" có thể là một nhiệm vụ hơi khó khăn. Đừng vội bỏ qua những cơ hội nhỏ như thể chúng chẳng đáng phải làm. Bạn có thể nói chuyện trước một đám đông lớn trong khoảng thời gian nhất định nhưng cần chậm lại!

    2. Tìm kiếm những gì mà bạn cảm thấy thoải mái

    Bạn có thể tìm đến một cuốn sách để đọc, một đoạn nhạc để nghe, một đoạn phim để xem, miễn sao bạn cảm thấy an lòng. Không cần bắt chước người khác hoặc lắng nghe theo lời khuyên nào về cách sống mà bạn chẳng lấy làm hào hứng hoặc có phần khó chịu về nó.

    3. Tự đặt mình vào những hoàn cảnh không mấy dễ chịu

    Hãy nhớ rằng không nên đặt bản thân mình vào những hoàn cảnh khiến bạn phải trốn trong góc nhà và tự véo mình để xóa tan nỗi đau mà bạn đang phải gánh chịu. Bạn cần đặt mình vào hoàn cảnh mà bạn phải tiến thêm một hoặc hai bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Nếu không thì làm sao bạn có thể phát triển?

    Bắt đầu từ vị trí đầu tiên trong danh sách đã lập ra trước đó. Đó có thể là bắt chuyện với một cô nhân viên bán hàng, trò chuyện với một người nào đó tại nhà chờ xe buýt, hoặc tán gẫu với anh chàng ngồi cạnh bạn tại nơi làm việc. Hầu hết mọi người đều không giỏi bắt chuyện lắm đâu (Bạn có biết lý do vì sao không? Vì họ cũng giống như bạn), nhưng cơ hội để bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện vẫn còn đó và bạn đừng nên bỏ qua.

    4. Tự giới thiệu mình với người mới mỗi ngày

    Thường rất dễ để bắt chuyện với người lạ, ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng sau đó bạn có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy họ nữa, vì vậy ai quan tâm họ nghĩ gì về bạn? Đó chỉ là người đàn ông nào đó dạo bước trên phố hoặc đi bộ đến bến xe bus. Bạn cũng chỉ cần cố gắng giao tiếp ánh mắt với họ rồi mỉm cười. Việc đó chỉ mất có 3 giây thôi.

    Bạn thực hành càng nhiều thì càng nhận thấy rằng mọi người đều hòa đồng và thân thiện. Hơn nữa, mỉm cười làm cho mọi người tự hỏi tại sao bạn đang mỉm cười - bây giờ thì bạn mới chính là người đùa nghịch với tâm trí của họ thay vì ngược lại!

    5. Hãy mạnh dạn

    Hãy nói chuyện với ai đó mà bạn thường không nghĩ đến việc sẽ trò chuyện cùng họ. Cố gắng tìm ra những người chung sở thích và tạo cơ hội để nói chuyện với họ. Ở một khía cạnh nào đó, bạn sẽ tìm thấy mình ở nhóm. Bạn trong cần học cách tham gia nhóm. Đó là cách duy nhất để phát triển bản thân mình.

    Theo thời gian, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhớ lại lần đầu tiên bạn tập đi xe đạp hay xe máy diễn ra như thế nào? Tương tự với tương tác xã hội, bạn thực hành cũng chưa chắc đã hiệu quả. Sau một thời gian, bạn sẽ vượt qua được tất cả và bạn cũng nhận ra rằng chẳng có điều gì làm khó bạn cả.

    6. Ghi chép lại thành công của mình và tiếp tục giữ vững tinh thần

    Trong cuốn sổ đó, bạn đã liệt kê ra được các nguyên nhân khiến bạn không mấy dễ chịu. Còn bây giờ hãy tiếp tục ghi lại những thành công mà bạn đạt được. Nhìn thấy những tiến bộ bạn đã thực hiện là động lực tuyệt vời để tiếp tục con đường phía trước. Trong vài tuần, bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì mà bạn đang thực hiện, thuyết phục chính mình rằng tất cả điều này đều thực sự khả quan.

    Không có thời gian cụ thể cho những việc như này. Đối với một số người, nó sẽ không xảy ra cho đến khi họ nhận được món quà bất ngờ ngoài dự kiến. Đối với những người khác, họ phải mất khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, mất bao lâu không quan trọng bằng việc bạn luôn tin tưởng vào bản thân mình.
     
  8. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Bạn thuộc kiểu người hướng nội nào?"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không bao giờ hoặc rất hiếm khi có chuyện hai người hướng nội giống nhau đến 100 % được. Có thể điểm chung giữa họ là lắng nghe lẫn nhau hay quan sát tốt. Nhưng điểm khác biệt giữa họ có đôi chút dễ gây hiểu nhầm khi một trong hai bên có vẻ ngoài là kiểu người hướng ngoại. Có người luôn cảm thấy không còn chút sức sống nào khi ở đám đông nhưng có người lại thấy mình ở trong đám đông vẫn vui vẻ, nhưng vui vẻ trong tĩnh lặng chứ không sôi động như mọi người xung quanh. Hay chẳng hạn có người thường thích một mình đọc sách để thư giãn lấy lại năng lượng, nhưng cũng có người lại chọn cách du lịch một mình những nơi yên tĩnh như một cách lấy lại năng lượng.

    * Hướng nội xã hội (Social Introvert) : Kiểu người hướng nội xã hội là những cá nhân thích hoạt động trong những nhóm bạn thân hoặc đồng nghiệp của mình với số lượng người không nhiều cho lắm. Ở trong môi trường công sở hoặc nơi diễn ra các sự kiện xã hội thì họ vẫn tỏ ra rất tự tin chứ không hề nhút nhát. Họ vẫn đi offline những sự kiện mà họ yêu thích, các sự kiện liên quan đến văn hóa, âm nhạc, ẩm thực.. Thậm chí, đôi khi người khác có cảm giác người này không thể nào là người hướng nội. Tuy nhiên, nếu cuối tuần nhận được lời mời đi chơi xa hoặc tham dự một bữa tiệc nào đó thì có thể họ sẽ có xu hướng từ chối. Tất nhiên, không phải họ sợ hoặc nhút nhát, đơn giản họ chỉ muốn ở một mình tận hưởng không gian yên tĩnh và những hoạt động khi đó đều rất nhẹ nhàng, chẳng hề tốn năng lượng của họ chút nào.

