Tư tưởng HCM: Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nam, 2 Tháng ba 2022.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    Đề tài: Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.

    I) Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh


    Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 6-1991), trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định: "Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh". Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), khái niệm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định rõ hơn.

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

    Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

    1. II) Những tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

    1. Một là trung với nước, hiếu với dân

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng đạo đức - đạo đức cách mạng. Người coi đó là gốc rễ công việc, nền tảng thắng lợi nghiệp cách mạng, đảm bảo cho phát triển bền vững quốc gia, dân tộc. Trong đó trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác

    "Trung với nước, hiếu với dân". Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân là chủ đất nước, cho nên "trung với nước" là trung với dân, trung thành với lợi ích của nhân dân, "bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "bao nhiêu lợi ích đều vì dân".. Hiếu với dân là Đảng, Chính phủ, cán bộ nhà nước phải là "đầy tớ trung thành của dân"; phải "tận trung với nước, tận hiếu với dân".

    Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: Làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộng đồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc.. của nhân dân.

    Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì có hại thì quyết không làm. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân..

    Trung với nước hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng;quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, trì trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi hỏi hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái truyền thống đạo lý dân tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính.

    Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ởý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: "Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

    1. Hai là yêu thương con người

    Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người – công dân đối với Tổ quốc, đối với Nhân dân, thì yêu thương con người là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đây là phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với những người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi độ lượng với người khác.

    Người từng dạy: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng". Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.

    Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng với việc thể nghiệm chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tình thương yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

    Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho con người.

    Năm 1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề miễn là lương thiện "để sống và hoạt động, hành trang của Anh chỉ là lòng yêu nước và thương yêu con người sâu sắc. Hành trang giản dị đó là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được bổ sung bằng mồ hôi và máu của những phu Cửa Rào, phu đồn điền cao su Lộc Ninh, của hàng loạt những sĩ phu đã bỏ mình vì nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầu thế kỷ, của những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, truyền thống ấy có những buổi nói chuyện của cha, lời dạy của cha, lời hát ru của mẹ với làn điệu ngọt ngào, da diết của dân ca xứ Nghệ.. Tất cả sâu lắng trong lòng Anh, được chính Anh bổ sung, nâng cao và hoàn thiện suốt đời, trở thành lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh.

    Trải qua 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, năm 1920 khi tiếp cận với chủ nghĩa

    Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc là đây. Đó là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi theo Người, tình yêu thương con người không thể chung chung, trìu tượng, mà thiết thực, cụ thể trước hết giành cho người mất nước, người cùng khổ. Vì vậy Người giành cả cuộc đời để lo giải phóng cho dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công. Người tâm sự:" Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nới núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó ".

    Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

    Với lòng nhân ái bao la, Người đã dành tình yêu thương, sự chia sẻ nỗi đau với mỗi người. Người đau nỗi đau của một người từng trải và chứng kiến nhiều cảnh đau thương mất mát, bao cảnh bất công, ngang trái mà đồng bào mình, đất nước mình và các dân tộc đồng cảnh ngộ phải gánh chịu.. Người nói:" Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi "; hay" Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên ". Tình yêu thương con người của Bác không phải là sự thương hại, mà chính là sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ, những người bị áp bức, bóc lột, nô lệ lầm than.. Lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921 đã xác định rõ mục đích đấu tranh của" Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ", là" đi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người ". Con người ở đây bao hàm cả" đồng bào "trong nước và cả" đồng bào "trên thế giới theo nghĩa" Bốn bể là nhà, bốn phương vô sản là anh em ". Người viết," Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người ".

    Người vạch rõ" Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ.. Phải thực hành chữ Bác- Ái ".

    Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước mình là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh, đã được thể hiện ở sự ham muốn tột bậc của Người là" làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ". Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và là lý tưởng nhân văn của Người. Người khái quát:" Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân ". Dân chúng biết nhiều cách giải quyết vấn đề một cách mau chóng đầy đủ, mà những người tài giỏi những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra. Vì vậy, những người cách mạng không phải chỉ lãnh đạo mà còn phải học tập quần chúng nhân dân.

    Người nhận thức rõ vai trò quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng, người là gốc của làng nước. Người quan tâm đến việc giáo dục, giác ngộ quần chúng, tổ chức quần chúng đem sức mạnh của quần chúng mà chiến thắng sức mạnh vật chất của giai cấp thống trị, của kẻ thù. Chính vì vậy, với 5000 Đảng viên dựa vào lực lượng đồng bào quần chúng được tổ chức giác ngộ và nắm đúng thhời cơ Đảng ta đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.

