Tại sao em bé chảy nước dãi?

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Admin, 10 Tháng một 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chảy nhiều dãi là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Các mẹ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ và yên tâm về con yêu của mình hơn nhé.


    [​IMG]

    Vì sao trẻ chảy nước dãi?

    Nhiều bà mẹ quan niệm khi mang bầu ăn nhiều ốc thì trẻ sẽ chảy nhiều nước dãi điều này là không đúng.

    Chảy nước dãi có thể hiểu là dòng chảy của nước bọt từ trong miệng trẻ được sản xuất dư thừa hoặc khi nước bọt không được lưu giữ dưới sự kiểm soát của khoang miệng.

    Nếu dưới 4 tuổi, trẻ chảy nước dãi thì được coi là bình thường. Nhưng từ 4 tuổi trở đi, trẻ vẫn chảy nhiều nước dãi thì lúc này mới được coi là bất thường. Có thể xuất hiện các vấn đề về thần kinh ở trẻ.

    Chảy nước dãi quá nhiều ở trẻ em cũng có thể gây dị ứng, nhiễm trùng.


    Nguyên nhân trẻ chảy nước dãi?

    Chảy nước dãi không phải là một rối loạn nghiêm trọng trừ khi con bạn bị chảy nhiều nước dãi quá mức.

    Nếu thấy trong một thời gian dài từ vài tháng trở lên, con bạn vẫn liên tục chảy nước dãi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về trường hợp của con bạn.

    Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ tiết lượng dãi quá lớn:


    Mọc răng

    Lúc này, chảy nhiều dãi được coi là tín hiệu của việc mọc răng. Thay vì lo lắng, cha mẹ nên vui mừng khi sắp được nhìn thấy những chiếc răng sắp nhú lên, nhỏ nhỏ, xinh xinh trong miệng bé. Để khẳng định chắc chắn điều này, mẹ nên theo dõi bé nhiều hơn. Nếu bé có các biểu hiện như: Cắn, gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tay, mút ngón tay.. điều này càng khẳng định bé có dấu hiệu mọc răng. Theo đó, việc gặm nhấm càng khiến bé tuyến nước dãi của bé hoạt động nhiều hơn.

    Nhiễm trùng

    Tuyến nước bọt của bé hoạt động nhiều hơn, nếu bé bị nhiễm trùng trong miệng. Lúc này, tuyến nước bọt cũng bị nhiễm trùng. Do đó, nó sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường.

    Quá trình phát triển

    Đạt mốc 3 tháng tuổi, bé sẽ chảy rãi nhiều hơn so với giai đoạn trước đó. Đây chỉ là một dấu hiệu thông báo, con bạn đang bước vào mốc phát triển mới, do đó, bạn đừng quá lo lắng. Phát triển ở giai đoạn này còn là sự hình thành các mầm răng dưới lợi, đánh dấu giai đoạn phát triển của bé. Bố mẹ nên vui mừng vì điều này chứ không nên quá sốt sắng, coi đó là điều không bình thường ở trẻ nhỏ.

    Tiêu hóa

    Chảy nước dãi nhiều ở trẻ nhỏ có lợi ích nhất định về mặt tiêu hóa. Cụ thể là, khi nước dãi của bé tiết ra nhiều sẽ giúp dung hòa môi trường axit trong dạ dày, giúp bé giảm chứng đau bụng và hệ tiêu hóa còn non nớt sẽ ổn định hoạt động.

    Chứng trào ngược

    Van thực quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, có thể đóng mở bất cứ lúc nào. Hiện tượng này khiến các bé hay bị nôn trớ. Chảy dãi nhiều trong trường hợp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Làm dịu thực quản bị kích thích và cảm giác nóng rát ở cố họng bé.