    * Hướng nội suy nghĩ (Thinking Introvert) : Suy nghĩ là hành động mà đa phần nếu ai đó được nhắc đến thì ắt hẳn đó sẽ là người hướng nội. Người hướng nội hay dành nhiều thời gian suy nghĩ để cân nhắc, suy xét mọi sự vật, sự việc. Tuy nhiên, kiểu người này lại hay mơ mộng, đắm chìm trong thế giới tưởng tượng của mình và lắm lúc rất dễ bị "lạc trôi" trong thế giới ấy. Không giống như kiểu người hướng nội xã hội, kiểu người hướng nội suy nghĩ này có đôi chút thiếu thực tế hơn. Có thể họ không giao tiếp với xã hội nhiều, chỉ có vài người bạn và nếu có ngày chủ nhật nghỉ ngơi, họ sẽ lại tiếp tục tưởng tượng thế giới riêng của mình có những ai, có những gì và cách thức tiếp cận ra sao. Điểm sáng nổi bật ở đây đó là sự sáng tạo thường xuyên túc trực trong bộ não của họ nhờ vào trí tưởng tượng phong phú kia.

    * Hướng nội lo lắng (Anxious Introvert) : Trong khi người hướng nội xã hội tìm kiếm sự yên tĩnh vì họ thích các hoạt động nhẹ nhàng, tiêu tốn ít năng lượng thì người hướng nội lo lắng lại có xu hướng tránh các hoạt động giao tiếp xã hội xung quanh mình. Yếu tố này khiến họ có chút lo lắng và sợ bị tổn thương nếu ai đó nhìn họ hay để ý hành động của họ quá lâu. Đa phần nguyên nhân dẫn đến thường là do họ rất tự ti trong kỹ năng giao tiếp của bản thân. Ngược lại, khi một mình thì sự lo lắng đó chưa chắc đã được giảm bớt. Kiểu người hướng nội lo lắng này được xếp vào kiểu người thường xuyên trầm tư. Một vấn đề thường xuyên lặp đi lặp lại trong bộ não sẽ khiến họ dễ bị ám ảnh nếu không kịp thời được "xả" ra bên ngoài. Sự vẩn vơ trong từng câu chữ bộ não lắm lúc khiến họ khổ tâm. Thậm chí một ký ức đã rất lâu nhưng khi nhắc lại họ vẫn còn cảm thấy bồn chồn, day dứt không yên.

    * Hướng nội chậm rãi (Restrained Introvert) : Khác biệt hoàn toàn với người hướng nội xã hội ưa hoạt động nhóm nhỏ, hướng nội suy nghĩ thích chìm đắm trong thế giới tưởng tượng và hướng nội lo lắng hay trầm ngâm thì kiểu người hướng nội này lại được miêu tả bằng cụm từ "chậm rãi, từ từ". Người hướng nội chậm rãi hay nghĩ nhiều trước khi nói, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Họ hay kiềm chế mọi lời nói hoặc cử chỉ của mình làm người khác bị tổn thương hoặc tự đẩy bản thân mình vào thế khó xử. Để giúp mình thêm tự tin và thật thư giãn, họ thường "giảm tốc độ" bằng câu châm ngôn có tính cách tương tự "Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn" chứ hiếm khi tìm kiếm lại sự thanh thản trong tâm hồn bằng cách "hướng nội" thật sự. Bề ngoài của những cá nhân này hay bị đánh giá có chút gì đó chậm chạp và thiếu sức sống.

    Tất nhiên, không có người hướng nội nào lại hoàn toàn chỉ mang 1 trong 4 đặc điểm vừa nói ở trên. Người ta chỉ có xu hướng thiên về một kiểu hướng nội nào đó hơn để hiểu rõ bản thân và thấy được sự khác biệt với những người hướng nội khác. Thay vào đó, họ có thể nói "Chính xác tôi là một người hướng nội, nhưng tôi lại là hướng nội suy nghĩ. Đám đông hay bữa tiệc không ảnh hưởng đến tôi nhiều lắm, mà là tôi thích dùng thời gian để suy nghĩ, tưởng tượng và tự phản chiếu bản thân mình trong đó lâu hơn người khác".

    TRẮC NGHIỆM

    Tính hướng nội của bạn

    Thuộc dạng nào?

    Để có thể tự nhận biết mình là ai trong số 4 đặc điểm tính cách vừa nêu thì dưới đây là bảng trắc nghiệm nhanh để định hình chính xác hơn.

    Cách thực hiện: Có 5 mức độ: 1 (không biết rõ, không chắc chắn hoặc chả đúng gì cả) ; 2 (không định hình được) ; 3 (trung bình) ; 4 (chính xác tương đối) và số 5 (rất chính xác, tỉ lệ % cao, hoàn toàn đồng ý). Hãy điền con số thể hiện độ chuẩn xác vào từng ô vuông phía trước mỗi đáp án sau và cùng xem kết quả nhé:

    Hướng nội xã hội

    □ Tôi thích tổ chức hoặc tham dự những bữa tiệc nhỏ chỉ với vài ba người hoặc có người bạn rất thân của mình hơn là những bữa tiệc có quy mô lớn.

    □ Tôi hay dành một ngày để làm những việc yêu thích cho bản thân.

    □ Kỳ nghỉ lý tưởng của tôi có rất nhiều thời gian để bản thân luôn được thư giãn.

    □ Sau khi đã trải qua thời gian vui chơi cùng mọi người trong nhóm, tôi thường lặng lẽ rút lui.

    □ Tôi thích làm việc một mình.

    □ Người khác hay hiểu lầm tôi vì họ luôn cho rằng tôi nói quá ít và không tự giới thiệu bản thân.

    □ Tôi thường cảm thấy mệt mỏi sau khi giao tiếp xã hội, thậm chí kể cả tôi đang tự thư giãn một mình.

    Hướng nội suy nghĩ

    □ Tôi thích việc tự phân tích các ý nghĩ và ý tưởng trong đầu mình theo từng lát cắt, từng chi tiết nhỏ.

    □ Nội tâm của tôi rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp.

    □ Tôi thường xuyên suy nghĩ rằng tôi là ai.

    □ Khi đang xem một bộ phim hấp dẫn hay đọc một trang sách hay, tôi thường tưởng tượng rằng nếu các sự kiện có xảy ra thật ngoài đời với mình thì nó sẽ như thế nào nhỉ?