    Sau Cách mạng Tháng Tám, khi bàn đến những nhiệm vụ cấp bách của cả nước. Người đã nêu nhiệm vụ" chống giặc dốt ", cùng với việc" chống giặc đói "và" giặc ngoại xâm ".. Người chỉ rõ là dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp 90% đồng bào ta mù chữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nên cần phải phát động chiến dịch" chống giặc dốt "," xóa nạn mù chữ ".

    Người nhấn mạnh: Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn để hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu lười biếng, gian xảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta phải làm sao cho dân tộc ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.

    Tình thương yêu con người theo Hồ Chí Minh phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em, phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực. Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha đối với người khác; phải có thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ" dĩ hòa vi quý ", không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Bằng hành động và ứng xử của mình, Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình có nghĩa. Theo Hồ Chí Minh," hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được ".

    Người khẳng định:" Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi ". Tình cảm tư tưởng đó thể hiện sâu sắc, phong phú trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh. Trước lúc vĩnh biệt đi xa, trong Di chúc, Người viết" Đầu tiên là vấn đề con người ", và" Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế ".

    1. Ba là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

    Cần: Là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai; lao động sáng tạo, có kế hoạch, có năng suất cao.. Trái với Cần là lười biếng: Biếng học, biếng làm, không chịu động não tư duy. Việc dễ thì dành cho mình, việc khó thì tìm cách lẩn tránh, đẩy cho người khác..

    Kiệm: Là" tiết kiệm, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi "đó là tiết kiệm thời gian, tiền của; tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn.. Tiết kiệm nhưng không bủn xỉn:" Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là Kiệm ". Trái với Kiệm là xa hoa, lãng phí, bừa bãi làm tốn thời gian, tiền của một cách vô ích.

    Liêm: Là" trong sạch không tham lam.. "," là không tham địa vị. Không ham tiền tài.. chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ "(4). Trái với Liêm" là tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng.. "," Cậy quyền, cậy thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư ".

    Chính:" Là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn ". Việc gì cũng phải công minh chính trực; không tư ân, tư huệ, tư thù, tư oán.. Trái với Chính là tà, là ác; là không thẳng thắn, không đứng đắn; là hủ hóa, xấu xa, kiêu ngạo..

    Chí công vô tư: Là không nghĩ đến mình trước, phải đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân, của Đảng, lên trên hết, trước hết, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, mình vì mọi người, công tâm trong sáng. Đối lập với" Chí công vô tư "là" di công vi tư ", đó là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, là một thứ vi trùng độc hại; là căn nguyên, gốc rễ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh và thói hư tật xấu: Tham lam, kiêu ngạo, hiếu danh, óc địa phương hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, quan liêu, độc đoán, tham ô, tham nhũng..

    Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau. Theo Bác:" Cần và Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy".. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được "." Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới có Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam "." Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn ". Bác nhấn mạnh: Cần, Kiệm, Liêm, Chính là vô cùng quan trọng và cần thiết; là nền tảng của đời sống mới; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; là thước đo văn minh tiến bộ của một dân tộc. Người khẳng định: Một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính" là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ ". Cần, Kiệm, Liêm, Chính là đạo đức của một xã hội hưng thịnh: Nếu không có những phẩm chất đó thì xã hội suy vong. Do đó, thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ dẫn đến Chí công vô tư. Ngược lại, Chí công vô tư, một lòng, một dạ vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ dễ thực hiện được Cần, Kiệm, Liêm, Chính và có được nhiều đức tính tốt khác. Kết quả:" Bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới ".

    Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà điều rất quan trọng, rất thuyết phục là chính Người là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập.

    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp, đốt lò, rửa bát hay trên cương vị là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói:" Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức ". Trước cảnh dân đóinăm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau:" Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói ". Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: Chiến sỹ còn đói, khổ tôi ăn ngon sao được, chiến sỹ còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi".

    Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh. Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác.

    +Về chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Đến khi làm Chủ tịch nước, cả trong kháng chiến, cả trong hòa bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu.

