Trường An Cố Lý là gì? Trường An cố lý là một cụm từ phổ biến trên mạng ở Trung Quốc dùng để tỏ tình. Người xưa có câu "Trường An thị cố lý" có nghĩa là Trường An là quê hương. Từ đó cư dân mạng đã rút ra được một câu: "Trường An quy Cố Lý, Cố Lý hữu Trường An" (Trường An thuộc về Cố Lý, Cố Lý có Trường An) là một câu tỏ tình, có ý là "trong anh có em, trong em có anh", bản đầy đủ của nó là: "Sau này nàng tên Trường An, ta tên Cố Lý, bởi vì Trường An thuộc về Cố Lý, Cố Lý có Trường An." Câu này có ý nghĩa là mong muốn 2 người mãi mãi bên nhau, vĩnh viễn không chia lìa. "Đợi người nâng tay họa bức họa Vạn dặm gió thổi lướt Trường An Đêm đông ngoảnh đầu mong Cố Lí Thế gian vĩnh viễn.. lại biệt ly" Khúc: Ta Tên Trường An, Chàng Tên Cố Lý - 我叫长安, 你叫故里 Hát gốc: Doãn Tích Miên, Tiểu Điền Âm Nhạc Xã Tác từ: Tôn Anh Nam / Âu Dương Thượng Thượng Tác khúc: Tô Mộng Hàm Biên khúc: Trần Nguyên Bác Người chế tác: Ái Tả Ca Đích Tiểu Điền Ban đầu câu này xuất hiện trên diễn đàn Baidu Tieba, sau đó nổi tiếng nhờ một bình luận dưới bài hát "Dương hoa lạc tẫn tử quy đề" trên Võng Dịch Vân "Bạn có biết tôi thích cặp tên tình lữ nào nhất không?" "Trường An và Cố Lý" "Tại sao?" "Bởi vì Trường An thuộc về Cố Lý, Cố Lý có Trường An." Cụm từ "Trường An quy Cố Lý" có lẽ xuất phát từ một quyển tiểu thuyết nào đó, còn "Cố Lý hữu Trường An" được lấy từ bài "Khước tà" của Tiểu Khúc Nhi Trong bài có đoạn: "唯望来日纵不还, 故里有长安" "Duy vọng lai nhật túng bất hoàn, cố lí hữu Trường An" Tạm dịch: "Dù chẳng biết đến ngày tháng nào mới có thể trở về, song tim ta vẫn mãi in hình bóng quê cũ Trường An" Tóm lại: Trường An là tên địa danh, "cố lý" vốn là "quê cũ", sau dùng làm tên người, dùng cách chơi chữ tạo thành câu tỏ tình trên. Sau này người ta tự sáng tạo ra thêm nhiều câu lấy ý từ câu này, như là: "Trường An cuối cùng vẫn không có Cố Lý, Cố Lý từ đó biệt Trường An." "Sau này tên ta vẫn là Trường An, người vẫn tên Cố Lý như cũ, Trường An vốn không có Cố Lý, Cố Lý vô ý giữ lại Trường An." Một vài câu tỏ tình được sáng tạo theo cách thức tương tự là: "Sau này ta tên là Miên Miên, người tên Viễn Đạo, vì Miên Miên tư (yêu thầm) Viễn Đạo." "Miên miên tư viễn đạo" là một câu trong "Ẩm mã trường thành quật hành" - một bài nhạc phủ thời Hán. "Sau này ta tên Xuân Phong, người tên Giang Nam Ngạn, vì gió xuân thổi xanh bờ Giang Nam." "Xuân phong hựu lục giang nam ngạn" - trích từ bài thơ "Bạc thuyền qua châu" của Vương An Thạch