Hiện Đại Những Con Sóng Cô Đơn - Ngô Tiếu Kì

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi NgoTieuKi, 15 Tháng sáu 2020.

  1. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Những con sóng cô đơn

    Tác giả: Ngô Tiếu Kì

    Thể loại: Truyện teen, Cuộc sống, Hiện đại, Hài hước

    Thảo luận truyện tại đây: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Sáng Tác Của Ngô Tiếu Kì

    [​IMG]

    Giới thiệu:

    Những con sóng không thể nào gặp nhau, nên chúng cứ thế cô đơn sinh ra, rồi cô đơn mà chết đi. Những con người vẫn gặp gỡ nhau mỗi ngày, nhưng tại sao vẫn cảm thấy cô đơn trong lòng?

    Đại là một chàng trai vừa bước sang tuổi mười tám, và những suy nghĩ của cậu liệu có phải là câu trả lời cho câu hỏi đó hay không? Hay đó chỉ là những suy nghĩ linh tinh, vẫn còn chưa chín chắn của một chàng trai vừa bước vào tuổi trưởng thành?

    Một tác phẩm không có cái kết cụ thể, bởi các bạn chính là người sẽ suy nghĩ tiếp về cái kết cho câu chuyện này.


    Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Nếu thấy hay thì chia sẻ giúp mình nha. *yoci 177*
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng sáu 2020
  2. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi tên Võ Trung Đại, một cái tên khá kỳ quặc. Hoặc ít ra thì đối với tôi, nó kỳ quặc. Đã "Trung" (vừa) mà lại còn "Đại" (lớn), vậy rốt cuộc là trung hay là đại? Có nhiều người nói rằng chuyện này cũng bình thường, nhưng tôi vẫn thấy không thích cái tên của mình. Mà có thể ngoài miệng bọn họ nói vậy thôi, chứ ai biết bên trong họ nghĩ gì.

    Tại sao tôi lại có cái tên như vậy ư?

    Mẹ tôi kể rằng, khi bà mang bầu tôi, bố tôi không còn sốt sắng như khi họ có các anh chị của tôi nữa. Ngay cả khi mẹ tôi được đưa lên bàn đẻ, tôi thì sắp chào đời, bố tôi vẫn còn đang ở tận đẩu tận đâu.

    Sau hơn hai tiếng vật lộn và gào thét của mẹ, cuối cùng tôi cũng cất tiếng khóc đầu tiên. Lúc này, bố tôi mới có mặt ở nhà hộ sinh, trong trạng thái cửu say nhất tỉnh. Và khi được cô y tá hỏi đặt tên tôi là gì, ông bảo rằng: "Đặt đại đi!".

    Cô ấy lại hỏi: "Cái gì Đại?".

    Bố tôi gật gà gật gù nói: "Võ Trung Đại chứ gì, đàn ông nhà này ai chẳng như vậy".

    Câu ấy, ông nói to đến mức mẹ tôi vẫn còn nhớ đến tận bây giờ. Lúc đó bà giận lắm, nhưng vì mệt quá nên chẳng nói thành lời.

    Ngoài chuyện đó ra, còn có vài phiên bản khác về nguồn gốc
    của cái tên này nữa. Lúc thì mẹ tôi nói: Đặt tên tôi là Đại vì muốn tôi trở thành một con người có ảnh hưởng lớn lao trong xã hội. Khi thì bà lại nói đơn giản hơn: Các anh chị của tôi đều gầy gò, nên đặt như vậy vì muốn tôi cao lớn. Mà thực tế thì tôi cũng chẳng cao hơn gì so với các anh.

    Tôi không hiểu vì sao, mặc dù những lý do phía sau được mẹ tôi nhắc đến nhiều lần, nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái lý do đầu tiên, dù chỉ nghe được nó đúng một lần duy nhất, khi tôi khoảng ba - bốn tuổi gì đó. Các anh của tôi đều có tên nghe rất hay, anh Hai thì là Trung Thành, anh Tư thì là Trung Nghĩa, còn chị Ba thì cũng là Ngọc Anh. Đấy, tên của các anh chị tôi mới đẹp đẽ làm sao.

    Càng nghĩ về cái tên của mình, tôi lại càng buồn, và lại càng ghét nó.

    Hồi tôi học tiểu học, ngày đầu tiên của năm học lớp ba hay bốn gì đấy, bà cô chủ nhiệm mới của tôi, tên là Khánh - cái tên mà tôi vẫn còn nhớ rõ đến tận bây giờ, được chồng mua cho một cái máy tính. Bà ta hí hửng dùng nó để soạn danh sách lớp và khoe với chúng tôi về điều đó.

    Tôi không rõ là khi đó, tiếng Việt có dấu vẫn còn chưa xuất hiện trên máy tính, hoặc có nhưng không phổ biến, nhưng nói chung là bà cô chủ nhiệm của tôi không sử dụng nó. Thế là tên cả lớp đều không có dấu. Nhưng chẳng đứa nào có tên đặc biệt khi viết không dấu bằng của tôi.

    Hoặc có thể vì tôi chỉ quan tâm đến tên của mình, mà bỏ qua những đứa cũng cảm thấy giống như vậy. Dù sao thì tôi cũng không rảnh để ý đến bọn khác làm gì, nếu như tôi cảm thấy mình đặc biệt.

    Bà cô bắt đầu điểm danh theo cái danh sách không có dấu ấy. Rõ ràng bà ta có thể sửa lại tên cho chúng tôi, theo hồ sơ nhập học của từng đứa từ trước, chỉ mất một buổi tối là cùng, nhưng bà ta không thích làm việc đó.

    Bà ta cầm tờ danh sách, bắt đầu thêm những dấu mà bà ta thấy thích vào tên của chúng tôi, ngay trong lúc điểm danh. Nếu như không đúng, bà ta lại thay bằng dấu khác, cho đến khi có đứa lên tiếng và giơ tay lên, bà ta mới lấy bút gạch vài nét vào trong tờ giấy rồi đọc tên đứa tiếp theo.

    Rõ là một bà già lẩm cẩm.

    Đến tên tôi, cái tên mà bà ta đọc nhầm, mặc dù đã kịp dừng lại ở chỗ tên đệm, nhưng cũng đủ để khiến tôi có một cái biệt danh khó nghe từ thuở ấy đến giờ: "Vỏ Trứng" hoặc "Trứng".

    Cũng may là, mặc dù bọn bạn tôi nghĩ ra được từ cuối cùng trong cái tên viết không dấu của tôi là gì, nhưng chúng không đọc hẳn ra mà chỉ ngầm hiểu với nhau. Tôi có thể nhìn thấy điều đó từ cái cách mà chúng gọi tôi là "thằng Trứng".

    Chuyện cũng xảy ra lâu lắm rồi, và chỉ có mấy đứa bạn thân là còn gọi tôi như vậy. Nhưng mỗi khi nhớ đến chuyện ấy, tôi lại thêm khó chịu với cái tên của mình.

    Hiện tại, tôi đang học lớp mười hai, tại trường Đinh Tiên Hoàng. Đó là ngôi trường "luôn có thành tích học tập đứng đầu Nha Trang cũng như tỉnh Khánh Hòa" - điều mà ông hiệu trưởng vẫn luôn nhắc đến vào mỗi ngày khai giảng hay ngày tổng kết năm học. Tôi đã nghe câu đó năm lần rồi, còn thực hư thế nào thì tôi chẳng biết.

    Tôi từng rất thích ngôi trường này, vì nó có một cái sân bóng mà các trường khác không có, nó cách biển chỉ vài bước chân, và thật oai khi mọi người thấy tôi mang bảng tên của nó.


    Nhưng bây giờ, tôi không thích cái mác là học sinh ở đó nữa.

    Về chuyện học tập, tôi chẳng phải là một đứa nổi bật gì lắm. Thực ra thì hồi lớp mười, tôi từng là một đứa nổi bật, khi điểm kiểm tra giữa kỳ của tôi lúc nào cũng cao nhất nhì lớp. Mấy bà cô còn gọi tôi lên để xem xem tôi là đứa nào nữa mà.

    Nhưng sau đó, khi các môn học bắt đầu tiến vào phần khó hơn, những kiến thức tích lũy từ cấp hai không đủ giúp tôi hiểu hết được những bài học mới, và điểm kiểm tra của tôi cũng vì thế mà thấp đi.

    Biết làm sao được, tôi không đi học thêm như những đứa khác. Nhà tôi chẳng có dư tiền cho tôi làm điều đó.

    Không phải tôi đang đổ lỗi cho hoàn cảnh đâu, mà sự thật là vậy.

    Trên lớp, tôi vẫn là đứa chăm chú nghe giảng nhất, ở nhà, tôi cũng là đứa làm bài tập đầy đủ nhất. Nhưng khi kiểm tra, mấy bà cô toàn lấy câu hỏi từ những chỗ bí mật trong sách giáo khoa (ví dụ như bài đọc thêm chẳng hạn, những chỗ đó chẳng bao giờ họ giảng trên lớp nên tôi cũng không để ý đến), hoặc bọn họ có cách để rút ngắn thời gian tính toán cho những câu hỏi trắc nghiệm, nhưng chỉ có những đứa học thêm mới biết.

    Nói chung, nếu xem việc học là một trò chơi, thì đứa được đi học thêm giống như một người chơi trả tiền, còn tôi chỉ là thằng chơi miễn phí.

    Cái suy nghĩ về sự bất công ấy khiến tôi có chút chán ghét việc học, dù cho từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ yêu thích nó là mấy.

    Tôi không nhớ vì sao mà trước đó tôi lại chăm chỉ học hành nữa. Hình như cô chủ nhiệm hồi lớp một có nói là học để xây dựng đất nước.

    Tuy nhiên, tôi có quen biết vài người cũng từng học giỏi lắm, nhưng cuối cùng vẫn chẳng làm được gì.
    Thử nghĩ xem, ngay cả cái nhà mà họ còn không xây nổi, thì lấy gì xây dựng đất nước.

    Trong khi đó, chỉ cần vài mánh lới nhỏ, lão hàng xóm của tôi đã trở thành một gã giàu nhất nhì khu phố, mà lão có học hành gì đàng hoàng đâu.

    Mọi người bắt đầu kính trọng lão, họ hàng gần xa cũng đến thăm lão thường xuyên, dù lão chẳng cho họ một cắc nào, mà thái độ thì lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây trịch thượng.

    Khi lão giàu, tự dưng sẽ được mọi người tôn quý, vậy thôi, chẳng cần phải học hành gì cho mệt người.

    Thế nhưng, tôi vẫn phải giả vờ học hành chăm chỉ, vì đó là điều mà mẹ tôi muốn.

    Tôi rất thương mẹ tôi, nên ít khi không nghe lời bà. Điều đó có nghĩa là, thỉnh thoảng, tôi vẫn cãi lại hoặc nổi cáu với bà.

    Vì sao ư?

    Áp lực trong học tập khiến tôi muốn nổ tung lên, nhất là năm cuối cấp, chuẩn bị thi đại học. Vậy mà thỉnh thoảng mẹ tôi lại hỏi: "Hôm nay có điểm mười nào không con?".

    Trời ạ, tôi có còn là học sinh lớp một đâu! Và khi tôi trả lời rằng không có, bà lại tỏ ra thất vọng. Cứ nghĩ đến chuyện đó là tôi lại phát điên lên.

    Tôi biết rằng đó dường như chỉ là một thói quen khó bỏ của mẹ tôi, và bà chỉ muốn quan tâm đến chuyện học hành của tôi thôi, nhưng tôi vẫn không thể chịu nổi những câu hỏi kiểu ấy.

    Nhưng nói chung, tôi vẫn rất thương mẹ tôi, chẳng vì lý do gì cả.

