Trọng Sinh Ban Mai - Uất Kim Hương

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi lalisha96, 22 Tháng hai 2021.

  1. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 20

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Cãi vã đến tối mà câu chuyện chẳng thèm ngã ngũ, tôi không nhìn được nữa bèn lên tiếng:

    - Mọi người nghe xem bà nói gì đi.

    Chỉ một câu như vậy mặc bác cả chợt đứng phắt dậy, chỉ vào mặt tôi mà mắng

    - Mày nói cái gì, đây không phải chỗ mày nói chuyện.

    Một nghe vậy thì tức quá hóa cười, mỉa mai nói

    - Cháu nói cái gì, bác nghe không rõ sao? Đây là ở đâu, bác vẫn còn nhớ chứ?

    Chỉ có như vậy, bác ta gầm lên như thể tôi vừa phạm vào một tội tày đình

    - Á à, giỏi, giỏi, người lớn chỉ nói một mà cãi xoen xoét đến mười. Bố mày không dậy được phải không?

    Nói rồi chỉ chực xồ tới cho tôi vài cái tát.

    - Bố mẹ tôi còn sống, cảm ơn bác, dù họ có chết hết cũng không đến lượt bác dạy tôi.

    - Đấy nghe xem, chú hai nghe xem, có đứa con nào rủa bố mẹ chết sớm như thế không? Láo toét đến thế là cùng.

    Chợt dì Quỳnh kéo áo bố, khẽ khàng lên tiếng

    - Anh, con chỉ lỡ lời.

    Tôi cười khẩy, coi tôi là trẻ con chắc, không có cửa đâu.

    Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt vằn đỏ của bác cả, cứng giọng nói:

    - Tôi tôn trọng gọi 1 tiếng bác, bác tưởng quan trọng chăng? Xin lỗi nhé, ngôi nhà này đứng tên tôi. Còn dì - tôi quay qua người đàn bà đứng bên cạnh bố, nhếch mày trào phúng - dì chưa lấy bố tôi đâu, mà dì có lấy rồi thì sao, mẹ tôi vẫn còn khỏe mạnh lắm.

    Không gian chợt lặng đi trong giận dữ, chợt cô tư hét lên:

    - Mẹ!

    Tôi vội vá quay lại, thấy bà đang lả đi trong tay cô tư bèn chạy đến:

    - Bà, bà sao vậy?

    Lúc đó mọi người mới ào lên, mỗi người trách tôi một câu làm cho bà tức chết.

    Tôi thấy đôi môi bà tím lại trong khi khuôn mặt ngày càng tái thì vội đến phát khóc, vội gào lên với người giúp việc

    - Gọi cấp cứu, mau lên!

    Đợi đến khi cửa phòng cấp cứu khép lại, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng.

    Không thể như vậy được, bà vẫn đang khỏe, không có lý gì lại ủ một mầm bệnh nguy hiểm như thế.

    Triệu chứng kia rõ ràng là bệnh tim, kết quả kiểm tra chỉ mới ở mức cảnh báo thôi mà, sao nhanh như vậy được?

    Chợt bên cạnh có người ngồi xuống, rồi giọng dì Quỳnh nhỏ nhẹ vang lên:

    - Con đừng buồn, đâu có ai ngờ, bà không trách con đâu.

    Tôi ngẩng phắt lên, ném vào mặt bà ta một câu:

    - Có muốn một cắc bạc con bà cũng không nhận được không? Cứ nói nữa đi.

    Để lại khuôn mặt tím tái của người phụ nữ phía sau, tôi vô thức bước về phía trước vài bước. Qua lớp kính lạnh lẽo chiếu mờ mờ thân ảnh của chính mình tôi không còn nhìn thấy cái gì nữa.

    "Bà, bà phải bình yên nhé, đừng bỏ con"

    Thời gian tưởng như nở mãi ra, không còn biết đến điểm cuối. Đúng lúc không thể kìm chế được nữa thù cánh cửa cuối cùng cũng bật mở.

    Vị bác sĩ giương đôi mắt kinh ngạc, nhìn đám con cháu đông đúc ngoài sảnh. Ánh mắt ông ta chợt lớn gấp đôi khi bắt gặp gương mặt tôi trong đám người.

    Tuy nhiên, ông ta lấy lại bình tĩnh ngay sau đó rồi thông báo

    - Bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm..

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  2. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 21

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Tôi đi đằng trước, Lúa lẽo đẽo theo sau, trong tay cô bé là 2 chiếc cặp lồng lớn. Căn bệnh đột ngột của bà khiến mọi cuộc cãi vã không can tự nghỉ. Không còn ai đả động đến đất đai hay tiền bạc nữa.

    Cả bầu đoàn thuê xe về quê ngay sáng hôm sau, để lại khoản viện phí không nhỏ cho tôi.

    Chỉ có cô tư nhìn tôi ái ngại, trước khi về còn dúi cho tôi bọc tiền gầy còm những mệnh giá bạc lẻ.

    - Con cầm tạm lo cho bà, cô không có nhiều, chỉ có nhiêu đây thôi. Ở nhà còn bận cấy hái, lợn, gà, cô để em Lúa ở đây phụ con chăm sóc bà. Hai chị em giúp đỡ nhau nhé.

    Lần đầu tiên tôi có cảm giác muốn khóc vì một thứ tình thân. Ờ, họ hàng của tôi vẫn còn những người tốt.

    Đưa trả lại tiền cho cô, tôi cười nói

    - Con có tiền rồi, cô về đi, để bà con lo.