    □ Tôi thường lắng nghe tiếng nói từ trong tâm trí mình.

    □ Thỉnh thoảng, tôi thường cho phép mình lùi lại một chút so với ý nghĩ để xem khoảng cách giữa mình và bản thân là bao xa.

    □ Tôi hay tưởng tượng mọi việc sẽ xảy ra dưới nhiều ngữ cảnh đến với mình.

    Hướng nội lo lắng

    □ Khi bước vào một căn phòng hoặc một không gian nào đó, tôi tự ý thức được và cảm nhận được rằng dường như mọi con mắt đang nhìn chằm chằm và để ý tôi từng chút một.

    □ Tôi ước gì có thể dừng mọi suy nghĩ về việc "phân đoạn" cuộc đời sẽ diễn ra như thế nào.

    □ Hệ thần kinh của tôi đôi lúc làm việc không trơn tru và sinh ra các cảm xúc tiêu cực nên tôi phải trấn an bản thân liên tục, mà đôi khi chưa chắc đã khá hơn.

    □ Tôi cảm thấy không tự tin về những kỹ năng giao tiếp xã hội cho lắm.

    □ Hay tức giận và thất vọng về chính bản thân mình nhưng cố gắng không để lộ ra điều đó.

    □ Đôi khi, tôi cảm thấy phải mất chút thời gian để vượt qua sự nhút nhát của bản thân trong các tình huống mới.

    □ Kể cả khi có bạn thân hay nhóm bạn đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy cô độc và buồn tủi.

    Hướng nội chậm rãi

    □ Có cảm nhận là mỗi sớm thức dậy, tôi thấy hơi lười một chút.

    □ Để thư giãn, tôi thích làm mọi việc thật chậm rãi và luôn để mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng.

    □ Tôi nói khá chậm, suy nghĩ thật kỹ lưỡng những gì mình sắp trình bày.

    □ Bước ra khỏi vùng an toàn với tôi cứ như cực hình vậy. Tôi lười đến nỗi không muốn tìm kiếm những trải nghiệm hoặc cảm giác mới.

    □ Bận rộn luôn khiến tôi phát điên.

    □ Trước khi làm việc gì đó, tôi sẽ dành cả ngày hoặc mất rất nhiều thời gian để cân nhắc.

    □ Trước khi đưa ra quyết định, tôi hay dùng lại từng chi tiết và xem xét rất kỹ càng để đảm bảo không có sai sót xảy ra.

    Kết quả:

    Hướng nội xã hội: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 17 điểm) ; trung bình 21 điểm; cao (nhiều hơn hoặc bằng 25 điểm).

    Hướng nội suy nghĩ: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 18 điểm) ; trung bình 21 điểm, cao (nhiều hơn hoặc bằng 24 điểm).

    Hướng nội lo lắng: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 15 điểm) ; trung bình 19 điểm; cao (nhiều hơn hoặc bằng 23 điểm).

    Hướng nội chậm rãi: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 15 điểm) ; trung bình 20 điểm; cao (nhiều hơn hoặc bằng 25 điểm).

    Còn bạn, bạn thiên về kiểu hướng nội nào?
     
  9. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Tôi đã không biết mình là người hướng nội"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngay từ nhỏ, mẹ đã bảo rằng tôi là đứa "chưa khảo đã xưng". Tôi gần như chia sẻ mọi cảm giác của mình một cách dễ dàng. Phần vì tôi có khả năng diễn đạt tốt, phần vì tôi không thấy có nhiều thứ cần phải giấu kín hay nói dối đến thế, như cách mà mọi người quan niệm. Tôi giao tiếp khá thành công với nhiều đối tượng. Và chính tôi cũng xác định mình hướng ngoại cực kỳ. Tôi chỉ thấy có chút khác biệt với bạn bè cùng lứa ở vài điều. Ví như khi mặc quần áo, thay vì băn khoăn người ngoài nhìn vào sẽ như thế nào, thì tôi đặc biệt thích mặc quần áo cũ, đặc biệt thích đi giày da cũ. Lý do đơn giản: Tôi cảm thấy thoải mái khi mặc như vậy.

    Từ khi còn nhỏ tôi đã không có thói quen nghe nhạc theo phong trào. Tôi biết nghe dân ca từ lớp 6, lên lớp 7 thích nghe dân ca ví dặm, quan họ và chèo. Cấp 3, tôi định hình rất rõ việc chị Hà Trần, anh Tấn Minh thuộc một đẳng cấp khác so với những ca sĩ hát nhạc thị trường. Tất nhiên, những quan niệm này dễ gây tranh luận nhưng nói chung, thời điểm đó, tôi đã định hình như thế.

    Tôi đã không để ý đến một thói quen của bản thân là: Luôn tìm cách ở một mình sau những ồn ào. Bạn bè và người thân đều chỉ thấy tôi vui vẻ, hay chạy nhảy, nói hết phần người khác mà không biết tôi vẫn hay lẩn ra cái hang sau trường. Ngay cả khi đi làm, đi dạy học, tôi vẫn thường đóng cửa và ngồi một mình cả ngày nếu không lên lớp. Tôi hay ở lại muộn nhất, không để làm gì cả. Có chăng chỉ là cắm chiếc tai nghe vào laptop và để kể cho những giai điệu ngân nga.

    Ngày nghỉ, tôi thường cho con về ông bà chơi hoặc gửi người thân. Còn tôi ở nhà, một mình. Chiều về, tôi để con chơi ở ngoài, dặn con có thể chơi với bạn ngoài sân, cùng lắm là phòng khách nhưng đừng bếp và phòng ngủ, mẹ sẽ thấy hơi phiền. Con tôi hiểu và quen rồi nên làm theo rất ngoan. Những lúc ấy, tôi ngồi trong bếp, không hoàn toàn là nấu ăn. Tôi chỉ ngồi yên cho mọi thứ cân bằng lại. Một lần, nhóm thợ đến xây tường đằng trước cho nhà tôi trong suốt một tuần đã liên tục thắc mắc vì sao tôi lại ở một mình trong bếp cả ngày như thế được.