    Mẹ tôi là một người phụ nữ rất chịu khó, dù cho phải làm việc quần quật cả ngày, bà vẫn không bao giờ tỏ ra khó chịu. Mỗi buổi sáng, bà thức dậy rất sớm để nấu cơm mang đi làm. Tối đến, bà cũng là người vào bếp, sau đó lại lau dọn nhà cửa, giặt giũ các thứ. Cứ nghĩ đến việc được ăn no và mặc một bộ đồng phục thơm phức trên người khi đến lớp, tôi lại thấy thoải mái.

    Công việc của mẹ tôi là giữ gìn cho cái thành phố này luôn được sạch sẽ, nói thẳng ra là lao công quét dọn đường phố. Thỉnh thoảng, tôi lại nhìn thấy mẹ tôi trên đường đi học về. Chưa lần nào là tôi không đến chào mẹ tôi, sẵn tiện xin luôn ly nước mía bà vừa mới mua mà chưa kịp uống bao nhiêu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng sáu 2020
  3. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 2

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có một lần, trường tôi làm khảo sát về nghề nghiệp của phụ huynh học sinh, và tôi không ngần ngại ghi công việc của mẹ tôi vào đó. Thằng Hùng lớp phó có nhiệm vụ đi thu lại tờ khảo sát, và sau giờ học, nó tìm tôi chỉ để hỏi rằng: "Mày không thấy buồn khi có mẹ làm lao công à?".

    Thề là tôi lúc đó chỉ muốn tống thẳng quả đấm vào mõm nó, mạnh đến mức làm cho cả hàm răng của nó rơi ra, khiến cho cả phần đời còn lại của nó phải sống chung với răng giả. Nó không chỉ đọc trộm của người khác mà còn chê bai công việc của mẹ tôi nữa.

    Nhưng, là một người có giáo dục nên tôi không làm thế. Tôi chỉ nhẹ nhàng đặt tay lên vai nó, hơi với lên một chút vì nó cao hơn tôi cả cái đầu, và nói: "Tại sao phải buồn, khi công việc của mẹ tao giúp ích cho xã hội và nuôi sống tao? Tao chỉ thấy buồn nếu như bản thân không nhớ đến nguồn gốc của mình thôi".

    Tôi tưởng nó sẽ nghĩ ra cái gì đó xấu xa để tiếp tục chê cười tôi, vì thế nên tôi đã chuẩn bị sẵn những câu trả lời trong đầu mình. Nhưng nó lại không nói gì nữa. Lúc đó, tôi cảm thấy rất bực mình, giống như việc gồng hết sức để chuẩn bị tung ra một cú đấm, nhưng lại chẳng biết đấm vào đâu, và đành phải duỗi các ngón tay ngứa ngáy của mình ra.

    Thằng Hùng hỏi như vậy, có lẽ vì mấy đứa lớp tôi, đứa nào cũng có bố mẹ làm những nghề hái ra tiền. Cha mẹ của bọn chúng, người thì làm công chức nhà nước, người thì làm giám đốc công ty, người thì làm chủ một nhà hàng lớn.. Bọn chúng vẫn tự hào kể cho nhau nghe về công việc của bố mẹ chúng, cứ như là chính bọn chúng làm những việc ấy vậy.

    Mà nghĩ lại thì, trước sau gì bọn chúng cũng sẽ tiếp quản những vị trí đó, chỉ là vấn đề thời gian thôi.

    Thú thật, tôi cũng hơi ngại khi thấy mẹ mình trên đường, nhưng tôi vẫn đến gặp bà vì sợ bà sẽ buồn. Tôi tin chắc rằng những đứa nói giống như tôi, cái điều mà tôi đã nói với thằng Hùng ấy, đều là xạo hết.

    Có trời mới biết một người đang thực sự nghĩ gì, chẳng có gì bảo đảm rằng những thứ họ nói là những thứ họ đang nghĩ. Hoặc cũng có thể đúng là họ nói những thứ họ nghĩ, nhưng ai mà biết được họ có nghĩ khác đi ngay sau đó không.

    Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn yêu mẹ tôi nhất trên đời.

    Có yêu thì cũng có ghét, mặc dù không muốn nói ra điều này, nhưng người tôi ghét nhất lại chính là bố tôi.

    Nghề của bố tôi là chạy xe ôm, và thỉnh thoảng cũng nhận chở hàng trong thành phố khi có người gọi, nhưng ông chỉ làm vào buổi sáng.

    Tôi ghét bố tôi, không phải vì chuyện đó, mà bởi vì ông ấy là một tên nát rượu.

    Buổi trưa nào đi học về, tôi cũng đều thấy ông cùng vài người bạn nhậu trong nhà. Bọn họ ngồi quanh cái mâm ăn cơm của nhà tôi, bên trong là vài đĩa mồi. Trên tay mỗi người là một ly rượu, và ai nấy đều đã ngà ngà say.

    Khi say, bọn họ bắt đầu bàn tán về những thứ mang tầm vĩ mô, từ tình hình biến động kinh tế thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, đến quan hệ song - đa phương của các cường quốc, hoặc những vấn đề ở tận Trung Đông.. nói chung là bất cứ thứ gì xuất hiện trong bản tin thời sự, được phát trên màn hình của cái TV đặt ở góc nhà.

    Nhà tôi chật lắm, chỉ cần đặt cái mâm ở giữa và vài người ngồi xung quanh là hết chỗ để cựa quậy. May là tôi sống ở căn gác gỗ phía trên.

    Tất nhiên là căn gác không thể nào rộng hơn phía dưới được rồi, nhưng nó vẫn bị nhồi nhét vào đủ thứ: Cái bàn học của tôi, một cái giá sách nhỏ, hai cái nệm mỏng không cùng kích thước, một cái bàn thờ, và nhiều thứ linh tinh khác nữa.

    Nhưng việc trốn lên gác cũng không giúp tôi có thể yên tĩnh mà học bài được. Tôi vẫn nghe rõ cái TV đang nói những gì, bởi âm lượng của nó đã được bật lên mức cao nhất. Tuy vậy, tiếng cãi nhau của những người ngồi bên dưới thậm chí còn to hơn.

    Bọn họ đang tranh luận về việc tại sao nước này đánh nước nọ, rồi nước nọ nên đánh lại như thế nào, và người nào nói to nhất thì người đó đúng. Họ tưởng mình là những nguyên thủ quốc gia chắc.

    Cũng may điều đó không xảy ra, nếu thật thì thế giới này đã bị xóa sổ và loài người bị diệt vong từ lâu rồi.

    Bọn họ ngồi đến khoảng ba - bốn giờ chiều thì sẽ chuyển sang nhà một ông chú khác trong xóm, và thường thì đến tận sáu - bảy giờ tối cuộc nhậu mới kết thúc.

    Thậm chí có những ngày, tận mười một giờ tối bố tôi mới về nhà. Ông cứ đập cửa rầm rầm khiến cả nhà phải thức giấc, trong khi cánh cửa thì chẳng khóa.

    Đối với tôi, những ngày bố tôi về trễ sẽ tốt hơn, vì ông lăn vào nhà rồi ngủ thẳng cẳng cho tới sáng. Còn những ngày về sớm, bố tôi không ngủ ngay, mà bắt đầu làm đủ thứ chuyện để khuấy động bầu không khí thanh tịnh, trong trạng thái say xỉn.

    Tôi ngồi học trên gác, và chỉ cần nghe tiếng động bên dưới là biết chuyện gì đang xảy ra.

    Bố tôi bật cái TV lên, chỉnh cho âm lượng của nó to lên hết mức có thể, rồi sau đó là ngồi dựa vào bức tường đối diện để ngủ. Nhưng mỗi lần tôi đi xuống để tắt cái TV, thì chỉ năm phút sau là nó lại được bật lên, và người bật nó cũng ngủ trở lại ngay sau đó.

    Thỉnh thoảng, khi bố tôi không ngủ và xem được cái gì đó hay ho, ông lại gọi tôi để nói về chuyện đó, như thể rằng đó là thứ mà tôi nhất định phải biết thì mới nên người được, còn chuyện bài vở của tôi chỉ đáng vứt đi.

    Tất nhiên, ông chỉ nghĩ đến tôi khi không có những người bạn nhậu đối đáp với mình, nhưng thà ông chẳng nhớ đến tôi còn hơn.

    Mặc dù tôi chẳng quan tâm đến chuyện ông nhắc đến, nhưng vẫn phải lên tiếng hưởng ứng. Tôi không muốn gặp phiền phức, hoặc cũng có thể đó là một thói quen mà tôi đã phải chịu đựng từ rất lâu.

    Tôi nhớ có một lần, khi còn nhỏ xíu, tôi đang học bài thì cũng bị bố tôi gọi như vậy, nhưng tôi không đáp lời. Thế là ông hùng hổ đi lên gác, chân nện rầm rầm trên những bậc thang. Ông đứng bên cạnh nhìn tôi, còn tôi thì giả vờ như không biết, vì đang chăm chú làm bài tập.

    Và rồi bố tôi cho tôi một cái bạt tai đau điếng vào đầu, giật lấy cuốn vở của tôi rồi xé làm hai, cuối cùng là cho tôi ăn thêm vài cú đạp vào người. Ông ấy vừa làm những việc đó vừa lặp lại nhiều lần câu nói: "Tao gọi mà mày dám không trả lời à?".

    Tôi từng thử đeo tai nghe và bật nhạc thật lớn, để không bị làm phiền bởi những thứ bên dưới. Nhưng lúc đó, tôi cứ như bị cuốn vào thế giới khác, và rốt cuộc thì vẫn không tập trung vào bài vở được.

    Nói chung, ngày nào tôi cũng phải học hành trong hoàn cảnh như vậy, thử hỏi xem làm sao mà khá lên được.

    Thế mà khi có bất kỳ người họ hàng nào từ nơi khác đến chơi, hoặc ngay chính những người bạn nhậu của bố tôi, vô tình hỏi bố tôi về chuyện học hành của tôi, ông lại nói: "Mấy đứa kia xong hết rồi, giờ tập trung lo cho mình thằng Đại thôi, lúc nào tôi cũng tạo điều kiện cho nó, chỉ cần nó học giỏi là được".

    Khi nghe những lời đó, tôi cảm giác chúng như những cây đinh được đóng xuyên qua màng nhĩ và ghim thẳng vào não mình. Tôi chỉ muốn gào lên rằng ông ta là đồ dối trá trắng trợn, và nếu như ông ta không phải là bố tôi, có lẽ tôi đã đấm cho vài cái rồi mặc kệ ra sao thì ra.

    Nhưng dù sao thì điều đó cũng chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của tôi thôi, và bề ngoài, tôi vẫn là một đứa con ngoan, một học trò chăm chỉ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
  4. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm nay là ngày mười lăm, tháng ba, năm hai ngàn không trăm mười ba, cũng là sinh nhật lần thứ mười tám của tôi. Dù vậy, tôi chẳng cảm thấy thiết tha gì với ngày này cả.

    Sinh nhật, ngày đánh dấu một người thêm tuổi mới, và qua nhiều lần như vậy, nó trở thành ngày đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc đời. Con số mười tám là một cột mốc như vậy.

    Tôi chỉ mới mười tám, hay tôi đã mười tám, tôi không biết phải nói như thế nào cho đúng nữa. Tôi cảm thấy ở tuổi này, tôi phải là một người trưởng thành, nhưng lại chẳng biết phải trưởng thành theo cách nào.

    Tôi thấy một cánh cửa trước mắt, đi qua nó, tôi sẽ thoát khỏi khu vườn mộng mơ của mình, và bước vào thế giới tàn khốc của người lớn.

    Khi còn bé, tôi vẫn muốn lớn lên thật nhanh, chỉ để được cưới cái đứa vẫn hay chơi trò cô dâu chú rể với mình. Nhưng năm ngoái, nó đi du học, và công khai bạn trai mới chỉ sau một tháng.