    Bác cả lảng tránh ánh mắt của tôi, nói một cách lập lờ

    - Ờ, để bác về nhà tom góp, con cứ đóng viện phí cho bà trước, bác sẽ gửi lên sau.

    - Chú cũng thế.

    Chú ba vội vã tiếp lời.

    Trước khi lên xe, cô út kéo tay tôi dặn dò mãi không thôi, cố gắng học hành, ăn nhiều chóng lớn.. tuyệt nhiên không đả động đến tiền.

    Nhìn theo chiếc xe khuất dần nơi cuối đường, tôi thở phào như trút được một gánh nặng ngàn tấn.

    Quay đầu lại mới thấy Lúa đứng co cụm lại ở một góc, tôi bóp đầu vẫy nó lại gần:

    - Về thôi!

    Nó líu ríu bước tới theo tôi vào trong nhà.

    Bố và dì Quỳnh cũng vào ngay sau đó. Cả 4 người vật vờ ngồi ở ghế sopha, cùng im lặng. Chỉ có người giúp việc đang hì hụi lau chùi những vết bẩn dây dưa khắp nhà.

    Sau một lát, Lúa ngồi không yên, lên nhưng quanh một vòng rồi nhanh chóng chạy lại giúp đỡ.

    Tôi nhìn tấm ảnh chân dung khổ lớn của bản thân trong phòng khách lem luốc các vệt màu, chợt cảm thấy phiền chán vô cùng.

    - Tháo bức ảnh kia xuống, vào nhà kho lấy bức ảnh chụp bán thân của cháu thế vào, thím nhé!

    Tôi lên tiếng và cảm thấy hài lòng khi bức ảnh rực rỡ đó đem lại chút vui tươi cho căn phòng.

    Nhớ đến bà vẫn còn đang trong phòng hồi sức, tôi đứng dậy, dợm bước xuống bếp, lục trong tủ lạnh một lát thì thấy quả tim lợn cùng một chút thịt nạc. Ăn gì bổ nấy, tim có bệnh thì nấu cháo tim bồi bổ vậy.

    Đang thái thịt chợt có tiếng động phía sau, một lát thì Lúa lí nhí lên tiếng:

    - Chị, tí chị vào thăm bà thì cho em theo với.

    Tôi vật đầu, tuy nhiên vẫn không quay lại, chỉ lơ đãng nói:

    - Lấy cho chị lọ bạch quả trên tủ xuống đây.

    Tiếng đổ vỡ khiến tôi quay ngoắt lại, không dám tin nhìn cô nhóc chật vật với lọ thạch vỡ tung dưới đất.

    - Em làm gì vậy?

    Cô bé tội nghiệp nhìn tôi, mắt nhăn lại như sắp khóc, tay chân thì xoắn xuýt lại với nhau:

    - Em.. em..

    Tôi phẩy tay, chẳng muốn nghiên cứu lí do nữa

    - Thôi, dọn đi, lần sau cẩn thận hơn là được.

    Lúa mừng húm như vừa thoát được một tội tày đình, vội vã đi tìm chổi và hót rác. Trông điệu bộ vội vã của nó, tôi không kìm được mà nhắc nhở

    - Chậm thôi.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  3. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 22

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Bà thấy chúng tôi vào thì rất vui vẻ, với tay vận nhỏ radio rồi móm mém cười.

    - Hai đứa đến rồi à?

    Tôi gật đầu, chạy lại kiểm tra nhiệt độ trong phòng sau khi nghía qua màn hình điện tâm đồ một lần.

    Hoàn hảo, tình hình có vẻ như đang tiến triển tốt.

    Lúa sắp bàn, múc cháo ra tô rồi cẩn thận bưng đến trước mặt bà.

    - Bà ăn đi, chị Mai tự tay nấu đấy.

    Bà gật gù, cầm lấy thìa rồi hỏi:

    - Hai đứa ăn chưa?

    Lúa thật thật lắc đầu:

    - Dạ chưa, thím Hoài ở nhà nấu cơm, tí bọn con về ăn sau.

    Bà cau mày, không đồng ý:

    - Có đói không? Ăn cùng bà nhé..

    Tôi kiểm trả xong bình dịch, thấy không có vấn đề gì thì đứng dậy, lên tiếng:

    - Con đi gặp bác sĩ một chút.

    Sau khi trao đổi với bác sĩ trở về, tôi vẫn thấy hai bà cháu lùng tùng chuyện ăn cơm.

    - Bà ăn đi kẻo nguội.

    - Lần sau, hai đứa phải ăn trước ở nhà hẵng vào viện nhé.

    Lúa gật đầu, lúc ấy bà mới đưa thìa lên miệng.

    Trên đường trở về, Lúa cứ liếc trộm tôi suốt khiến tôi muốn lơ đi cũng không được.

    - Có chuyện gì vậy?

    Khuôn mặt cô bé chợt ửng đỏ, bàn tay vặn xoắn lấy tà áo, cúi gằm không nói, rõ là nhút nhát. Tôi lặp lại lần nữa

    - Có chuyện gì vậy?

    Lúa liếc tôi một cái rồi cúi mặt xuống, lí nhí đáp

    - Bộ váy của chị đẹp quá.

    Tôi vỡ lẽ, ồ lên một tiếng, con gái có khác, đứa nào cũng thích cái đẹp.