    Những chuyện như thế diễn ra rất nhiều. Ở cơ quan, đôi lúc tôi ở trong nhà vệ sinh một mình mà không làm gì cả, có khi chỉ rửa cốc hay giặt giẻ lau nhưng đó không phải là mục đích mà tôi muốn. Tôi vào đó để tránh sự ồn ào trong giây lát. Hơn một lần đồng nghiệp đã ngạc nhiên vì sao tôi có thể đứng đó, im lặng hơn 20 phút để đợi cái bình nước đầy.

    Đi dạy học, tôi luôn thấy không ổn khi người ta xếp lịch quá dày và bắt giáo viên nói cả ngày liên tục. Tôi đề nghị mỗi tháng chỉ dạy nhiều nhất hai giáo án. Người ta chê tôi lười. Năm học nào tôi cũng đề nghị nghỉ không lương một tháng sau khi hoàn thành số tiết học. Mọi người nghĩ tôi về quê và kháo nhau tôi giàu đến nỗi không cần hẳn một tháng lương. Nhưng thực ra tôi ở nhà thôi. Ở một mình, hàng ngày vẫn gửi con đi học như một người bận rộn. Tôi sống không lương trong một tháng, ăn uống đơn giản, có thể bị coi là bốc đồng nhưng tóm lại, tôi thấy cần được yên tĩnh.

    Tôi mới hiểu ra một điều, mình rất hay chui vào một góc và năng lượng của tôi luôn cạn kiệt mỗi khi phải làm điều gì đó liên tục không ngừng nghỉ. Tất nhiên, tôi không phải người nhút nhát hay trầm cảm, không phải người ít nói, không phải người kém cỏi về ngôn ngữ hay lười vận động. Mà tôi luôn đề cao chiều sâu, sự tổng hợp (khả năng nắm bắt logic và tóm tắt tài liệu của tôi cực đỉnh), yếu tố cô đọng, chắt lọc thay vì hình thức như các yếu tố như màu sắc, hình hài. Tôi thích cảm giác lặng yên quan sát và nghiền ngẫm. Sự bùng nổ của tôi thường được đánh giá cao không phải vì tôi ưa bùng nổ mà bởi vì trước đó tôi đã giống cái lò xo, tự nén lại mình và vô thức bật lên.

    Tôi sợ nổi tiếng. Tôi ghét ồn ào. Bất kể những người xung quanh có tin vào điều ấy hay không. Nhưng có một điều là hễ số lượng người trong danh bạ điện thoại, danh bạ Zalo hay bạn bè Facebook quá lớn sẽ khiến tôi thấy không vui. Không biết mọi người có tin vào lời tôi nói hay không, nhưng thực sự tôi không thích chút nào. Tôi thà "bơ" luôn một người đã lâu không tương tác với nhau còn hơn cứ để họ trong danh sách bạn bè cho mệt nhà anh Mark. Tôi chán những điều cứ lặp đi lặp lại và dù học rất khá, tôi vẫn không hiểu được tại sao người ta cứ cố lấy điểm cao.

    Và rồi, tôi đã hiểu mình là người hướng nội. Một người hướng nội có bề ngoài sôi nổi. Hiểu được bản thân rồi sẽ hành xử đúng hơn, ngưng "ngược đãi" bản thân bằng cách ép mình phải sống như một người hướng ngoại.

    Thực ra, thế giới trở nên đa diện và có chiều sâu hơn bởi những người hướng nội. Dù đôi khi họ hơi nhạy cảm và khó hiểu. Bởi vì, ngay cả họ cũng chưa hiểu được mình.

    (An Ngân)​
     
  10. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Tại sao em lại ít nói thế?"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Sao em ít nói thế? Sao em tách biệt vậy? Mọi người không thích em như vậy chút nào!". Hôm nay, một đồng nghiệp nói với tôi điều này. Vốn là người nhạy cảm, tôi đã khóc ngay sau đó, dù với người khác, câu nói này rất bình thường và chẳng hề có ý xúc phạm.

    Tôi là người hướng nội và đang làm content writer. Tính chất công việc không đòi hỏi tôi phải nói nhiều và ở một khía cạnh nào đó, nó có thể giúp tôi phát huy thế mạnh của bản thân. Tôi ít nói, nhưng vẫn chào hỏi và nói chuyện với mọi người về công việc hoặc những chủ đề mà tôi quan tâm. Lâu lâu, nếu có hứng, tôi thậm chí còn nói rất nhiều, lúc ấy mọi người lại bảo: "Sao hôm nay em nói nhiều vậy, bình thường nói ít lắm cơ mà?" Vấn đề có lẽ ở chỗ tôi rất ít khi tham gia vào các cuộc nói chuyện phiếm của mọi người cùng phòng và cũng ít khi tham gia vào các buổi liên hoan đông người (ít chứ không phải không bao giờ). Vì thế, tôi bị gán cái mác tách biệt, lập dị và kì quặc.

    Tôi luôn tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôi vốn là đứa ghét sự ồn ào vì khi người khác nói chuyện ồn ào xung quanh, tôi không thể tập trung vào công việc. Nhưng khi đồng nghiệp nói chuyện phiếm, tôi vẫn không hề tỏ thái độ khó chịu bởi tôi biết, không phải bản thân thích sự im lặng thì người khác cũng buộc phải giống vậy. Nhưng tại sao khi tôi im lặng, người khác luôn bắt tôi phải sôi nổi, phải nói nhiều, phải hoạt bát (dù tính chất công việc cũng chẳng cần tới điều này) ? Tại sao họ luôn muốn tôi phải giống người hướng ngoại trong khi tôi là người hướng nội? Tôi đã từng cố gắng để trở nên hòa đồng, cởi mở hơn nhưng tôi đã thất bại. Có lẽ thế giới của tôi quá khác với thế giới ồn ào ở ngoài kia.

    (Thiên Thanh)​

    Hồi còn là học sinh, mình bị tẩy chay vì cái tội ít nói, sống tách biệt, có những nguyên tắc lập dị trong mắt đám bạn. Sau này được khuyên bảo nhiều nên cũng có thay đổi, nói nhiều hơn, chịu khó đi tụ tập ăn chơi hơn thì lại bị móc mỉa kiểu "nhìn bề ngoài hiền hiền mà bản chất không giống vậy" và cho rằng mình giả tạo. Bây giờ, mình chỉ giao tiếp trong những trường hợp cần thiết, còn lại thì mặc kệ, ai muốn nói gì thì nói. Nhưng nói chung cũng nên cố gắng để không bị xa cách với mọi người quá, mình tỏ vẻ thân thiện dễ gần thì công việc cũng trôi chảy nhẹ nhàng hơn.

