Cách làm một bài văn hay, trình bày đẹp, đạt điểm cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Tuấn Thành Cương, 2 Tháng bảy 2018.

  1. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    Những chàng trai xấu tính với tình tiết dí dóm, hài hước, nội dung khá lôi cuốn là một cuốn truyện hay dù không quá xuất sắc so với những tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Và nếu như bạn đang tìm kiếm một cuốn truyện theo kiểu giải trí nhẹ nhàng, hài hước, dí dóm, thì Những chàng trai xấu tính là một lựa chọn không tồi chút nào.
     
  2. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    MỘT SỐ ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS

    ĐỀ SỐ 2:

    NGƯỜI ĂN XIN

    Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

    Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

    - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

    Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

    - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

    (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22) .

    Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc xong câu chuyện trên
     
  3. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

    1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

    - Tình thương của con người biển cả mênh mông, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Con người của chúng ta sinh ra ai ai đều cũng cần phải có tình thương, lòng nhân ái. Điều này được thể hiện qua câu chuyện người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.

    2. Thân bài

    a. Tóm tắt nội dung câu chuyện:

    *Tóm tắt: Câu chuyện kể về một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa một người ăn xin đã già yếu và một cậu bé nhưng họ đã cùng học được từ nhau, nhận được từ người kia những "món quà" vô giá. Dù cậu bé "không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết" nhưng những lời nói, cử chỉ của cậu với ông lão "đã cho lão rồi" và cậu "cũng vừa nhận được điều gì đó từ ông".

    => Ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện: từ hành động cho và nhận của anh thanh niên và người ăn xin, truyện đã ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người trong cuộc sống.

    - Thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người: Câu chuyện "Người ăn xin" là lời khuyên về cách sống, thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời:

    + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác.

    + Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy.

    b. Bàn luận:

    - Câu chuyện gợi suy cho chúng ta suy nghĩ về cuộc sống và cách ứng xử của con người trong xã hội hiện tại

    + Biểu hiện đẹp: Con người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (truyền thống tương thân, tương ái, đức hi sinh, biết sống vì người khác, có trách nhiệm.).

    - Lời khuyên về cách sống và thái độ sống đối với mọi người:

    + Đồng cảm, sẻ chia, học cách quan tâm và ứng xử tốt đẹp, có văn hóa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

    + Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta.

    - Truyện gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ hành động hoặc việc làm, một lời động viên chân thành nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao.. nhưng quan trọng nhất chính là thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.

    - Bàn luận ngược: Bên cạnh đó có một bộ phận cá nhân trong xã hội còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, sống hưởng thụ hoặc có thái độ khinh miệt đối với những con người nghèo khổ trong xã hội -> cần lên án loại bỏ những hành động và suy nghĩ đó.

    c. Mở rộng vấn đề

    - Đánh giá nội dung câu chuyện: Có ý nghĩa sâu sắc, như một thông điệp về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

    - Mở rộng nâng cao vấn đề : Câu chuyện là bài học về kĩ năng sống, hàng trang cho mỗi người về cách "cho" và "nhận" (đặc biệt là thế hệ trẻ - qua cách ứng xử của anh thanh niên trong câu chuyện).

    3. Kết bài

    - Khái quát vấn đề cần nghị luận.

    - Liên hệ bản thân: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: Tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người..
     
  4. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    HƯỚNG DẪN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI THCS

    ĐỀ SỐ 2:

    NGƯỜI ĂN XIN

    Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

    Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

    - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

    Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

    - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

    (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22) .

    Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc xong câu chuyện trên

    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

    1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

    - Tình thương của con người biển cả mênh mông, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Con người của chúng ta sinh ra ai ai đều cũng cần phải có tình thương, lòng nhân ái. Điều này được thể hiện qua câu chuyện người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.