    Lưu ý:

    Có nhiều nguyên nhân khiến chảy dãi nhiều ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nguyên nhân này thường không quá nghiêm trọng, ảnh hưởng to lớn về sức khỏe, thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc chảy rãi còn có lợi ích cho sức khỏe của con. Vì thế, khi phát hiện bé 3 tháng tuổi chảy nhiều dãi, bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu bạn cho rằng, bé nhà mình không mắc những triệu chứng trên thì nên đem con đến khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

    Ngoài ra thì trẻ không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, mà khi ngủ và ban đêm, dãi vẫn có thể chảy. Hiện tượng này chỉ mất đi khi trẻ đã lớn. Thường những trẻ có hiện tượng tăng tuyến nước bọt lại rất dễ nuôi, không khó ăn, vì vậy tăng cân tốt. Do trong nước bọt có chứa Amylase, là Enzym thủy phân tinh bột, một khâu quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Hơn nữa, một số trẻ ít nước dãi do tuyến nước bọt kém còn thường bị các triệu chứng về răng miệng hơn là trẻ chảy nhiều dãi.

    Tuy nhiên trong một số trường hợp sau bạn nên chú ý. Khi nước dãi của trẻ có mùi hôi rất nhiểu khả năng trẻ đang gặp vấn đề về răng miệng, viêm lợi hoặc viêm tai giữa. Để khắc phục tinh trạng này bạn hãy năng vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi lần bé ăn xong. Khi nước dãi của trẻ xuất hiện màu trắng đục thì lời khuyên cho bạn đó là hãy cho bé đến bác sĩ để có kết luận cụ thể và chính xác về tình trạng sức khỏe của bé. Vì nhiều trường hợp trẻ tiết nước dãi màu trắng đục là do bị rối loạn thần kinh, tuyến nội tiết gặp trục trặc.

    Ngoài ra các bạn nên thường xuyên cho trẻ đeo yếm dãi để hạn chế nước dãi bị ngấm vào người gây ẩm ướt khiến bé dễ bị cảm lạnh, lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi mãn tính rất khó điều trị.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2020
  2. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Với những trẻ chảy quá nhiều nước dãi và có dấu hiệu bất thường. Bạn hãy cho bé đi khám vì có thể bé bị các chứng bệnh nguy hiểm sau đây:

    Viêm mũi dị ứng

    Có khoảng 10-20% trẻ bị viêm mũi dị ứng mỗi năm. Viêm mũi dị ứng có 02 loại: Viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng lâu năm.

    Các triệu chứng khác của viêm mũi dị ứng ở trẻ bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt và cổ họng, chảy nước mắt.


    Bại não

    Bại não là một rối loạn não bộ hay thấy ở trẻ dưới 3 tuổi. Nó được đi kèm với tình trạng mất chức năng có động cơ và co thắt không tự nguyện.

    Bẩm sinh trẻ có vấn đề về não, vàng da, chấn thương đầu và khuyết tật bẩm sinh có thể gây liệt não. Do các rối loạn này, trẻ có thể sẽ bị chảy nước dãi nhiều.

    Ngoài ra, chảy nước dãi ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác như bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus, tổn thương bẩm sinh, tê liệt mặt và các rối loạn lở mồm long móng.

    Bại não là một rối loạn não bộ hay thấy ở trẻ dưới 3 tuổi. Nó được đi kèm với tình trạng mất chức năng có động cơ và co thắt không tự nguyện.


    Điều trị chảy nước dãi ở trẻ như nào?

    Bạn có thể điều trị hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ bằng một số loại thuốc dưới đây. Tuy nhiên, điều quan trọng là trước khi cho trẻ uống thuốc, bạn phải chắc chắn rằng đã đưa trẻ thăm khám bác sỹ cẩn thận và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

    Glycopyrrolate:

    Là một loại thuốc làm giảm bài tiết nước bọt ở trẻ em. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc này bao gồm táo bón và khô miệng. Nếu trẻ bị chảy nước dãi hoặc thêm bất kỳ bệnh tiêu hóa nào khác thì được khuyến cáo rằng không nên uống thuốc này.

    Ngoài cách uống thuốc, bạn cũng có thể chữa chảy nước dãi ở trẻ bằng cách chăm sóc cho hàm răng của trẻ. Vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ là hành động bắt buộc để ngăn chặn sự chảy nước dãi. Hãy làm sạch răng miệng và nướu cho trẻ bằng một chiếc khăn sạch. Sau đó, massage răng miệng trẻ nhẹ nhàng với ngón tay của bạn có thể giúp giảm những khó chịu khi mọc răng cho trẻ đấy.
     
