Vợ chồng A Phủ: Cảm nhận đoạn trích: Sáng hôm sau... bao giờ chết thì thôi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 1 Tháng mười hai 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: "Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhất Mị vào buồng.. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi". Từ đó, nhận xét về giá trị hiện thực hiện của đoạn trích.

    [​IMG]

    Bài làm

    Trong truyện ngắn "Trăng sáng" (1943) của nhà văn Nam Cao ông đã từng viết: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than". Ánh trăng thơ mộng, huyền ảo nhưng cũng chỉ có thể để ngắm nhìn, nó không phản ánh được sự đau khổ, bất công của con người. Vậy nên, cuộc sống là một vườn hoa đầy màu sắc, như những con ong cần mẫn đi tìm mật cho đời, một nhà văn chân chính không chỉ đem đến cho con người một bức tranh điêu khắc nghệ thuật, mà qua đó còn phải gửi gắm những thông điệp mang tính thiết thực làm rung động trái tim của hàng triệu người đọc. Là một nhà văn của người thường, chuyện thưởng của đời thường, Tô Hoài hiểu sâu sắc thế nào là hiện thực cuộc sống, vậy nên ông đã gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của minh vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ. Đoạn trích:" Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống li Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng.. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi "chính là biểu hiện rõ nhất số phận của người dân miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất. Qua đó, ta thấy được về giá trị hiện thực của tác phẩm.

    Tô Hoài là nhà văn đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm trong văn hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hinh, sinh động, vốn từ vựng giàu có. Nếu trước cách mạng tháng Tám, ông nổi tiếng với đồng thoại" Dế mèn phiêu lưu kí ", những năm gần đây ông làm rúng động làng văn với hồi kí" Cát bụi chân ai ", thì trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông được biết đến nhiều với tập" Truyện Tây bắc "trong đó linh hồn của tập truyện là" Vợ chồng A Phủ "." Vợ chồng A Phủ "là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du lịch trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Chuyến đi này đã để lại ấn tượng sâu sắc và những tình cảm tốt đẹp của nhà văn với con người miền Tây Bắc. Truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ "được sáng tác năm 1952, in trong tập" Truyện Tây Bắc "(1953) được tặng giải Nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm là kỉ niệm, là tấm lòng của Tô Hoài dành cho những người Tây Bắc. Qua câu truyện về cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài thể hiện một cách xúc động nỗi khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất và thực dân, đồng thời khẳng định vẻ đẹp, vùng lên tự giải phóng của họ.

    Mị là một người phụ nữ đại diện cho nhiều người phụ nữ khác Hồng Ngải, cũng như ở cả vùng núi rừng Tây Bắc. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật Mị hiện lên là một cô gái xinh đẹp" trai đến đứng nhắn cả chân vách đầu buồng Mị ", có tài thổi sáo" Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo "còn là người con hiếu thảo" con phải làm nương trả nợ thay bổ, bố đừng bán con cho nhà giàu ". Nhưng Mị sinh ra là trong một gia đình rất nghèo đến mức" cha Mị lấy mẹ Mị phải vay tiền nhà thống li Pá Tra, đến khi mẹ Mị mất. Mị đã lớn lên mà vẫn chưa trả hết nợ, mỗi năm phải trả nợ lãi bàng một nương ngô ". Hình thức bóc lột man rợ của bọn chúa đất vả món nợ này buộc Mị phải trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra" câu nói của thống lí Pá Tra dạo trước: Cho con gái về nhà thống li Pá Tra thì được trừ nợ. Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi! ". Lúc mới về làm dâu. Mị phản kháng quyết luyệt" Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc ", Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hit thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Không chấp nhận cuộc sống như vậy, cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón." Lá ngón "xuất hiện lần đầu tiên như một" lối thoát đen ". Đây là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Và sự xuất hiện của" lá ngón "lúc nảy mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Ta có thể nhìn thấy sự kiên quyết và chút gì đó vụt sáng trong lòng Mị khi cô tìm đến lá ngón với ý nghĩ đã tìm ra lối thoát, nhưng bố Mị lại nói" Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quả rồi. Không được, con ơi! ". Vì thương cha, Mị phải sống để trả món nợ truyền kiếp, trả bằng tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cả đời mình" Mị ném phịch nắm lá ngón xuống đất.. Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí ". Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ, Mị cũng giống như Thúy Kiều:

    " Để lời thệ hải minh sơn,

    Làm con trước phải đền ơn sinh thành

    . Quyết tình nàng mới hạ tình:

    Dẽ cho để thiếp bản mình chuộc cha!

    Cả Mị và Thúy Kiều đều là người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ.

    Dần thay thế cho phản kháng là chấp nhận chịu đựng "ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi". Mị nghĩ đến chết nữa bởi lá ngón bây giờ phai mở, nó tượng trưng cho sự ham sống đã nguội lạnh, Mị cũng không thể trốn chạy vì mình đã trình ma nhà thống li, cô trở về tiếp tục sống với thân phận vừa làm con dâu, vừa làm con ở không công đến suốt đời suốt kiếp cho nhà thống lí, không được ngơi nghỉ. Lúc nào cũng là "những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa đi nương bẻ bắp, và dù đi hải củi, lúc bụng ngô, lúc nào cũng gài một bỏ đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế.. đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày" Một cô gái ấy nhưng làm việc không ngơi nghỉ, ngày đêm làm việc, bị vắt kiệt sức lao động là nỗi cực nhục mà Mị phải chịu đựng.