    Rõ ràng trước khi đi, nó còn hẹn tôi ra bờ biển ngồi, khóc lóc như trời sắp sập và hứa sẽ luôn giữ liên lạc, sẽ trở về với tôi bất cứ khi nào có cơ hội, thậm chí là sau này học xong sẽ trở về cưới tôi.

    Sau khi bị đá, tôi cảm giác như khu vườn của mình đã bị một cơn bão khủng khiếp quét ngang qua, và chẳng còn lại thứ gì ở đó ngoài một đống hoang tàn.

    Dù vậy, tôi vẫn luyến tiếc không muốn buông bỏ. Tôi nhìn xem còn lại gì tốt đẹp ở đó không, nhưng thời gian thì cứ đẩy tôi đi tới, rồi đóng sầm cánh cửa ngay khi tôi vừa bước qua. Tôi muốn quay lại, nhưng không thể. Tôi luyến tiếc nhìn qua khe cửa, và thấy dòng chữ: "Đừng tin lời hứa của bọn con gái!".

    Tên của con bé đó là Ngân. Một cái tên đẹp, nhưng phải chi tâm hồn của nó cũng đẹp như vậy thì hay biết mấy.
    Tôi đã cố quên cái danh tự đó rất nhiều lần, nhưng chẳng thể nào quên nổi. Mỗi lần tôi tự nhủ rằng phải quên đi, thì y như rằng cái nụ cười của nó lại xuất hiện trong tâm trí, và trái tim tôi tự động đập theo một nhịp khác lạ.

    Có lần, tôi đã quyết tâm đến mức hủy kết bạn với nó trên mạng xã hội. Nhưng những ngày sau, tôi vẫn thường xuyên vào xem trang cá nhân của nó, chẳng biết để làm gì. Cuối cùng, tôi cũng gửi lại lời mời kết bạn cho nó, và được đồng ý ngay. Tôi cứ đứng ở giữa cảm giác yêu và hận nó như vậy, ngày này qua tháng khác, không thể chấm dứt được.


    Mải ngồi suy nghĩ lan man về con Ngân, tôi bị cô giáo gọi tên cũng không biết.

    - Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và cải tạo tự nhiên thường xuyên? - Bà cô đặt câu hỏi sau khi tôi đứng lên.

    Tôi không trả lời được, và cứ đứng giữa lớp như trời trồng.

    - Sao nãy giờ cô gọi mà em không đứng lên?

    Tôi im lặng, để suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất, hoặc cho câu hỏi thứ hai, và cũng có vài thứ linh tinh khác chen ngang những dòng suy nghĩ đó.

    - Sao cô gọi mà giờ em mới đứng lên hả, Đại? - Cô ta lặp lại lần nữa.

    Chết tiệt, từ khi biết tên bà cô đó là Ngân, tôi đã ghét cay ghét đắng môn địa lý rồi. Không những thế, tôi lại hay bị gọi lên bảng trả bài nữa, cứ như cả lớp chỉ có mỗi mình tôi để gọi vậy. Sẵn đang bực bội trong người, tôi nhìn thẳng vào mắt bà cô và nói, với một giọng hơi trầm:

    - Giờ em đứng!

    - Em nói sao? - Bà cô hỏi lại. Hình như mỗi khi tôi cố hạ thấp giọng của mình thì âm thanh hơi khó nghe.

    - Thì bây giờ em đứng! - Tôi nói lại, với một giọng bình thường hơn.

    Cô ta im lặng, cả lớp cũng im lặng, và chỉ một tờ giấy rơi xuống cũng đủ làm giật mình đứa yếu tim nhất.

    Có lẽ tôi đã sai ở đâu đó, nhưng tôi không rõ. Tôi chỉ quên giải thích rằng mình đang bận suy nghĩ về việc khác nên không nghe thấy, và khi nghe thấy thì tôi cũng đã đứng dậy rồi đấy thôi.

    Tôi cố tỏ ra mạnh mẽ, đứng thẳng người và nhìn vào đôi mắt của bà cô. Nhưng không hiểu sao, đôi mắt phía đối diện tôi bắt đầu đỏ lên, và cô ta quay đi với tiếng sụt sịt trong mũi.

    Trời đất, cô ta khóc còn nhanh hơn cảnh nữ chính bị người yêu bỏ rơi trong một bộ phim tình cảm ướt át nữa. Cô ta ngồi xuống ghế và lấy ngón tay quệt giọt nước mắt vừa chảy ra, sau đó nhắm mắt lại trong khoảng năm phút.

    Đứng lâu nên có chút mỏi, thế là tôi tự giác ngồi xuống, và bà cô cũng không nói gì. Khoảng thời gian còn lại của tiết địa lý, không có một tiếng xì xầm nói chuyện, và đứa nào cũng tập trung nghe giảng.

    Lẽ ra, tôi phải được lấy công bù tội mới đúng, vậy mà cô ta vẫn âm thầm cho lớp tôi giờ D, còn tên tôi thì được đóng khung trong sổ đầu bài với lý do: Vô lễ với giáo viên.

    Bà cô dạy địa lý của tôi vẫn còn trẻ, chỉ vừa tốt nghiệp ngành sư phạm được vài năm và chuyển đến trường tôi đầu năm nay. Mặc dù tôi thấy cô ta có chút mềm yếu thật, nhưng cũng độc ác vô cùng, chẳng khác nào mấy con rắn lục đuôi đỏ cả.

    Sau chuyện đó, cô ta lại khiến cho tôi căm ghét những đứa tên Ngân hơn. Tôi không biết kiếp trước mình có thù hằn gì với cái tên đó không, mà kiếp này toàn bị nó hành hạ.

    Giờ ra chơi, cả lớp học vắng teo. Vài đứa ngồi lại trong lớp để học bài, hoặc chẳng để làm gì vì chẳng biết làm gì như tôi. Bọn còn lại, đứa thì mò đến căn tin để mua đồ ăn, đứa thì đang ồn ào ngoài sân, hoặc lang thang quanh hồ cá, hoặc đang ngồi trên một chiếc ghế đá nào đó, cũng có đứa trốn vào trong nhà vệ sinh để hút thuốc hoặc để hôn hít nhau như người lớn.

    Mặc dù ngồi trong lớp suốt, nhưng tôi biết hết. Tôi không phải thần thánh gì đâu, chỉ là tôi hay quan sát thôi. Những đứa đùa giỡn trong sân trường sẽ có mùi mồ hôi chua lè, lưng áo thì ướt nhẹp; mấy đứa đi đến hồ cá sẽ có vết bùn đất dưới đế giày, và dấu giày của chúng sẽ xuất hiện khắp nơi khi chúng vào lớp; nếu ngồi lên ghế đá thì đáy quần sẽ bám đầy bụi trắng, chiếc ghế đá bẩn kinh khủng vậy mà cũng có đứa ngồi lên được; còn như con Trang ngồi cạnh tôi thì mồm đầy mùi thuốc lá sau mỗi giờ ra chơi, tên nó là Đoan Trang nhưng lại lì lợm hơn bất kỳ thằng con trai nào, và ai cũng sợ; hoặc thằng Đạt ngồi bàn sau và con Mỹ ngồi góc phía bên kia lớp thì ngày nào cũng dắt tay nhau đi về hướng nhà vệ sinh, tôi có thể thấy được chúng nó qua cửa sổ, và khi quay lại thì cả hai đứa đều ướm chút mùi khai.

    Tôi đang chống cằm lên bàn, huýt sáo bài Stairway To Heaven của Led Zeppelin, bài hát tôi thích, thì thằng Hùng đến và ngồi xuống bên cạnh.

    Tôi không biết nó định làm gì, vì nó lúc nào cũng bí ẩn, ít khi nói chuyện với người khác và cũng chẳng chơi với ai. Mặt nó lúc nào cũng đăm chiêu, có lúc thì lại hằm hằm như một con bò tót. Mắt nó thỉnh thoảng lại lướt nhìn khắp lớp, rồi lại hướng ra ngoài cửa sổ, hoặc liếc lên cái quạt trần. Có lẽ nó là người cô đơn thứ hai trên thế giới này, sau tôi.

    Đôi lúc, tôi nghĩ nó là một tên tội phạm nguy hiểm đang lẩn trốn. Nó đang đóng giả làm một học sinh cá biệt, và điều đó giúp nó hạn chế sự tiếp xúc với người khác. Hoặc cũng có thể nó là một điệp viên ngầm của tổ chức phòng chống tội phạm nào đó, và đang lần theo dấu vết của một kẻ cực kỳ nguy hiểm đang trốn trong lớp tôi.

    Nghĩ đi nghĩ lại, tôi chẳng làm việc gì gây hại cho ai, nên cũng không sợ lắm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng sáu 2020
  5. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 4

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Hôm nay mày bị sao vậy? - Thằng Hùng hỏi tôi.

    - Sao là sao?

    - Lúc nãy, giờ địa lý ấy.

    - Có sao đâu, tao chẳng thấy sao trăng gì cả.

    - Trước giờ mày đâu có như vậy.

    - Trước giờ tao vẫn như vậy đấy, chỉ là mày chưa thấy tao như vậy thôi. - Tôi xoay người về phía nó và nói, và khi cảm thấy bức xúc, tôi bắt đầu nói nhiều hơn - Tại bà cô thôi, chứ tao thấy chuyện đó có gì to tát lắm đâu. Mày nhớ thầy Nguyên chứ, ông thầy hài hước ấy? Phải chi giáo viên nào cũng như vậy thì tiết học nào cũng được xếp loại A cộng hết.

    - Ờ, thầy dạy địa lý hồi lớp mười.

    - Tao hỏi vậy chứ tao chắc là mày nhớ, ai được học ông ấy mà lại không nhớ chứ, nhất là mày, đứa duy nhất hiểu được các câu hỏi của ông ấy và luôn được điểm tối đa khi lên bảng.

    - Ờ, tiếc là không được học thầy ấy nữa.

    - Ông thầy chết rồi thì còn dạy dỗ gì nữa. Hây a, người như vậy lại chết sớm, còn những người chẳng ra sao thì cứ sống sờ sờ trước mắt. Chán!

    - Ai mà chẳng phải chết chứ, khi một người làm xong sứ mệnh của mình, có lẽ người đó nên rời đi thì tốt hơn.

    - Thế sứ mệnh của bà cô Ngân là gì, cho lớp mình giờ D à? Nếu thế thì sứ mệnh của bà ta cũng xong rồi.

    - Vẫn còn cay cú à?

    - Có gì phải cay cú chứ, dù sao sứ mệnh của tao cũng không phải là khiến cả lớp bị giờ D rồi vào sổ đầu bài ngồi.

    - Ờ, tao biết chứ, nhưng lúc nãy mày bị sao vậy?

    - Đã nói là tao không làm sao hết, sao mày cứ hỏi hoài vậy, hơn chục lần rồi đấy.

    Mỗi khi ai đó lặp đi lặp lại một câu hỏi mà mình không muốn trả lời, tôi lại trở nên gắt gỏng như vậy. Thế là tôi với thằng Hùng không nói với nhau thêm câu nào.

    Tôi chợt nhớ đến chuyện trước đây nó từng hỏi tôi và bắt đầu thấy ghét nó. Tôi muốn đuổi nó đi, nhưng không biết nên lịch sự hay cứ sổ thẳng vào mặt nó nữa. Đành mặc kệ nó và ngồi nhích ra xa một tí vậy.

    Tôi giả vờ lấy cuốn vở soạn bài ngữ văn ra xem, giống như đang kiểm tra lại các lỗi chính tả của mình, và tiếp tục huýt sáo bài Stairway To Heaven.

    - Bài gì vậy? - Cái thằng tò mò đó lại hỏi.

    - Stairway To Heaven. - Tôi trả lời, mắt vẫn nhìn vào cuốn vở.

    - Bài gì?

