Cách làm một bài văn hay, trình bày đẹp, đạt điểm cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Tuấn Thành Cương, 2 Tháng bảy 2018.

  1. Dưới đây là vài lưu ý giúp các bạn có được bài văn hoàn chỉnh, xuất sắc, và đặc biệt nó rất có ích khi thi những kì thi lớn như hsg hay đại học. Đây là những gì mình đúc kết được khi viết văn và mình là một hsg môn văn nên các bạn yên tâm những gì mình chia sẻ là đúng đắn nha:

    1. Chữ viết, chính tả

    - Chữ viết không cần quá đẹp, chỉ cần dễ đọc dễ nhìn, trông sao cho thoáng bài viết.

    - Không được sai quá nhiều lỗi chính tả, dấu câu.

    2. Kiến thức

    - Nắm chắc kiến thức cơ bản để không bị sai lệch kiến thức

    - Đọc nhiều để có vốn tri thức sâu sắc ngoài các văn bản trong sgk

    3. Bố cục bài viết

    - Có đủ mở, thân và kết, mỗi phần ít nhất một đoạn riêng

    - Phần thân bài nên chia ra nhiều đoạn để rõ ý

    - Viết sao cho thoáng để người chấm dễ đọc không gây ức chế.

    4. Tâm lí

    - Khi viết văn phải thoải mái, khi đó ý văn mới tuân trào theo mạch cảm xúc

    - Khi viết không được xao nhãng, tránh mất tập trung.

    Nếu các bạn thấy hay thì like bài viết của mình để mình có động lực chia sẻ thêm kinh nghiệm về những phần khác trong văn học nha! Cám ơn các bạn nhiều.
     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng bảy 2019
  2. Wall-E

    Bài viết:
    589
    Cách trình bày bài thi môn Văn đạt điểm cao

    Cô Thu Trang chia sẻ một số kinh nghiệm làm bài thi môn văn đạt điểm cao như sau:

    1. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với nhau bởi các dấu chấm xuống dòng. Cụ thể: Mở bài viết 1 đoạn, thân bài viết THÀNH NHIỀU ĐOẠN VĂN, mỗi luận điểm viết thành một đoạn, kết bài viết 1 đoạn. Bài văn tối thiểu phải có 6-7 đoạn trở lên. Tuyệt đối không được viết cả bài thành 1 đoạn, bởi trong đáp án chấm bao giờ cũng có điểm trình bày. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0, 5 điểm. Bài văn nghị luận xã hội cũng trình bày thành nhiều đoạn, trừ khi yêu cầu của đề: Hãy viết đoạn văn.. thì các em viết thành 1 đoạn, nếu đề chỉ yêu cầu: Trình bày suy nghĩ cả anh/ chị.. thì mình hiểu là phải viết thành bài văn, có mở bài kết bài cẩn thận. Nếu trong trường hợp hết giờ mà chưa hết ý, chúng ta viết ngắn gọn phần thân bài lại và kết luận luôn, dù kết bài viết vội vàng, không hay, nhưng đủ 3 phần Mở bài- Thân Bài- Kết bài thì các em cũng không bị mất 0.5 điểm phần bố cục. Cấp bách quá thì chấm chấm phần thân bài, rồi kết luận luôn. Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn thì bị trừ 0.5 điểm

    2. Tránh viết lan man, xa đề, nhớ đâu viết đấy. Bài viết cần có luận điểm phù hợp, nên gạch ý ra giấy nháp trước khi triển khai. Đáp án chấm của Bộ: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0, 5 điểm. Tức là bài văn viết lan man sẽ bị mất 0.5 điểm ở yêu cầu này

    2. Khi xuống dòng, cũng nên viết chữ đầu tiên lùi vào vài chữ, tính từ lề. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây được thiện cảm của người chấm, các ý trong bài nổi bật hơn, người chấm không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

