Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo - Đề 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 27 Tháng ba 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 9

    Bấm để xem
    Đóng lại

    I. ĐỌC HIỂU
    Câu 1.
    Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm.
    Câu 2. Các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ...
    Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi suy nghĩ:
    – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
    – Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.
    Câu 4. Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình...

    II. LÀM VĂN
    Câu 1:
    Đoạn NLXH 200 chữ: ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
    Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
    – Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì gần gũi, gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người.
    – Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng...); góp phần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế.
    – Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé, bởi đó có thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp đẽ...

    Câu 2.
    Mở bài:
    nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.
    Thân bài:
    1. Nêu vài nét khái quát về tác giả và tác phẩm
    2. Nêu vị trí của đoạn trích
    3. Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích
    a. Tóm tắt một chút về lần gặp thứ nhất
    b. Cảm nhận
    - Nạn đói đã tàn phá nhân hình của thị:
    + Quần áo rách tả rơi như tổ đỉa
    + Gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy có hai con mắt
    - Nạn đói đã tàn phá cả nhân tính của thị
    + Từ một cô gái vui vẻ, giờ đây thị trở nên đanh đá: sầm sập chạy tới, sưng sỉa, con cớn với Tràng
    + Thị trơ trẽn trong hành động đòi ăn: ăn gì thì ăn chứ chả ăn giầu
    + Thị đánh mất phép lịch sự tối thiểu trong hành động ăn: ngồi sà xuống, cắm mặt, ăn một chặp 4 bát bánh đúc, cầm đũa quệt ngang mồm.
    + Thị trở nên bất chấp, liều lĩnh trong việc quyết định theo không Tràng chỉ qua một câu nói đùa.
    => Qua việc miêu tả sự tha hóa của nhân vật "người vợ nhặt", Kim Lân cho ta thấy một số điều:
    - Hoàn cảnh có sức mạnh ghê gớm, có thể làm biến dạng về cả nhân hình lẫn nhân tính của con người.
    - Qua đó ông lên tiếng tố cáo tội ác của các thế lực đen tối lúc bấy giờ đã đẩy người dân vào bước đường cùng.
    - Đồng thời, Kim Lân cũng giúp chúng ta thấy được một khát vọng bất diệt của con người mà hoàn cảnh dù có bi đát đến đâu vẫn không thể dập tắt được: đấy chính là khát vọng hạnh phúc.
    Kết bài: Khái quát đoạn trích, tác giả và tác phẩm
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 10

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1.
    Phương thức nghị luận/ Nghị luận

    Câu 2:

    + Sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, coi "chống dịch như chống giặc", lấy sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết; chấp nhận thiệt hại về kinh tế.

    + Sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phải khẳng định vai trò trụ cột của quân đội, của các lực lượng công an, ngành y tế.

    + Ý thức của người dân đồng lòng với Chính phủ trong phòng chống Covid-19.

    + Tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia, tình yêu thương của dân tộc Việt Nam.


    Câu 3.

    Mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống dịch được hiểu là tất cả mọi người dân Việt Nam dù đang sinh sống trong hay ngoài nước đều nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên kịp thời của Đảng và Nhà nước về cả vật chất lẫn tinh thần, giúp họ vượt qua được mọi khó khăn và làm tốt được vai trò chiến sĩ của mình trong cuộc chiến chống đại dịch.

    Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo hình thức 01 đoạn văn từ 5-7 dòng, có thể đưa ra một số biện pháp như: Giữ gìn vệ sinh thân thể, tập thể dục và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng; hạn chế tối đa ra ngoài, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ..

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.


    Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

    + Lòng nhân ái là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người với con người

    + Vai trò:

    - Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

    - Giúp đỡ con người vượt qua khó khăn để có niềm tin vào cuộc sống

    - Khi sống nhân ái, bản thân ta sẽ cảm thấy hạnh phúc; ta sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng; từ đó tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa người với người trong xã hội..

    - Là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái..

    +Bài học, liên hệ.

    Câu 2.

    *Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

    *Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài.


    + Giới thiệu hình tượng người đàn bà hàng chài.

