CÁCH LÀM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Khái niệm Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về vấn đề xã hội, chính trị và đời sống. Chủ đề về nghị luận xã hội rất mở rộng gồm như về tư tưởng, đạo lí, vấn đề của xã hội, cuộc sống.. Từ đó, ta có thể hiểu ra cái vấn đề nghị luận đó để đưa ra biện pháp và vận dụng nó trong cuộc sống. Trong thể các bài nghị luận điều quan trọng nhất là cách chứng minh và giải thích. Điều này là nền tảng quan trọng để ta có thể đưa rõ vấn đề nghị luận lại gần lên hơn với người đọc, nắm rõ phương pháp này sẽ giúp ta có thể viết văn trở nên dễ dàng. II. Phân loại Có 2 loại chính: +Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Tư tưởng mang tính nhân văn. Tư tưởng phản nhân văn. Nghị luận về 2 mặt tốt xấu. Nghị luận về vấn đề xã hội trong bài văn hoặc đoạn thơ. +Nghị luận về một hiện tượng xã hội. Hiện tượng tích cực Hiện tượng tiêu cực Nghị luận về mẩu tin báo chí.. III. Cách làm bài văn nghị luận *Nghị luận về tư tưởng, đạo lý - Phân tích dạng đề: Có 2 dạng: + Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận biết ở trên đề + Đề chìm, học sinh cần phải đọc kĩ đề, biết ý nghĩa của nó để có thể nhận ra được điều mình muốn nghị luận trong đoạn văn - Xác định được luận điểm, luận cứ trong đề: Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý có 3 luận điểm chính: Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh Luận điểm 3: Bình luận, phê phán và mở rộng vấn đề, rút ra bài học trong cuộc sống *Nghị luận về hiện tượng đời sống: - Phân tích đề: Có 3 yêu cầu Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh.. Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn). - Xác định luận điểm, luận cứ: Luận điểm 1: Thực trạng Luận điểm 2: Nguyên nhân Luận điểm 3: Tác hại/tác dụng Luận điểm 4: Giải pháp, bài học *Điều quan trọng khi viết văn nghị luận xã hội: Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, viết được những kiến thức vốn có trong cuộc sống để so sánh, phát triện vận dụng vào bài viết. Trong yêu cầu cụ thể, tùy theo mức độ của đề bài nên viết ngắn không nên lan man quá dài tránh lạc đề của bài văn.