    Nhìn bộ đầm trắng bồng bềnh của mình, lại nhìn sang bộ quần áo vải bông cũ kĩ của Lúa, tôi quyết định bảo người tài xế rẽ vào trung tâm thương mại.

    Những bộ trang phục hiện tại đều do một tay tôi tự thiết kế, quả thực, tôi không thể ưa nổi mấy cái mốt 'lỗi thời' của quá khứ.

    Nhưng đối với những cô bé như Lúa, quầy trang phục với đủ các mẫu mã váy đầm đầy màu sắc, không khác gì thiên đường. Tôi có thể đọc được điều đó qua đôi mắt long lạnh của cô bé.

    Lúa mân mê một chiếc đầm trắng, gần giống với chiếc váy mà tôi đang mặc. Tôi nhìn vẻ không nỡ buông tay của cô bé bèn dợm bước đến gần.

    Còn chưa đến nơi thì một cô nhóc khác từ đâu công tới, giật phắt chiếc váy khỏi đôi tay đen đúa của Lúa.

    - Tránh ra, đồ nhà quê.

    Tôi trông cái cảnh ấy mà nóng mắt, bỗng một cô nhóc nữa xuất hiện kế sau đó. Chỉ một cái liếc mắt, tôi nhận ra ngay đó là cô nàng 'công chúa' đỏng đảnh vài bữa trước.

    - Cậu thích cái này à?

    Cô nhóc đầu tiên gật đầu:

    - Ừ

    "Công chúa" liếc Lúa bằng một ánh mắt khinh thường

    - Liệu có còn sạch sẽ không?

    Nghe đến đây, quả là ông chú có thể nhịn chứ bà thím thì không chịu nổi nữa.

    Tôi bước ngay lại, giật phăng chiếc váy trên tay hai cô nhóc, tiện thể lôi luôn mấy chiếc váy gần đấy thảy vào tay Lúa:

    - Cầm về, lau nhà.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  4. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 23

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Công chúa rõ ràng đã lĩnh hội được đôi chút tính tình của tôi sau vài lần gặp gỡ trước đó, tuy nhiên cô bạn của nó thì không.

    - Mày là đứa nào?

    Nhác thấy cô nhóc có ý định giật lại chiếc váy, tôi bèn túm lấy cái nơ xé roẹt một cái khiến nó há hốc miệng sửng sốt.

    Quơ quơ cái nơ trước mặt nó, tôi cười cợt:

    - Biết người ta gọi những đứa như này bằng từ gì không? Đồ nông cạn nửa mùa.

    Cuộc đụng độ tắt ngóm khi mấy nhân biên bán hàng gần đó chạy xô lại hỏi han.

    Một cô nàng tinh ý, nhìn tôi một lát rồi reo lên:

    - Ban Mai, là Ban Mai phải không?

    Tôi nhấc cặp kính mát ra khỏi mặt, cài lên tóc sau đó nở một nụ cười ngọt ngào như thể cái đứa cong cớn lúc nãy là ai khác chứ chẳng phải tôi.

    - Em chào các chị!

    Hiện tại, tôi có một lượng fan hâm mộ không nhỏ, đủ để khi ra đường cần chút tiểu xảo hóa trang nhằm tránh những rắc rối không cần thiết.

    Việc tôi được đón chào như vậy rõ ràng khiến những đứa nhóc không ưa tôi rất tức mắt.

    "Công chúa" sầm mặt lại, cố lơ đi cái liếc mắt đầy khiêu khích của tôi, nhưng bạn của cô ta thì không nhịn nhục được như thế. Mắt cô nhóc đỏ vằn chỉ vào mấy bộ váy áo nhàu nhĩ mà cao giọng tố cáo:

    - Là cô ta làm rách đó!

    Ngay lập tức, tôi trưng lên một bộ dáng đáng thương ra chiều biết lỗi lắm:

    - Làm thế nào đây, chẳng may em lỡ tay, nhất định em sẽ đền.

    Tất nhiên cách giải quyết của tôi vô cùng được ủng hộ, lại gây được thiện cảm. Mệt cho cô nhóc nọ còn rất hăng hái diễn vai ác mà không hay.

    Lúa xách túi, theo chân rồi đến quầy giày dép dành cho trẻ em, vẻ mặt cứ muốn nói lại thôi. Tôi vừa đi vừa đếm bước chân, khi con số dừng lại ở số 10, rốt cục cô bé cũng lên tiếng:

    - Chị, sao chị lại.. như thế? Mặc kệ họ là được mà.

    Tôi quay qua nhìn vẻ áy náy của Lúa, không kìm được mà cong khoé môi:

    - Em biết không, gặp những người như vậy, càng nhún nhường họ càng coi thường chúng ta. Con gái ấy mà, lúc cần gớm ghê tuyệt đối không được hiền lành.

    - Nhỡ chuyện bé xé ra to, hay gặp phải người đáng sợ thì sao?

    Lúa tròn mắt hỏi với dáng vẻ hết sức hiếu học.

    Tôi bật cười:

    - Chẳng sao, cứ ra đòn phủ đầu trước, không đánh được thì chạy, lo gì.

    Lúa nghe xong, cúi đầu nghĩ ngợi lung lắm. Có một đệ tử ham học hỏi như vậy, đột nhiên tôi cảm thấy tâm trạng rất tốt.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  5. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 24

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Buổi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân xong, tôi chán nản vác cặp sách xuống lầu.

    Trên bàn ăn, đúng như thực đơn mà tôi mong muốn đã có sẵn một tô phở bò.