    + Cuộc trò chuyện của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng tại tòa án huyện.

    - Về số phận của người đàn bà hàng chài.

    + Cuộc sống khổ cực nghèo đói lam lũ, thuyền chật, con đông: biển động sóng gió -> hoàn cảnh sống khắc nghiệt.

    + Bị bạo hành đánh đập khổ quá là xách tôi ra đánh.. Sau này con cái lớn lên tôi mới xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh.. ->nhẫn nhục cam chịu.

    - Về những phẩm chất tốt đẹp.

    + Tấm lòng vị tha giàu đức hi sinh: Hiểu được nỗi khổ cực gánh nặng mưu sinh đè lên vai người chồnglúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu.. ->chấp nhận đau khổ hy sinh.

    +Tình thương con sâu nặng:

    ~Ý thức nghĩa vụ thiêng liêng: Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn.

    ~Hy sinh tất cả vì con: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình.

    ~Sợ con bị tổn thương xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh.

    ~Trân trọng hạnh phúc bình dị: Vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no.

    - Nghệ thuật:

    + Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo mang tính nhận thức để khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc.

    +Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, lời kể khách quan chân thực, giọng văn trầm lắng nhiều suy tư trăn trở.

    + Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, đối thoại sinh động.

    *Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    - Tấm lòng vị tha giàu đức hi sinh.

    - Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng cảm động.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 11:

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1.
    Phương thức: Biểu cảm

    Câu 2: Sự kiện năm 2020: - Cả nước phải gồng mình chống dịch viêm phổi cấp (Covid 19) có nguy cơ lây lan rất nhanh và đe dọa tính mạng người dân. Đảng và Nhà nước đã có những chiến lược đối phó kịp thời, những quyết định nhân văn là đưa chuyên cơ sang các nước bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề để đón đồng bào về nước, không để ai "bị bỏ lại phía sau".

    Câu 3: Những từ ngữ viết hoa trong văn bản có ý nghĩa, tác dụng:

    - Nhấn mạnh chủ để tác phẩm: Khẳng định niềm tự hào, niềm tin son sắt của tác giả vào nhân dân.

    - Giúp người đọc hình dung rõ hơn những điều mà tác giả muốn chuyển tải.

    Câu 4: Nhan đề bài thơ "Niềm tin son sắt" có nghĩa là: Tác giả thể hiện niềm tin sâu sắc, vững bền của mình vào tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của nhân dân ta. Chính sức mạnh tinh thần đó giúp nhân dân ta từng bước chiến thắng đại dịch.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. Ý nghĩa tốt đẹp của truyền thống lá lành đùm lá rách:

    Tham khảo các ý:

    MĐ:
    Tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa. Truyền thống đó có ý nghĩa tốt đẹp thể hiện mối quan hệ yêu thương, đùm bọc giữa con người với con người trong xã hội. TĐ:

    TĐ:

    + Giải thích:

    - Tương thân tương ái là..

    - Lá lành đùm lá rách là..

    – Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.

    – Nghĩa bóng: "Lá lành" là những người có điều kiện tốt hơn. Còn lá rách "là những người lúc nghèo khó, hoạn nạn.

    => Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đỡ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng.

    + Phân tích, đánh giá ý nghĩa:

    - Tinh thần tương thân tương ái giúp những người hoạn nạn, kém may mắn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, từ đó họ có điều kiện để vượt qua khó khăn, có động lực để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    - Tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng, là nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định.

    - Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.

    + Bình luận mở rộng:

    - Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.

    - Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.

    KĐ: Nêu bài học nhận thức và hành động: Tương thân tương ái là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta. Chúng ta cần yêu thương, sẻ chia với những người không may mắn bằng những hành động, việc làm thiết thực:

    Câu 2. Phân tích đoạn văn: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra[..]

    Mở bài: Truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ "tiêu biểu cho những thành công đầu tiên của Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sự am tường cuộc sống của người dân miền núi kết hợp với những thiện cảm sâu đậm đối với họ đã tạo nên những trang viết có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Tác phẩm" Vợ chồng A Phủ "mở đầu bằng những giọng văn đượm buồn phác họa chân dung Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra:" Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra [..]

