Đọc hiểu: Phong cách sống của người đời – Trường Giang: Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 15 Tháng bảy 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu văn bản: Phong cách sống của người đời – Trường Giang

    Đề 1

    Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

    Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người. Ngay một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, nếu biết xem nó, đọc nó, vẫn có thể rút ra những điều bổ ích.

    Đặc biệt, một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó. Một sai lầm do chuẩn bị không đầy đủ của ai đó rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan, tác phong đại khái. Một sai lầm của ai đó do áp dụng trật kỹ thuật, do biện pháp thực thi không thích hợp cũng rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp. Một sai lầm của ai đó do thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ phận do quy trình thực hiện nó lộn xộn lại rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành. Đó là những bài học kinh nghiệm.

    Thành ngữ của phương Đông "Sai lầm của người này là bài học của người khác" là rất chính xác. Tất nhiên, nhấn mạnh điều này không hề có ý nghĩa khuyến khích mắc sai lầm. Bởi một trong những yêu cầu hạnh phúc của con người là ít mắc sai lầm và đạt nhiều thắng lợi.

    (Trích Phong cách sống của người đời – Nhà báo Trường Giang)

    [​IMG]

    Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2: Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Tác giả đã dẫn những dẫn chứng nào để làm sáng tỏ cho câu chủ đề?

    Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn in nghiêng.

    Câu 4: Em có đồng tình với quan niệm: "Sai lầm của người này là bài học của người khác" không? Vì sao?

    Câu 5. Hãy rút ra bài học gì từ đoạn trích trên?

    Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1:

    - Phong cách ngôn ngữ: Chính luận;

    - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

    Câu 2:

    - Câu chủ đề của đoạn trích: Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người.

    - Tác giả đã dẫn những dẫn chứng: một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, một sai lầm.. vẫn khiến chúng ta có thể học được điều gì đó; sai lầm của chính mình hoặc của người khác vẫn có thể mang lại những bài học

    Câu 3:

    - Biện pháp tu từ: Phép điệp "Một sai lầm", "rất" kết hợp với phép liệt kê (liệt kê những kiểu sai lầm khác nhau: Chuẩn bị không đầy đủ, áp dụng sai kí thuật, thiếu phối hợp)

    - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu ăn in nghiêng:

    + Làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn, tăng tính nhạc

    + Nhấn mạnh ý nghĩa của sai lầm: Giúp mọi người có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

    Câu 4: Em có đồng tình với quan niệm: "Sai lầm của người này là bài học của người khác" . Vì: Một người khi mắc sai lầm, có thể giúp cho người khác biết được nguyên nhân, quá trình, hậu quả của sai lầm đó ra sao. Từ đó rút kinh nghiệm để bản thân không lặp lại sai lầm ấy.

    Câu 5. Bài học gì từ đoạn trích trên:

    - Hãy biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác;

    - Không nên sợ sai lầm, vì sai lầm cũng có ý nghĩa nhất định;

    - Không nên nhìn sai lầm của người khác bằng sự dè bỉu, chê cười;

    - Nếu bản thân mắc sai lầm thì hãy tự rút kinh nghiệm sửa chữa.

    Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác.

    Voltaire từng nói: Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau - đó là luật đầu tiên của tự nhiên. Sai lầm là những bước đi sai nhịp, những cách thức "lệch pha" khiến mục tiêu chưa đạt được. Ai cũng từng mắc sai lầm trong đời. Sai lầm của bản thân không nên thất vọng mãi, sai lầm của người khác không nên vội chê cười. Biết sửa chữa sai lầm của bản thân là cần thiết, biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của những người xung quanh cũng cần thiết không kém. Khi ta biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác, ta sẻ trưởng thành hơn. Bản thân nhìn nhận được bước đi sai nhịp của người khác mà không lặp lại. Khi ta biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác, ta sẽ tránh được sai lầm cho chính mình trên đường chinh phục mục tiêu, con đường đi đến thành công sẽ giảm thiểu được những rủi ro mà ta đã lường trước. Rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác còn giúp ta không rơi vào cạm bẫy, trí óc tỉnh táo thông suốt, hình thành phản xạ nhanh trước những tình huống tương tự. "Một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó." Vì vậy, hãy biết rút ra kinh nghiệm từ sai lầm của những người xung quanh để không mắc sai lầm như họ, để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu văn bản: Phong cách sống của người đời – Trường Giang (tt)

