Ca dao, dân ca được ví như viên ngọc sáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao chất chứa cái hồn quê chân chất của người nông dân chân lấm tay bùn cả đời gắn bó với đồng ruộng. Đọc ca dao, ta lại thấy được những cung bậc cảm xúc khác nhau, những nỗi niềm của con người đều được gửi gắm hết vào ca dao. Đó là tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, là tình cảm trai gái tha thiết, là nỗi nhớ niềm thương những ai đang ở xa, là tiếng cười trào phúng những tệ nạn trong xã hội, hay là những lời than cay đắng của người phải chịu nhiều bất công trong xã hội. Tiêu biểu cho chủ đề than thân là những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ thân em Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân Cả ba bài ca dao đêu bắt đầu bằng hai chữ "Thân em", đó là thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Ý thơ gợi lên cả một kiếp sống đầy đắng cay. Cuộc đời của người phụ nữ thật bấp bênh vô định bởi họ không thể tự quyết định cuộc đời của mình. Tự viết về thân phận của mình, người phụ nữ không chỉ than cho số phận đầy đắng cay của mình mà ở họ đã ý thức được phần nào giá trị của bản thân. Trong bài ca dao đầu tiên Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Trong bài ca dao này, người phụ nữ đã ý thức được giá trị của bản thân. Không phải ngẫu nhiên mà họ dùng dải lụa đào để so sánh. Lụa là một chất vải quý, sang trọng, được dệt từ tơ tằm. Lụa cũng đã từng là thứ đắt tiền, chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Huống chi là lụa đào lại càng quý hiếm hơn. Thứ quý giá như thế đáng ra phải được trưng bày ở những nơi sang trọng nhất, hay được người ta nâng niu, cất giữ. Người phụ nữ ví bản thân mình như tấm lụa đào chính là đang tự khẳng định vẻ đẹp của mình không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn đẹp cả về tâm hồn.. Nhưng đáng tiếc thay, nó lại bị coi như một thứ hàng hóa giữa chợ, để người ta ngã giá trao đổi. Động từ "phất phơ" đã cho ta thấy sự lo lắng của người phụ nữ khi nghĩ đến tương lai của mình. "Biết vào tay ai?" Một câu hổi được đặt ra. Tuổi xuân của họ bị ám ảnh bới sự băn khoăn về tương lai phía trước. Chính xã hội phong kiến bất công đã đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh như thế. Họ không bao giờ biết chắc cuộc dời mình sẽ đi đầu và về đâu. Nếu vào tay người tử tế, họ sẽ được an nhàn, nếu vào tay những kẻ không ra gì thì họ cũng chỉ như những chiếc khăn lau tay bình thường mà thôi. Nếu cô gái trong bài ca dao đầu tiên có phần tự hào về nha sắc, tâm hồn của mình thì cô thứ hai đã nhận ra mình không có gì nổi bật về ngoại hình: Thân em như của ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Cô gái trong bài ca dao này mang nét bình dị, chân chất, gần gũi. Đối với một cô gái, ngoại hình là một thứ vô cùng quan trọng. Ấy vậy mà cô gái trong bài ca dao này không được may mắn sở hữu vẻ ngoài đẹp. Cô gái khiêm nhường nhận mình là củ ấu gai. Củ ấu gai tuy vỏ bên ngoài rất xấu xí nhưng ăn vào bên trong rất thơm, ngon, bùi. Người phụ nữ biết rằng mình không được đẹp cho lắm nhưng cô cũng tự hào khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp bên trong của mình. Một hình ảnh được sử dụng khéo léo trong bài ca dao "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người". Đáng tiếc thay trong xã hội dù có trong trắng đến đâu thì đâu có ai chịu đi tìm hiểu vẻ dẹp nội tâm đằng sau vẻ ngoài thô nhám? Câu ca dao vì thế còn khuyên mọi người hãy trân trọng những con người tuy không xinh đẹp nhưng có tâm hồn trong trắng, cao đẹp. Đọc bài ca dao ta có thể liên tưởng đến bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương: Thân em thời trắng phận em tròn, Bảy nổi ba chìm mấy nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.