    Thân bài:

    Ý khái quát:

    Như những bông hoa ban, hoa mận của núi rừng Tây Bắc, Mị trong "Vợ chồng A Phủ" là cô gái vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, hiếu thảo. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc và hoàn toàn có khả năng đem lại hạnh phúc cho người khác. Nhưng trong một xã hội bất công vô nhân đạo thì càng cao quý bao nhiêu, người ta lại càng bị dập vùi một cách phũ phàng. Chỉ vì món nợ của cha mẹ và phong tục hôn nhân kì lạ của người Mông mà Mị trở thành "con dâu gạt nợ" nhà thống lí, vợ của A Sử. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng kì thực Mị bị đối xử chẳng khác gì thân phận tôi đòi. Tại ngôi nhà quyền lực mà u ám này, Mị bị bóc lột sức lao động, phải làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm. Mị còn bị hành hạ về mặt thể xác, cô có thể bị trói, bị đánh đập bất cứ lúc nào. Chưa hết, Mị còn bị cầm tù, bị xiềng xích về mặt tâm hồn. Lúc nào cô cũng bị cái ma của nhà thống lí ám ảnh. Bao nhiêu khổ đau ở nhà thống lí đã biến Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời, trở thành một người đàn bà bị tước mất linh hồn.

    Phân tích nhân vật Mị qua đoạn văn:

    Cách giới thiệu nhân vật: "Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra.." : Giọng kể trầm buồn giống với cách mở đầu trong cổ tích => chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc.

    + Không gian: "Ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa" => xuất hiện cùng thế giới đồ vật vô tri, câm lặng, câu văn gợi mở: Vị trí người ở của nhân vật. Mặt khác, hình ảnh tảng đá có sự tương đồng với hình ảnh của cô gái – câm nín, ngậm khối u uất khó cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.

    + Tư thế: "Cúi mặt, mặt buồn rười rượi" với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn - "lúc nào cũng vậy" hé mở nhân vật Mị với những uẩn khúc không thể nói thành lời.

    + Cách miêu tả đối lập: Hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ với cảnh tấp nập, giàu sang nhà thống lí, gợi lên sự tò mò ở người đọc.

    Nhận xét:

    + Phác họa hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác.

    + Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.

    + Cách miêu tả nhân vật độc đáo, tự nhiên, gợi tò mò.

    - Thân phận con dâu gạt nợ:

    Câu chuyện Mị về làm dâu:

    + Lý do: Bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết nợ. Mẹ chết => thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xóa nợ => mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát => bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị "không thể nào khác được" giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.

    + Phản ứng: Đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu" => cho thấy:

    Phản ứng đó nói lên lựa chọn tỉnh táo: Câu nói là sự lựa chọn dứt khoát đầy bướng bỉnh ngang ngạnh của Mị. Câu nói chất chứa tinh thần phản kháng, quyết liệt, niềm khát khao tự do của Mị. Mị thà chấp nhận làm nương, làm rẫy cực nhọc để được tự do còn hơn làm dâu con nhà giàu mà phải buộc mình vào kiếp nô lệ => Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của tuổi trẻ.

    Nhận xét về nét đặc sắc trong ngòi bút miêu tả nhân vật của Tô Hoài:

    + Nhân vật được giới thiệu một cách tự nhiên, ấn tượng, kích thích, khơi dậy sự hứng thú, khám phá nơi người đọc, thoát khỏi mạch thời gian tuyến tính.

    + Nhân vật không chỉ được miêu tả trực tiếp qua dáng vẻ, tư thế mà còn được khắc họa qua những đồ vật, sự vật đầy sức gợi

    + Cách dẫn dắt khéo léo: Điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người.