    3 Cần hết sức tránh việc tẩy xóa, để tránh cho bài làm không bị xấu và bẩn. Trong trường hợp bất khả kháng, bắt buộc phải bỏ phần vừa viết, cách tốt nhất và duy nhất là dùng thước kẻ gạch đè lên để bỏ đi, rồi viết tiếp. Chỉ gạch một nét, với độ đậm mực vừa phải, không ấn bút vì dễ làm rách giấy, hoặc làm xấu bài thi. Các em tuyệt đối không được dùng bút xóa, vì dễ bị nghi là đánh dấu bài. Cũng không nên gạch bằng tay, không nên dùng các móc ngoặc để đánh dấu đoạn văn bỏ đi, và viết thêm chữ bỏ ở lề, vì như thế sẽ khó nhìn. Khi chấm bài, nhiều khi giám khảo đọc hết đoạn văn các em viết, cho điểm xong mới nhìn thấy chữ "bỏ" viết lí nhí ở dưới, như vậy rất ức chế. Bài nào làm sai thì gạch chéo 1 đường cho giám khảo khỏi mất công đọc. Cũng đừng làm 2 lần một bài, nếu làm lại thì gạch bài lúc trước đi.

    4. Chữ viết: Cũng rất quan trọng. Các em nên cố gắng viết rõ ràng, dễ đọc. Chữ đẹp thì càng tốt, còn nếu ai chữ xấu thì cố gắng viết rõ, và không được viết tắt, (trừ trường hợp các chữ được phép, ví dụ: WTO, ASEAN). Không viết những từ ngữ teen trong bài thi. Đáp án của Bộ yêu cầu: Chính tả, dùng từ, đặt câu (0, 5 điểm), nếu bài viết sai nhiều, tẩy xóa nhiều, các em bị trừ 0.5 điểm nhé.

    5. Xưng hô: Các em có thể xưng "tôi" trong bài nghị luận xã hội, hoặc xưng "chúng ta", "ta", trong những bài kêu gọi.

    6 Sáng tạo: Sáng tạo 0, 5 điểm

    Bài văn cần có ý mới mẻ, ngoài đáp án, ngoài những ý thầy cô dạy trên lớp, các em cần có chính kiến, quan điểm và cảm nhận riêng. Các em được tự do trình bày cảm nhận của mình, có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

    Yêu cầu này không phải ai cũng đạt được, đây là điểm phân hóa học sinh khá giỏi với học sinh trung bình. Chăm chỉ tìm tòi, suy nghĩ và thêm chút năng khiếu cảm thụ văn chương, bài văn mới có thể được điểm sáng tạo.

    7. Tránh điểm liệt như thế nào? Để tránh điểm liệt, cần:

    + Không học tủ

    + Không bỏ giấy trắng: Nếu mình không biết cách làm thì cũng cố gắng suy nghĩ, vớt vát được ý nào thì được, và làm đủ 3 phần trong bài thi. Không viết quá ngắn. Vì thông thường giám khảo phải cân nhắc thật kĩ trước khi đặt bút cho điểm liệt. Bao giờ thầy cô cũng đọc kĩ những gì các em viết, cố tìm ra 1 ý để cho điểm. Bởi vậy bài làm có viết nghêu ngao mà "may ra" được 1 ý đúng cũng tránh liệt nhé! Nhớ là làm đủ 3 câu trong đề thi thì mới có cơ may thoát liệt, may ra mỗi bài được 0.5 điểm là ổn.

    + Đừng bao giờ bỏ cuộc nếu mình vẫn còn thời gian, cơ hội để cố gắng nhé.

    Nguồn: Facebook
     
  3. Diepvanchiha Chỉ muốn làm người trầm tính

    Bài viết:
    109
    Muốn làm văn hay chúng ta phải đặt cảm xúc vào bài văn. Ví dụ: Văn tả cảnh quê hương em. Chúng ta phải có cảm xúc yêu quê mình mới viết cho nó hay và truyền tải được một bức tranh phong cảnh thông qua bài viết. Khiến người đọc cảm thấy thú vị và muốn ghé thăm quê chúng ta.

