Nguồn gốc và ý nghĩa của tết cổ truyền

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi shasha, 19 Tháng mười hai 2018.

  1. shasha Tương tư như trà, nhẹ mà thấm tâm

    Bài viết:
    155
    Tết Nguyên Đán và ý nghĩa của nó, cùng tìm hiểu để biết được phong tục mang đậm màu sắc văn hóa của người Á Đông nói chúng và người Việt Nam nói riêng. Tết đến không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn mứt bánh và được lì xì. Mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình.

    Nghe audio Shasha đọc:



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tết Nguyên Đán

    "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương "Tết Ta", là để phân biệt với "Tết Tây" (Tết Dương lịch).

    Tết Nguyên Đán được tính từ ngày nào?

    Do cách tính lịch âm của người Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

    Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng)

    Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

    Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: Giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

    Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

    Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy.

    Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

    Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà.. được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

    Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán còn được coi là ngày "làm mới". Bởi, mọi người đều mong muốn đón một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn.

    Không những thế, Tết Nguyên Đán còn là dịp để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết.

    Hãy gác lại mọi thứ, để cùng đất trời đón một mùa xuân tươi vui, cùng gia đình quây quần trong không khí Tết đầm ấm!

    Bây giờ thì mọi người có thể biết nguồn gốc của tết nguyên đán rồi nhé ^^
     
    Ptnmongsau, Hany, Hắc Liên10 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng một 2020
  2. Tinh Tổng Bạch Cốt Tinh kinh nhất diễn đàn!!!

    Bài viết:
    453
    Chậc. Giọng bé sha ngọt quá!
     
    Hany, Minh Nguyệtshasha thích bài này.
  3. shasha Tương tư như trà, nhẹ mà thấm tâm

    Bài viết:
    155
    >< cảm ơn chị ủng hộ sha
     
    HanyMinh Nguyệt thích bài này.
  4. shasha Tương tư như trà, nhẹ mà thấm tâm

    Bài viết:
    155
    Ủng hộ sha nèo bà con ây
     
    Hany thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...