    - S-tair-way-To-Hea-ven. - Tôi gằn từng tiếng qua kẽ răng, bởi nó lại hỏi một câu đến tận hai lần.

    - À, ra là bài Steer Away To Heaven. - Thằng khốn ấy đọc sai tên bài hát, nhưng lại tỏ vẻ như đã nghe đến hàng ngàn lần.

    Tôi không thèm để ý đến thằng Hùng nữa, nhưng nó vẫn ngồi đấy, không có vẻ gì là định đứng dậy trước khi tiếng trống vào lớp vang lên. May là con Trang đã quay trở lại, và thằng Hùng phải rời đi.

    Con bé đó đáng sợ thật, nó chỉ cần đặt tay lên bàn, gõ từng đầu móng tay cộp cộp trên tấm gỗ, mặt kênh lên trong khi hai mí mắt thì hơi cụp xuống, rồi nhìn cái đứa đang chiếm chỗ ngồi của nó. Và chỉ cần vừa ngửi thấy mùi thuốc lá nồng nặc trong từng hơi thở của con Trang, thằng Hùng đã cúp đuôi chạy mất.

    Tuy nhiên, tôi chẳng sợ con bé đó mấy, bởi tôi chẳng động chạm gì đến nó, nên nó cũng chẳng gây sự gì với tôi. Hoặc cũng có thể do tôi quen rồi.

    - Lần sau nói thằng bạn mày đừng có ngồi chỗ này nữa. - Con Trang phả hơi thở đầy mùi thuốc vào mặt tôi, rồi lấy một tờ khăn giấy ra, lau đi lau lại chỗ mà thằng Hùng vừa ngồi, cứ như sợ rằng có đứa vừa ị đùn ở đó vậy - Nếu không thì liệu hồn.

    - Nó tự đến ngồi đấy chứ, mà tao cũng có quen biết gì nó đâu.

    - Nếu có đứa nào muốn ngồi đây thì mày phải đuổi nó đi, hiểu chứ?

    - Ờ. - Tôi gấp cuốn vở lại và gật đầu cho xong chuyện.

    Tôi cảm giác nó đang coi tôi như con chó giữ nhà nên có chút bực mình, nhưng cũng nhịn. Con bé ấy, nếu không phải chán sống thì chả ai động đến làm gì. Tôi nghe đồn rằng, con Trang có cả một băng đảng đứng sau lưng, thậm chí còn trà trộn ở trong lớp học này nữa.

    Tiếng trống vào lớp cuối cùng cũng vang lên, và ngay sau đó hai tiết ngữ văn chán ngấy. Nói thật là từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ thích môn này, bởi nó là một sự dối trá trắng trợn, độc ác mà người lớn muốn gán vào đầu chúng tôi.

    Lấy một ví dụ nhỏ là, họ lúc nào cũng bảo rằng hãy nêu cảm nhận của chúng tôi về một bài thơ, một đoạn văn, hay một cái cây nào đó, nhưng khi tôi cố nhắm mắt lại và cảm nhận, rồi ghi hết tất cả những gì mình thấy được vào bài làm, thì điểm của tôi lúc nào cũng thấp nhất lớp.

    Đấy, dối trá như vậy đấy.

    Bọn họ chỉ muốn chúng tôi học thuộc lòng rồi viết lại thôi, cho dù những cảm nhận mới mẻ của tôi có đúng đắn như thế nào, nó cũng sẽ bị gạt bỏ không thương tiếc.

    Mục đích của bọn họ là bắt chúng tôi phải có những cảm nhận giống họ, thậm chí phải lớn lên như họ, suy nghĩ như họ, sống như họ, yêu hay ghét gì cũng phải giống như họ.

    Nhưng tôi mặc kệ những việc đó, tôi cứ viết những gì tôi nghĩ, theo cách tôi thích.

    Tôi chợt thấy môn ngữ văn này cũng thật đáng thương. Nếu như bọn họ không đóng hộp môn ngữ văn lại giống như môn toán, thì tôi đã không ghét nó đến vậy.

    Đôi lúc, tôi nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của môn ngữ văn, nó đang bị nhốt trong một nhà tù được xây dựng sâu thẳm dưới lòng đất, không thể nào nhìn thấy ánh mặt trời, và đang chết dần chết mòn đi sau mỗi tiết học trôi qua.

    Lẽ ra, nó là môn học được yêu thích nhất mới phải, bởi tôi cảm thấy nó sẽ giúp đám học sinh chúng tôi nhìn nhận về mọi thứ tốt hơn, biết cách đào sâu hơn các khía cạnh của cuộc sống, thậm chí là tưởng tượng tốt hơn.

    Ví dụ như khi tả cái cây chẳng hạn, không thể nào chỉ ghi đầy đủ các bộ phận của cái cây như môn sinh học rồi nộp bài được, chúng tôi phải nhìn ngắm nó kỹ càng, suy nghĩ nhiều hơn về từ ngữ mà mình sẽ sử dụng, làm cho nó sinh động giống như một cơ thể đang sống và lớn lên thực sự, đại khái như vậy.

    Nhưng tất cả những thứ đó đều đã có trong những sườn bài được soạn sẵn trên lớp, với các gạch đầu dòng để chúng tôi học thuộc, và việc của chúng tôi chỉ là thêm chút mắm muối cho hợp khẩu vị của giáo viên.

    Với cái lối suy nghĩ như vậy, tôi lại nhận được điểm thấp cho bài tập làm văn của mình. Tôi chỉ có thể nói là dưới trung bình thôi. Chẳng có gì để khoe khoang cả, cho dù tôi làm đúng, nhưng nếu như nó "sai" trong mắt người có quyền hành ban phát điểm số, thì có lẽ cứ giữ bí mật vẫn tốt hơn.


    Tôi không phàn nàn gì về kết quả đó cả, nhưng nhìn dòng chữ màu đỏ "không hiểu đề bài" là tôi lại điên tiết lên.

    "Có cô mới không hiểu đề bài đấy, cô Kim Anh già lọm khọm đáng kính ạ!" - Tôi muốn vo bài tập làm văn của mình lại, ném vào mặt bà cô và hét lên như vậy.

    Nhưng tất nhiên là không có chuyện đó xảy ra, bởi tôi sẽ bị hạ hạnh kiểm, mẹ tôi bị mời lên trường, và tôi sẽ phải hối hận - hoặc giả bộ hối hận - cho hành động của mình. Tôi chép môi, tặc lưỡi, nhún vai, rồi cất tờ giấy hơi nhăn nhúm vào trong cặp.

    Lẽ ra tiết học sẽ bắt đầu ngay, nhưng thằng Khánh Linh, học trò cưng của bà cô, õng à õng ẹo chạy lên bàn giáo viên và phàn nàn về điểm của nó.

    Đại khái, nó nói rằng đã ghi đầy đủ hết phần dàn ý mà bà cô lọm khọm ấy cho chép lại vào vở, và cách diễn đạt của nó cũng khá, nhưng sao điểm lại không được cao.

    Sau một hồi giải thích, bà cô già cũng đành chấp nhận cho nó thêm nửa điểm, vì không muốn mất thời gian. Bà ta không nỡ cứ thế đuổi nó đi, khổ vậy đấy.

    Ấy vậy mà, thằng đó vừa thất thểu trở về chỗ ngồi vừa khóc.

    Điên thật, điểm tập làm văn của nó lúc nào cũng cao nhất lớp, khóc lóc cái gì nữa. Tôi thực sự muốn lấy bài văn của mình ra, nhấn vào mặt nó, chà cho sạch lớp dầu mỡ bóng lộn trên đó và nói: "Ngậm mõm lại đi thằng bê đê!".

    Tôi chẳng muốn kỳ thị gì về giới tính của nó đâu, lớp tôi có cả tá những đứa giới tính ở giữa như vậy, nhưng chẳng đứa nào làm lố đến mức bị ghét như nó cả.

    Nếu nó muốn người ta xem nó là người bình thường, nó nên cư xử như một người bình thường. Nhưng nó chẳng bao giờ làm thế, nó cứ nhắc đi nhắc lại về giới tính của nó trước mặt chúng tôi, cứ như thể muốn mọi người công nhận rằng nó là Chúa của những người như nó.

    Vì vậy, ai cũng ghét nó chứ không chỉ riêng tôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
  6. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 5

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau hai tiết ngữ văn ngu ngốc, giờ sinh hoạt lớp cũng đến.

    Trong tưởng tượng của tôi, tiết sinh hoạt lớp nên giống như giờ nghỉ giải lao giữa một trận bóng. Khi đó, cô chủ nhiệm sẽ là một huấn luyện viên, sau khi quan sát những gì mà các cầu thủ của mình đã thể hiện trên sân, chúng tôi ngồi lại với nhau, và cô sẽ chỉ bảo chúng tôi những gì chưa tốt cùng cách khắc phục, những gì đã tốt và cần phát huy, hoặc chúng tôi có thể kèm cặp nhau trong việc học như thế nào để có kết quả tốt hơn.

    Đôi lúc, tôi chỉ cần một lời động viên, một câu hỏi quan tâm đến cảm giác của mình đối với trường lớp, với các môn học, như vậy cũng khiến tôi có thiện cảm với việc học hành hơn rồi.

    Nhưng tiếc là chuyện đó chưa bao giờ xảy đến, bởi giờ sinh hoạt lớp của chúng tôi lúc nào cũng diễn ra trong căng thẳng.

    Đầu tiên, bà cô Bích Thảo, giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi, bước vào lớp với vẻ mặt không có tí cảm xúc nào. Thực sự là mặt bà cô trơ như một chất hóa học đặc biệt, không thể phản ứng với bất kỳ chất nào khác. Thậm chí gương mặt của một con rô bốt còn có nhiều biểu cảm hơn.

    Bà ta nhìn quanh lớp một lượt, có thể phát hiện ra thái dương của đứa nào đang bắt đầu rỉ mồ hôi. Sau đó, quyển sổ đầu bài được mở ra, và bà ta nhìn những thứ được ghi lại từ thứ bảy tuần trước, cẩn thận như một mụ kế toán già đang dò những con số.

    Quyển sổ đầu bài ấy giống như danh sách những "tử tù", và những đứa có tên trong đó đều đang sợ hãi chờ đợi thời khắc hành hình đến.

    Chẳng có máy chém, ngũ mã phanh thây hay tùng xẻo gì cả. Bà cô chỉ đơn giản là lôi đầu từng đứa ra và "giảng đạo" thôi. Cũng không phải chửi bới ầm ĩ hay đánh đòn gì cả, nhưng nó lại đáng sợ hơn tất cả mọi thứ tôi biết.

    Bà ta nắm rõ nhược điểm của đám học sinh chúng tôi trong lòng bàn tay, và dùng những lời lẽ độc ác của mình xoáy sâu vào đó, tạo thành vết thương chí tử. Mỗi lời nói của bà ta đều chứa đầy những ẩn ý, nhưng không quá sâu xa để chúng tôi còn có thể hiểu được.

    Những lời ấy như một lưỡi dao sắc nhọn, cạo đi lớp da trên lưng của "con cá đang nằm trên thớt", và sau đó lại giống như từng lớp muối được xát vào vết thương ấy, ăn mòn phần linh hồn bên trong, một cách chậm rãi, từ tốn nhất có thể.

    Chúng tôi chính là những con cá ấy, chỉ có thể giãy giụa một cách yếu ớt mà không thể chống lại. Còn bà cô chủ nhiệm lớp tôi có lẽ là ví dụ điển hình cho câu "giết người không cần dùng dao".

    Có cả thảy năm đứa bị "hành quyết", tính luôn cả tôi, nhưng đáng thương nhất là con Thúy.

    Nó vắng không phép vào thứ hai, nhưng cả lớp ai cũng biết là hôm đó, bố nó bị tai nạn và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Vậy mà nó vẫn là đứa đầu tiên phải đứng lên giữa lớp, lắng nghe những lời nói vô cảm của bà cô chủ nhiệm.

