Tại sao sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra, bé vẫn bị đói? Tại sao sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra, bé vẫn bị đói? Thắc mắc này tưởng chừng như vô lý nhưng đây là thực tế mà nhiều bà mẹ gặp phải sau khi sinh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu ngay những vấn đề này qua bài viết sau nhé. Nguyên nhân tại sao sữa chảy ướt áo Hầu hết các bà mẹ đều gặp phải hiện tượng sữa chảy ướt áo sau sinh, hiện tượng này còn được gọi với cái tên khác là xuống sữa. Nguyên nhân sữa chảy ướt áo được giải thích như sau: Khi mẹ cho con bú sẽ giải phóng hai loại hormone đó là hormone Prolactin và oxytocin. Hormone Prolactin có khả năng kích thích cơ thể tiếp tục sản xuất sữa mẹ, còn oxytocin sẽ truyền tín hiệu đến ngực để giải phóng sữa ra ngoài. Khi ngực quá nhiều sữa thì dưới tín hiệu của oxytocin, sữa sẽ chảy ra ngoài. Lúc này nếu em bé không bú thì sữa buộc phải rò rỉ ra ngoài gây nên hiện tượng ướt áo. Một số người mẹ thường cảm thấy ngứa ran, châm chích trước khi sữa bắt đầu rò rỉ ra ngoài. Một số chị em khác thì chỉ cảm thấy phần ngực áo ươn ướt mà không có dấu hiệu cảnh báo nào. Tại sao sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra? Nhiều người nghĩ rằng nếu sữa chảy ướt áo thì chứng tỏ sữa trong ngực rất nhiều, nếu dùng máy hút sữa có thể thu được một lượng sữa không ít. Nhờ đó làm giảm tình trạng chảy sữa, giúp ngực của người mẹ khô thoáng. Nhưng thực tế không phải như vậy, nhiều bà mẹ chảy sữa ướt áo nhưng khi vắt lại không ra sữa. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do khi ngực quá nhiều sữa sẽ gây ra hiện tượng căng ngực. Khi đó, các tia sữa đã bị chèn ép lại nên kích thước sẽ nhỏ hơn so với bình thường. Nếu sử dụng máy hút sữa, lực hút – nhả của máy sẽ tác động lên ngực khiến kích thước các tia sữa thay đổi liên tục. Bạn hút càng mạnh thì đường kính tia sữa càng bị thu hẹp, đồng thời dòng sữa trong các tia sữa cũng liên tục thay đổi khiến dòng chảy của sữa bị ngắt quãng. Vì thế sữa không thể chảy ra ngoài nên lượng sữa hút được bằng máy chẳng đáng là bao mặc dù ngực đang căng sữa. Bên cạnh đó, hút sữa bằng máy sử dụng phễu hút với nhiều size khác nhau. Nếu dùng size phễu không phù hợp với kích thước ngực thì phễu sẽ chèn ép các ống dẫn sữa, cản trở dòng chảy của sữa khiến việc hút sữa trở nên khó khăn hơn. Nếu không may, người mẹ có thể bị căng tức ngực và tắc tia sữa sau sinh, gây đau nhức ở vùng ngực. Tại sao sữa chảy ướt áo nhưng bé vẫn bị đói? Thêm một trường hợp dở khóc dở cười đó là sữa chảy ướt áo nhưng bé vẫn bị đói và quấy khóc. Tình trạng này không hiếm gặp và có thể là do các nguyên nhân sau: Do bé không bú Sữa chảy ướt áo có thể là vì bé bỏ bú mẹ do sức khỏe của bé không tốt (cảm, sốt), hoặc do sữa mẹ có vấn đề. Sữa mẹ bị chua, quá mặn hay quá ngọt cũng có thể khiến bé không thích và bỏ bú, khiến sữa chảy ra ngoài gây ướt áo. Giải pháp: Nếu bé bị ốm thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám chữa bệnh ngay. Còn nếu sữa mẹ có vấn đề thì các chị em cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng hay các loại gia vị như tỏi ớt. Bổ sung nhiều rau củ quả, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác, vừa giúp làm tăng chất lượng sữa vừa tốt cho người mẹ. Mẹ cho bé bú sai tư thế Sữa chảy ướt áo nhưng bé vẫn đói cũng có thể là do mẹ cho bé bú sai tư thế, mẹ ngồi sai cách hoặc bé không ngậm được núm vú. Điều này khiến bé khó chịu và gặp khó khăn khi nuốt sữa. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa hoặc nôn trớ, sữa chảy ướt áo mà bé chẳng bú được bao nhiêu. Bên cạnh đó, người mẹ dễ bị mỏi và đau cột sống khi cho bé bú sai tư thế, về lâu về dài có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, khi bé không bú được nhiều sẽ quấy khóc, cắn đầu ti của mẹ gây ra hiện tượng nứt cổ gà khiến mẹ đau đớn. Giải pháp: Mẹ cho bé bú đúng tư thế bằng cách tìm vị trí ngồi sao cho bản thân và cả bé cảm thấy thoải mái. Đặt cằm của bé chạm vú mẹ, môi dưới đưa ra bên ngoài, chủ yếu ngậm vú bằng môi trên. Khi nghe thấy âm thanh bé nút sữa, bú ngoan thì chứng tỏ bé đã bú được. Khi bú no bé sẽ tự động nhả núm vú ra. Mẹ cho bé bú sai thời điểm Nhiều mẹ thường cho bé bú theo những khung giờ nhất định trong ngày, hoặc cho bé bú lúc rãnh. Tuy nhiên trẻ sơ sinh cần được cho bú liên tục từ 1 – 3 giờ/ lần, nếu bé không bú thì sữa có thể chảy ướt áo người mẹ. Giải pháp: Bé bú nhanh no nhưng cũng nhanh đói, vì thế các bà mẹ cần chú ý đến thời gian cho bé bú. Hoặc có thể cho bé bú theo nhu cầu, khi bé quấy khóc, tìm vú mẹ và đòi ăn. Đồng thời mẹ nên cho bé bú hết một bầu vú rồi mới chuyển sang bên vú còn lại để bé bú được cả sữa đầu và sữa cuối. Nếu bé bú một bên vú đã no thì mẹ có thể vắt hoặc hút sữa ra để không bị căng tức ngực và chảy sữa ướt áo. Sữa mẹ loãng, không đủ chất dinh dưỡng Nguyên nhân sữa chảy ướt áo nhưng bé vẫn đói có thể là do sữa mẹ loãng, không đủ chất dinh dưỡng. Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu sức khỏe người mẹ kém, chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất sẽ làm giảm chất lượng sữa. Việc này có thể khiến sữa bị loãng không còn thơm ngon và dễ chảy ra ngoài, ít dưỡng chất nên dù bé bú nhiều nhưng vẫn đói. Giải pháp: Bà mẹ đang cho con bú cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa, trái cây và rau xanh), giữ tinh thần thoải mái và giữ gìn sức khỏe. Điều này sẽ giúp làm tăng chất lượng sữa mẹ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não. Vì thế các bà mẹ nên chú ý đến chất lượng sữa, cũng như khắc phục nguyên nhân tại sao sữa chảy ướt áo để vùng ngực luôn khô thoáng và có đủ sữa cho bé bú.