    Lui cui sắp đũa bên cạnh, thấy tôi xuất hiện, Lúa vội nở một nụ cười bẽn lẽn:

    - Chị!

    Tôi lơ đãng gật đầu, thảy cặp sang một bên, khoé mắt liếc thấy bộ quần áo vải lanh của Lúa, tôi chợt nhận ra một vấn đề, tò một hỏi:

    - Em không phải đi học à?

    Lúa thoáng buồn, nghĩ ngợi một lát rồi mới trả lời:

    - Em nghỉ học rồi.

    Tôi nhìn dáng vẻ cô nhóc, chỉ hơn tôi 1-2 tuổi là cùng, bộ dáng có chút suy kiệt do hoàn cảnh thiếu thốn. Tôi nghĩ mình biết khoảng im lặng ngắn ngủi khi nãy tượng trưng cho điều gì.

    Nhớ lại dáng vẻ của cô tư, lại nhớ đến lí do kiếp trước không thể đặt chân vào ngưỡng cửa đại học của mình, tôi thoáng tần ngần.

    Tất cả chỉ do nghèo khó mà ra.

    Suy nghĩ thật nhanh, tôi bèn hỏi thẳng:

    - Em nghỉ lâu chưa?

    - Dạ, hết lớp 5 e nghỉ ở nhà phụ mẹ ra đồng. Cũng hơn 1 năm rồi.

    - Có muốn đi học nữa không?

    Đôi mắt ảm đạm của cô bé sáng lên, chăm chú nhìn khi tôi nói vậy. Cái gật đầu không hề do dự khiến tôi quyết tâm hơn. Tuy nhiên tôi vẫn muốn hỏi cho ra lẽ nỗi băn khoăn hằn trĩu trên khuôn mặt cháy nắng.

    - Em lo điều gì vậy?

    - Mẹ em phải một mình cấy mấy mẫu ruộng, vất vả lắm. Với lại Ngô còn phải đi học, nhà em không có tiền lo cho em đâu.

    Tôi chọc đũa vào bát phở, suy tính một chút, vấn đề quả là nan giải.

    - Thành tích của em thế nào?

    Có hơi thẹn thùng, Lúa đỏ mặt nói:

    - Năm nào em cũng được cô giáo phát giấy khen, lớp em có ít bạn được như vậy lắm.

    Tôi gật đầu, xem ra ca này có chút hy vọng.

    Nuôi một đứa trẻ ăn học nói nhẹ cũng không nhẹ nặng cũng không nặng. Nếu muốn bồi dưỡng 1 thiên tài, núi vàng núi bạc cũng không đủ, nhất là ở một thành phố đắt đỏ như vậy, nhưng với trường hợp của Lúa thì khác.

    Với khả năng của tôi, chắc chắn lo cho một cô bé có thể an ổn học hết lớp 12. Chỉ cần Lúa ngoan ngoãn, không gây rắc rối cho tôi là tốt rồi.

    Không biết tương lai ra sao, nhưng hiện tại, tôi cũng quý cô bé.

    - Chị sẽ bàn với bố mẹ em- Tôi nói - em sẽ được đi học tiếp.

    Lúa nhìn tôi bằng ánh mắt không dám tin

    - Thật sao chị?

    - Ừ - tôi khẳng định- chị sẽ tài trợ tiền học phí cho em, chỉ cần em duy trì thành tích năm nào cũng có giấy khen như em nói.

    Lúa nghĩ ngợi một lát rồi quyết tâm gật đầu

    - Vâng ạ.

    Chợt nghĩ đến mối quan hệ của mình và hiệu trưởng trường cấp II, tôi nghĩ vấn đề tuổi tác của Lúa có lẽ sẽ giải quyết được.

    - Em sẽ học ở đây, với chị.

    Lúa nhìn tôi, do dự. Tôi biết chắc chắn cô bé lại vướng vận với mấy việc đồng áng ở quê đây mà. Không để Lúa băn khoăn lâu, tôi bắt đầu phân tích lợi hại cho cô bé.

    - Em không nghĩ học xong sẽ về làm ruộng chứ? Nghe lời chị, cố học hành cho tốt rồi thoát cái cảnh làm lụng vất vả giống bố mẹ của em đi. Nếu muốn vào đại học, điều kiện trên này là tốt nhất.

    Lúa giật mình khi nghe đến từ 'đại học' được thốt ra từ miệng tôi, rồi dần dần, một khao khát mãnh liệt lớn dần trong mắt cô bé. Tôi biết, hiện tại, ở những vùng thôn quê, người đi học đại học rất ít, con gái lại càng ít hơn. Lúa chưa từng nghĩ đến điều này cũng là lẽ đương nhiên. Hiện nay, trình độ học vấn vẫn còn có sự chênh lệch nhiều nhưng ai ngờ rằng, chỉ khoảng chục năm nữa, đất nước này phát triển với tốc độ chóng mặt đến độ, tìm người có một tấm bằng đại học loại ưu còn dễ hơn mua một mớ rau sạch ở phiên chợ buổi sáng.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  6. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 25

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Tranh thủ kì nghỉ phép 1 tháng mà Mạnh Hùng kiên quyết bắt tôi chấp hành, tôi thu xếp thời gian về quê một chuyến giải quyết vấn đề đất đai và giấy tờ nhập học cho Lúa.

    Đó là việc chính, còn nguyên nhân khiến tôi không thể vắng mặt là cái đám cưới chạy của bố và dì Quỳnh.

