Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Khi bước vào một giai đoạn nhất định của thai kỳ sẽ bắt đầu có hiện tượng thai nhi gò cứng trong bụng mẹ. Cùng tìm hiểu lý do tại sao em bé gò trong bụng mẹ để các mẹ bầu không phải lo lắng quá nhiều khi xuất hiện tình trạng này. Cảm giác thai nhi gò cứng trong bụng mẹ là như thế nào? Em bé gò cứng bụng là hiện tượng các cơ tử cung gò cứng hoặc cuộn lại khiến thai phụ cảm thấy căng tức ở phần bụng trong khoảng 30 – 60 giây, cơn gò có thể xuất hiện vài lần một ngày hoặc vài ngày mới xuất hiện một lần. Sản khoa gọi hiện tượng này là cơn co chuyển dạ giả Braxton Hicks, vì nó không làm giãn nở cổ tử cung nên mẹ bầu không có cảm giác đau đớn. Hiện tượng em bé gò trong bụng mẹ thường xuất hiện vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về công dụng của các cơn gò sinh lý này. Một số ý kiến cho rằng những cơn gò này như những cuộc thử nghiệm cho thấy tử cung đã sẵn sàng khi cơn chuyển dạ thật đến, nhưng một số khác lại phản đối ý kiến này và cho rằng chúng không liên quan đến nhau. Tuy nhiên trên thực tế không quá khó để phân biệt cơn gò giả và cơn gò chuyển dạ thật. Vì cơn gò sinh lý xuất hiện với tần suất không đồng đều; khi cơn gò này xuất hiện mẹ bầu chỉ cần thay đổi tư thế nằm hay ngồi, hoặc nghỉ ngơi sẽ hết. Còn cơn gò chuyển dạ thật sẽ khiến thai phụ cảm thấy đau đớn, cơn đau theo từng nhịp; nếu chuyển dạ kèm theo tình trạng vỡ nước ối thì chứng tỏ bạn sắp sinh rồi đấy. Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Em bé gò trong bụng mẹ là hiện tượng xuất hiện ở hầu hết phụ nữ mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân tại sao em bé gò trong bụng mẹ khi mang thai: Tâm lý của thai phụ: Những cảm xúc buồn vui, giận dữ, căng thẳng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của thai nhi và có thể gây ra các cơn gò trong bụng mẹ. Điều này như cách bé giao lưu cùng mẹ, do đó để bé phát triển tốt thai phụ cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Áp lực lên tử cung lớn: Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng; tử cung bị chèn ép bởi khoang chậu, trực tràng và bàng quang. Bên cạnh đó, bản thân tử cung cũng to dần tạo áp lực lên các bộ phận khác nên sẽ hình thành những cơn gò trong bụng mẹ. Hệ xương của thai nhi phát triển: Bắt đầu từ tháng thứ 4, thai nhi dần lớn lên trong bụng mẹ, khung xương phát triển và dài ra. Lúc này, khi bé xoay người sẽ tạo ra những cơn gò nhẹ trong bụng mẹ. Thai phụ bị táo bón nặng: Khi tình trạng táo bón hành hạ mẹ bầu sẽ gây ra những cơn gò cứng bụng. Với trường hợp này, thai phụ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa tránh để hệ tiêu hóa hoạt động quá mức gây ảnh hưởng đến tử cung của người mẹ. Sự xuất hiện của các vết rạn da: Khi thai phụ tăng cân nhanh chóng sẽ xuất hiện các vết rạn da trên cơ thể, nhất là vùng bụng. Vì bụng lớn lên nhanh chóng nhưng làn da lại chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi đột ngột này nên sẽ gây ra hiện tượng gò cứng bụng. Em bé gò trong bụng mẹ có ảnh hưởng gì không? Khi xuất hiện những cơn gò cứng trong bụng, mẹ bầu thường lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tuy nhiên mẹ bầu không cần quá lo lắng, vì như đã đề cập bên trên thì khi xuất hiện những cơn gò, thai phụ chỉ cảm thấy khó chịu thoáng qua chứ không đau đớn gì. Cơn gò sinh lý này chỉ gây nguy hiểm khi bụng bầu gò cứng hay lệch hẳn sang một bên trong thời gian dài, thai phụ có cảm giác vùng bụng liên tục bị nhồi lên nhồi xuống, cứng và đau. Đặc biệt, lúc này cơn gò cứng bụng sẽ đi kèm với những triệu chứng bất thường khác như: Chuột rút, đau lưng, xuất huyết âm đạo.. Lúc này việc đầu tiên thai phụ cần làm là đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Cách cải thiện tình trạng em bé gò trong bụng mẹ Em bé gò trong bụng mẹ là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện trong thời gian ngắn và không quá nguy hiểm. Nhưng gần cuối thai kỳ em bé sẽ gò mạnh hơn khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng rõ rệt, bụng cũng cứng hơn nên rất khó chịu. Nếu các cơn gò xảy ra liên tục khiến các mẹ bầu khó chịu thì có thể cải thiện bằng các biện pháp dưới đây: Nghỉ ngơi đầy đủ: Sự xuất hiện của những cơn gò là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang làm việc quá sức, căng thẳng tinh thần. Vì thế các mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đi lại nhẹ nhàng và thay đổi nhiều tư thế làm việc để số lần gò giảm đi. Chườm ấm: Mẹ bầu có thể làm ấm, thư giãn cơ thể và vùng bụng bằng các cách khác nhau như: Tắm vòi sen, ngâm mình trong bồn tắm, hoặc dùng một chiếc khăn mềm thấm qua nước ấm để chườm lên bụng. Tập yoga dành cho mẹ bầu: Những bài tập yoga dành cho mẹ bầu giúp ích rất nhiều cho các chị em trong thai kỳ. Hơn nữa những mẹ bầu tập yoga thường ít xuất hiện những cơn gò cứng bụng hoặc để cơn gò nhẹ nhàng hơn. Đến đây chắc hẳn mẹ bầu đã hiểu hơn về các cơn gò khi mang thai, tại sao em bé gò trong bụng mẹ và cách cải thiện các cơn gò. Như vậy sẽ giúp các chị em cảm thấy an tâm hơn trong quá trình mang thai và đón bé chào đời.