    (Thu Hương)​

    >> Vì sao họ lại hay im lặng?

    Hẳn là người hướng nội nào cũng sẽ trải qua cảm giác này. Một cảm giác muốn lên tiếng giải thích nhưng cứ nghẹn ứ trong cổ họng mãi, rất khó bày tỏ cảm xúc của mình. Có một điều rất dễ khiến họ cảm thấy tủi hổ, đó là: Trong một đám bạn, có người đang say sưa kể chuyện hài rồi sau đó mọi người vỗ tay cười rôm rả. Lúc đó, hễ ai im lặng thì rất dễ bị "quy kết" là những người không có dây thần kinh hài hước, hoặc là hôm đó người này gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng chăng: Đói bụng, khát nước, thất tình hay là câu chuyện của mình kể ra cảm thấy nhạt nhẽo quá? Điều họ cần là cái vỗ tay tán thưởng, cười đùa của mọi người xung quanh chứ không phải là sự im lặng đầy khó chịu kia. Thật là oan cho người hướng nội.

    Khi bạn kể một câu chuyện cười, não bộ chúng tôi vẫn tiếp nhận và lắng nghe đầy đủ những gì bạn kể, bao nhiêu nhân vật, tình huống cao trào, thắt nút mở nút đều được nắm rõ trong lòng bàn tay. Thừa nhận là câu chuyện bạn kể rất vui nhộn và dễ bật cười, nhưng nó không đồng nghĩa với việc nở nụ cười trên môi kèm theo tiếng cười sảng khoái sẽ là hưởng ứng câu chuyện của bạn. Xin đừng hiểu lầm. Chúng tôi vẫn thấy câu chuyện đó hài hước, vui nhộn tuy nhiên vẫn giữ sự im lặng cần thiết và sẽ nhắn tin riêng cho bạn với nội dung "Câu chuyện bạn kể thực sự gây cười" kèm theo icon " :)) " hay ": D" chẳng hạn. Đó là tất cả những gì mà người hướng nội có thể làm được.

    >> Lời giải thích của người trong cuộc

    1. "Tôi không ít nói. Tôi chỉ lên tiếng khi có điều gì đó để bắt chuyện, và đơn giản là tôi thích hướng vào thế giới bên trong nhiều hơn. Tôi yêu cảm giác hòa mình, đắm chìm vào thế giới nội tâm của mình."

    2. "Tôi không thích nói chuyện phiếm. Tôi thà nói về những chủ đề sâu sắc, có ý nghĩa còn hơn. Ví dụ: 'Điều gì làm cho bạn trở nên hạnh phúc?'hoặc 'Điều gì khiến bạn trưởng thành như ngày hôm nay?'".

    3. "Tôi nghĩ rằng sự im lặng, ít nói là điều rất bình thường. Trò chuyện cùng mọi người cũng rất vui, nhưng sự im lặng hay ít nói trở nên ý nghĩa hơn nếu chúng ta sử dụng đúng cách và với đúng người."

    4. "Ngay cả khi im lặng, tâm trí của tôi vẫn tiếp tục hoạt động không ngừng. Tôi thích chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa. Tôi hay lựa chọn những câu nói, cụm từ thật tinh tế."

    Khi mọi người tụ tập rôm rả ở góc nhỏ nào đó, người hướng nội có xu hướng giữ khoảng cách vừa phải và không tham gia để hưởng ứng, có chăng thì cũng rất hời hợt. Rất có thể khi đó họ đang làm việc, ngồi đọc sách hay đơn giản chỉ là thư giãn gân cốt vì mệt mỏi quá. Người khác cho rằng trong khi cả đám ngồi tám chuyện vui vẻ còn một người tách biệt thì đó thật là khác người, khó bảo. Khổ vậy đó!

    Người hướng nội luôn cảm thấy an toàn và vui vẻ nhóm khoảng hai đến ba người. Còn quá nhiều thì sao? Họ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên mệt mỏi điều gì? Bị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi chăng? Không, bạn nhầm rồi, mà là tự dưng chúng tôi thấy rất mệt, sợ nghe tiếng nói chuyện rôm rả xung quanh. Những cuộc nói chuyện phiếm không mang nội dung sâu sắc chỉ khiến người hướng nội cảm thấy phiền. Ví dụ như cô ca sĩ này vừa mua túi 3 tỉ, hay chàng trai này vừa phẫu thuật thẩm mĩ thành nam nhân đẹp trai như Hàn Quốc, hay là cô hàng xóm vừa phát hiện chồng mình "tòm tem" bên ngoài.. Thật là vô lý khi phải thảo luận các câu chuyện như thế. Nó có làm cuộc sống trở nên tốt hơn không? Cứ nghe mãi các thông tin này thì mệt đến nỗi, nếu có một chiếc nệm ở đây thì có thể ngủ ngon luôn đấy.

    Bên cạnh đó, chúng tôi ít nói, nhưng chỉ cần được "chọc" chỗ ngứa thì mọi ý tưởng hay khúc mắc trong đầu đều tự động tuôn ra như suối. Đó là lý do vì sao với các chủ đề không mấy mặn mà (theo quan điểm người hướng nội) thì xin được phép giữ im lặng; ngược lại các vấn đề quan trọng hay liên quan đến công việc có tính chất khẩn cấp, chúng tôi sẽ nói rất nhiều, một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với tôi - hay - im - lặng hàng ngày mà bạn vẫn hay thấy.

    >> Cách phản hồi câu hỏi "Vì sao em lại ít nói thế?"

    Nếu bạn là người hướng nội thì tại sao bạn lại phải dành thời gian để tham gia những hội, nhóm và các sự kiện mà bạn cảm thấy không vui vẻ? Thay vì cứ phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao em ít nói thế" của những người khác thì bạn nên tìm đến những hội, nhóm khiến bạn có cảm tình và muốn được tương tác, giao tiếp có lẽ tốt hơn nhiều.