    Bà ta coi trọng thành tích thi đua của lớp hơn cả gia đình của chúng tôi.

    Khi vừa được bà cô cho phép ngồi xuống, con Thúy úp mặt lên bàn và bắt đầu sụt sịt. Bà ta bảo nó đi rửa mặt, nhưng thực tế là đuổi nó ra ngoài để tránh làm ảnh hưởng đến công việc của mình.

    Tôi cảm thấy tội nghiệp cho nó, và vì vậy mà có phần bớt đi nỗi buồn tủi khi chính mình bị phán xét. Phải chăng, khi nhìn thấy có người nào đó đáng thương hơn, tôi sẽ cảm thấy được an ủi một chút về sự đáng thương của mình.

    Sau đó, tiếng trống trường vang lên, giờ sinh hoạt lớp u ám cuối cùng cũng kết thúc. Những cái thở phào thoát ra từ mũi của đám học sinh, sau khi bà cô chủ nhiệm bước qua cánh cửa lớp. Trông bà ta chẳng có gì là áy náy về việc đã làm tổn thương những đứa học trò non nớt của mình cả.

    Bà ta cũng giống như đa phần những người lớn khác, luôn làm tổn thương đến lũ trẻ con chúng tôi, rồi giả vờ như không biết gì để lương tâm được thanh thản.

    Vì thứ bảy chúng tôi chỉ học hai môn nhẹ tênh, là công nghệ và giáo dục công dân, nên tôi coi thứ sáu là ngày cuối cùng đi học trong tuần. Tôi xé một tờ giấy trắng, thổi một hơi những cảm xúc tiêu cực vào đó, gói lại rồi nhét dưới hộc bàn.

    Thầy Nguyên đã từng nói cho đám học sinh chúng tôi về cách làm này để giải tỏa căng thẳng. Tôi đã thử vài lần, tác dụng duy nhất của việc này là khiến tôi nhớ đến những giờ học vui vẻ với thầy ấy, gián tiếp giúp cho tôi thấy thoải mái hơn phần nào.

    Trên đường về nhà, tôi không gặp mẹ tôi như những ngày của tuần trước đó, vì bà đã chuyển sang làm ở đoạn đường khác. Tôi đi qua cái vòng xoay, nhưng không hiểu sao lại đạp xe quanh nó ba - bốn vòng, chứ không rẽ vào đường về nhà ngay.

    Tôi cảm thấy mình có chút lập dị, và mặc dù không nghe rõ những người đang ngồi trong quán cà phê ở góc đường gần đó đang nói gì, nhưng tôi biết họ đang bàn tán về sự lập dị của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn có chút thích thú về việc làm của mình, bởi trong lúc lượn quanh cái vòng xoay, tôi quan sát được vài thứ hay ho. Hoặc chỉ có tôi coi những thứ đó là hay ho.

    Đầu tiên phải kể đến là chính cái vòng xoay đó. Chu vi của nó cũng khá lớn, cái bàn đạp của tôi quay mấy chục vòng thì tôi mới đi hết một vòng quanh đó.

    Ở chính giữa vòng xoay là một quả bóng màu xanh da trời, nằm khoảng lưng chừng của cây cột đèn xuyên qua nó. Tôi nghĩ họ định làm một quả địa cầu, nhưng nó chỉ có một màu xanh nhẵn nhụi, không có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến gì cả.

    Bên dưới quả bóng là một ngôi sao năm cánh, họ tạo ra nó từ những cái cây nhỏ được cắt tỉa thẳng tắp. Nhưng tôi thấy nó giống một con sao biển khổng lồ đang nằm phơi nắng, và trên người nó thì bám đầy rêu xanh.

    Thường ngày, tôi chẳng hình dung được đó là một ngôi sao, và nếu như không đảo vài vòng quanh nó thì chắc còn lâu tôi mới biết được.

    Trên mỗi cánh của ngôi sao, vô số những bông hoa vàng chóe trong ánh nắng mặt trời, và giữa đám hoa vàng đó là cả tá những bông hoa màu đỏ tươi. Phía gần đường viền của cái vòng xoay, bọn họ lại tỉa những cái cây khác thành dòng chữ: "NHA TRANG - THÀNH - PHỐ - ANH - HÙNG", và mỗi chữ được đặt giữa hai cánh của ngôi sao.

    Những ngày trước, tôi chỉ thấy được chữ "PHỐ - ANH" nên chẳng hiểu nó có nghĩa là gì. Tôi chợt nhận ra rằng, muốn hiểu được thứ gì đó thì phải quan sát nó nhiều lần, từ nhiều hướng khác nhau.

    Trên bãi cỏ, lúc nào tôi cũng thấy có vài chiếc áo màu lam đậm bên dưới những chiếc nón lá, đang lui cui cắt tỉa cành cây, hoặc thay những chậu hoa bị héo úa. Đôi lúc, tôi muốn được nằm giữa cái vòng xoay đó, tận hưởng đám hoa cỏ xung quanh rồi chìm vào giấc ngủ, mặc kệ dòng xe cộ như những vòng xoáy đang cuốn quanh mình.

    Tôi cố đếm xem có bao nhiêu bông hoa, hay chiếc lá trong cái vòng xoay ấy, nhưng chỉ có thể kết luận là có cả ngàn. Tôi đưa mắt về phía một góc đường, ở đó có một cái công viên nhỏ, nhưng cũng không hẳn là một cái công viên.

    Có một bức tượng đức mẹ ở gần vách núi, trước mặt bà là một khoảng đất trống khá rộng, và xung quanh được trồng rất nhiều cây để che bóng mát. Bên dưới mỗi cái cây lại có một chiếc ghế đá, vì vậy nên nó giống một cái công viên, hơn là nơi mà người ta tụ tập mỗi buổi chiều để nghe đọc kinh.

    Trên đỉnh núi phía sau bức tượng là một nhà thờ cổ kính, nhưng tôi chỉ có thể nhìn thấy cái tháp đồng hồ của nó. Tôi vẫn thường xem giờ bằng cái đồng hồ ấy mỗi khi đi ngang qua đây, nhưng nó nhiều lúc lại chạy sai, hoặc bị đứng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
  7. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 6

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở góc đường khác là một khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Lúc này thì nó vắng teo, chỉ có bụi bặm và sỏi đá. Nhưng buổi tối thì khác, hôm nào cũng đông kín người. Nơi đó không lớn lắm, chỉ có trò đu quay và tàu siêu tốc.

    Lúc nhỏ, mỗi khi đi ngang qua đây, tôi lại đòi mẹ cho vào chơi. Nhưng mẹ tôi chỉ dắt tôi đến bên ngoài đứng nhìn, sau đó thì giả vờ đi mua vé và bảo rằng không còn chỗ, rồi hứa khi khác sẽ dẫn tôi đi. Đã hơn chục năm rồi mà "khi khác" của mẹ tôi vẫn chưa tới, nhưng tôi không thấy buồn về việc đó.

    Tôi thường hay đi qua nơi đây vào buổi tối, nhìn bọn trẻ chơi đùa. Và sau nhiều lần như vậy, tôi không còn thích mấy trò chơi ở đó nữa.

    Lý do là cái đu quay chỉ toàn là những mẫu xe cũ kỹ và xấu xí, nó không được tân trang lại cho phù hợp với sự thay đổi của đường xá bên ngoài. Đã thế, bọn nhóc thì hay mang những que kem, bịch nước lên xe và vứt rác lại ngay dưới chân chúng. Thật sự mà nói thì gia đình bọn chúng chỉ có nhiều tiền, chứ chẳng dạy dỗ chúng bao nhiêu.

    Còn về cái tàu lượn, nó chạy chậm giống như một bà già bảy mươi tuổi đang đạp xe vậy. Đường chạy của nó, có vài chỗ lên và xuống dốc, chỉ gập ghềnh hơn cái mai rùa một chút thôi, và tôi chẳng thấy có tí cảm giác mạnh nào mà trò chơi ấy có thể mang lại. Ấy thế mà, bọn nhóc la hét inh ỏi như thể đang ngồi trên một chiếc tên lửa vậy.

    Tôi thề rằng nếu mà bắt một đứa bất kỳ đặt lên yên xe phía sau của tôi, tôi chỉ việc chạy thẳng từ trên đỉnh dốc của cái nhà thờ phía bên kia xuống, đảm bảo nó sẽ ị một bãi to tướng ra đầy quần. Bọn nhóc đó chẳng biết thế nào là cảm giác mạnh thật sự cả.

    Nhưng lý do lớn nhất khiến tôi không còn thích mấy trò ở đó nữa, là vì bọn họ không cho những đứa quá tuổi như tôi chơi.

    Tôi đi quanh cái vòng xoay thêm một lượt nữa rồi về, vì thấy chẳng còn gì thú vị. Nhìn cái bóng của mình in thẳng xuống mặt đường, tôi nghĩ đến cảnh bố tôi đang nhậu nhẹt ở nhà, và mặc dù có chút không muốn, nhưng tôi vẫn phải về.

    Vừa đến đầu ngõ, tôi đã nghe tiếng bàn luận xôn xao về tình hình chính trị thế giới, và hình như một người trong số họ đang muốn bắn tên lửa hạt nhân vào một người khác. Tôi dựa chiếc xe đạp của mình bên ngoài cửa sổ, lướt qua cánh cửa ra vào rồi biến thẳng lên gác.

    Nhà tôi lúc này chẳng còn ai, mẹ tôi đi làm đến tận chiều tối mới về, anh Hai, chị Ba thì đã lập gia đình, còn anh Tư thì đang đi học xa nhà.

    - Đại, đi mua cho ba ít rượu! - Bố tôi gọi.

    - Dạ.

    Tôi đứng giữa những bậc thang, thở mạnh một hơi, ném chiếc cặp lên phía trên rồi quay ngược lại xuống dưới. Ông ấy đưa tôi một tờ hai mươi ngàn đồng, nhưng tôi bảo đưa thêm, với lý do là tôi còn phải học bài nên không đi nhiều lần được. Thế là tôi nhét tờ năm mươi ngàn vào túi, đạp xe rời khỏi con xóm nhỏ.

    Tôi không định đi mua rượu, mà sẽ dùng số tiền đó, cùng với một ít tiền của mình, để đi lang thang vài chỗ. Dù sao thì hôm nay cũng là sinh nhật tôi, nên tôi muốn phục vụ chính mình hơn là người khác, nhất là người tôi không thích, dù đó là bố tôi.

    Trước tiên, phải có cái gì bỏ vào bụng đã, vì tôi thấy hơi đói. Tôi đạp xe qua đường Ngô Đức Kế, ở đó có một quán bánh canh cứu đói, và chỉ cần ăn hai tô với giá rẻ bèo là đủ no bụng. Phía trước cửa quán, chỉ có duy nhất một chiếc xe đạp tồi tàn, còn lại là những chiếc xe tay ga bóng lộn. Chắc chỉ có mỗi mình tôi đến đây để được cứu đói.

    Ngồi gần tôi là hai anh trai, trông lớn hơn tôi khoảng vài tuổi, ăn mặc cũng rất gọn gàng và lịch sự, có lẽ là dân văn phòng. Tôi sẽ chẳng chú ý gì nhiều nếu như câu chuyện của họ không vô tình lọt vào tai tôi.

    Một trong hai người mặc áo sọc đỏ, trông có vẻ già dặn hơn và thường xưng là anh. Anh ta ngồi kể về những câu chuyện tình trường của mình cho người mặc áo trắng bên cạnh, có vẻ ít nói hơn.