    +Về bữa ăn: Ông Đinh Văn Cẩn người nấu ăn cho Bác từ hồi ở chiến khu Việt Bắc đến những ngày cuối đời, kể lại: Bác quy định mỗi bữa không quá 3 món, thức ăn đủ, tránh lãng phí. Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa phương Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, tốn phí. Có lần Bác đến thăm một địa phương, các cụ mổ bò để đón, nhưng Bác nói: Các cụ đã mổ bò thì để các cụ và dân làng ăn, Bác cháu ta cứ ăn cơm đã mang theo.

    +Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaky, đi dép lốp, dùng túi vải, mũ cát, kể cả khi đi công tác ngoài nước.

    +Về ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân..

    Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm Chính, Chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.

    Tại sao cán bộ, nhân dân, mọi tầng lớp trong xã hội lại phải cần, kiệm, liêm, chính? Bác dạy rằng: Muốn giàu có thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, kết quả sẽ là những thứ gì cũng sẽ đầy đủ, dư dật. Cần tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công tác gì. Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của dân. Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải dù nhỏ cũng làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh. 4 điều này luôn phải đi liền với nhau và khái quát ở tầm cao là sự chí công vô tư. Suy rộng ra, đã là người cán bộ thì làm việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã.. có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. Những cán bộ nào không làm được như vậy, sa vào chủ nghĩa cá nhân, chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi ích của tập thể, thấy vật chất muốn hưởng thụ, có công việc không dám xung phong, cán bộ đó ắt đã biến chất. Từ sự biến chất ấy sẽ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, tham ô, lãng phí.. và như vậy, chủ nghĩa cá nhân chính là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của cần, kiệm, liêm, chính.

    Cần, kiệm, liêm, chính thời nào cũng vậy, đó là sự chăm chỉ, khoa học, có tính toán cẩn thận để sao cho tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian.. mà năng suất lao động, hiệu quả cao. Đi ngược lại là lãng phí vật tư, thời gian, tiền bạc của nhân dân, của đất nước mà công việc không hoàn thành, làm nghèo đất nước, kìm hãm sự phát triển của xã hội và gây bất bình trong nhân dân. Còn về liêm, chính, Bác dạy rằng, cán bộ đương nhiên là có quyền, nếu có quyền mà lợi dụng để tham ô, đục khoét thì làm sao mà lãnh đạo cơ quan, làm sao mà nói để dân tin được. Cán bộ thời nào cũng thế, nếu không giữ được mình trong sạch, sa vào hưởng thụ, tham lam là có tội với nước, với dân. Vì thế, với người cán bộ của Đảng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ, trước hết là nghĩa vụ của mỗi công dân; không chỉ tạo nên giá trị chân chính cho mỗi người mà còn hun đúc nên giá trị cao quý cho cả một dân tộc, một quốc gia.

    Ngày nay, cần, kiệm, liêm, chính được phát triển lên tầm cao mới, đi vào đời sống thực tiễn sẽ có vai trò, tác dụng và ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo nên thương hiệu một quốc gia. Có thể lấy ví dụ về những thương hiệu quốc tế về cần, kiệm, liêm, chính, như: Nước Đức được mệnh danh là đất nước của những công dân cần cù, khoa học, chính xác; Singapore nổi tiếng với nền hành chính sạch, quan chức liêm khiết; Nhật Bản nổi tiếng với sự tiết kiệm, sáng tạo.. Nhìn ra thế giới mới thấy những lời Bác dạy vẹn nguyên tính thời sự: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ".

    1. Tinh thần quốc tế trong sáng

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Sinh thời, khi khái quát những chuẩn mực chung nhất của đạo đức cách mạng mà cán bộ, Đảng viên cần có, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhấn mạnh đến "tinh thần quốc tế trong sáng". Đặc biệt là trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, "tinh thần quốc tế trong sáng" giữ vai trò rất to lớn.

    Tinh thần quốc tế trong sáng là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, là yêu cầu đạo đức của mỗi người trong mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia - dân tộc. Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân và của xã hội xã hội chủ nghĩa, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia - dân tộc.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ quốc tế vĩ đại. Người không chỉ giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng mà còn là hình mẫu của tinh thần quốc tế, là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản.

    Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc, được thể hiện ở các điểm sau:

    Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền.

    Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn luôn kêu gọi phải tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời phải ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người hết sức căm giận trước bất cứ một hành động xâm lược nào và cho rằng: "Giúp đỡ một dân tộc khác bảo vệ độc lập tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi ích của đất nước mình".

    Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của giai cấp tư sản. Thực tế đó đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: "Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác". Người đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai loại người: Người áp bức và người bị áp bức. Cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản". Kết luận này cho thấy nhận thức của Người về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã vươn từ tầm nhìn quốc gia lên tầm nhìn quốc tế. Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh.

    Tháng 6-1919, khi gửi tới Hội nghị Vécxây "Bản yêu sách của Nhân Dân An Nam", lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Người đã thể hiện tư tưởng sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng. Mười năm đầu trong chuyến hành trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đã sớm xác định cuộc đấu tranh của Việt Nam, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Từ lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua (12-1920) trở đi, Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau. Nói về sự liên minh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, khi đó Người đã chỉ rõ: Các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để chống kẻ thù chung. Cũng là một người dân thuộc địa, Người thấy được khả năng, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh của họ.

    Cuộc hành trình qua nhiều nước vào những năm đầu thế kỷ 20 giúp Hồ Chí Minh nhận thấy rằng, phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Ngay từ năm 1921, Người khẳng định, thực dân, đế quốc là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao động chính quốc. Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, để giải phóng thân phận nô lệ và bị bóc lột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc. Ðiểm mới và sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Người đã chứng minh: Bọn đế quốc không chỉ áp bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, mà còn thống trị nhân dân lao động và giai cấp vô sản chính quốc. Người đã ví chủ nghĩa đế quốc giống như "con đỉa hai vòi". Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Muốn giết con đỉa ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra. Vì thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản, đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cả nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa; đòi hỏi phải đoàn kết cả hai lực lượng nói trên.

    Đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng

    Từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra giữa các quốc gia, giữa các dân tộc ở các châu lục cần có sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, trong những năm tháng nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh để mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam và tranh thủ, khẳng định sự ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

    Tại Đại hội Đảng lần thứ III (1960), khi nói về tình anh em vô sản thế giới, Người khẳng định:

    "Quan sơn muôn dặm một nhà,

    Bốn phương vô sản đều là anh em!"

    Người luôn động viên nhân dân Việt Nam vừa tiến hành sự nghiệp bảo vệ độc lập tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện sự giúp đỡ vô tư chí tình, chí nghĩa đối với các dân tộc anh em. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.

    Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước.

    Trong bài "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế" (năm 1953), Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới". Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc.. Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu đối địch.

    Có thể nói tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thực sự cho con người. Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựng nên tình đoàn kết hữu nghị rộng lớn của Nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phần vào những thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam và Nhân dân thế giới; tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: Đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại; đó là di sản thời đại vô giá của Người Về hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển giữa các dân tộc.

    Kết quả cho thấy, từ 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1954, đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

    1. III) Những tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực cách mạng

    1. Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương và nói đi đôi với làm thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần nêu gương và thực hiện nói đi đôi với làm trên cả ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người, đối với việc.

    • Đối với mình: Phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập, cầu tiến, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày.
    • Đối với người: Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, khoan dung, độ lượng, thật thà, không dối trá, lừa lọc.
    • Đối với việc: Dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư).

    Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục bằng nêu gương, Người chủ trương: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách làm tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới".

    Theo Người, trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác.

    Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong sản xuất, công tác.. rộng khắp trong cả nước.

    • Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, Người đã yêu cầu phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Người dạy: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu.

    • Người nhắc nhở: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ" cộng sản "mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước". Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý ".
    • Người dạy:" Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương cả về ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa.
    • Người nói thêm: Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: Quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công ".

    Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh: Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Theo Người, về bản chất," nói đi đôi với làm "không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên" cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh.. phải thật thà nhúng tay vào việc ".

    Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức nêu gương trước nhân dân. Theo Người, nói đi đôi với làm, nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai, không được" nói một đằng, làm một nẻo ". Nói được, làm được sẽ mang lại hiệu quả công việc, được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ, làm theo. Không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm.

    Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho dân tộc ta, cho Đảng ta nhiều bài học vô cùng quý giá để hoạt động cách mạng Việt Nam. Một trong những bài học đó là học nêu gương tốt, việc tốt và học tập những tấm gương người tốt trong quần chúng nhân dân:

    Tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm, thể hiện từ việc Người kêu gọi toàn dân tiết kiệm và bản thân Người nghiêm túc thực hiện trong ăn, mặc, sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Người kêu gọi toàn dân diệt" giặc đói "bằng hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một cách triệt để mặc dù phải làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút vì vừa trải qua một trận ốm nặng.. Bộ đội, cán bộ ăn cơm độn ngô, khoai sắn, Người cũng yêu cầu nấu cơm độn 50% đúng như mọi người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Người rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày..

    1. Xây đi đôi với chống

    Đây là nguyên tắc thứ hai trong xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một con người khác nhau. Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi một con người. Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là điều không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Ở đây điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức. Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào như vậy. Một số ví dụ có thể kể đến như: Phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952) ; phong trào :3 xây, 3 chống" năm 1963).. Có phong trào, có cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Thông qua đó mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng để mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng.

    Về "xây", Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động quần chúng nhân dân tiết kiệm chống lãng phí, yêu cầu mọi cán bộ nhà nước phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, phải cần kiệm liêm chính, chí công, vô tư.

    Với bút danh Tân Sinh, vào năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, Bác đã viết lên hai tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" và "Đời sống mới". Theo quan điểm của Người, xây dựng đời sống mới có vai trò rất quan trọng với chính quyền Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ, với cuộc kháng chiến, kiến quốc đang rất cam go. Xây dựng đời sống mới để xóa đi những tàn dư lạc hậu của phong kiến, đế quốc để lại, muốn "diệt cỏ dại phải trồng nhiều hoa"; đồng thời, từng bước giáo dục nhân dân thấy được sự tốt đẹp của chế độ mới và trách nhiệm từng người với Tổ quốc. Người viết: "Những người ở trong các công sở từ làng (xã) cho đến Chính phủ Trung ương đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu".

    Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu thì giáo dục là chính, trừng phạt là phụ, nghĩa là, ai kiểm thảo đúng những người khác sẽ được khen thưởng; ai có lỗi mà thật thà tự kiểm thảo thì lỗi nhẹ sẽ được tha thứ, lỗi nặng sẽ được xử nhẹ hoặc lấy công chuộc tội (trừ những tội lỗi đặc biệt nặng) ; ai có lỗi mà không thật thà tự nói ra sẽ bị kỷ luật; ai ngăn cản, đe dọa những người kiểm thảo mình sẽ bị kỷ luật. Cách mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng. Chúng ta làm cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, để xây dựng dân chủ mới. Thực dân và phong kiến tuy bị tiêu diệt nhưng cái nọc xấu của nó (tham ô, lãng phí, quan liêu) vẫn còn, thì cách mạng vẫn chưa hoàn toàn thành công, vì nọc xấu ấy ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầm phá hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng.

    Người cho rằng, nguyên nhân chính của căn bệnh tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, Người nhắc nhở mọi người cần hết sức đề phòng căn bệnh chủ nghĩa cá nhân phát triển ngay trong chính bản thân mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phát động tư tưởng quần chúng, khiến cho quần chúng nhận thức được tác hại của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân, để từ đó có thái độ khinh ghét tệ tham ô, lãng phí và tự giác tham gia vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũng trước pháp luật và công chúng.

    Bên cạnh "xây", Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết "chống" tham ô, lãng phí, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham ô, kiên quyết trừng trị bọn tham ô cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã hội. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quân đội, ăn chơi sa đọa. Qua sự việc này, thái độ kiên quyết đấu tranh với tệ nạn tham ô của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại hiệu quả cao trong việc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, để đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, phải kết hợp giữa "xây" và "chống". Có thể ví "xây" và "chống" như hai bánh xe vững chắc. "Chống" triệt để bảo đảm cho công việc "xây" thành công. "Xây" phát triển mạnh mẽ thì đối tượng "chống" sẽ được xóa bỏ tận gốc.

    Để kết hợp "xây" và "chống", cần nhất phải đồng tâm nhất trí, mạnh bạo xung phong, huy động được sự tham gia của nhân dân. Nhân dân và báo chí rất quan trọng. Báo chí phải nêu những việc kiểu mẫu, đăng những lời phê bình của quần chúng; làm cho mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí, quan liêu là tội ác. Và những ai, những cơ quan nào được nhân dân và báo chí phê bình, thì thật thà tự phê bình trước nhân dân trên báo chí. Các ban Thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô, chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Làm nghiêm chỉnh, kịp thời trong công tác xét các vụ khiếu nại, tố giác.