    Tuy nhiên cũng có những lúc bạn sẽ phải ở trong những tình huống hoặc sự kiện xã hội mà bạn không có quyền được chọn lựa. Ở những trường hợp này, đôi khi bạn chỉ cần xuất hiện một cách nhẹ nhàng và cố gắng tham gia vào những nhóm nhỏ. Nếu có ai đó hỏi bạn câu: "Vì sao bạn ít nói thế", bạn nên tỏ ra thật tự nhiên và đừng tỏ ra mình đang có thái độ phòng thủ trước người hỏi. Hãy trả lời ngắn gọn và đơn giản như: "Tôi đang lắng nghe mọi người nói và tôi cũng đang suy nghĩ!" hoặc "Đôi khi, tôi chỉ muốn lắng nghe những gì mọi người nói và chưa biết nói gì vào lúc này".

    >> Phương pháp giao tiếp hiệu quả

    Nếu bạn có quyền được chọn lựa nơi để bạn tương tác thoải mái thì quá tốt, nhưng với trường hợp bạn không có quyền được chọn lựa thì sao? Những lúc này chính là cơ hội để bạn tập luyện và vượt qua những trở ngại trong giao tiếp. Bạn không nên trốn tránh, bạn chỉ trốn tránh được vài lần chứ đâu trốn tránh được cả đời.

    Nhiều bạn hướng nội chưa nhận ra rằng cách học nói chuyện là điều không quá khó khăn và ai cũng có thể học được. Phương pháp này bao gồm 4 bước: Mở đầu, duy trì, chuyển đổi và gần gũi.

    1. Mở đầu

    "Hãy luôn sẵn sàng" là khẩu hiệu khá nổi tiếng của những nhóm hướng đạo sinh trong các bộ phim Mỹ vẫn được phát sóng trên truyền hình và nó rất tốt cho bạn ở những buổi giao lưu gặp gỡ, trò chuyện mà bạn tham dự. Trước khi dự cuộc họp, buổi tiệc hay tham gia câu lạc bộ nào đó, bạn nên đọc báo hoặc tạp chí, xem một bộ phim yêu thích hoặc lắng nghe một bản nhạc đầy cảm xúc. Quá trình warm up này sẽ khiến cơ thể bạn được bổ sung thêm nguồn năng lượng mới. Xem lại chủ đề về văn hóa, chính trị, xã hội, kèm theo đó không quên chuẩn bị lời bình luận, nhận xét, quan điểm cùng các câu hỏi thì càng tốt. Nếu bạn muốn tham gia bàn luận một chủ đề đang còn dang dở trước đó thì bạn phải biết rõ nó là gì, đồng thời tìm hiểu những đề mục có liên quan để dễ dàng đặt câu hỏi. Không nên tham gia nhóm khi bạn không biết gì và "bẻ hướng" chủ đề đang thảo luận.

    Mở đầu thì không có giới hạn, các câu hỏi chung chung cũng có thể kéo người khác tham gia vào sự tương tác với mình. Vậy nên, hãy suy nghĩ và viết ra vài dòng bạn có thể nói về bản thân mình hoặc bất kỳ thứ gì đó liên quan đến bữa tiệc/hội họp đang diễn ra. Giống như những món trang trí trên bàn ăn, những điều bạn vừa viết ra chính là nhân tố kích thích sự thèm ăn đấy. Thông thường, chúng sẽ giúp cho cuộc hội thoại diễn ra suôn sẻ hơn. Thực hành điều này trước gương hoặc với người bạn thân của mình. Sau đây là vài ví dụ:

    "Xin chào, mình tên là An. Xin phép được hỏi bạn, ai là chủ nhân của buổi tiệc hôm nay nhỉ?"

    "Chào bạn, mình rất thích giai điệu của bài nhạc đang vang lên. Không biết bạn có chút thông tin gì về bài nhạc đó không ạ?"

    "Xin chào, tôi tên là Minh. Người đứng đằng kia là anh Việt, sếp của tôi. Ngôi nhà này thực sự rất đẹp đấy chứ?"

    "Món ăn có vẻ ngon nhỉ?"


    2. Duy trì

    Hãy học một số cách nhận xét để giúp cho cuộc hội thoại diễn ra bình thường, duy trì nó bằng một số câu hỏi "mồi chài". Để duy trì điều này, bạn sẽ cần một vài thủ thuật nho nhỏ về cách đưa ra quan điểm và lời nhận xét. Giả sử, nếu chủ đề có liên quan đến phim ảnh thì sau đây là vài câu hỏi tham khảo:

    "Bạn xem phim đó chưa?"

    "Nội dung phim nói về gì?"

    "Bạn thích gì trong bộ phim?"

    "Bạn thích cảnh quay nào nhất?"

    "Mình đang tự hỏi vì sao nó lại trở nên nổi tiếng vậy nhỉ, bạn có nhận xét gì không?"


    3. Chuyển đổi

    Người hướng nội thường cảm thấy không thoải mái khi ở trong tình trạng quá thân mật với ai đó. Một cuộc hội thoại nếu vừa bắt đầu đã có sự gượng ép, khô cứng hay mang nặng tính chất cá nhân thì họ dễ rơi vào trạng thái khó chịu và ngao ngán. Cần phải nhớ rằng bạn vẫn luôn học cách tự kiểm soát chính bản thân mình. Hãy khôn khéo sử dụng các câu hỏi có liên quan đến những gì đối phương vừa nói và đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo.

    "Bạn nói bạn là cô giáo trường cấp 3 abcdxyz? Bạn chủ nhiệm lớp nào thế?"

    "Khi bạn nói đã từng đến Đà Lạt, mình cũng đang tự hỏi là bạn đã đi đến những đâu?"

    "Hình như bạn vừa nói bạn có một cậu con trai? Cu cậu năm nay bao nhiêu tuổi rồi?"


    Những khoảnh khắc không mấy dễ chịu lại là cơ hội để thúc đẩy cuộc hội thoại diễn ra tốt hơn. Nếu buổi trò chuyện diễn ra vừa gượng ép vừa khô cứng thì đừng cố gắng tỏ ra mình sẽ làm được. Nếu bạn nhận ra rằng người đối diện đặt quá nhiều câu hỏi riêng tư và hơi có chút ồn ào thì bạn nên dừng lại và không nên tiếp tục trò chuyện cùng họ. Trường hợp khác, nếu bạn hoặc đối phương đang có mong muốn được nghỉ ngơi thư giãn thì hãy cứ tự nhiên. Bạn có thể sử dụng phương pháp này ở phần gần gũi ngay sau đây.