    Anh ta liệt kê ra rằng mình đã quen được bao nhiêu cô gái, và có thể nói rõ từng người sống ở đâu, bao nhiêu tuổi, tính cách ra sao, số đo ba vòng như thế nào, đã cặp bồ với anh ta trong bao lâu - chính xác đến đơn vị ngày. Anh ta say sưa kể về chuyện đó, trong mắt toát lên vẻ tự hào, giống như vừa khai phá ra một vùng đất mới, hay vừa phát minh ra một thứ có thể giúp con người bơi trong lòng đất vậy.

    Anh áo trắng thì giả bộ gật gù rồi hỏi: "Sao anh cứ quen hết người này đến người khác như vậy?". Và lý do mà người kia đưa ra chỉ là "chán". Hắn nói rằng quen một thời gian "cho vui" thôi, "hết vui thì nghỉ", chứ không rảnh để ở cùng họ cả đời được. Đôi lúc, hắn gặp được vài cô gái có ý định cả đời với mình, và hắn thoát ra ngay lập tức, dù cho cô gái ấy có khóc lóc cỡ nào, hoặc thậm chí đã có thai.

    Khi anh áo trắng hỏi, hắn nói rằng chỉ cần đưa cho bọn họ một ít tiền nuôi con là được, dù gì thì hắn cũng không thiếu tiền. Rồi hắn hỏi anh áo trắng, có vẻ như đang độc thân, có cần hắn giới thiệu cho vài cô không. Đến đây, anh áo trắng không muốn tiếp tục chủ đề đó nữa nên lảng sang chuyện khác.

    Trong lúc nghe câu chuyện của bọn họ, tôi đã ăn xong bữa trưa của mình. Tôi rời đi, nhưng trong đầu không ngừng suy nghĩ về những gì tên khốn áo sọc vừa nói. Hóa ra, ngoài những đứa con gái tên Ngân, thế giới vẫn còn nhiều người độc ác như vậy.

    Tôi dắt chiếc xe qua hàng chè cách đó hai căn nhà. Một ly chè đậu xanh đầy nước là cách tốt nhất để giải nhiệt trong cái thời tiết khá nóng nực này. Vì đang là giờ cơm trưa nên chỉ còn mỗi mình tôi đi ăn chè.

    Cái mặt của tôi cũng khá quen thuộc với bà chủ quán, nhưng cả hai chúng tôi đều không biết tên nhau, vì ai cũng ít nói. Chúng tôi chỉ cười khi nhìn nhau và nói chuyện khi gọi món, hoặc tính tiền. Dù sao, tôi cũng chẳng cần lưu tên bà ấy vào danh bạ điện thoại, miễn là chúng tôi tôn trọng nhau và chia sẻ nụ cười với nhau là được rồi.

    Ăn xong ly chè của mình, tôi đưa bà năm ngàn, rồi lại lang thang trên chiếc xe đạp, dưới cái nắng chang chang của buổi trưa tháng ba.

    Khi còn nhỏ, tôi, với một thằng bạn trong xóm, vẫn thường trốn ngủ trưa để đi lang thang khắp nơi. Tôi không nhớ nó tên gì, hình như bắt đầu bằng chữ T, nhưng mẹ nó thì tôi chắc chắn tên là Nhi. Chẳng hiểu sao trí nhớ của tôi thỉnh thoảng lại lộn xộn như vậy nữa.

    Hồi đó, tôi chưa có xe đạp, còn nó thì có một chiếc, của chị nó để lại. Dù gì thì cũng là xe của nó, vậy nên tôi phải là người ngồi trước, cầm lái và chở nó. Cái thằng ấy nặng kinh khủng, có lẽ nó cũng biết việc đó, nên đôi lúc cũng đạp thay tôi một đoạn, nhưng tôi vẫn là người cầm lái.

    Chúng tôi tung một đồng xu để xác định sẽ rẽ trái hay quẹo phải khi ra khỏi xóm, rồi cứ thế mà đi, đến bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi luồn vào trong mọi con hẻm mà chúng tôi nhìn thấy, bất kể ở đó có chó hay không. Và mỗi khi một con hẻm dẫn tới một con đường rộng lớn hơn, tôi lại có cảm giác như vừa khám phá ra một chân trời mới trong mắt mình vậy.

    Chúng tôi cũng hay dừng lại bên một ngôi nhà nào đó để hái trộm, và thằng T là đứa làm việc đó. Chúng tôi phối hợp với nhau ăn ý đến mức, chỉ cần nghe tiếng chó gầm gừ, hoặc tiếng kêu "đứa nào đó" của bà chủ nhà, là tôi đã dồn hết sức vào bàn đạp, để có thể phóng xe đi ngay khi thằng T vừa ngồi lên, hệt như những bộ phim hành động mà tôi đã từng xem vậy.

    Cũng có khi, chúng tôi đi quá xa và bị lạc, nhưng chưa có lần nào chúng tôi không tìm được đường về nhà. Những lúc như vậy, thằng T chỉ việc ngẩng mặt lên nhìn bầu trời, suy nghĩ trong giây lát rồi chỉ về một hướng nào đó. Ban đầu, tôi không tin lắm, nhưng lần nào nó cũng đúng nên tôi không còn nghi ngờ gì nữa.

    Có lẽ vì vậy mà mỗi khi cảm thấy lạc lõng, tôi lại ngẩng mặt lên nhìn bầu trời, hi vọng rằng sẽ có ai đó chỉ đường cho mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
  8. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 7

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không biết từ khi nào, cái sở thích đi lang thang của tôi lại không còn nữa. Tôi chỉ nhớ là có một chiều, tôi lại giả vờ nằm ngủ như mọi khi, và chờ tiếng chà chiếc dép vào mặt đường của thằng T để gọi tôi ra. Nhưng tôi cứ chờ mãi, chờ mãi, chờ cho đến khi bộ phim hoạt hình mà tôi thích đã được phát trên TV, vậy mà vẫn không thấy nó đâu.

    Tôi xem hết tập phim hoạt hình, ăn cơm tối xong thì qua nhà thằng T tìm nó. Nhưng tôi chỉ có thể gặp được cái xác của nó, còn linh hồn nó thì đã tan biến vào không khí, hoặc đã bay lên trời.

    Thằng T chết vào buổi sáng hôm đó, tôi không biết nó bị bệnh gì, nhưng sự thật là nó đã không còn nữa.

    Những ngày sau, tôi chỉ biết nằm cả ngày ở trong nhà. Trước khi gặp nó, tôi chưa bao giờ rời khỏi khu xóm nơi tôi sống, trừ những lúc đi học. Sau khi nó mất, tôi lại quay trở về với những tháng ngày ấy.

    Không có thằng T, tôi không biết phải đi đâu nữa. Tôi không có xe đạp, không biết cách tìm đường về nhà nếu đi lạc, tôi cũng không biết leo trèo để hái trộm, không biết làm thế nào để đối phó với lũ chó để không bị chúng cắn.

    Tôi hoàn toàn thực sự không biết gì, vậy nên, tôi chẳng dám bước chân ra thế giới bên ngoài nửa bước.

    Có lẽ, đây là lần đầu tiên sau một khoảng thời gian dài, tôi rời khỏi nhà mà có mục đích của riêng mình. Đó là cứ đi lang thang mà không cần có mục đích. Tôi muốn tìm lại cảm giác khám phá ra những thứ mới mẻ mà tôi đã từng có trước đây.

    Tôi nhìn lên bầu trời trong xanh, ở đó có những đám mây trắng. Hôm nay, mây có hình dạng của một con ngựa, hoặc một con hươu. Tôi từng nghĩ rằng, có một vị thần nào đó, đang cưỡi con thú cưng của mình đi vi hành trên bầu trời. Và khi bị tôi phát hiện, ông ta mới bắt đầu làm cho đám mây tan ra. Rõ ràng ông ta là một kẻ hay khoe khoang, nhưng vẫn thích làm bộ.

    Tôi thì thầm với đám mây, xin ông ta hãy mang thằng T trở lại, và tôi sẽ đổi cho ông con Ngân, cả bà cô Ngân nữa, thậm chí tất cả những đứa có tên bắt đầu bằng chữ N mà tôi biết. Nhưng ông ta chẳng để ý tới, vì làm sao tôi có thể đưa cho ông ta thứ không thuộc về mình chứ.

    Không hiểu sao, tôi lại đạp xe ngang qua trường. Trường của tôi có ba mặt tiền, và tôi đi qua cả ba, bắt đầu từ phía đường Đinh Tiên Hoàng, vòng qua Lý Tự trọng rồi đến Hoàng Hoa Thám. Tôi cũng không biết mình làm như vậy để làm gì nữa, nhưng vẫn thấy thích thích. Tôi đang mang bảng tên của trường trên ngực áo, và chỉ đạp xe đi qua nơi đó, chứ không phải đi vào trong.

    Có vài đám học sinh đang tụ tập ngoài cổng, chắc là bọn chúng cũng không thích trường học, và chúng cảm thấy đứng phơi đầu ngoài nắng vẫn thoải mái hơn là ngồi trong những căn phòng đằng sau bức tường kín mít kia, dù ở đó có mấy cái quạt trần đang thổi vù vù những cơn gió mát mẻ.

    Khi đã đi xa, tôi nghe thấy tiếng trống vào lớp. Tôi không biết bọn học sinh ngoài cổng trường kia sẽ đi đâu, nhưng hi vọng rằng chúng sẽ đến được nơi chúng thích, chứ đừng như tôi.

    Tôi đạp xe dọc theo con đường bên bờ biển. Con đường rộng thênh thang, nhưng vắng tanh. Phía bên phải tôi là những cái cây nghiêng bóng trên bãi cỏ xanh, tiếp đến là bờ cát trắng, và cuối cùng mặt biển xanh ngắt.

    Tôi tìm một chiếc ghế đá ở dưới những bóng cây, và khi tìm được, tôi rẽ trái vào một con đường, mua một chai nước ở một tiệm tạp hóa nào đó, rồi quay lại chiếc ghế đá của mình.

    Ngay dưới chiếc ghế đá tôi đang ngồi, có hai chai nước rỗng và một gói snack đã ăn hết, nằm bên trong một cái túi ni lông. Tôi nhìn cái thùng rác cách xa ba bước ở ngay trước mặt mình. Giá mà nó có tay chân, nó đã tự chạy tới để nhặt bịch rác này rồi. Tiếc là nó không có.

    Cái thùng rác đáng thương, nó được tạo ra để đựng những thứ vứt đi, nhưng nếu như không ai dùng đến, nó cũng sẽ trở thành một thứ vứt đi.

    Tôi cũng cảm thấy tội nghiệp cho ai đã vứt lại cái bịch rác ấy, một cá thể không được tiếp cận sự giáo dục của loài người. Có thể họ được đi học, nhưng chắc chắn là khuyết thiếu sự giáo dục.

    Tôi chợt nhớ đến gã nhà giàu kệch cỡm trong xóm. Con cái lão được mặc những bộ đồ đẹp nhất, mang những chiếc giày đắt tiền nhất, cưỡi những chiếc xe đạp xịn nhất, và đôi lúc là những chiếc xe máy ngầu nhất dù chúng còn chưa đủ tuổi để được cấp bằng lái. Nhưng bọn chúng chẳng bao giờ biết thùng rác đặt ở đâu, hoặc trong nhà chúng không được trang bị một cái thùng rác nào cả. Chúng cứ thích vứt rác ra đường. Nhiều lúc, tôi trở thành đích đến của những thứ rác rưởi ấy, khi đi dưới ban công nhà chúng.

    Tôi định uống xong chai nước của mình thì sẽ gom cả đám lại, rồi vứt vào thùng rác, nhưng một cô lao công đi ngang qua và dọn cái túi ni lông đó thay tôi.

    Tôi không biết cô ấy có hiểu lầm rằng tôi đã vứt chúng ở đó hay không nữa. Đến khi tôi định giải thích thì cô ấy đã cách xa tôi được năm mươi mét về phía bắc rồi. Dù gì thì rác đã được bỏ vào thùng rác, tôi cũng không quan trọng việc bị người khác nghĩ mình như thế nào nữa.

