Đọc hiểu: Phong Nha mây kết ngẩn ngơ - Hoàng Vũ Thuật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 8 Tháng sáu 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Phong Nha mây kết ngẩn ngơ - Hoàng Vũ Thuật

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Phong Nha mây kết ngẩn ngơ

    Chim kêu líu ríu, nắng lùa gương soi

    Sông Son dải lụa ngang trời

    Bay qua vạn thuở, xa vời muôn sau

    Không gian ai tạc nên lầu

    Thời gian ai bắc nhịp cầu tinh khôi

    Hoa quên tàn, lá quên rơi

    Cung sương từng giọt đàn trôi lòng hồ

    (Động Phong Nha- tác giả Hoàng Vũ Thuật, theo tài liệu giáo dục địa phương lớp 9, NXB giáo dục Việt Nam)

    Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì?

    A. Nghệ thuật

    B. Báo chí

    C. Sinh hoạt

    Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?

    A. Biểu cảm

    B. Miêu tả

    C. Tự sự

    Câu 3. Đoạn thơ trên được viết theo dạng thể thơ nào?

    A. Thơ sáu chữ

    B. Thơ tự do

    C. Thơ lục bát

    Câu 4. Biện pháp nghệ thuật trong hai câu "Phong Nha mây kết ngẩn ngơ/ Chim kêu líu ríu, nắng lùa gương soi" là gì?

    A. So sánh

    B. Đảo ngữ

    C. Nhân hóa

    Câu 5. Nêu tác dụng của các từ láy "ngẩn ngơ", "líu ríu" trong hai câu đầu của đoạn thơ.

    A. Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm

    B. Tạo thêm sự sinh động, phong phú cho cảnh vật thiên nhiên

    C. Cả hai câu trên đều đúng

    D. Cả hai câu trên đều sai

    Câu 6. Biện pháp nghệ thuật trong hai câu: "Sông Son dải lụa ngang trời/ Bay qua vạn thuở, xa vời muôn sau" là gì?

    A. So sánh

    B. Điệp

    C. Đảo ngữ

    Câu 7. Biện pháp nghệ thuật trong hai câu: "Hoa quên tàn, lá quên rơi/ Cung sương từng giọt đàn trôi lòng hồ" là gì?

    A. Điệp

    B. Đảo ngữ

    C. Nhân hóa

    Câu 8. Cảm nhận vẻ đẹp của Phong Nha thông qua đoạn thơ trên.

    Câu 9. Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với cảnh đẹp của quê hương.


    Gợi ý trả lời

    [​IMG]

    Câu 1. A. Nghệ thuật

    Phong cách báo chí thường xuất hiện dưới dạng các bài báo, ký sự còn phong cách sinh hoạt thường dưới dạng các bài nhật ký.

    Câu 2. B. Miêu tả

    Đoạn này chủ yếu là dùng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của Phong Nha, tuy có biểu cảm nhưng phương thức biểu đạt chủ đạo vẫn là miêu tả.

    Câu 3. C. Thơ lục bát

    Câu 4. C. Nhân hóa

    Nhân hóa với cụm từ "ngẩn ngơ" giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cảnh vật thiên nhiên đồng thơi miêu tả sinh động phong cảnh nơi động Phong Nha.

    Câu 5. C. Cả hai câu trên đều đúng

    Câu 6. A. So sánh

    So sánh sông Son như dãi lụa ngang trời, dù ở đây không có các đại từ so sánh như ta có thể nhìn thấy đại ý của câu thơ.

    Câu 7. C. Nhân hóa

    Nhân hóa hai nhìn ảnh là hoa và lá hệt như người, biết quên đi hành động vốn có của mình.

    Câu 8.

    Đoạn trích thơ thể hiện cho ta thấy được một vẻ đẹp tổng quát của Phong Nha, đó là từng đám mây nối liền nhau, ngẩn ngơ thơ thẩn. Nhưng chẳng ai rõ được là mây ngẩn ngơ trôi nhè nhẹ hay là người do mải ngắm mây mà ngẩn ngơ. Cảnh ở Phong Nha còn có dòng sông Son như dải lụa, tên là Son nhưng nướch thì lại tím biếc. Phong cảnh ở Phong Nha dưới ngòi bút của tác giả là một bức tranh thiên nhiên rất thơ và rất tình, là vẻ đẹp vượt cả không gian và thời gian, khiến hoa lá cũng phải quê mình, sương gió cũng phải lặng thinh.

    Câu 9.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...