Vấn đề chủng tộc của các dân tộc Đông Nam Á và nguồn gốc người Việt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi khunglongbietbay, 16 Tháng sáu 2023.

  1. khunglongbietbay

    Bài viết:
    41
    Vấn đề chủng tộc của các dân tộc Đông Nam Á và nguồn gốc người Việt

    Vấn đề chủng tộc của các dân tộc ĐNA: chủng tộc ĐNA có cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonesia, nên vừa có sự thống nhất vừa có sự đa dạng.

    Nguồn gốc của người Việt:

    Có nhiều tích để lại nhưng phổ biển nhất là truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên". Nguồn gốc dân tộc Việt bắt đầu từ họ Hồng Bàng. Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ). Ông lên làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) sau đó lấy bà Long Nữ (con gái Thần Long là vua Hồ Đông Đình), sinh hạ được Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân, lấy bà Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh ra 100 trứng, nở ra 100 người con. Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau. Hai ông bà đồng ý chia hai số người con; năm mươi người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỷ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1.

    [​IMG]

    Truyền thuyết Con rồng cháu tiên

    Các lớp lịch sử văn hóa của Việt Nam là gì?

    Lớp văn hóa bản địa: Gồm có giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc

    +giai đoạn văn hóa tiền sử: Sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước, trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và uống chè, làm nhà sàn để ở và dùng thuốc chữa bệnh.

    +giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc (giữa TKIII trước CN) : Nghề luyện kim phát triển mạnh, đồ đồng Đông Sơn được phát hiện

    Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa: Sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau giữa Hán hóa và VN hóa

    +giai đoạn văn hóa thời chống Pháp thuộc :(trước CN đến khi Ngô Quyền giành độc lập) : Sự ra đời của quốc hiệu chỉ hướng "nam" khẳng định được chủ quyền, sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc, là giai đoạn mở đầu cho quá trình giao lưu-tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực

    +giai đoạn văn hóa Đại Việt: Thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo, xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, thời điểm chính thức tiếp nhận Nho giáo, chữ Nôm trở nên thịnh hành.

    [​IMG]

    Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây: gồm có hai xu hướng trái ngược nhau: Xu hướng Âu hóa và VN hóa

    +giai đoạn văn hóa Đại Nam (từ thời chúa Nguyễn đến hết thời Pháp thuộc), khởi đầu cho quá trình thâm nhập của văn hóa phương Tây, khiến cho lịch sử văn hóa VN lật sang trang mới

    +giai đoạn văn hóa hiện đại (trong lòng văn hóa Đại Nam) :(từ những năm 30-40 trở lại đây), là giai đoạn văn hóa dạng định hình với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ

    Các giai đoạn tiếp nối của lịch sử văn hóa Việt Nam

    Có 6 giai đoạn:

    + Giai đoạn văn hóa tiền sử

    + Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

    [​IMG]

    + Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc

    + Giai đoạn văn hóa Đại Việt

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa.

    + Giai đoạn văn hóa Đại Nam

    + Giai đoạn văn hóa hiện đại

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa.

    • Các mốc thời gian và các địa điểm phát sinh các nền văn hóa tiền sử và sơ sử trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam.

    + Văn hóa tiền sử:

    • Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hóa núi Đọ thuộc huyện Triệu Hóa; tỉnh Thanh Hóa.

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa.

    • Thời gian từ 20000 đến 15000 năm TCN; con người đã cư trú trên một địa bàn rất rộng; họ là chủ nhân của nền văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ) từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam; từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở Phía Đông.

    • Văn hóa Hòa Bình kéo dài trong khoảng từ 12000 đến 7000 năm cách ngày nay. Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hóa Đa Bút (Thanh Hóa) ; Quỳnh Văn (Nghệ An) ; Hạ Long.. với những làng định cư lâu dài; ổn định; trong đó; bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất hiện và ngày càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp.

    • Văn hóa Bắc Sơn (Lạng Sơn) – văn hóa thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài từ 11000 đến 7000 năm cách ngày nay.

    + Văn hóa sơ sử:

    Cách đây khoảng 4000 năm; cư dân Việt Nam; từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai; đã bước vào thời đại kim khí.

    Thời kì này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hóa lớn là Đông Sơn (miền Bắc) ; Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam).

    • Văn hóa Đông Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) được coi là cốt lõi của người Việt cổ.

    • Văn hóa Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chămpa

    • Văn hóa Đồng Nai (cả giai đoạn đồng và sắt) lại là một trong những cội nguồn hình thành văn hóa Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai- Đa Đảo sinh sống vào những thế kỉ sau công nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ. Hiện nay; văn hóa Óc Eo thường được gắn với vương quốc Phù Nam; một nhà nước tồn tại từ thế kỉ II đến hết thế kỉ VII ở châu thổ sông Cửu Long.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...