    Ngoài ra còn cần phải có vốn từ rộng, từ Hán Việt hay Thuần Việt đều có ích cho việc viết văn, tránh viết sai chính tả. Sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, dễ biểu đạt cũng khiến bài văn thêm hấp dẫn. Trí tưởng tượng phong phú cũng có lợi. Ví dụ: Thầy cô cho tả cánh đồng nhưng mình chưa thấy cánh đồng bao giờ thì làm sao. Với mấy bạn có trí tưởng phong phú có thể tự tưởng tượng cho mình một cánh đồng thơ mộng để mà tả.

    Có nhiều loại văn khác nhau như: Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh.. cũng có nhiều cách viết khác nhau. Không thể lẫn lộn chúng với nhau. Trong sách giáo khoa luôn có dàn bài chung dành cho mỗi loại văn từ đó chúng ta có thể suy ra những dàn bài riêng. Chỉ cần đủ ý là có thể trên trung bình rồi còn muốn được điểm cao thì phải dựa vào năng lực viết văn của mấy bạn. Chúc các bạn cải thiện được điểm văn của mình. Thân ái.

    (Lưu ý: Đây là kinh nghiệm của mình. )
     
  4. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI CẤP THCS

    ĐỀ SỐ 1: Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn


    Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dao chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cõng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

    Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

    (Mục "Trò chuyện đầu tuần" của báo Hoa học trò)

    Viết bài văn ngắn suy nghĩ về vấn đề rút ra từ câu chuyện.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2021
  5. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ SỐ 1

    1, Mở bài

    Khi bước trên đường đời, mỗi con người sẽ gặp biết bao câu chuyện lý thú, và những bài học sâu sắc về giá trị cuộc sống. Đến với "Câu chuyện về Chim én và dế mèn" theo Đoàn Công Huy trong mục "trò chuyện đầu tuần" của Báo Hoa học trò ta lại rút ra một bài học quý giá: Đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính .

    2. Thân bài

    a. Tóm tắt nội dung câu chuyện:

    Câu chuyện nói về cách sống của các loài vật trong thiên nhiên, hai con Chim én đã tốt bụng tặng Dế Mèn một món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Chim Én là con vật biết bay, thế nên chúng thấy tội nghiệp cho Dế Mèn không được bay tận hưởng không gian mùa xuân. Do đó, chúng nghĩ ra sáng kiến để cả ba cùng bay thưởng thức cảnh trời đất gợi cảm, tiếc thay Dế Mèn lại không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng cho người khác Mèn ta tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỷ, tính toán và ngộ nhận, ảo tưởng khiến Dế Mèn phải trả giá rất đắt "nó rơi xuống đất như một chiếc lá lìa cành".

    => Ý nghĩa: Câu chuyện có hình thức như một câu chuyện ngụ ngôn phản ánh thực tế của con người hiện nay: Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính .

    b. Bàn luận: Có thể nói câu chuyện ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu sắc .

    - Đó là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi.

    - Đó là câu chuyện về giá trị cuộc sống: Biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.

    - Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người.

    - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý, nhưng niềm tin còn đáng quý hơn. Phải chăng chỉ khi con người tin tưởng lẫn nhau thì cuộc sống mới thoải mái và nhẹ nhàng hơn,

    - Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn cẩn thận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm mà ta sẽ nhớ suốt đời.

    - Đó là bài học về lòng khoan dung, có thể cho và nhận: Cho và nhận đều luôn chuyển hóa: Tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại, đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi.

