Hỏi đáp Xin hỏi cách phân biệt dạng đề nghị luận?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Phong Diệm, 25 Tháng chín 2023.

  1. Phong Diệm

    Bài viết:
    26
    Đề bài: Từ hiểu biết của bản thân về xã hội, em hãy trình bày một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo của giới trẻ hiện nay.

    Mọi người cho mình hỏi đề trên thuộc dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống ak? Nếu được thì mong mọi người có thể lập dàn ý hộ mình.

    Cảm ơn mọi người rất nhiều!
     
    Ngọc Thiền Sầu thích bài này.
  2. lastwinter

    Bài viết:
    63
    Mình nghĩ đây là dạng đề tư tưởng đạo lý á.

    Lập dàn ý làm bài thì bạn có thể lập theo hướng đơn giản nhất như sau:

    Mb: Giới thiệu

    Tb:

    - Giải thích khái niệm "lòng hiếu thảo"

    - Biểu hiện của lòng hiếu thảo

    - Thực trạng của lòng hiếu thảo của giới trẻ hiện nay (đang như thế nào, phát triển theo hướng tốt hay ngược lại)

    - Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo

    - Phản biện (phê phán những người không có lòng hiếu thảo)

    - Bài học nhận thức, hành động

    Kb: Khẳng định lại vấn đề.
     
    Ngọc Thiền SầuPhong Diệm thích bài này.
  3. sun and cloud

    Bài viết:
    46
    Theo mình đây là dạng đề về đời sống (vì nó nhắc đến lòng hiếu thảo của một bộ phận xã hội thôi)

    Đề nghị luận thường gồm các ý như sau:

    1. Phải dẫn dắt vấn đề nghị luận

    Có thể dẫn vào đề trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp bằng câu nói hay (nhưng câu nói phải phù hợp, không phải câu châm ngôn nào cũng dùng được)

    2. Giải thích:

    - Cần giải thích nhưng từ ngữ xuất hiện trong vấn đề nghị luận của bạn

    Ví dụ như đề trên: Cần giải thích Lòng hiếu thảo là gì? (1 - 2 câu)

    Chú ý: Sau khi cần giải thích cần dẫn vào trọng tâm "Lòng hiếu thảo của giới trẻ ngày nay" nhé, nếu chỉ nói lòng hiếu thảo sẽ lạc đề

    - Bàn luận:

    Đề của bạn là một đề rộng, với một đề rộng như vậy bạn cần bàn luận tất cả các khía cạnh của vấn đề đó, thường bao gồm:

    • Biểu hiện
    • Vai trò, ý nghĩa: Với bản thân, với gia đình, với xã hội
    • Thực trạng hiện nay
    • Phản đề

    3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, cần liên hệ bản thân hoặc rút ra thông điệp

    Chúc bạn làm bài tốt nhe!
     
    Ngọc Thiền Sầu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...