KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN: MĨ THUẬT – LỚP 7 Chủ đề 8 . MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT ITALIA THỜI KÌ PHỤC HƯNG (3 Tiết) I. Mục tiêu chung: (HS cần đạt) - Hiểu và trình bày được sơ lược về mĩ thuật Italia thời phục hung. - Mô phỏng và cảm thụ được vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hung. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. II. Phương pháp và hình thức tổ chức - Phương pháp: + Trực quan, gợi mở, luyện tập, thực hành. + Liên kết học sinh với tác phẩm - Hình thức tổ chức + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. Đồ dùng và phương tiện * Chuẩn bị của GV: - Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực. - Tài liệu, tranh ảnh.. về mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng. - Bài giảng PowerPoint (nếu có) * Chuẩn bị của HS: - Sách mĩ thuật lớp 7 - Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng trên sách báo.. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, giấy màu IV. Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 (Tiết 1) Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng Mục tiêu (HS cần đạt được) - Hiểu và trình bày được sơ lược về mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng - Nắm được một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu của thời kỳ này. - Hiểu được đặc điểm của những tác phẩm tiêu biểu đó. Vài nét về thời kì Phục hưng - Giới thiệu một số ý chính về thời kì Phục hưng, phân tích ý nghĩa từ Phục hưng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo dãy bàn 5' Dãy 1: Tác phẩm Monalisa và họa sĩ Leonardo da Vinci Dãy 2: Tác phẩm David và họa sĩ Michelangelo Dãy 3: Tác phẩm trường học Athens và họa sĩ Raphael - GV phát phiếu học tập cho từng nhóm. Gợi ý để các nội dung giá trị nghệ thuật của tác phẩm nghĩa là đẹp thể hiện ở những điểm nào? - Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi Tác phẩm: Sáng tác năm nào? Bằng chất liệu gì? Nội dung tác phẩm? Giá trị nghệ thuật Tác giả: Sinh và mất năm nào? Tài năng? Có những tác phẩm tiêu biểu nào? Tác phẩm Monalisa và họa sĩ Leonardo da Vinci - Bức tranh Mô-na-li-da được sáng tác vào năm 1503 được tác giả vẽ b±ng s¡n d§u. Ni dung v½ chn dung ng°Ýi thi¿u ph. Bức tranh có sự quyến rũ bởi bên cạnh vẻ đẹp đôn hậu và nụ cười bí ẩn của thiếu phụ còn có ngọn núi xa xa như ẩn, hiện hòa vào với nhân vật. Bầu không khí trong tranh như thấm đẫm làn hơi nước trong suốt làm cho nhân vật trở nên sống động và huyền bí. Họa sĩ Lê-ô-na-đơ-vanh-xi (1452-1520) : Ông là một người uyên bác và đa tài. Con người trong tranh ông được diễn tả rất sống động, mẫu mực. Tác phẩm tiêu biểu: Mô-na-li-da, buổi họp mặt kín, đức mẹ và chúa hài đồng Tác phẩm David và họa sĩ Michelangelo Tượng Đa-vít được ông sáng tác trong 2 năm (1501-1504) được tạc bằng đá cẩm thạch cao 5, 5m, mọi tỷ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỷ lệ cơ thể con người. Tượng Đa-vít mặc dù được tạc trong tư thế nghỉ ngơi nhưng vẫn khắc họa được khí phách kiên cường của chàng thiếu niên. Tượng được các trường nghệ thuật trên thế giới chọn làm mẫu mực để nghiên cứu và học tập. Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475-1564) : Ông là người đa tài. Hình ảnh con người trong tranh ông rất sống động và mẫu mực. Tác phẩm tiêu biểu: Tượng Đa-vít, hoàng hôn, bình minh, đức mẹ, bức tranh ngày phán xét cuối cùng Tranh mô phỏng bằng chì màu Tác phẩm trường học Athens và họa sĩ Raphael Bức tranh Trường học Athen sáng tác năm 1509-1510 vi ch¥t liÇu s¡n d§u. Miêu tả cuộc tranh luận của hai nhà hiền triết là Platông và Arixtốt về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh, xung quanh là đám đông thính giả đang mải mê theo dõi và bị lôi cuốn vào câu chuyện. Bức tranh dùng hình ảnh trường học A-ten để mô tả thời đại hoàng kim trong lịch sử văn hóa nhân loại. Họa sĩ Ra-pha-en (1483-1520) : Ông là họa sĩ đầy tài năng. Ông để lại sự nghiệp hội họa đồ sộ. Tác phẩm tiêu biểu: Trường học A-ten, Đức mẹ ngồi trên ghế tựa, Đức mẹ ở nhà thờ Xích-xtin Mô phỏng bằng sáp dầu Hoạt động 2 (Tiết 2) Mô phỏng lại một tác phẩm mĩ thuật Italia Mục tiêu (HS cần đạt được) : Giúp HS tiếp cận với các tác phẩm mĩ thuật Italia. Mô phỏng và cảm thụ được vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng. HS phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ, khả năng hiểu và phân tích tác phẩm, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. HS nhận ra được giá trị nghệ thuật của tác phẩm qua cảm xúc và biểu đạt của cá nhân HS. - Yêu cầu HS chọn một tác phẩm mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng để chuẩn bị mô phỏng lại. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện mô phỏng tác phẩm ở chủ đề 6. - Yêu cầu HS quan sát hình 8.4/SKG/T61 để tham khảo và có ý tưởng thực hiện mô phỏng tác phẩm theo cảm nhận riêng. * Gợi ý: + Em sẽ chọn tác phẩm nào để mô phỏng? Vì sao? + Điều em thấy ấn tượng nhất về tác phẩm đó là gì? + Em sẽ mô phẩm một phần hay cả tác phẩm. + Em dùng chất liệu nào để mô phỏng tác phẩm đó? + Tác phẩm của em có thêm / bớt chi tiết nào so với bức tranh mẫu không? Vì sao? - Giới thiệu một số hình ảnh về sản phẩm được mô phỏng từ các tác phẩm mĩ thuật Italia của HS trường khác cho - Tổ chức cho HS nhận xét về: + Ý tưởng thực hiện + Các yếu tố tạo hình (bố cục, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu) => GV nhận xét chung, chốt kiến thức. - Động viên, khen ngợi các nhóm làm viêc tốt. Khích lệ tinh thần học tập của HS. - Đánh giá xếp loại giờ học Hoạt động 3 (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Mục tiêu (HS cần đạt được) : Rèn luyện, phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ về tác phẩm mĩ thuật. Phát triển khả năng phân tích, đánh giá các sản phẩm mĩ thuật với các yếu tố về nội dung, bố cục, cách thể hiện.. Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng, cảm xúc, củng cố kiến thức, kỹ năng về nội dung bài học với các yếu tố liên quan đến tác phẩm mĩ thuật thời kỳ Phục hưng và các sản phẩm mô phỏng. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Yêu thích môn học. Tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm của hoạt động trước. + Cảm xúc của e như thế nào sau khi thực hiện chủ đề này? + Em hãy nêu khái quát đặc điểm mĩ thuật Italia (đặc biệt là hội họa) thời kỳ phục hưng. + Sau khi mô phỏng lại, tác phẩm có gợi cảm hứng sáng tạo cho em không? + Em học tập được những điều gì ở các tác phẩm đó? + Em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao? - GV nhận xét chung. - Sau bài học em đã học được những gì về mĩ thuật Italia thời kỳ Phục hưng? (Yêu cầu HS điền nốt vào cột C) - GV cùng HS nhận xét phiếu học tập.