    Hai người đã tổ chức hôn lễ trên thành phố, trong một khách sạn hạng trung. Việc còn lại chỉ là làm thêm một bữa tiệc nhỏ ra mắt bà con họ hàng nữa là xong.

    Trên xe, chỉ có bà và Lúa là không kìm nổi hưng phấn khi con đường vài trăm cây số mỗi lúc một rút ngắn. Còn bố thì thờ ơ ngắm khung cảnh chạy vùn vụt qua ô cửa sổ. Bên cạnh ông, Dì Quỳnh mệt mỏi dựa đầu vào ghế với đôi mắt ngắm nghiền. Với chuyến đi này, dì ta tỏ ra không quan tâm hơn cả bố.

    Dì Quỳnh vốn là con gái Hà Nội, tình yêu với đồng ruộng, thôn xóm, chẳng nhiều nhận hơn tôi là bao. Hơn nữa, thời kì thai nghén khiến dì ta chẳng buồn ra vẻ hay thích thú.

    Tôi nhìn bụng của bà ta, cố không nghĩ nhiều, sau đó, để khỏa lấp đi những tâm sự trong lòng bèn học theo bố, thả thần trí ra ngoài những cánh đồng bát ngát.

    Ấn tượng của tôi với quê Nội chỉ gói gọn trong 1 chữ 'nghèo'.

    Khi mở mắt ra và bước xuống xe, đập vào mắt tôi là những đứa trẻ lam lũ vây kín quanh chiếc ô tô vừa vượt qua con đường đất gập ghềnh để vào xóm.

    Đi qua hàng rào râm bụt, ngôi nhà đắp đất của bà hiện ra không lấy gì làm đẹp đẽ. Bên hàng hiên, vài cây cau cao vút trơ trọi với những tàu lá vàng càng làm tăng thêm sự u mặc cho một căn nhà hẻo lánh.

    Còn chưa vào đến sân thì cô tư từ trong nhà ào ra chào đón. Không giống vẻ tiêu điều ở ngoài sân, trong nhà có dấu vết của sự dọn dẹp, mà tôi đoán không ai khác là người mẹ của Lúa.

    Chỉ một lúc sau, bà con hàng xóm, láng giềng, họ mạc kéo đến thăm chật cứng ngôi nhà nhỏ.

    Ai cũng tò mò với những con người vừa trở về từ thành phố, thủ đô, và không thể thiếu sự hiếu kì với một diễn viên nhí nhìn thấy trên TV rồi.

    Tôi không phải là một con nhỏ không biết gì về sự đời, tốt xấu cũng mấy chục tuổi đầu, cũng phải biết vào lúc nào và nên làm cái gì.

    Để lại khách khứa cho bà và bố, tôi gọi dì Quỳnh ra bên ngoài nói chuyện sau khi đi dạo vùng quanh nhà một lần.

    - Có chuyện gì vậy Mai?

    Từ hôm trong bệnh viện, bà ta không còn gọi tôi là con nữa mà chỉ xưng dì và gọi trên tôi trong mỗi cuộc chuyện trò.

    - Dì ở nhà giúp bố tôi tiếp khách khứa, hỏi cô tư xem bát đũa thì mượn ở đâu, nhờ mấy người hàng xóm dọn dẹp qua sân vườn nữa, tôi đi chợ.

    Dì ta không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu.

    Tôi kéo tay Lúa lên xe, tiện thể cho luôn thằng Ngô lẽo đẽo theo chị đi nữa. Còn lại là thím Hoài, Lài và tài xế riêng mặc công ty cung cấp cho tôi, cả 6 người cùng đi lên thị trấn.

    Lắc lư gần 1 tiếng trên xe, chúng tôi mới đến được cái chợ ra hồn. Tất nhiên không thể so với thành phố được, tuy nhiên thì những thứ tôi cần thì cũng coi như đầy đủ.

    Trước tiên là phải mua chăn, gối, hiện tại không thể kiếm được điều hòa cho nên phải dùng quạt. Thật may là người ta đã kéo điện cho nông thôn mới. Tiếp đó là các đồ gia dụng linh tinh vừa được tôi liệt kê trong lúc kiểm tra quanh căn nhà.

    Ngôi nhà đã bị bỏ hoang 1 thời gian dài, chỉ mới được sửa chữa trong thời gian gần đây. Vì vậy thứ cần mua rất nhiều.

    Cuối cùng là vấn đề thực phẩm. Tôi tính sơ qua số người đến dự trong bữa cơm chiều, cuối cùng cũng phác họa ra một thực đơn hợp lý.

    Hiện tại không có tủ lạnh nên đành ăn ngày nào đi mua ngày ấy thôi.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  7. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 26

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Khi chiếc xe bị lèn kín đồ đạc bò về đến nhà một lần nữa thì khung cảnh sân vườn đã khác đi đôi chút.

    Tôi hài lòng nhìn hai chiếc bếp lò được dựng tạm và rau cỏ được mấy thím mang đến để ngoài sân.

    Việc của tôi đến đây là hết, việc nấu nướng cứ để cho người lớn lo.

    Đối với người nông dân, con lợn là một tài sản lớn, vì vậy, khi tôi ngỏ ý muốn mua cả 3 con lợn lớn nhà bác cả để thịt dần thì ai cũng tròn mắt ngạc nhiên.