    4. Gần gũi

    Các nhà nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng một nhóm người có thể tụ tập nói chuyện với nhau kéo dài trung bình từ 5 đến 20 phút hay thậm chí 30 phút. Do vậy, đừng bực mình hay tỏ ra cáu giận nếu người khác ngừng trò chuyện nhóm này rồi sang nói chuyện ở nhóm khác. Bạn có thể khéo léo nói rằng: "Mình thấy rất vui khi nói chuyện cùng mọi người và thật là tiếc khi phải tạm rời khỏi đây, vì mình thấy cậu bạn cũ lâu năm ở đầu kia nên mình qua đó một lúc. Lát mình quay lại sau nhé!". Bạn có thể tạm thời tách khỏi đám đông nếu thực sự muốn nói chuyện với người phía bên kia. Nếu muốn, bạn có thể xin số điện thoại trước khi sang chỗ khác: "Hôm nay vui nhỉ, chắc hẹn bạn bữa café. Nếu không phiền thì bọn mình trao đổi số liên lạc nhé?".

    Khi thực sự muốn rời khỏi cuộc nói chuyện, dù là giữa hai người hay cả nhóm bạn bè, cũng đừng quên nói lời chào tạm biệt. Đừng cư xử kiểu "thoắt ẩn thoắt hiện". Cách nói lời chào tạm biệt cũng đòi hỏi phải rất tinh tế và nhẹ nhàng. Các dòng gợi ý dưới đây có thể giúp bạn thực hiện điều đó và hãy tự sáng tạo cho bản thân mình nếu thích. Sau đó, bạn cần nghiền ngẫm và thực hành. Lưu ý rằng, bạn chớ nên để bụng nếu ai đó cũng sử dụng câu nói ấy.

    "Xin lỗi. Tôi cần lấy thêm đồ uống."

    "Buổi nói chuyện rất hay nhưng tôi có vài chuyện cần phải hỏi cậu bạn đồng nghiệp của tôi ở đằng kia, chắc phải qua đó gửi lời chào trước."

    "Xin lỗi. Mình có cuộc điện thoại. Lát nữa mình quay lại!"

    "Lúc này trong người tôi không được khỏe cho lắm. Có lẽ tôi sẽ nói chuyện cùng mọi người sau vậy."

    "Có nhà vệ sinh nào gần đây không nhỉ. Xin cảm ơn."


    Nếu bản thân bạn là người không thích nói chuyện dông dài thì bạn chỉ cần nói vài lời ngắn gọn nhưng vẫn rất ngọt ngào rồi nhường lại không gian cho người khác.

    "Rất vui khi được nói chuyện với bạn."

    "Tôi thích cách nói chuyện đầy ngẫu hứng này."

    "Chúc buổi tối vui vẻ."

    "Chúc ngủ ngon, hẹn gặp lại."


    Như vậy, kể cả bạn là người hướng nội và ít nói thì vẫn tương tác không có vấn đề gì cả. Dù cho bạn nói nhiều ở trong những tình huống cố định mà lại ít nói ở trong những trường hợp đặc biệt thì cũng không sao hết. Nhưng trên hết, nếu bạn có quyền được chọn lựa hoàn cảnh khiến bạn dễ ở với mọi người thì quá tốt. Ngược lại, khi bị bắt buộc ở trong những hoàn cảnh không mong muốn thì bạn cũng nên dành thế chủ động khi ai đó hỏi "Tại sao em ít nói thế?". Không phải ai cũng hiểu được lý do vì sao bạn lại ít nói và có những hành động khác lạ so với những người khác trong nhóm. Bạn là người hướng nội và cũng không cần phải tỏ ra mình khác biệt để gây sự chú ý. Hãy cứ là chính mình nhưng cũng đừng quên trong các hoàn cảnh khác nhau thì bạn cũng phải biết cách hành xử thật khéo léo để cho không còn bị gán mác "Vì sao em lại ít nói thế?".
     
  11. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Hướng nội & tối giản"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một người hướng nội thì không phù hợp với những gì nhiều về số lượng, rộng về quy mô và đều đều về nhịp độ. Người hướng nội luôn cần được nghỉ ngơi và nuôi dưỡng cảm xúc từng ngày. Đó là lý do khi bắt gặp lối sống tối giản khởi nguồn từ những cuốn sách của một vài tác giả người Nhật, tôi đã vồ lấy và ngấu nghiến nó một cách say mê.

    Có một cách đơn giản, nhanh gọn và đầy hạnh phúc để nơi ở của chúng ta luôn đẹp và gọn ghẽ, đó là: Vứt hết những gì không phải là nhu cầu thực sự của mình. Nói cách khác, đó chính là việc thực hành lối sống và tư duy tối giản.

    Tôi đã đặt mua 2 cuốn sách về chủ đề tối giản. Một cuốn tôi được công ty phát hành tặng vì đã có chút review hay ho về lối sống này. Tôi đã hồi hộp lật giở từng trang một và xác định đây sẽ là lối sống cho cả phần đời còn lại của mình.

    Đầu tiên, tôi dọn sách. Những quyển sách và tài liệu cũ vẫn còn được giữ lại từ khi tôi còn là giáo viên. Một số được gửi lại cho đồng nghiệp, một số khác chuyển cho những người bạn có ý định làm thư viện cộng đồng. Phần khác đem cho tất cả những ai có nhu cầu nhận.

    Cỡ 100 quyển sách. Tôi không hề nói ngoa. Riêng chỗ sách của Thiền sư Nhất Hạnh đã khoảng 30 cuốn. Tiểu thuyết, sách văn chương khoảng 30 cuốn và phần còn lại là sách chuyên ngành. Tôi chỉ giữ lại "Tuyển tập truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh" thôi. Chị Vàng Anh là nhà văn mà thông qua cây bút của mình đã dạy tôi nhiều nhất. Cho sách đi, ban đầu tôi đã rất buồn. Nhưng tôi nhận ra rằng ham mê tri thức không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc trưng bày sách. Bởi, có những cuốn tôi còn chưa đọc, hoặc đọc trong trạng thái xáo trộn và hời hợt. Và tôi đã quyết định rằng ở mỗi một thời điểm, tôi sẽ chỉ đọc trọn vẹn từng cuốn một rồi mới chuyển cho người khác.