    Mị sống như cái máy, sống như một thực thể không ý thức về minh. Nhà văn Tô Hoài đã nhiều lần so sánh Mị với con vật "Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đối ở tàu ngựa nhà này đến ở cải tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi", "Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cổ". Đọc những dòng văn ấy, người ta đã tưởng đến độ con người phải bị áp bức, bị vắt kiệt bị giam cầm đến mức nào mới có thể có những suy nghĩ đớn đau đến nhưởng này. Và cái khổ nó đã làm biến dạng cả tâm hồn, ngoại hình Mị, đầu óc cô không nghĩ việc gì khác ngoài những việc làm lụng, dù làm gì cũng cúi mặt, buồn rười rượi, lại ngày càng chẳng nói năng gì, dường như Mị quên đi cả khả năng giao tiếp của mình. Điều đó cho thấy Mị đã buông xuôi, đầu hàng số phận, nhịp sống của đời Mị ngày càng chậm lại. Mị trở thành con người vô cảm, tê liệt về tinh thần chỉ còn lại cái bóng, cái xác không hồn. Sự sống đối với Mị chỉ còn tính chất tồn tại, vô cùng đáng sợ, lớn hơn cả cái chết.

    Không chỉ thế, đời Mị nó không chỉ khổ về thể xác, mà nó còn là cả những đớn đau về một tâm hồn trong hoàn cảnh tù đày. Với gam màu xám lạnh, u tối, Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận được không gian sống của Mị: "Mỗi ngày. Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Căn buồng Mị nằm kín mít, chi có ô vuông bằng bàn tay trống ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nẳng. Mị cử ngồi đẩy mà trông ra ngoài, đến khi nào chết thì thôi". Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Cái ngột ngạt, tù túng trong căn buồng Mị nằm đối lập với một thế giới bên ngoài lồng lộng của mây trời, gió núi, của hương hoa rừng Tây Bắc, nó đối lập với cái giàu có, tấp nập của nhà thống Li Pá Tra. Qua đó, nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ. Cũng giống như nhà văn Nam Cao tố cáo Bá Kiến – hiện thân của chế độ phong kiến thối nát đã tiếp tay cho nhà tù thực dân biến Chí Phèo từ một anh canh điển khỏe mạnh, hiền lành thành một anh Chí lưu mạnh. Nếu hình ảnh căn buồng Mị nằm là một trong những chi tiết có sức ám ảnh ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhất thì hình tượng tiếng sáo đêm tinh mùa xuân lại có sức quyến rũ lòng người nhất.

    Đoạn văn đã miêu tả số phận bất hạnh của Mị trong sự đối lập gay gắt giữa thời gian và không gian nghệ thuật. Dưới cường quyền bạo lực, thân phận của con người lao động thật đáng thương. Nét đặc sắc của đoạn trích khi tác giả đã phản ánh rất chân thật, sinh động hiện thực về số phận của người lao động miền núi tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc. Khiến cho đoạn văn có sức tổ cáo đanh thép sự dã man của chế độ xưa đã vùi dập của đời người dân lao động thấp cổ bé họng.

    Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị với những tính cách, tâm li phức tạp.. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: Kể đan xen tả; ngòi bút miêu tả thiên nhiên, những sinh hoạt gắn với phong tục, tập quán rất chân thật góp phần giải thích tính cách, tâm hồn nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính tạo hình, biểu cảm. Tác phẩm xứng đáng là một trong những sáng tác văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

    Nhà văn Sê – khốp từng khẳng định: Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy. Quả đúng như vậy, văn là người, cho nên con người như thế nào thì văn chương cũng vậy. Nhà văn chân chính phải đứng trong lao khổ để đón những vang vọng cuộc đời. Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm, nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trái tim mỗi người đọc. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Tô Hoài đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân đạo.

    "Vợ chồng A Phủ" tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi Tây Bắc đối với các dân tộc vùng cao. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mưởng), thống li (H'Mông). Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí, quan lang, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí như Mị là những "kiếp trâu ngựa", khốn khổ, nhục nhã ê chề. Thật ra những kiếp người như Mị, là nô lệ ở vùng cao. Bọn thống li là một thứ "vua" ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyển sát đối với người dân Tây Bắc.

    Qua đoạn văn trên, nhà văn đã khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ. Từ đó, Tô Hoài làm nổi bật lên số phận nhân vật Mị cũng là đại diện cho đồng bảo miền núi dưới áp bức của bọn thực dân và chúa đất, đã được Tô Hoài nghiên cứu và ghi chép thật tỉ mi thể hiện tấm lòng gắn bỏ và yêu thương sâu sắc của ông đối với mảnh đất miền cao này. Tây Bắc đã trở thành một phần tâm hồn của Tô Hoài, giống như Chế Lan Viên từng viết:

    "Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

    Khi lòng ta đã hóa những con tàu

    Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

    Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu".
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...