    Thùy Minh, Góc bình yênKellen Lee thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2017
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Hỏi đáp với bác sỹ:

    Con em đã được 6 tháng nhưng từ sau 4, 5 tháng cháu bị chảy dãi. Hỏi thì mọi người bảo cháu chuẩn bị mọc răng nhưng đến giờ cháu vẫn chưa mọc cái răng nào cả. Em muốn hỏi là có cách nào để cháu hết nhỏ dãi không? Em xin cảm ơn!

    Trả lời:

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước dãi. Nhìn chung có thể chia thành hai loại nguyên nhân gồm nguyên nhân có tính sinh lý và nguyên nhân có tính bệnh lý. Sự tiết ra của nước bọt có tính phản xạ, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh trung tâm. Hệ thống thần kinh trung tâm và tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh đều chưa phát triển hoàn thiện. Lượng nước bọt tiết ra rất ít. Khi bé được 3-4 tháng, nước bọt bắt đầu nhiều lên. Sau 6 tháng, lượng nước dãi tiết ra nhiều hẳn lên. Khi bé mọc răng, kích thích đôi dây thần kinh não thứ 5 cũng làm cho nước dãi tiết ra nhiều hơn. Hơn nữa, khoang miệng của bé nông, không có răng, chức năng nuốt nước dãi chưa hoàn thiện, vì thế thường sinh ra chảy nước dãi. Đây là hiện tượng sinh lý. Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, răng mọc đủ dần, khoang miệng sâu hơn, lại học được động tác nuốt, hiện tượng chảy dãi tự nhiên nên không cần phải làm những xử lý đặc biệt gì đối với hiện tượng này. Không có thuốc nào làm giảm hiện tượng tăng tuyến nước bọt khi trẻ còn nhỏ. Vì thế, nên đeo yếm dãi, dùng khăn sữa lau nhẹ cho bé thường xuyên là cách tốt nhất.

    Hiện tượng chảy dãi mang tính bệnh lý thường gặp ở bệnh viêm khoang miệng, viêm niêm mạc họng và khoang miệng bị kiềm acid ăn mòn, bị kích thích hoặc bị mưng mủ ở thành sau của họng v. V.. Đây là do nước dãi bị tiết ra nhiều mà gây ra chảy nước dãi. Mặt khác, cũng có trường hợp là do mắc một số bệnh hệ thống thần kinh nào đó, chẳng hạn như bệnh tê liệt thần kinh mặt, di chứng viêm não v. V.. Nước dãi được tiết ra trong trường hợp này tuy không tăng lên quá mức do việc nuốt bị cản trở mà gây ra chảy nước dãi. Những trường hợp này đều thuộc về bệnh lý. Khi phát hiện thấy chảy dãi có tính bệnh lý nên đưa đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân, chữa đúng nguyên nhân gây bệnh.

    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    Nguồn: Thuốc Biệt Dược
     
    Thùy Minh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng năm 2017
  4. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Sự tiết ra của nước bọt có tính phản xạ, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh trung tâm. Hệ thống thần kinh trung tâm và tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh đều chưa phát triển hoàn thiện. Lượng nước bọt tiết ra rất ít.

    Khi bé được 3-4 tháng, nước bọt bắt đầu nhiều lên. Sau 6 tháng, lượng nước dãi tiết ra nhiều hẳn lên. Khi bé mọc răng, kích thích đôi dây thần kinh não thứ 5 cũng làm cho nước dãi tiết ra nhiều hơn. Hơn nữa, khoang miệng của bé nông, không có răng, chức năng nuốt nước dãi chưa hoàn thiện, vì thế thường sinh ra chảy nước dãi. Đây là hiện tượng chảy dãi sinh lý

    Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, răng mọc đủ dần, khoang miệng sâu hơn, lại học được động tác nuốt, hiện tượng chảy dãi tự nhiên nên không cần phải làm những xử lý đặc biệt gì đối với hiện tượng này.
     
    Thùy Minh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...