Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera) Như chúng ta đã biết, con đường lây bệnh của HIV/ AIDS này chủ yếu là do qua đường tình dục – quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu – sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu.. Tuy nhiên, căn bệnh thế kỷ này lại không lây truyền qua con đường muỗi đốt (chích). Đây là một nhận định đã được khoa học chứng minh. Tuy muỗi đốt truyền ký sinh trùng sốt rét nhưng lại không truyền được HIV, vì nhiều lý do: Nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ và nhà côn trùng học Joe Conlon khẳng định: ".. loài muỗi không thể truyền HIV được". Conlon giải thích: Khi muỗi đốt người, nó đã hút máu vào trong ruột của nó; tại đây, axít trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt HIV. Mặt khác trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn; tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi; tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp, không giống như một ống kim tiêm. Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Colon nói rõ: "Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể". Đường lây bệnh của HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục không được bảo vệ; đường máu: Dùng chung kim tiêm, truyền máu và truyền từ mẹ sang con. Do vậy, bạn không nên lo ngại về đường lây này. Cái mà chúng ta hay gọi là 'kim tiêm' của muỗi thật ra là một bộ phận vô cùng phức tạp. Bộ phận này gọi là vòi, đảm nhiệm vai trò hút máu. Nó được cấu tạo gồm 2 phần là 'nhánh cứng' và 'nhánh mềm'. Nhánh cứng có vai trò tạo vết thương hở khi đâm xuyên qua lớp da của người hoặc động vật. Còn nhánh mềm của muỗi chia làm 2 vòi: Một vòi hút máu vào một chiều, một vòi để tiết nước bọt có chứa chất chống đông vào máu người hoặc động vật. Chính vì cơ chế này mà máu của vật chủ ở những lần đốt trước không thể đi ngược trở ra hòa vào máu vật chủ mà muỗi đang đốt. Giáo sư Joe Conlon – nhà côn trùng học và đồng thời là cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ cho biết: "Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể". Và nếu bạn còn băn khoăn là liệu máu dính trên vòi hút của muỗi có ảnh hưởng gì không thì cũng đừng lo lắng nhé. Vì chỉ khi lượng virus trong máu người đạt tới ngưỡng nhất định, đó mới gọi là nhiễm HIV.