    2. Thân bài

    a. Tóm tắt nội dung câu chuyện:

    *Tóm tắt: Câu chuyện kể về một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa một người ăn xin đã già yếu và một cậu bé nhưng họ đã cùng học được từ nhau, nhận được từ người kia những "món quà" vô giá. Dù cậu bé "không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết" nhưng những lời nói, cử chỉ của cậu với ông lão "đã cho lão rồi" và cậu "cũng vừa nhận được điều gì đó từ ông".

    => Ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện: từ hành động cho và nhận của anh thanh niên và người ăn xin, truyện đã ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người trong cuộc sống.

    - Thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người: Câu chuyện "Người ăn xin" là lời khuyên về cách sống, thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời:

    + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác.

    + Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy.

    b. Bàn luận:

    - Câu chuyện gợi suy cho chúng ta suy nghĩ về cuộc sống và cách ứng xử của con người trong xã hội hiện tại

    + Biểu hiện đẹp: Con người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (truyền thống tương thân, tương ái, đức hi sinh, biết sống vì người khác, có trách nhiệm.).

    - Lời khuyên về cách sống và thái độ sống đối với mọi người:

    + Đồng cảm, sẻ chia, học cách quan tâm và ứng xử tốt đẹp, có văn hóa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

    + Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta.

    - Truyện gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ hành động hoặc việc làm, một lời động viên chân thành nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao.. nhưng quan trọng nhất chính là thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.

    - Bàn luận ngược: Bên cạnh đó có một bộ phận cá nhân trong xã hội còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, sống hưởng thụ hoặc có thái độ khinh miệt đối với những con người nghèo khổ trong xã hội -> cần lên án loại bỏ những hành động và suy nghĩ đó.

    c. Mở rộng vấn đề

    - Đánh giá nội dung câu chuyện: Có ý nghĩa sâu sắc, như một thông điệp về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

    - Mở rộng nâng cao vấn đề : Câu chuyện là bài học về kĩ năng sống, hàng trang cho mỗi người về cách "cho" và "nhận" (đặc biệt là thế hệ trẻ - qua cách ứng xử của anh thanh niên trong câu chuyện).

    3. Kết bài

    - Khái quát vấn đề cần nghị luận.

    - Liên hệ bản thân: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: Tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người..​
     
  5. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    HƯỚNG DẪN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI THCS

    ĐỀ SỐ 3:

    Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:

    – Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?

    Người mù liền mỉm cười trả lời:

    – Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.

    (Trích: Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ)

    Suy nghĩ của anh chị về việc làm của người mù trong câu chuyện.

    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

    1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

    Để tồn tại trong cuộc đời, mỗi người luôn phải tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng. Và một trong số những kĩ năng ấy chính là sự chủ động. Câu chuyện người mù trích trong Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ cũng nhắn nhủ cho chúng ta bài học ấy.

    2. Thân bài

    A. Tóm tắt chuyện=>ý nghĩa:


    – Nhận ra sự bất tiện trong việc đi lại của mình, người mù đã chủ động phòng tránh bằng cách mang theo đèn lồng để khi đi buổi tối người khác không đâm sầm vào. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.

    =>Câu chuyện người mù gửi đến chúng ta một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía về sự chủ động trong cuộc sống. Không để đến khi sự việc xảy ra mới hành động, để tránh được những rủi ro không đáng có, con người cần có những chuẩn bị cần thiết. Đó là yếu tố quan trọng con người có thể sống tốt trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

    b. Bình luận

    Tại sao cần chuẩn bị trước trong mọi hoàn cảnh?

    + Cuộc sống luôn tiềm tàng mọi tình huống bất ngờ xảy đến với con người, những tình huống đó nếu không có sự chuẩn bị trước, con người khó có thể đối phó giải quyết.

    + Có sự chuẩn bị, lường trước những tình huống xấu xảy ra, con người sẽ luôn ở trong tư thế chủ động, có thể xử lý tình huống một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sự chuẩn bị giúp cho con người có thể tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi hành động.