    Tất nhiên là tôi có tính toán cả đấy, chúng tôi sẽ ở đây một tuần, con đầu tiên sẽ dùng trong bữa ra mắt họ hàng nội ngoại, con thứ hai sẽ dùng trong đám cưới của bố, còn con thứ 3 là lúc tất cả liên hoan để về thành phố.

    Nếp quê khác với thành thị, tôi đã được nghe bà kể nhiều, một con lợn mà cả làng ăn ngon cũng đáng. Hơn nữa lại rẻ, ít ra là tôi thấy vậy.

    Bà rất vui, vẻ mặt dãn ra hồng hào, luôn tươi cười không ngớt nói chuyện với mấy bà lão bên đĩa trầu.

    Bố cùng mấy bác mấy chú dựng bếp quay con lợn vừa thịt xong.

    Dì Quỳnh thì xắn tay áo chuẩn bị đồ ăn với mấy người phụ nữ thôn quê khác.

    Cảnh vật quả là thanh bình và no ấm.

    Còn tôi, tất nhiên là đi quanh vành đai mảnh đất này dạo mát một vòng rồi.

    Khu vườn của bà rộng khoảng 3 mẫu, có nhiều cây ăn quả lạ lùng như chay, thị..

    Sở dĩ tôi biết được là do Lúa luôn miệng giới thiệu mỗi khi đi qua một gốc cây, một tán lá.

    Nếu không có dự án làm đường, nơi đây chỉ là mấy mẫu đất quê không hơn không kém, tuy nhiên, một bản kế hoạch đã làm thay đổi thái độ của cả một gia đình, thậm chí thay đổi diện mạo của một miền quê nghèo khó.

    Vài năm nữa thôi, khi con đường quốc lộ hoàn thành, nơi đây sẽ phát triển với tốc độ không kìm chế nổi. Khi đó, việc thịt một con lợn sẽ không náo động cả một làng như thế.

    Tôi đứng ở bờ ao, dõi mắt nhìn theo mấy con vịt rẽ đám bèo hoa, lòng tính toán không ngừng nghỉ.

    Những năm 80, 90 của thế kỉ XX, việc dễ kiếm tiền nhất là xây dựng, cũng là ngành mà tôi đang theo đuổi.

    Còn sang thế kỉ XXl, thế kỉ của công nghệ thông tin và dịch vụ. Tôi nghĩ mình đã có kế hoạch cho 10 năm trong tương lai rồi.

    Đang miên man suy nghĩ, chợt tiếng Lúa hét lên khiến tôi giật mình quay lại. Nhìn theo tầm mắt giận giữ của cô bé, tôi bắt gặp Tôn đang vắt vẻo trên cành ổi như một con khỉ con.

    - Sao anh lại liệng ổi vào đầu em?

    Lúa tức giận lên tiếng.

    Tôn không thèm để ý đến vẻ mặt của Lúa, liếc tôi một cái rồi ra sức nhún nhảy trên cây.

    - Thích thì tao ném đấy.

    Nghe giọng điệu xóc hông của nó, tôi rời mắt đi, trẻ con ấy mà, để ý đến những trò nghịch phá của chúng làm gì cho đau đầu. Tôi có tí tỉ thứ việc phải lo, hơi sức đâu mà bận tâm đến những chuyện tầm phào như vậy. Chỉ cần đừng động đến tôi là được.

    Trở về nhà, vừa trông thấy tôi, dì Quỳnh tươi cười bước đến, đon đả nói:

    - Mai đói chưa, dì nấu cháo thịt với nấm hương cho con đây, ăn đi cho nóng.

    Thấy những mâm cỗ rải la liệt ngoài sân, tôi liếc mắt một lượt những người ăn uống, như hiểu ý dì ta nói ngay:

    - Con đừng lo, dì đã bảo bác tài xế và Lài vào ăn cơm rồi.

    Tôi đỡ bát cháo, thản nhiên nói:

    - Cảm ơn dì.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  8. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 27

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Tôi đã phải thuyết phục rất lâu cô tư mới đồng ý cho Lúa theo tôi lên thành phố, còn thằng Ngô thì òa khóc nức nở ngay sau đó rồi níu áo chị thật chặt hệt như Lúa có thể biến mất bất xứ lúc nào.

    Ngồi trong gian buồng đơn sơ nhưng khá sạch sẽ của nhà cô tư, chơi với thằng khoai chưa đầy 2 tuổi trên võng, tôi thây thanh thản lạ.

    Tôi đã theo chân bố và dì Quỳnh ghé qua tất cả các ngôi nhà của họ hàng. Nhà nào cũng mang phong cách y chang nhau, mái ngói và đắp đất, tuy nhiên tôi vẫn thích ngôi nhà của cô tư nhất.

    Nhà bác cả có khá hơn một chút, không còn vách đất nữa mà xây bằng gạch mộc, một ngôi nhà ngói 3 gian rộng rãi. Tuy nhiên lại bừa bộn và bẩn thỉu hơn tất cả nhà khác vì 3 đứa con giặc cướp của bác ta.

    Nhà chú 3 ngay cạnh nhà bác cả, chỉ cách có hàng rào bằng cúc tần.

    Còn nhà cô út thì hơi xa, ở tận làng bên, cách 1 đoạn đường đê khá dài.

    Buổi tối ở đây khá buồn tẻ và tĩnh mịch, cứ 3-4 nhà mới có 1 cái TV đen trắng. Cứ chập tối là lũ trẻ lại gọi nhau í ới đi xem, còn hầu hết họ đều theo dõi các chương trình trên radio.