    Kết bài:

    Khái quát nội dung, nghệ thuật:

    + Câu chuyện của Mị nói lên cuộc sống tối tăm, cùng cực của những con người lao động vùng Tây Bắc. Nối tiếp thân phận Chí Phèo của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố, những người dân miền núi phía Bắc cũng bị roi vào bi kịch quyền làm người một cách đau thương. Từ góc quay rất hẹp, từ một chi tiết của cuộc sống thường nhật, Tô Hoài dã khát quát bức tranh rộng lớn của Tây Bắc với những gam màu đen tối, đau thương. Ở nơi đó, lũ chúa đất, thực dân luôn đè đầu cưỡi cổ, đọa đày cả thể xác và tinh thần của những người lao động nghèo. Dưới ách áp bức tầng tầng lớp lớp đó, những người nghèo chỉ biết cúi đầu cam chịu nhẫn nhục thân phận đau đớn

    + Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, xây dựng chân dung nhân vật mang những dấu ấn riêng, ngôn ngữ kể chuyện chuyện linh hoạt, mang phong vị miền núi đậm đà.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 12

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1.


    - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    - Thể thơ: Tự do

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2. Những câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: Dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình:

    - Của chúng ta là tuần trăng rằm

    Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.


    Hoặc:

    Ta tin ở sức mình, vô hạn

    Như ta tin ở tuổi 25

    Của chúng ta là tuần trăng rằm

    Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.


    Câu 3.

    - Biện pháp tu từ:

    + So sánh: "Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm".

    + Điệp ngữ: Ta tin

    + Liệt kê: Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái

    - Hiệu quả: Nhấn mạnh và biểu đạt sâu sắc, sinh động, gợi cảm sức mạnh, niềm tin của tuổi trẻ vào hành động, lý tưởng và ước mơ.

    Câu 4.

    - Thông điệp:

    Tuổi trẻ sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc..

    - Lí giải:

    Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ phải sống có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người thì mới có thể hoàn thiện bản thân, cao cả hơn là mới có thể cống hiến hết mình cho cộng đồng, xã hội..

    (HS có thể rút ra thông điệp khác, cách lí giải khác, nhưng phải hợp lí.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. NLXH: Vì sao phải tin vào chính mình?

    Định hướng:

    * Giải thích:


    - Niềm tin vào chính mình: Là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình có thể làm được, không gục ngã trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống, ta có thể làm thay đổi được thời cuộc..

    * Bàn luận: Vì sao phải tin vào chính mình?

    + Cuộc sống của chúng ta không bẳng phẳng mà luôn có những khó khăn, trở ngại và mất mát, nên cần có niềm tin để vượt qua nó.

    + Có niềm tin vào mình ta mới có động lực tình thần (ý chí, nghị lực, niềm lạc quan) để đối mặt với mọi khó khăn thử thách trên đường đời.

    + Có niềm tin vào mình ta có thể dám xông pha trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mới khẳng định được khả năng của mình.

    + Tin vào mình là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể làm được những điều phi thường.

    + Tin vào chính mình ta mới có được cuộc sống như mình mong muốn, cuộc sống mới nhiều niềm vui và màu sắc.

    * Dẫn chứng:

    * Mở rộng
    : Tin vào chính mình để vượt qua khó khăn, thử thánh nhưng cần phải dựa vào khả năng thực tế của chính mình để không rơi vào tự kiêu, tự đại

    * Bài học nhận thức:

    - Mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, tin vào những gì mình có thể làm được..

    - Cụ thể hóa niềm tin vào những hành động của bản thân: Học tập, rèn luyện, cống hiến cho tổ quốc..

    Câu 2. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong bữa cơm ngày đói.

    MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nhân vật cụ Tứ trong đoạn trích..

    TB:

    * Ý khái quát:

    - Tình huống nhặt vợ của Tràng:

    - Tâm trạng (ban đầu) của cụ Tứ khi Tràng đưa vợ về:

    *Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên:

    - Sau những buồn tủi, lo âu, xót thương, bà cụ Tứ cháy lên niềm hi vọng về tương lai cho các con của mình.

    - Điều khiến ta bất ngờ nhất khi đọc truyện, là trong ba nhân vật, người hi vong vào tương lai nhiều hơn cả là bà cụ Tứ. Điều ấy tưởng như trái với quy luật tâm lí người đời từng tổng kết: Tuổi trẻ hay hướng đến tương lai còn người già hay nhìn về quá khứ. Vậy mà người mẹ già lọng khọng gần đất xa trời này lại là người sống cho con và cũng hi vọng cho con.