    Đề 2

    Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

    Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người. Ngay một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, nếu biết xem nó, đọc nó, vẫn có thể rút ra những điều bổ ích.

    Đặc biệt, một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó. Một sai lầm do chuẩn bị không đầy đủ của ai đó rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan, tác phong đại khái. Một sai lầm của ai đó do áp dụng trật kỹ thuật, do biện pháp thực thi không thích hợp cũng rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp. Một sai lầm của ai đó do thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ phận do quy trình thực hiện nó lộn xộn lại rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành. Đó là những bài học kinh nghiệm.

    Thành ngữ của phương Đông "Sai lầm của người này là bài học của người khác" là rất chính xác. Tất nhiên, nhấn mạnh điều này không hề có ý nghĩa khuyến khích mắc sai lầm. Bởi một trong những yêu cầu hạnh phúc của con người là ít mắc sai lầm và đạt nhiều thắng lợi.

    (Trích Phong cách sống của người đời – Nhà báo Trường Giang)

    Câu 1: Xác định vấn đề chính được bàn luận trong đoạn trích.

    Câu 2: Em hiểu được điều gì về quan niệm của tác giả đối với sự sai lầm?

    Câu 3: Phân tích tính liên kết và mạch lạc của đoạn trích.

    Câu 4: Tác dụng của việc đưa thành ngữ phương Đông "Sai lầm của người này là bài học của người khác" vào đoạn trích là gì?

    Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép. Em có cho rằng ý kiến này đúng không?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: Vấn đề chính được bàn luận trong đoạn trích: Ý nghĩa tích cực của những sai lầm.

    Câu 2:

    - Đoạn trích trình bày quan điểm của tác giả về sại lầm: Có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó; có sai lầm rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan ; có sai lầm rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp ; có sai lầm rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành..

    -
    Từ đó, có thể nhận thấy, quan niệm của tác giả về sai lầm là tích cực, lạc quan: Không bi quan trước sai lầm, nhìn sai lầm ở khía cạnh bài học, kinh nghiệm..

    Câu 3: Phân tích tính liên kết và mạch lạc của đoạn trích:

    - Tính mạch lạc: Đoạn trích tập trung thể hiện một chủ đề: Ý nghĩa tích cực của sai lầm.

    - Tính liên kết: Đoạn trích có sự liên kết chặt chẽ về hình thức, sử dụng các phép liên kết như:

    + Phép nối: Đặc biệt,

    +Phép lặp từ ngữ: Một sai lầm; của ai đó; rất bổ ích, rất có lợi, rất có ích

    + Phép thế: Đó

    Câu 4: Tác dụng của việc đưa thành ngữ phương Đông "Sai lầm của người này là bài học của người khác" vào đoạn trích là:

    + Nhấn mạnh ý nghĩa của sai lầm: Sai lầm của một người có thể mang đến bài học cho một người khác, giúp người ấy không lặp lại sai lầm mà bản thân đã chứng kiến hậu quả. Tăng sức thuyết phục cho luận điểm.

    + Giúp lời văn thêm sinh động, sâu sắc.

    Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép. Em có cho rằng ý kiến này đúng không?

    - Ý kiến Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép theo tôi chưa hoàn toàn đúng. Vì trong cuộc sống, chúng ta nên hạn chế tối đa sai lầm. Vì có những sai lầm nghiêm trọng không thể sửa được, phải trả giá quá đắt. Không nên "thử" sai lầm, nên chọn phương án tránh sai lầm tối ưu.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...