Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi YenOanh099, 11 Tháng tám 2020.

  1. YenOanh099

    Bài viết:
    41
    Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive-Disorder - OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress. Bệnh còn có tên khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

    Người bị ảnh hưởng của bệnh có những ý nghĩ và hành vi lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được chẳng hạn rửa tay hàng chục lần mặc dù tay đã sạch hay dành quá nhiều thời gian để sắp xếp đồ vật trong nhà quá mức gọn gàng cần thiết.

    Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế hiểu rõ phần nào tính chất vô lý của ám ảnh. Chính họ cũng công nhận ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là phi lý. Nhưng phần lớn họ không có những nhận định chắc chắn về sự sợ hãi của mình hoặc thậm chí có niềm tin mạnh mẽ rằng những hành vi đó là phù hợp.

    Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải đấu tranh rất quyết liệt để xua đi những ý nghĩ không mong muốn và hành vi cưỡng chế. Rất nhiều người có thể ngăn các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế xuất hiện trong nhiều giờ liền. Nhưng qua thời gian sự kháng cự yếu đi và họ bị chi phối bởi hành vi ám ảnh mang tính lễ nghi rất mạnh. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có thể kéo dài vài năm hoặc vài chục năm. Các triệu chứng có thể giảm độ khốc liệt theo thời gian và đạt độ ổn định lâu dài ở dạng nhẹ nhưng đối với phần lớn người bệnh thì các triệu chứng là mãn tính.

    Triệu chứng

    Ý nghĩ ám ảnh: Những ý nghĩ vô nghĩa cứ lặp lại một cách thường xuyên trong tâm trí người bệnh. Thể hiện sự sợ hãi có tính chất hoang tưởng một cách dai dẳng, lo âu thái quá về mọi thứ phải sạch sẽ hay mọi thứ phải thật hoàn hảo là những biểu hiện hay gặp.

    Các ám ảnh phổ biến nhất:

    - Sợ bị bẩn.

    - Sợ gây tổn hại đến người khác.

    - Sợ mắc sai lầm.

    - Sợ hành vi của mình không được người khác chấp nhận.

    - Đòi hỏi tính cân đối và chính xác.


    - Nghi ngờ quá mức.

    Hành vi cưỡng chế: Đa số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các hành vi lặp lại gọi là hành vi cưỡng chế, nó có ý nghĩa như sự đáp trả lại những ý nghĩ ám ảnh. Phổ biến nhất là luôn kiểm tra và giặt giũ. Các hành vi cưỡng chế khác như tích trữ, sắp xếp lại và đếm, kiểm tra hay liệt kê những việc đã làm cũng phổ biến. Những hành vi này nói chung là có mục đích tránh những tổn thất cho người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc những người khác.

    Các hành vi cưỡng chế phổ biến:


    - Lau chùi và giặt giũ.

    - Kiểm tra.

    - Sắp xếp.

    - Sưu tầm và tích trữ.

    - Đếm nhiều lần.


    Tiêu chuẩn chuẩn đoán

    - Người bệnh thừa nhận đó là những ý nghĩ hoặc xung động của chính mình.

    - Có ít nhất một ý nghĩ hoặc một hành vi mà người bệnh tiếp tục chống lại, mặc dù không có kết quả (Tuy nhiên có thể kèm theo những triệu chứng khác mà người bệnh không chống lại nữa).

    - Ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế không mang lại một sự thích thú nào cho người bệnh, chú ý rằng sự giảm căng thẳng hoặc lo âu không được coi là thích thú.

    - Các ý nghĩ, biểu tượng hoặc xung động thường lặp đi lặp lại và gây khó chịu.


    Nguyên nhân

    - Sinh học: Một số bằng chứng cho thấy bệnh có thể là một kết quả của việc thay đổi tự nhiên hóa học của cơ thể hoặc chức năng não.

    - Môi trường: Một số nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xuất phát từ những thói quen đã học được qua thời gian.

    - Thiếu serotonin: Cấp không đầy đủ serotonin, một trong những chất hóa học của bộ não, có thêt đóng góp cho chứng rối loại ám ảnh cưỡng chế.

    - Liên cầu họng: Một số nghiên cứu cho rằng một số trẻ em phát triển rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau khi nhiễm liên cầu nhóm A, liên cầu khuẩn tán khuyết beta.


    Điều trị

    - Dùng thuốc.

    - Trị liệu hành vi.

    - Tự chăm sóc và hỗ trợ từ phía gia đình.


    (Mình cũng là một người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhưng chỉ ở mức độ nhẹ như sợ bị bẩn, thường hay dọn dẹp đi dọn dẹp lại mặc dù nó đã cực kì gọn gàng và đòi hỏi phải chuẩn xác, mình cảm thấy cực kì khó chịu khi thấy đồ đạc bị dịch chuyển lệch sang vị trí ban đầu, đôi lúc mình cũng hay lo âu quá nhiều về những vấn đề nhỏ nhặt. Mặc dù cảm thấy những điều đó không quá cần thiết nhưng mình vẫn thực hiện, như vậy sẽ giúp mình cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Việc mắc chứng này nếu như ở mức độ nhẹ thì không quá quan trọng nhưng nếu bạn cảm thấy bản thân bị dằng vặt quá nhiều hay cảm thấy khó chịu về những ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế mà vẫn phải hành động để giảm bớt lo âu thì bạn nên liên hệ với bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị).
     
  2. Quỳnh Anh Kelly

    Bài viết:
    203
    Đọc cái này thấy mình trong đó.. cảm ơn bài viết của bạn
     
    YenOanh099 thích bài này.
  3. YenOanh099

    Bài viết:
    41
    Cảm ơn bạn đã ủng hộ!
     
    Quỳnh Anh Kelly thích bài này.
  4. Mèo Tai Cụp

    Bài viết:
    201
    Cảm ơn bạn về bài viết này. Đến giờ mình mới nhận ra đôi lúc mình làm những việc khiến bản thân cảm thấy khó chịu và khó hiểu về nó. Mình cũng bị stress trong một thời gian khá dài và có những suy nghĩ tiêu cực và những cảm xúc đến mình cũng chẳng biết vì sao mình lại làm như vậy. Thật khó chịu. Tuy nhiên bây giờ mình đã cảm thấy khá hơn và tập chấp nhận mọi thứ để cuộc sống trở nên dễ thở hơn. Mình chỉ có đôi lời muốn chia sẻ và cá nhân mình thật sự rất quan tâm đến những chủ đề liên quan đến tâm lý và các hội chứng như này ấy^^
     
    YenOanh099 thích bài này.
  5. YenOanh099

    Bài viết:
    41
    Cảm ơn bạn đã ủng hộ! Hãy cứ suy nghĩ tích cực nhé, nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn!
     
    Mèo Tai Cụp thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...