    - Bàn luận ngược: Trong cuộc sống, một số người lại có cách sống toan tính, ích kỷ. Họ giống Dế Mèn trong câu chuyện trên. Họ cho rằng họ là người ban ơn cho người khác nhưng thực chất họ lại là gánh nặng cho mọi người, phải chăng họ không cảm nhận được những gì mình đã cho và đã nhận. Rồi đến một ngày, chắc chắn những người ấy sẽ tỉnh ngộ khi phải chịu kết cục bi thảm trong cuộc sống của mình. Đừng quên nhữngcon người hẹp hòi, tính toán như thế đáng bị chúng ta phê phán, tố cáo.

    c. Mở rộng vấn đề

    - Khẳng định lại vấn đề: "câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn" thực sự đã đem lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Câu chuyện đó đã làm ta thay đổi trong cách sống của mình để con người sống trong một xã hội tốt đẹp mà họ đáng được sống.

    3. Kết bài

    - Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2021
  6. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    Hủy bài viết trước
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2021
  7. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    b. Bàn luận: Có thể nói câu chuyện ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu sắc .

    - Đó là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi.

    - Đó là câu chuyện về giá trị cuộc sống: Biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.

    - Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người.

    - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý, nhưng niềm tin còn đáng quý hơn. Phải chăng chỉ khi con người tin tưởng lẫn nhau thì cuộc sống mới thoải mái và nhẹ nhàng hơn,

    - Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn cẩn thận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm mà ta sẽ nhớ suốt đời.

    - Đó là bài học về lòng khoan dung, có thể cho và nhận: Cho và nhận đều luôn chuyển hóa: Tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại, đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi.

    - Bàn luận ngược: Trong cuộc sống, một số người lại có cách sống toan tính, ích kỷ. Họ giống Dế Mèn trong câu chuyện trên. Họ cho rằng họ là người ban ơn cho người khác nhưng thực chất họ lại là gánh nặng cho mọi người, phải chăng họ không cảm nhận được những gì mình đã cho và đã nhận. Rồi đến một ngày, chắc chắn những người ấy sẽ tỉnh ngộ khi phải chịu kết cục bi thảm trong cuộc sống của mình. Đừng quên nhữngcon người hẹp hòi, tính toán như thế đáng bị chúng ta phê phán, tố cáo.
     
  8. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    c. Mở rộng vấn đề

    - Khẳng định lại vấn đề: "câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn" thực sự đã đem lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Câu chuyện đó đã làm ta thay đổi trong cách sống của mình để con người sống trong một xã hội tốt đẹp mà họ đáng được sống.

    3. Kết bài

    - Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.
     
  9. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    Giới thiệu sách của Nguyễn Nhật Ánh: Tác phẩm: NHỮNG CHÀNG TRAI XẤU TÍNH

    Truyện dài Những chàng trai xấu tính được xuất bản năm 1993. Ngay từ cái tên truyện đã gợi cho người đọc nét hài hước, dí dỏm của cuốn sách. Và quả thật, đây thực sự là cuốn sách khiến bạn không thể nhịn cười. Với vô vàn các tình tiết thú vị, bất ngờ mang đậm phong cách của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

    Lấy bối cảnh chính là hồ bơi công công. Những chàng trai xấu tính kể về công cuộc cua gái đầy gian nan và không kém phần tinh nghịch của hai chàng trai tên Biền và Tưởng. Vì là mùa hè nên hai cậu bạn chiến hữu này ngày ngày cùng nhau đi bơi. Và cũng cùng nhau để ý tới một cô gái xinh xắn tên Quỳnh Dao.