    - Bà nghĩ đến chuyện đan phên để ngăn riêng chỗ ở cho vợ chồng Tràng. Một khi còn hi vọng, người ta sẽ không chấp nhận sự tạm bợ. Đó cũng là lí do để bà cụ Tứ và con dâu thu dọn quét tước nhà cửa với hi vọng khi nhà cửa trở nên gọn gàng ngăn nắp thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

    - Bà cụ Tứ còn nói đến chuyện nuôi gà và tưởng tượng "ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem..". Bữa cơm mừng dâu mới trông thật thảm hại, giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng tâm trạng của bà lúc này vui vẻ lạ thường. Trong bữa cơm ngày đói, bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.

    - Để kéo dài bữa ăn và như muốn dành một món quà bất ngờ cho các con bà lão nhìn hai con rất vui vẻ, rồi úp mở đầy bí mật "Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ". Sau đó bà tất tả xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Cầm cái môi vừa khuấy, bà vừa cười: "Chè đây! Chè khoán đây, ngon đáo để cơ" . Bà gọi nồi cháo cám "đắng chát""chè khoán", còn rối rít khen "ngon đáo để" . Làm sao cháo cám có thể ngon. Nhưng sự vui vẻ và niềm tin vào hạnh phúc của các con đã khiến cho bà mẹ biến đắng chát thành ngọt ngào. Đúng là, "những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống".

    - Để các con đỡ tủi thân, bà còn an ủi động viên con trai và nàng dâu: "Cám đấy mày ạ! Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy!" . Chỉ có điều, niềm vui của bà mẹ cũng chỉ là niềm vui tội nghiệp vì nó không thể làm cho đôi mắt của người con dâu sáng lên, còn Tràng thì mặt hắn "chun ngay lại". Và đến khi tiếng trống thuế vang vọng vào bữa ăn, bà cụ Tứ mới thốt lên tâm trạng thực của mình: "Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ".

    * Đánh giá chung:

    - Miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, Kim Lân đã khẳng định biệt tài phân tích tâm lí nhân vật một cách chân thật và sâu sắc, cảm động. Nhà văn không miêu tả sự phát triển tâm lí của nhân vật theo đường thẳng, mà là những trạng thái phức tạp, gấp khúc. Ông cũng không chỉ khắc họa tâm trạng ấy thông qua hành động, lời lẽ, cử chỉ bền ngoài mà còn nhập thân vào nhân vật. Nhờ vậy, hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên chân thực hơn, phù hợp với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và giàu tình yêu thương.

    - Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân còn bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước hiện thực thê thảm của người nông dân trong nạn đói. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng, nâng niu từng vẻ đẹp tâm hồn của họ. Điều này có tác dụng to lớn trong việc khắc họa rõ nét giá trị nhân văn của tác phẩm

    * Nhận xét về cách nhìn của nhà văn về vẻ đẹp của người lao động:

    - Nhà văn đã phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của người lao động ngay cả khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nhất. Chính nhà văn đã từng giãi bày: "Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới cuộc sống, vẫn hi vọng, vẫn tin tưởng vào tương lại. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".

    Nhân vật cụ Tứ là nhân vật điển hình cho người lao động nghèo khổ nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý: Đó là tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng, đặc biệt là lòng thương người như thể thương thân, lòng nhân hậu, vị tha và tinh thần lạc quan, nghị lực sống phi thường;: Cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng đến tương lai, vẫn khát khao một mái ấm gia đình, vẫn gắn bó bao bọc lẫn nhau bằng tình thương, lòng nhân ái.

    - Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ còn là minh chứng tiêu biểu thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc đời người lao động theo chiều hướng tích cực: Đi từ bóng tối vươn ra ánh sáng (khác với các tác phẩm hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám).

    => Điều đó thể hiện cái nhìn đầy nhân hậu, giàu tình yêu thương và lạc quan của nhà văn đối với người lao động.

    KB: Khái quát vấn đề.
     
    Dana Lê, Dumbo, LieuDuong19 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...