    Tôi mở điện thoại lên và vào một trang web để đọc sách. Mẹ tôi luôn nghĩ rằng tôi chơi game mỗi khi thấy tôi nhìn vào màn hình điện thoại, và thường nhắc nhở tôi về việc đó.

    Tôi cố giải thích rằng mình đang đọc sách, chỉ là không phải xấp giấy có lớp bìa đẹp đẽ bên ngoài mà thôi, và tuy rằng hình thức khác nhau, nhưng nội dung thì vẫn như vậy. Thế mà mẹ tôi vẫn không tin. Bà rất ít khi tin lời tôi nói, và chỉ tin vào những gì bà nhìn thấy, dù cho cái nhìn của bà đôi lúc cũng không đúng lắm.

    Tôi cũng muốn cầm trên tay một cuốn sách và say sưa đọc lắm chứ, và tôi cũng muốn nói rằng vì không có tiền mua sách nên tôi mới phải đọc như thế. Nhưng có thể điều đó sẽ khiến mẹ tôi buồn, nên tôi đành im lặng.

    Tôi từng đến một nhà sách để đọc trộm vài lần, nhưng không hiểu sao, tôi có cảm giác mình không hợp với những chỗ như vậy.

    Bọn con nít cứ chạy tới chạy lui làm tôi không tập trung được. Chúng chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, và không thể kiên nhẫn với bất kỳ cuốn sách nào. Mỗi cuốn sách, chúng đọc không quá ba trang, nhưng vẫn gấp phần góc trang giấy lại để làm dấu, dù cho cuốn sách đó cũng chẳng bao giờ được lấy ra lần thứ hai.

    Có lần, vì không thể chịu đựng được cảnh một cuốn sách bị hành hạ, tôi đã quát vào mặt một thằng bé và bảo nó dừng lại.

    Nó khóc toáng lên, nằm xuống đất và giãy đành đạch như một con cá mắc cạn, như thể tôi là một con quái vật đang định ăn thịt nó vậy.

    Những người xung quanh bắt đầu nhìn tôi bằng ánh mắt khó chịu, trong khi thằng nhóc đó mới là đứa làm ồn. Họ chẳng cần biết chuyện gì xảy ra, và vì thằng bé đó chưa đến tuổi đi học nên mọi thứ đều mặc định rằng tôi sai.

    Khỉ thật, tôi chỉ đang cố bảo vệ những cuốn sách thôi mà.

    Tôi bị mẹ của thằng bé mắng cho một trận xối xả, dù tôi đã đi ra tận bãi giữ xe rồi nhưng bà ta vẫn còn bám theo để chửi bới.

    Sau lần đó, tôi không đến nhà sách lần nào nữa. Tôi chẳng thể bảo vệ được thứ gì ở đó, và cũng không thể giả bộ như những người tự cho là bình thường kia, để tập trung vào cuốn sách của mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
  9. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 8

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lúc này, tôi đang đọc Rừng Na Uy của Haruki Murakami. Một cuốn sách nhiều chữ hơn bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào của tôi, nhưng lại lôi cuốn hơn tất cả những cuốn sách đó.

    Thỉnh thoảng, tôi lại rời màn hình một lát để tránh bị hỏng mắt. Tôi chẳng có tiền để mua kính, và cũng không muốn mẹ tôi phải chi trả cho những thứ không đáng. Lúc thì tôi nhìn bãi cát, rồi nhìn đến mặt biển, khi thì là bầu trời, hoặc cũng có thể là bên trong những đám lá cây, hoặc bãi cỏ, sau đó chớp mắt vài cái và đọc tiếp.

    Tôi xoay người về bên trái và thấy cô lao công khi nãy vẫn ngồi cách tôi năm mươi mét. Cô ấy đang ngồi nghỉ giải lao, cùng với một người mà tôi quen. Là thằng Hùng. Tôi không nhìn rõ mặt nó, nhưng vóc dáng thì khá giống, và chiếc xe đạp màu mè bên cạnh giúp tôi đưa ra được kết luận.

    Cuối cùng thì tôi cũng hiểu ánh mắt của nó. Tôi nghĩ rằng, có người đã từng hỏi nó về nghề nghiệp của mẹ nó từ trước, nhưng nó lại không biết phải trả lời như thế nào, và tôi đã giúp nó cởi bỏ thắc mắc trong lòng. Tôi thấy có chút vui vẻ vì câu chuyện mà mình vừa tưởng tượng ra.

    Tôi không muốn quấy rầy bọn họ nên quay sang hướng khác, bởi nếu như nhìn vào một người quá lâu thì người đó sẽ cảm nhận được, tôi tin là vậy. Lỡ như thằng Hùng thấy tôi, nó nhắc tôi với cô ấy, rồi cô ấy lại kể cho nó nghe về cái bịch rác trong khi vẫn còn hiểu lầm về tôi, lúc đó thì thật là mệt. Mặc dù tôi và thằng Hùng cũng không phải bạn bè thân thiết gì, nhưng tôi không muốn bị hiểu lầm như vậy.

    Khi tôi uống được hai phần ba chai nước thì đã đọc xong chương cuối cùng của Rừng Na Uy. Mặc dù câu chuyện rất cuốn, nhưng tôi có thói quen là mỗi lần chỉ đọc hai chương là dừng, và vì số chương là lẻ nên hôm nay tôi chỉ đọc được đúng một chương.

    Tôi cầm chiếc điện thoại trên tay và ngồi suy nghĩ về những gì vừa xảy ra trong đó. Nếu như tôi yêu thêm một Midori trong lúc quen con Ngân, hoặc có một Reiko nào đó cùng tôi uống rượu, ca hát, rồi làm chuyện ấy suốt cả đêm, có lẽ tôi đã quên được cái tên kia từ lâu rồi.

    Tôi vỗ trán rồi tự chửi bản thân mình: "Thằng khốn, mày vừa bôi nhọ một tác phẩm vĩ đại". Tôi nốc hết chai nước, vung tay ném cái vỏ chai vào thùng rác, nhưng nó lại rơi ra ngoài.

    Quái thật, tôi chơi bóng rổ cũng khá cừ, nhưng lại ném trượt cú đó. Tôi bước tới nhặt lấy cái chai, quay lại ghế đá và ném thêm hai lần nữa, nhưng vẫn không thành công. Tôi thở dài, đành vứt cái chai đi theo cách bình thường nhất.

    Cô lao công khi nãy không còn ở đó nữa, và xung quanh tôi cũng chẳng có ai. Lần đầu tiên trong ngày, tôi cảm thấy thật sự yên bình. Tôi ngả lưng xuống chiếc ghế đá, thứ duy nhất đem lại cảm giác mát lạnh lúc này.

    Những tia nắng xuyên qua kẽ lá làm mắt tôi hơi nheo lại. Tôi khép hờ đôi mắt và huýt sáo bài Stairway To Heaven. Mặc dù biết mình thổi sai khá nhiều chỗ, nhưng tôi vẫn không sửa được, mà tôi cũng không muốn sửa.

    Tôi chẳng hiểu toàn bộ bài hát muốn nói gì, nhưng vẫn rất thích nó. Đại khái, mấy câu đầu trong bài hát có nghĩa là:


    Có một phụ nữ chắc rằng



    Những thứ lấp lánh đều là vàng



    Và cô ta đang mua một chiếc thang lên thiên đường..

    Tôi không biết có chiếc thang nào dẫn lên thiên đường hay không, nhưng nếu có, tôi hi vọng cô ta không mua được. Bởi nếu cô ta có thể mua được, thì tôi sẽ chẳng có tiền trả cho cô ta, để đi lên chiếc thang ấy.

    Rồi thiên đường sẽ trở thành cái ổ trác táng của những kẻ lắm tiền, còn những người như tôi sẽ phải xuống địa ngục, hoặc trở thành một hồn ma cô đơn, bị bỏ rơi lại trong thế giới này. Tôi mất hết trí nhớ và trôi dạt theo những cơn gió, không biết sẽ đi về đâu.

    Nhưng tôi lại nghĩ, có lẽ như vậy cũng tốt, tôi không phải đầu thai, không phải lo lắng về chuyện học hành thi cử, không phải buồn vì bị mẹ lôi ra so sánh với thằng nhóc lớp hai gần nhà, không phải cố gắng chịu đựng ông bố bợm nhậu, cũng không cần phải ghen tị với những đứa sinh ra đã ở vạch đích..

    Mà mặc kệ chuyện đó đi, dù sao thì tôi cũng chẳng tin vào thiên đường hay địa ngục. Tôi sống không phải để sau này được lên thiên đường, và tôi cũng không muốn bản thân cứ phải sống với nỗi sợ sau này phải xuống địa ngục, trong khi chẳng biết những nơi đó có thật hay không.

    Tôi định mở điện thoại lên để tìm xem ý nghĩa thật sự của bài hát. Thời buổi bây giờ, cái gì cũng có trên mạng, chỉ cần bỏ ra một hai phút tìm kiếm là biết tuốt. Nhưng tôi cảm thấy hơi lười nên nhét cái điện thoại trở lại vào trong túi.

    Đôi lúc, tôi lười hơn cả một con lười. Tôi tự hỏi, nếu bây giờ tôi là một con lười thì sẽ như thế nào nhỉ?

    Tôi sẽ nằm dài trên cái ghế đá, hết ngày này qua ngày khác, rồi nắng mưa sẽ tắm rửa trên cơ thể tôi, rêu và các loài tảo sẽ xuất hiện, những cây nấm bắt đầu mọc lên, các sinh vật nhỏ bé và kỳ dị kéo đến trú ẩn, cuối cùng thì cả cơ thể tôi biến thành một hệ sinh thái thu nhỏ.

    Rồi tôi sẽ được người ta mang vào viện bảo tàng, mỗi ngày sẽ có hàng ngàn người đến nhìn tôi, các nhà khoa học bắt đầu đưa tôi vào nghiên cứu, từ đó tìm hiểu ra quá trình tiến hóa của Trái Đất.

    Tuy tôi không quá thông minh, nhưng cũng không ngu ngốc đến mức sẽ làm việc đó. Tôi dẹp cái suy nghĩ viển vông ấy của mình sang một bên, bởi mỗi khi tôi suy nghĩ về một việc gì đó quá lâu, và quá nhiều lần, tôi sẽ thực hiện nó. Nhất là những việc dễ dàng như nằm một chỗ.

    Tôi cố chợp mắt, nhưng những tia nắng làm cho lớp da trên mí mắt của tôi như bị nung chảy. Tôi nằm nhích lên một chút để không bị những tia nắng làm phiền nữa. Nhưng, tôi chợt nghĩ đến việc chiếc xe đạp của mình đột nhiên biến mất, chỉ còn lại cái bánh xe được khóa vào gốc cây, nếu như tôi ngủ quên. Và thế là tôi chẳng thể nào ngủ được.

    Chiếc xe đạp tồi tàn, có bán đi cũng không được năm chục ngàn tôi lừa được của bố tôi lúc nãy, nhưng nó vẫn có thể bị đánh cắp. Xã hội bây giờ toàn những kẻ nghiện ngập, trộm cướp, chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, và chỉ cần không để ý một khắc thôi là tôi sẽ chẳng còn lại gì trên người, hoặc cả bên trong người.

    Tôi cảm thấy có chút buồn chán. Tôi vừa đọc xong một cuốn tiểu thuyết dài, và tôi thường dành một quãng thời gian nghỉ ngơi trước khi đọc một câu chuyện khác.
    Tôi chẳng biết mình làm vậy vì mục đích gì nữa, bởi tôi chẳng bao giờ dùng khoảng thời gian đó để ngẫm nghĩ lại bất kỳ cuốn sách nào mà mình vừa đọc.

