Tại sao máu có màu đỏ?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 24 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    Có bao giờ chúng ta thắc mắc những thứ đơn giản xung quanh chúng ta không?

    Chẳng hạn như, tại sao máu có màu đỏ?


    [​IMG]

    Nếu cho máu người vào máy ly tâm, sẽ thấy chúng tách thành ba phần rõ rệt. Lớp đầu là huyết tương, màu vàng nhạt và trong. Đôi khi chúng ta bị thương nhẹ, trầy xước. Lớp nước mỏng ngoài miệng vết thương chính là huyết tương. Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi.

    Máu người có màu đỏ vì có hồng cầu, chứa huyết sắc tố. Đây là một protein có chứa hợp chất màu đỏ gọi là heme, nó rất quan trọng trong việc vận chuyển ôxy trong dòng máu trong cơ thể. Heme chứa một nguyên tử sắt liên kết với oxy, và chính phân tử này đã vận chuyển oxy từ phổi của bạn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cũng chính vì có chứa sắt, nên khi nếm mùi máu, bạn sẽ cảm nhận được mùi như gỉ sắt trong máu.

    Ngoài ra, huyết sắc tố khi liên kết với oxy sẽ hấp thụ các màu sắc xanh làm, còn màu cam hay đỏ không thể hập thụ được, nên sẽ được phản xạ vào mắt của chúng ta. Chính vì lẽ đỏ chúng ta mới có thể nhìn thấy máu màu đỏ tươi. Khi thiếu oxy, chúng ta sẽ thấy máu có màu đỏ sẫm.

    Một số người khi bị ngộ độc khí cacbon monoxit (CO) có màu hồng trên má là do CO có thể liên kết với heme, với một liên kết mạnh hơn oxy gấp 200 lần, khi đó thì oxi không thể liên kết với heme. Khi CO bám chặt lấy heme sẽ khiến nạn nhân tử vong, đồng thời máu huyết sẽ có màu đỏ tươi (sáng hơn cả màu máu bình thường).

    Tại sao tĩnh mạch có màu xanh?


    [​IMG]

    Nhiều người nói máu tại tĩnh mạch có màu xanh (đôi khi bạn cảm thấy da của mình có màu xanh) là do khi máu quay về tim thì thiếu oxy. Thực chất điều này hoàn toàn không đúng.

    Việc bạn cảm thấy máu ở tĩnh mạch màu xanh là do có sự kết hợp của nhiều yếu tố:


    Yếu tố thứ nhất: Là sự tương tác của ánh sáng với da ở nhiều bước sóng, tương đương với những màu sắc khác nhau. Ánh sáng xuyên qua da, bị hấp thụ và phát ngược trở lại vào môi trường. Quá trình này lập lại hàng nghìn lần trong khoảng thời gian rất nhỏ, thế nên theo phản quan ta nhìn thấy mạch máu có màu xanh.

    Yếu tố thứ hai: Là lượng oxy trong máu ảnh hưởng tới màu máu và khả năng hấp thụ ánh sáng. Oxy được vận chuyển bằng hồng cầu. Một hồng cầu tối đa có thể mang bốn phân tử oxy. Dưới tác động xung quanh như nhiệt độ cao, phân tử oxy sẽ rời khỏi hồng cầu làm cho máu có màu thẫm. Màu đỏ thẫm này bản chất vẫn là màu đỏ nhưng dễ nhìn thành màu xanh hơn (đặc biệt là dưới lớp da chúng ta do hiện tượng phối màu).

    Yếu tố thứ ba: Là bản thân tĩnh mạch, đặc biệt là đường kính và vị trí của nó. Nếu tĩnh mạch nằm ngay dưới da, chúng sẽ có sắc đỏ. Càng xuống sâu, màu của tĩnh mạch sẽ dần pha màu xanh. Trong khi đó, đại đa số tĩnh mạch nằm sâu hơn nửa milimet dưới da. Hiện tượng quang học này có liên quan tới phương trình vận chuyển máu phức tạp.

    Yếu tố thứ 4: Là não bộ. Thông tin thu nhận từ võng mạc đến não được xử lý rất nhiều. Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy màu tím không phải lúc nào cũng là màu tím, khi đặt màu tím bên cạnh màu đỏ, não của bạn sẽ chuyển màu tím thành màu hơi ngả sang xanh. Chính vì thể mà khi có sự tương phản giữa tĩnh mạch và màu da, não bộ có thể tự động chuyển đổi màu.

    Có một điều thú vị là ngày xưa, ở Ai Cập, Hi Lạp.. những người đàn ông có máu màu xanh được coi là anh hùng. Lí do một phần là do sự có mặt ion Cu2+ làm cho khi chém trúng ông ta thì vết thương màu lành, không chảy máu nhiều. Là một đất nước đầy thần thoại, và khi không có khoa học giải thích nhiều thứ, thì người Ai Cập, Hi Lạp.. dường như cực kì tôn sùng những người có máu màu xanh này (đương nhiên trường hợp này cũng rất hiếm).

    Phía trên là giải thích cho thắc mặc tại sao máu có màu đỏ, thế bạn có thể nói cho tôi biết vì sao cỏ có màu xanh không?
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...