    Cho sách đi tức là từ nay tôi vứt đi cái tấm khiên sĩ diện trí thức, chữ nghĩa mà trước nay vẫn quàng lên cổ. Cũng là giải phóng hẳn một giá sách to vừa cũ vừa tăm tối, lấy chỗ cho con gái ngồi viết những nét chữ đầu tiên trong đời.

    Sau sách là quần áo. Sao tôi lại mua nhiều váy đến thế? Vốn biết hình thể mình chẳng được ưa nhìn, lại không điệu đà nên mỗi lần buồn chán tôi lại đi mua váy với suy nghĩ mua về để thay đổi tâm trạng và số phận. Nhưng đâu phải thế, sáng hôm sau tôi lại quay về với những phục trang thân thuộc hàng ngày. Giá đồ nặng thêm một phần và tiền bạc thì hao hụt đi một lượng lớn không thể bù đắp.

    Vài ba bao váy áo được tôi giảm tải trong ngày đầu tiên. Nhưng đến 2 tuần sau đó, tôi vẫn tiếp tục giảm đồ. Và cuối cùng tôi – thay vì trước đây treo hết 1 tủ gỗ, 1 tủ nhựa và 2 giá treo inox thì bây giờ thu gọn lại toàn bộ số quần áo đi làm chưa hết 1 chiếc giá treo đồ. Gồm 2 đồng phục cho 2 ngày đầu và cuối tuần. 2 váy liền cho 2 ngày giữa tuần. Ngoài ra còn 1 quần dài, 1 chân váy và 4 áo sơ mi. Với tôi, như thế là dư dả. Nó giúp tôi không phải bí bách và khó chịu khi chọn đồ. Vậy mà đã có lúc, tôi tìm khắp cả 2 tầng nhà vẫn không biết lấy cái gì ra để mặc. Bỏ đi để tôi có cơ hội phân tích từng món đồ mình có, điều gì nên áp dụng, nhân rộng ra cho món đồ sau và điều gì cần phải "stop". Ví như nếu lần sau đi mua, tôi không nên chọn váy liền có cổ quá hẹp vì nó sẽ làm cổ tôi trông rụt vào trong. Tôi bỏ đi đến 3 - 4 cái váy vì lí do cổ áo không phù hợp. Vậy mà khi mua, tôi đã nhảy cẫng lên xuýt xoa chỉ vì màu áo hay chiếc nơ trên túi.

    Từ khi tôi hứa với mình rằng sẽ không mua những thứ không thật sự cần thiết, tôi chẳng giấu rằng có đôi lúc vẫn xuất hiện hững cơn đồng bóng nhảy ra trấn áp đầu óc và sinh lực. Như chuyện về đôi giày bệt chiều nay. Tôi đặc biệt ưa thích dáng giày kinh điển mà có lẽ xuất hiện đầu tiên trong lịch sử những đôi giày cao gót loài người: Mũi thấp, gót vuông, to và màu đen. Hãng giày tôi yêu và gắn bó nhất là Vagabond. Đây là đôi giày thứ 3 trong suốt 2 năm. 3 đôi giày liên tục, những hơn 600 ngày, kiểu dáng giống hệt nhau. Người ta không hề biết là tôi đã thay đến 3 lần giày. Vì trông nó hoàn toàn không khác gì đôi cũ.

    Điều này đặc biệt phát huy công dụng khi tôi quyết định tối giản đi mọi thứ. Mọi trang phục, mọi cách kết hợp và mọi hoàn cảnh thật ra đều phù hợp với một đôi cao gót màu đen.

    Tuy nhiên, tôi vẫn cần một đôi giày bệt. Và chiều nay, đôi giày bệt của tôi chính thức không thể dùng được nữa. Nó đã giúp tôi quá nhiều. Tôi quyết định phải chia tay nó và đi sắm cho mình một đôi bệt mới.

    Quá nhiều lựa chọn. Tôi nghĩ mình chỉ cần một đôi giày bệt thôi. Nhưng tự nhiên tôi lại lạc sang phía giày cao gót. Quá nhiều những đôi giày hấp dẫn. Mùa gió lạnh đã đến và người ta bắt đầu chú ý đến giày kín mũi. Tôi ngắm nghía chúng. Con gái giục mẹ đi thử đi, con ngắm. Tôi muốn thử 1 đôi màu đỏ. Rồi 1 đổi kiểu thế nhưng gót to hơn loại tôi đang có. Tôi muốn mua thêm, 1 đôi, rồi 2 đôi..

    Nhưng rồi tôi chợt nhớ ra, có phải mình đang cam kết tối giản không? Nếu thêm 1 đôi giày, vậy 5 ngày đi làm sẽ có 3 ngày đôi nọ và 2 ngày đôi kia? Tức là ngày nào trong tuần cũng sẽ có 1 món đồ vô dụng ở nhà? Sẽ ra sao nếu tất cả những món đồ trong nhà đều sẽ nhân 2, tức là đang có 1 món đồ vô dụng tồn tại không để làm gì cả? Sẽ ra sao nếu tôi quen cảm giác dư thừa để cố mua sắm nhiều hơn thứ thực sự cần?

    Vấn đề ở đây không hoàn toàn là chuyện tiền nong. Chắc chắn tiền rất quan trọng nhưng thêm đôi giày thì tiền chưa phải điều đáng nói ở đây. Nhưng tôi sẽ mất lòng tin vào chính mình khi sáng nào cũng mất công lựa chọn sẽ đi đôi giày nào. Hẳn là sẽ mất đi cảm giác gắn bó và kiểm soát những điều đang có xung quanh. Hẳn là khi tự tin còn đôi giày nữa ở nhà, tôi sẽ không coi trọng đối giày dưới chân mình nữa.

    Chưa kể, như hạt đỗ lăn, hạt này nối tiếp hạt kia chẳng ân hận gì, phong trào mua sắm thêm, thêm nữa, thêm mãi.. Điều đó sẽ không dừng lại, nếu tôi cho phép mình phá lệ 1 lần.

    Nghĩ thế, tôi lặng yên ra về sau khi chọn đôi giày bệt đơn giản, phổ thông nhất cho mình. Tôi hoàn toàn hài lòng với cảm giác này. Kiểm soát được bản thân, biết chính xác thứ mình đang có và không bao giờ mua thứ gì vô dụng rồi bỏ quên.

    (An Ngân)​
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...