    Đảng phải làm thường xuyên nhiệm vụ phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Phải công khai, dân chủ, minh bạch. Trong kiểm thảo thực hiện nguyên tắc: Cán bộ, đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ, mạnh dạn, thật thà tự kiểm thảo. Nắm vững trọng điểm, làm từng bước, từ cấp trên đến cấp dưới, từ bộ phận chính đến bộ phận phụ. Nhận thức đúng vai trò của chi bộ - một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ không phải là một tổ chức hành chính.

    1. Tu dưỡng đạo đức suốt đời

    + Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhận thức, mục đích, thái độ, động cơ đúng đắn của việc học tập, tu dưỡng suốt đời

    Trong suốt quá trình vừa hoạt động cách mạng, vừa học tập, tu dưỡng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm: "Học cốt để biết đạo lý làm người, để giúp dân, không nên theo đuổi mục đích đỗ đạt để làm quan và nhũng nhiễu dân". Người học tập không phải vì "chủ nghĩa bằng cấp", "chủ nghĩa quan cách", "danh thơm tiếng tốt", tiền tài địa vị, chủ nghĩa cá nhân, "vinh thân phì gia", mà học tập phải gắn liền với tu dưỡng các giá trị phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, lối sống tốt.. để mở mang, phát triển kiến thức, tri thức, hiểu biết, phát huy ưu điểm, thế mạnh, sở trường, năng lực làm chủ, tư duy sáng tạo, kỹ năng sống và làm việc; phòng chống lạc hậu, tiêu cực; hạn chế yếu kém, khuyết điểm để làm người, làm việc hữu ích, giúp được người, giúp được mình cùng tiến bộ; để đóng góp, cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, giải phóng mọi năng lực, giải phóng dân tộc, xã hội, con người và nhân loại.

    Người khẳng định, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, dân tộc đã được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã đề nghị tiến hành ngay ba nhiệm vụ chính là "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", trong đó nhiệm vụ diệt giặc dốt đặt trước nhiệm vụ diệt giặc ngoại xâm. Như vậy, theo Người, ngu dốt là một loại giặc, nhưng còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm, và muốn tiêu diệt giặc dốt thì phải học tập, tu dưỡng nghiêm túc, cầu thị, hiệu quả, thiết thực đối với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải học tập, tu dưỡng suốt đời.

    Hiệu quả học tập, tu dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức được "cân đong đo đếm", đánh giá ở hiệu quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, ở sự đóng góp, cống hiến cho Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, Nhân dân, gia đình, nên việc học tập, tu dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức phải hướng tới hoàn thiện bản thân, vì năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và thiết lập đời sống gia đình, tổ chức, xã hội. Do đó, không chỉ khi đương nhiệm, mà cả khi nghỉ hưu, cán bộ, công chức, viên chức vẫn phải là công dân hữu ích, có những giúp đỡ, đóng góp, cống hiến ở các hình thức khác nhau cho gia đình, cộng đồng, xã hội, Nhân dân, cho Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, theo phương châm: "Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng".

    + Xác định đúng những vấn đề cần phải học tập, tu dưỡng suốt đời

    Học tập tu dưỡng suốt đời nhưng cần phải có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, có trình tự rõ ràng, ưu tiên cái gì trước cái gì sau, nắm bắt trọn vẹn từ kiến thức tổng quát đến kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành phù hợp với từng chuyên môn, công việc, lĩnh vực được giao. Bên cạnh đó xác định phương hướng, cách thức, phương pháp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; xây dựng lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, phương pháp tư duy và làm việc sáng tạo trong cuộc sống và thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

    Song song với việc học lý luận chính trị cần được gắn bó hữu cơ với học tập về khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; học cách chăm sóc sức khỏe, thể lực và trí lực; học cách đọc, cách nói, cách viết, cách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức, cách hoàn thiện bản thân, cách phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và chăm sóc gia đình. Trong đó, quá trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ luôn đi tiên phong, xung kích, cách mạng hóa tư duy và hành động trong các lĩnh vực đời sống xã hội, trong cải cách hành chính, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

    Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần học tập khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ "để trở thành những tay chuyên môn nhân tài ứng dụng vào các ngành thực nghiệp và các cơ quan hành chính". Khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả tốt; xây dựng phương pháp, tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp trong cuộc sống và công tác, bảo đảm tính kế hoạch, khoa học, thực tế, cụ thể, thiết thực, rõ ràng, minh bạch, văn minh, tiến bộ, hiệu quả.

    Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, cán bộ, công chức, viên chức cần học tập, biết sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, nhất là ngôn ngữ quốc tế trong hoạt động công vụ và đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi cán bộ, công chức, viên chức: "Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người" và "học thêm được một thứ tiếng nước ngoài coi như có thêm một cái chìa khóa để mở thêm kho tàng tri thức. Việc học là việc suốt đời". Muốn thực hiện chức trách, nhiệm vụ tốt, thì cán bộ, công chức, viên chức phải có sức khỏe tốt, biết vận dụng kết quả học tập, tu dưỡng suốt đời với kiến thức, tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn vào rèn luyện thể chất cả trí lực và thể lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chớ bao giờ ngồi không. Lúc rảnh việc, thì nên nghiên cứu các vấn đề, hoặc theo sức mình mà tăng gia sản xuất. Như thế đã bổ ích cho thân thể lại vui cho tinh thần". Muốn học tập, tu dưỡng suốt đời đạt kết quả tốt, muốn có năng suất, chất lượng, hiệu quả cuộc sống và công tác tốt, thì cán bộ, công chức, viên chức phải có sức khỏe tốt "phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những công việc ích nước lợi dân".

    + Lựa chọn đúng phương pháp, cách thức học tập, tu dưỡng đạo đức suốt đời

    Để việc học tập, tu dưỡng suốt đời đạt hiệu quả thiết thực cho cuộc sống và công tác, nhất là đáp ứng yêu cầu cải cách, hoạt động công vụ trong bối cảnh hiện nay, mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng, điều kiện, hoàn cảnh thực tế để lựa chọn đúng các hình thức, cách thức, phương pháp học tập, tu dưỡng cho phù hợp; cần thực hiện phương châm tự giác, tự nguyện, tự chủ trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công tác và đời sống hiện thực. Học tập, tu dưỡng từ nhiều nguồn thông tin, kết hợp nhiều phương tiện, lực lượng, cơ sở vật chất, cách thức, biện pháp.

    Tuy nhiên, hệ thống kiến thức, tri thức luôn thay đổi, phát triển không ngừng. Do vậy, đối với nhà trường cần kịp thời cải cách, đổi mới tư duy, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo theo yêu cầu thực tiễn xây dựng nguồn nhân lực và hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ trong tình hình mới. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần phải học tập, tu dưỡng suốt đời bằng nhiều cách thức, biện pháp phong phú, đa dạng, thiết thực, cụ thể, phù hợp với nhu cầu cuộc sống và nhiệm vụ công tác, có thể học "trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp"

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tự lực, tự cường, tự học tập, tu dưỡng suốt đời, vừa làm việc vừa học tập, vừa làm giàu trí tuệ vừa tu dưỡng phẩm chất, nhân cách trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, không gian, thời gian, thực tế cuộc sống và hoạt động cách mạng khác nhau. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức cần phải lấy việc tự học tập, tự đào tạo, tu dưỡng, hoàn thiện bản thân thường xuyên, liên tục trong cuộc sống, công tác là chủ yếu. Người nhấn mạnh: "Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn"

    Việc học tập, tu dưỡng suốt đời phải gắn liền với thực hành, thực nghiệm, thực tế, học tập phục vụ cho làm việc, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Do đó, bổ sung, phát triển, hoàn thiện kết quả học tập, tu dưỡng suốt đời với các phẩm chất, năng lực, nhân cách, tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết của cán bộ, công chức, viên chức chủ yếu từ hoạt động thực hành, thực tiễn tổ chức cuộc sống, lao động, công tác. Vì vậy, người lãnh đạo, quản lý và các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần giao nhiệm vụ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được học tập, làm việc trong các môi trường khác nhau, nhất là trong những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, hy sinh, có nhiều thử thách để bồi dưỡng, tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện, phát triển các kỹ năng, tư duy, phẩm chất, năng lực, bản lĩnh, nghị lực.. để trở thành những cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên" phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...