    Có thể đó chỉ là một thói quen tình cờ xuất hiện trong cuộc sống của tôi mà thôi. Giống như việc tôi vẫn đọc thầm bài thơ Nam Quốc Sơn Hà vào mỗi buổi sáng, trước khi rời khỏi cái ổ mà tôi nằm ngủ cả đêm trước đó. Hoặc tôi vẫn thường bấm các đầu ngón tay, rồi đếm xem mình đi được bao nhiêu bước chân, khi đi từ nhà để xe đến lớp học và ngược lại.

    Tôi còn nhiều thói quen kỳ quặc khác nữa, và tôi chẳng biết chúng từ đâu chui ra. Chúng cứ tự nhiên xuất hiện trong cuộc đời tôi như vậy, và đến một thời điểm nào đó lại tự nhiên biến mất, không để lại dấu vết gì.

    Tất nhiên, những thói quen của tôi có cả tốt lẫn xấu. Tôi xem những thói quen xấu giống như con Ngân, còn những thói quen tốt thì là thằng T. Buồn một nỗi, "những con Ngân" thì lúc nào cũng đông đúc và sống dai dẳng như lũ cỏ dại, còn "thằng T" thì tuy đẹp đẽ như những cánh hoa, nhưng lại dễ héo tàn.

    Có lẽ tôi cũng có một phần lỗi trong chuyện này. Tôi đã để những thứ xấu xa xâm chiếm mình quá dễ dàng. Trong một phạm vi nào đó, tuy rằng tôi có thể nhận biết được chuyện gì là nên hay không nên, nhưng nhiều lúc, tôi lại làm những thứ không nên làm, và không làm những thứ nên làm.

    Tôi khó hiểu vậy đấy, ngay cả tôi còn không hiểu nổi bản thân mình, vậy mà nhiều lúc tôi vẫn muốn có một người nào đó hiểu tôi. Chán thật!
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
  10. NgoTieuKi

    Bài viết:
    196
    Chương 9

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi chẳng biết phải làm gì vào lúc này nữa. Và tôi nằm suy nghĩ đến kỳ thi đại học sắp tới. Những đứa khác, chúng nó đã chọn xong trường, ôn tập đầy đủ và sẵn sàng cho mọi thứ. Chúng đã chuẩn bị tất cả từ mùa hè trước đó. Còn tôi, chỉ hai tuần nữa là phải nộp phiếu đăng ký dự thi, nhưng vẫn chưa biết nguyện vọng của mình là gì.

    Tôi không biết mình thích gì, và cũng không biết mình có thể làm được gì nữa. Tôi chẳng có chút định hướng nào cho bản thân cả, và tôi lại thấy mình như bị lạc đường. Tôi nhìn lên bầu trời, nhìn rất lâu, rất lâu, nhưng chẳng thể nào sắp xếp lại được những dòng suy nghĩ đang chạy loạn bên trong đầu.

    Tôi ưỡn người, vươn vai và ngáp dài một cái. Tôi tự nhủ rằng mình không nên suy nghĩ nhiều như vậy, bởi tôi cũng chẳng thể nghĩ ra được gì, mà chỉ làm cho chính mình đau đầu hơn thôi. Tôi ngồi dậy, xoa xoa hai hốc mắt rồi nhìn về phía mặt biển đằng xa, ngay phía sau bờ cát trắng xóa.

    Vào khoảng giờ này trong ngày, mặt biển lúc nào cũng êm đềm. Không có quá nhiều sóng, và nếu có thì cũng chỉ là những vết gợn lăn tăn, vừa đủ để làm nhấp nhô những chiếc phao tròn màu đỏ, được buộc lại với nhau bằng một sợi dây thừng, tạo thành một cái vòng nhỏ trên mặt biển. Tôi nghe mọi người nói rằng, bơi trong cái vòng đó sẽ an toàn, vì bên ngoài có những dòng chảy ngầm rất nguy hiểm.

    Dưới mặt biển êm đềm kia, có thể có những dòng chảy đó thật, nhưng tôi chưa bao giờ bắt gặp chúng.

    Trước đây, khi các anh chị vẫn thường dắt tôi đi tắm biển vào những buổi chiều của mùa hè, khi mà chưa có những sợi dây thừng kia, tôi thấy mình được bơi lặn tự do hơn nhiều. Đứng trong cái vòng ấy, tôi cảm giác giống như đang ở trong một vũng nước ao tù hơn, chứ chẳng phải là biển cả bao la nữa.

    Thứ đó có vẻ tốt cho bọn con nít, hoặc những người không biết bơi, nhưng bọn họ lại gom tất cả mọi người vào một chỗ chật chội như vậy.

    Tôi tin rằng, bọn họ làm vậy chỉ để cho những chiếc ca nô được thoải mái chạy đi chạy lại, rồi nhả đầy mùi xăng ra biển hơn thôi. Ai không sợ bị chân vịt đạp vào đầu, thì cứ việc bơi ra ngoài, dù gì bọn họ cũng đã thiết lập cái "vùng an toàn" ở đó rồi. Và thế là họ hết trách nhiệm.

    Tôi gác lại chuyện về sợi dây thừng, và chợt muốn uống gì đó. Có lẽ cà phê là thích hợp với tôi nhất vào lúc này. Có một quán cà phê nằm ngay trên đường đi học về của tôi. Ngày nào tôi cũng nhìn vào đó khi đi ngang qua, trông khá ổn.

    Thế là chiếc xe đạp của tôi bắt đầu lăn bánh. Tôi muốn dạo qua ngôi trường của mình một chút nên chọn cách đi đường vòng. Đám đàn em của tôi đang ngồi yên trong các lớp học, bên dưới những chiếc quạt chạy vù vù, học hành vì tương lai của chúng, hoặc chẳng vì gì cả, hoặc để làm vui lòng người khác, giống như tôi.

    Tôi lại lượn qua cái vòng xoay lần nữa trước khi rẽ vào con đường về nhà, nhưng tôi không về nhà, mà tìm đến quán cà phê tôi đang nghĩ tới. Tôi nhìn một lượt hàng xe dựng đầy vỉa hè, và không có thứ nào chạy hoàn toàn bằng sức người giống chiếc xe của tôi cả. Có xe đạp điện, có xe máy, xe tay ga, và chiếc nào chiếc nấy đều sạch sẽ, bóng loáng.

    Mải nhìn những chiếc xe xinh đẹp ấy, tôi đã dựng chiếc xe xấu xí của mình bên cạnh một chiếc màu đỏ lúc nào không hay.

    Anh nhân viên trông xe chạy đến, hỏi tôi có cần giúp gì không, với một nụ cười rạng rỡ. Nhưng ánh mắt anh ta lại kín đáo nhìn xem tôi có làm trầy chiếc xe bên cạnh hay không. Tôi đáp trả anh ta bằng một lời cảm ơn, cùng một nụ cười giả tạo.

    Tôi bước đi bên dưới một giàn hoa màu trắng tinh khôi, băng qua một cái hồ cá nhỏ và ngồi xuống bên một cái bàn dài không tới một cánh tay. Không gian ở đây khá mở, tôi cảm thấy dù mình ngồi ở đâu thì cũng có thể nhìn ra bên ngoài đường phố được.

    Tôi thấy bên kia đường có hai tiệm bánh ngọt, nhưng một tiệm thì khách khứa ra vô liên tục, còn tiệm bên cạnh lại chẳng có mấy ai đến. Tôi nhìn mãi, nhưng chẳng nghĩ ra được điều gì khiến cái tiệm bánh kia đông khách như vậy.

    Do nó to hơn chăng? Có lẽ, tôi sẽ mua một cái bánh ở đó nếm thử, nhưng không phải lúc này, vì tôi chưa thấy đói.

    Tôi ngồi đếm xem có bao nhiêu chiếc xe màu đỏ chạy ngang qua, vì tôi thích màu đỏ. Khi tôi đếm đến mười hai thì cũng đã gần mười phút kể từ khi tôi ngồi vào bàn, nhưng chẳng có ai đến hỏi tôi muốn uống gì hay không.

    Tôi xoay đầu của mình và nhìn xung quanh, có một vài cặp mắt nhìn tôi giống như đang nhìn một đứa nhà quê, nhưng chúng quay đi chỗ khác rất nhanh, tưởng rằng tôi không biết chúng nghĩ gì.

    Tôi thấy có hai đứa học sinh bước vào, và chúng đi thẳng đến chỗ tấm bảng to đùng có chữ "Quầy Gọi Món". Lúc này tôi mới hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi tiến đến đó và gọi một ly cà phê sữa, trả tiền rồi ngồi lại ngay cái bàn gần đó, chứ không quay về chỗ khi nãy tôi đã ngồi.

    Tôi vừa đặt mông xuống ghế thì tấm thẻ rung lên, tôi lại nhìn hai đứa nhóc khi nãy và bắt chước bọn chúng đi lấy đồ uống.

    Cà phê ở đây không ngon lắm và hơi có mùi khét, còn nước trà tuy thơm nhưng lại nhạt thếch. Tôi nhấp một tí cà phê, rồi sau đó là một hớp trà. Có vẻ như tôi vừa khám phá ra một thứ gì đó gần như hoàn hảo.

    Những cặp mắt khi nãy lại nhìn tôi với vẻ khinh thường. Tôi chẳng cần phải nhìn về phía chúng mới biết, bởi vì khi bọn chúng nhìn tôi và có những ý nghĩ xấu, thì tôi sẽ cảm nhận được điều đó, nhưng tôi chẳng quan tâm.

    Tôi lấy điện thoại ra và định mở bài hát yêu thích của mình, nhưng vì quên đem theo tai nghe nên tôi đành từ bỏ ý định đó.

    Tôi không thích nhạc ở đây lắm. Nếu như là những bài hát của hơn chục năm trước thì tôi còn có thể nghe được, còn bây giờ thì chả có mấy bài hay. Tiếng guitar, tiếng piano hay tiếng trống đều là giả, thậm chí giọng hát đó cũng là giả nốt. Không hiểu sao bây giờ người ta lại có thể dễ dãi đến như vậy.

    Lẽ nào con người toàn thích những thứ giả dối?

    Nhưng tôi nghĩ chuyện đó cũng không hẳn. Bọn con gái mà tôi kết bạn trên mạng xã hội, bao gồm cả những đứa tôi biết và không biết, thỉnh thoảng lại kêu gào chửi bới rằng đám con trai chúng tôi, và cả đàn ông nữa, đều là một lũ giả dối.

    Vậy thì, có lẽ con người vẫn ghét sự giả dối, nhưng lại dễ bị thu hút bởi những thứ đó.

    Cuối cùng thì cái đứa chỉnh nhạc cũng mở sang bài khác, dễ nghe hơn chút xíu. Ngay lúc đó thì một đám có sáu đứa mặc quần áo thể dục của trường tôi đi vào. Bọn nó không biết tôi, vì tôi toàn trốn trong lớp, nhưng tôi thì nhận ra một đứa trong đó.

    Đó là thằng Hoàng, thứ hai nào nó cũng bị gọi lên trước cột cờ đứng nên cả trường ai cũng biết. Tôi nghe đồn là ngày nào nó cũng phải vào sổ đầu bài ngồi, nhưng không chắc có thật hay không.

    Trông thằng đó cũng khá đẹp trai, mặt trắng như sữa nhưng vẫn có góc cạnh, mũi nó cao, và đôi mắt thì sâu vừa phải. Thảo nào mà mỗi khi nó đứng lên và tiến về phía cái cột cờ, đám con gái ở dưới lại nháo nhào lên.

    Nhưng thằng đó học ngu lắm, vài đứa nói rằng nó chính là biểu tượng cho sự ngu dốt trong lịch sử ngôi trường của tôi. Tuy vậy, nó vẫn nổi tiếng và được một nửa số học sinh trong trường yêu mến, nhờ vẻ ngoài dễ nhìn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2020
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...