    Tôi nhìn vẻ mặt rầu rĩ của dì Quỳnh, biết dì ta cũng giống mình, đã nhớ nhung sự ồn ào và rực rỡ của thành phố lắm rồi. Nhưng mới có 2 ngày trôi qua thôi, mà thời gian nghỉ ngơi dự tính đến gần 1 tuần.

    Hậu ngày dài khiến tôi có cảm giác mình bị thế giới văn minh bỏ qua đã khá lâu. Quả thật, không khí buồn tẻ thôn quê không hợp với tôi lắm. Chỉ ngồi một lát mà chân tay đã bứt rứt khó chịu không nói thành lời.

    Chẳng có việc gì làm, tôi nhờ bố làm một cần câu bằng nhánh tre rồi rủ Lài và bác lái xe ra hồ câu cá.

    Lào giúp tôi mắc mồi vào lưỡi câu, thở dài buông cần:

    - Chị nhớ nhà quá!

    - Quê chị ở đâu? Tôi hỏi.

    - Chị ở Hải Phòng, một làng ven biển. Ở đây chỉ có ao hồ, chị nhớ biển.

    Tôi quay qua bác lái xe ngồi trầm tư nãy giờ bên cạnh, lơ đãng hỏi:

    - Còn bác?

    Kéo chiếc mũ lưỡi trai che đi nửa khuôn mặt, bác ta uể oải đáp:

    - Tôi ở Sơn La, quê tôi nhiều rừng núi lắm.

    Tôi nhớ đến những bờ cát vàng và tiếng sóng vỗ, sau đó lại tưởng tượng đến những con đường ngoằn ngoèo dọc những nương lúa, nương ngô, tận trong tâm khảm cũng cảm thấy, nơi đây quả là có hơi vô vị.

    Nhưng những con người sinh ra và lớn lên ở đây, trong tim họ, khung cảnh nơi này đẹp dễ vô ngần. Như bà, như Lúa, mỗi khi nhắc đến quê họ lại hào hứng vô cùng.

    Tiếc là thứ tình yêu ấy chẳng thể bằng cách nào đó mà truyền tải cho tôi. Cảm giác mới lạ qua đi, trong tôi chỉ còn nỗi nhớ thành phố da diết.

    Vậy mà còn tận mấy ngày nữa mới kết thúc cơ đấy. Quả là đáng chán!

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  9. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 28

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Rốt cục thì một tuần dài cũng trôi qua sau khi bà đem từng miếng thịt của con lợn thứ 3 phân phát cho cả làng cả xóm, chúng tôi hào hứng chuẩn bị hành lí trở về.

    Ngoài vẻ bịn rịn của và với cố thổ và đôi mắt đỏ hoe của Lúa khi chia tay bố mẹ và 2 đứa em trai, chúng tôi ai cũng mang tâm trạng nhẹ nhõm.

    Đường về như ngắn hơn và khi đã yên vị trong căn phòng quen thuộc, nỗi vui sướng trong tôi chẳng thể dùng từ ngữ mà diễn tả nữa.

    Kết thúc năm học, tôi từ biệt cấp l tẻ nhạt của tuổi thơ, chuẩn bị sách giáo khoa lớp 6. Lúa cũng vậy, năm nay coi bé sẽ nhập học cùng với tôi.

    Vừa nghỉ hè, tôi hào hứng đến thẳng công ty bắt đầu làm việc. Nhận được kịch bản cho bộ phim sắp tới, tôi vào guồng ngay mà không hề lạ lẫm. Nhìn vẻ vui thích của tôi, Mạnh Hùng bật cười.

    - Biết cháu sẽ thích, tôi đặc biệt giữ lại cho cháu đấy.

    Tôi đọc qua nội dung câu chuyện kể về cuộc đời của một cô gái vượt khó mà mình sẽ thủ vai khi nữ chính khi còn bé, hài lòng gật đầu.

    - Cảm ơn chú.

    - Chuyến thăm quê thế nào?

    Tôi nháy mắt với anh ta một cái, tươi cười trả lời:

    - Đã xong!

    Hai người ăn ý không bàn thêm khi có vài người nữa xuất hiện trong phòng, và chỉ 5 phút sau, ekip bộ phim 'Hoa Hướng Dương' đã có mặt đầy đủ, như vậy buổi họp có thể bắt đầu rồi.

    Khi nhà đầu tư được giới thiệu, tôi không ngờ tới đó lại là 'Phượng Hoàng'. Xuất hiện lần này là một người phụ nữ khá trẻ, tôi biết bà ta, kiếp trước, khi quen biết nhau, bà ta đã leo lên vị trí cao hơn hiện tại rất nhiều. Một người phụ nữ thành đạt điển hình của xã hội.

    Ngồi cạnh tôi là một nữ diễn viên khá nổi tiếng thời bấy giờ, khuôn mặt đại diện của 'Phượng Hoàng' trong tương lai.

    Dĩ nhiên, cùng thủ vai chính trong một bộ phim, chỉ là giai đoạn khác nhau, nên chúng tôi rất chú ý tìm hiểu đối phương.

    Để đảm bảo vai diễn thành công, các diễn viên không chỉ tự bản thân cố gắng mà còn phải rất chú ý giữ hòa hảo với các bạn diễn.

    Tôi và Ngọc Huyền còn phải kết hợp thật ăn ý để mạch cảm xúc có thể xuyên suốt bộ phim.

    Tính tình cô ta không đến nỗi tệ, còn tôi cũng chẳng cố ý làm mình làm mẩy cho nên đều cảm thấy đối phương quả là người dễ chung sống.