    Làm thế nào có một sự chuẩn bị tốt?

    + con người cần phải có những nhận thức đúng đắn về những gì mình đang có, về điểm mạnh, điểm yếu. Từ sự hiểu biết đúng đắn về bản thân, mỗi người cần phải lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra bằng cách quan sát những người xung quanh, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải, tự điều chỉnh và trang bị cho mình nhiều yếu tố để có thể đối phó với mọi tình huống xấu xảy ra.

    + Trong cuộc sống ngày hôm nay, với nhiều thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến, con người càng trở nên mạnh mẽ, thì sự chuẩn bị trước mọi tình huống vẫn luôn cần thiết.

    – Dẫn chứng: Câu chuyện phòng chống bão lũ, sự chuẩn bị của con người trước thảm họa của thiên nhiên luôn là điều cần thiết. Thiết bị hiện tại tới đâu, cơ sở hạ tầng vững chắc đến mức nào cũng không thể đối chọi lại với sức tàn phá của thiên nhiên nếu không có sự chuẩn bị trước. Mọi việc trong cuộc sống nếu có sự chuẩn bị từ trước, con người khó có thể giải quyết nhanh chóng dễ dàng.

    – Phê phán:

    Trong cuộc sống không phải ai cũng được như người mù trong câu chuyện, chủ động chuẩn bị để tránh những rủi ro. Căn bệnh "nước đến chân mới nhảy" không còn là điều xa lạ, đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Nhiều người chủ quan để sự việc xảy ra mới tìm cách sửa chữa khắc phục.

    c. Mở rộng vấn đề.

    – Bài học mà câu chuyện để lại luôn đúng với mọi thời đại. Để hạn chế những điều bất lợi xảy đến với mình, con người phải ở trong tư thế chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xảy ra, thay đổi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh, thích nghi với điều kiện. Chỉ có như thế cuộc sống của con người mới trở nên dễ dàng hơn, tránh được những điều không may.

    3. Kết bài

    - Khái quát vấn đề cần nghị luận,

    - Liên hệ bản thân: Câu chuyện cho em bài học lớn để tự hoàn thiện mình, rút ra kinh nghiệm định hướng cho một lối sống đúng đắn phù hợp.
     
  6. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    HƯỚNG DẪN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI THCS

    ĐỀ SỐ 4: Đọc câu chuyên sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

    THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT



    Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.

    – Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi

    Con người suy nghĩ một lúc: Có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu.. rồi nói:

    – Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

    Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

    – Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

    (Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công an Nhân Dân)

    Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên.


    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

    1. Mở bài:

    Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.

    2. Thân bà i

    a. Giải thích

    – Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể "nặn" được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.

    => Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.

    b. Bàn luận

    – Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.

    – Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.

    – Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.

    – Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ.

    c. Bài học nhận thức và hành động

    – Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.

    – Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.

    3. Kết bài

    - Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân

     
  7. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    HƯỚNG DẪN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI THCS

    ĐỀ SỐ 5: Đọc câu chuyên sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

    DỰA VÀO CHÍNH MÌNH

    Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:

    – "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

    – "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" – Ốc sên mẹ nói.

    – "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

    – "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

    – "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

    – "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

    Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

    – "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" – Ốc sên mẹ an ủi con – "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".

    (Theo nguồn Internet )

    Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

    1. Mở bài:

    - Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên

    - Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình

    2. Thân bà i:

    a. Phân tích câu chuyện

    - Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

    - Nêu ý nghĩa câu chuyện:

    + Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ.. Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.

    + Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.

    b. Bàn luận: Câu chuyện nêu lên bài học cuộc sống:

    - Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.

    - Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.

    - Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.

    - Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chính.

    - Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống

    - Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan..

    c. Bài học nhận thức và hành động:

    - Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.

    - Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.

    - Liên hệ thực tế, bản thân

    3. Kết bài: Có thể khẳng định ý nghĩa câu chuyện, nêu cảm xúc cá nhân, hoặc gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...