    Từ những lần gặp gỡ thường xuyên ở hồ bơi, có một cuộc chiến tranh tưởng bùng nổ giữa hai chàng trai vốn là "chiến hữu". Tất cả chỉ là vì một cô gái có hành tung khó hiểu và tính nết thay đổi liên tục. Không chỉ bởi vẻ ngoài xinh xắn, cô bạn còn này khiến Biền và Tưởng như lú lẫn vì tính nết thất thường như thời tiết của mình. Mỗi ngày cô nàng lại thay đổi 180 độ, tính khí ngày hôm trước trái ngược hoàn toàn với ngày hôm sau. Tình cảm của cô gái cũng thay đổi chóng mặt. Cứ ngày 2, 4, 6 thì để ý anh Biền còn 3, 5, 7 thì để ý anh Tưởng, khiến hai anh chàng theo không kịp. Hai anh chàng hết đoán già đoán non, rồi tìm hiểu hết nguyên nhân này đến nguyên nhân khác. Bày đủ trò tinh nghịch để kiếm chứng suy đoán của mình. Rồi thì từ chiến hữu, bạn hiền, hai anh chàng cũng có chút sứt mẻ tình cảm. Nhưng theo cái cách rất hồn nhiên, tinh nghịch, khiến câu chuyện càng thêm hài hước. Tưởng chừng chuyện tình ba này khó có hồi kết. Sự hiểu lầm ấy may thay không kéo dài lâu quá. Mọi thứ dần trở nên sáng tỏ khi Biền và Tưởng nhận ra: Cô gái mà họ để ý không phải là một mà là hai cô. Sau cùng hai chàng trai xấu tính ấy hiểu ra, họ đang yêu hai chị em sinh đôi. Cô chị thì tinh nghịch, lém lỉnh, còn cô em thì nhẹ nhàng, hiền dịu. Cuối cùng, Biền và Quỳnh Dao là một cặp, Tưởng và Quỳnh Như cũng thành một đôi. Một kết thúc đẹp và nhẹ nhàng, dù khá dễ đoán nhưng vẫn đủ hấp dẫn lôi cuốn người đọc tới trang cuối cùng.

    Những chàng trai xấu tính với tình tiết dí dóm, hài hước, nội dung khá lôi cuốn là một cuốn truyện hay dù không quá xuất sắc so với những tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Và nếu như bạn đang tìm kiếm một cuốn truyện theo kiểu giải trí nhẹ nhàng, hài hước, dí dóm, thì Những chàng trai xấu tính là một lựa chọn không tồi chút nào.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2021
  10. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    Từ những lần gặp gỡ thường xuyên ở hồ bơi, có một cuộc chiến tranh tưởng bùng nổ giữa hai chàng trai vốn là "chiến hữu". Tất cả chỉ là vì một cô gái có hành tung khó hiểu và tính nết thay đổi liên tục. Không chỉ bởi vẻ ngoài xinh xắn, cô bạn còn này khiến Biền và Tưởng như lú lẫn vì tính nết thất thường như thời tiết của mình. Mỗi ngày cô nàng lại thay đổi 180 độ, tính khí ngày hôm trước trái ngược hoàn toàn với ngày hôm sau. Tình cảm của cô gái cũng thay đổi chóng mặt. Cứ ngày 2, 4, 6 thì để ý anh Biền còn 3, 5, 7 thì để ý anh Tưởng, khiến hai anh chàng theo không kịp. Hai anh chàng hết đoán già đoán non, rồi tìm hiểu hết nguyên nhân này đến nguyên nhân khác. Bày đủ trò tinh nghịch để kiếm chứng suy đoán của mình. Rồi thì từ chiến hữu, bạn hiền, hai anh chàng cũng có chút sứt mẻ tình cảm. Nhưng theo cái cách rất hồn nhiên, tinh nghịch, khiến câu chuyện càng thêm hài hước. Tưởng chừng chuyện tình ba này khó có hồi kết. Sự hiểu lầm ấy may thay không kéo dài lâu quá. Mọi thứ dần trở nên sáng tỏ khi Biền và Tưởng nhận ra: Cô gái mà họ để ý không phải là một mà là hai cô. Sau cùng hai chàng trai xấu tính ấy hiểu ra, họ đang yêu hai chị em sinh đôi. Cô chị thì tinh nghịch, lém lỉnh, còn cô em thì nhẹ nhàng, hiền dịu. Cuối cùng, Biền và Quỳnh Dao là một cặp, Tưởng và Quỳnh Như cũng thành một đôi. Một kết thúc đẹp và nhẹ nhàng, dù khá dễ đoán nhưng vẫn đủ hấp dẫn lôi cuốn người đọc tới trang cuối cùng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...