    Tôi quan sát cô gái xinh đẹp này, cảm thấy có cơ hội hợp tác với cô ta thật tốt vì chỉ vài năm sau, khi đang trên đỉnh cao của sự nghiệp cô ta chợt từ giã nghệ thuật lui về làm phu nhân của một thương gia đá quý.

    Đây là một câu chuyện có kết cục viên mãn cho cuộc đời của một nữ diễn viên, tuy nhiên, sau 3 năm chung sống, cuộc li hôn của cô ta làm ầm ĩ báo giới một thời. Mang theo đứa con gái cùng một nửa tài sản của chồng, cô ta tự lập lên sự nghiệp của mình và cũng là một trong những người tiên phong mang khái niệm 'hàng hiệu' đến với Việt Nam.

    Chuỗi trung tâm thương mại thuộc quyền sở hữu của cô ta đã từng là niềm khao khát của tôi vào kiếp trước.

    Cơ hội gặp gỡ lần này, tôi phải nắm chắc mới được, không hợp tác làm ăn thì ít ra cũng bồi đắp một mối quan hệ bạn bè lợi ích.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
  10. lalisha96 Uất Kim Hương

    Bài viết:
    11
    Chương 29

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Bối cảnh của bộ phim là ở thành phố, vì vậy lịch quay của tôi khá dễ thở, có thể sáng đi tối về, đúng là một điều đáng mừng.

    Những năm này, khái niệm cổ phiếu với hầu hết người dân đều vô cùng mới mẻ. Kinh tế của nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền cơ cấu kinh doanh cá thể. Tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động rất cầm chừng. Chơi chứng khoán trong nước quả là một điều không tưởng.

    May mắn là tôi có một người bạn như Mạnh Hùng. Anh ta có đầu óc khá nhạy bén và các mối quan hệ rộng rãi, tuy nhiên, con người khùng điên ấy không mấy mặn mà với tiền bạc. Ngoài nghệ thuật ra, anh ta chỉ cần mức sống cơ bản là được rồi.

    Tôi hợp tác với Michele, một người bạn của Hùng và chơi cổ phiếu dưới danh nghĩa của anh ta. Chỉ cần tôi nhớ được các cuộc khủng hoảng kinh tế trong vài năm tới và vụ khủng bố vào tòa tháp đôi để cảnh báo anh ta rút tiền về là được rồi.

    Tiền của tôi đang từng phút từng giây sinh lãi, cả tôi và đối tác đều hài lòng về điều đó.

    Tôi đến ngân hàng trả khoản vay thế chấp, số tiền nhỏ bé so với số lãi đang bành chướng ở bên kia đại dương của tôi.

    Chợt nhớ lại chuyến về quê vào tháng trước, khi đó tôi đã giấu tất cả mọi người, dùng những thủ đoạn mình nghĩ ra được để trấn an người con khác của bà.

    Chỉ cần hứa trong thời gian tôi vay sổ đỏ sẽ bí mật chia cho họ một số tiền lợi nhuận là họ không nghĩ nhiều mà đồng ý ngay.

    Đây chính là sức mạnh của đồng tiền.

    Lừa phỉnh những người nông dân trình độ văn hóa cấp ll rất dễ nhưng tôi không làm vậy. Tất cả chỉ vì hoàn cảnh khốn khó mà có, nếu chỉ bỏ ra vào đồng bạc có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn thì tôi keo kiệt làm gì.

    Tiền thì quan trọng thật đấy nhưng những tờ giấy bạc kiếm về rốt cục cũng chỉ có một chức năng để tiêu mà thôi.

    Nghe nói, với số tiền mà tôi cho, những người bác người cô của tôi không hề lãng phí.

    Bác cả mua máy xuốt lúa, tăng gia sản xuất, chú ba xây thêm trang trại nuôi lợn. Cô tư mua thêm được chút đất vườn trồng cây ăn quả, còn cô út có chút vốn để đi buôn gà.

    Bà nghe nói con cháu ăn lên làm ra thì ngày càng khỏe, đẹp lão hẳn ra. Lúa biết được bố mẹ không còn bất vả như xưa càng yên tâm học hành.

    Sau đó, vấn đề rơi xuống gia đình của bố.

    Vài tháng nữa dì Quỳnh sẽ đẻ mà căn hộ của công ty xem ra là quá chật chội so với cuộc sống sinh hoạt của 1 gia đình.

    Trong tay tôi không có nhiều tiền mặt, vì vậy khi dì Quỳnh nói bóng gió về việc sẽ nghỉ làm kết công ty nhà nước, về nhà xoay vốn kinh doanh nhưng không đủ tiền thì tôi đã cân nhắc rất lâu.

    Dì Quỳnh vốn là một nhân viên kinh doanh sách báo cho nhà xuất bản Tiền Phong và quả thực đồng lương của công nhân viên chức lúc này rất bèo bọt. Dì ta tính toán như vậy, xem ra cũng sở hữu một đầu óc rất cầu tiến.

    Chỉ cần không có ý nghĩ không làm mà hưởng thì tôi sẽ giúp.

    Khi được hỏi sẽ kinh doanh mặt hàng gì thì bà ta cau mày một lát mới nói

    - Vật liệu xây dựng.

    Quả là dám nghĩ dám làm, dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vợ hai của bố rất có tinh thần thời cuộc.

    * * *
     
    AnBinh2908mika17 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...