Chuyên mục " Có thể bạn chưa biết". Mỗi ngày một kiến thức. Chủ đề thứ 3: Tự Kỷ Và Những Điều Bạn Chưa Biết. Nguồn: Dịch, tổng hợp, rút gọn và sửa đổi. Đây là nghiên cứu được đăng trên tập chí khoa học chuyên về thần kinh (American Journal of Psychiatry) thảo luận về sự ảnh hưởng của những thay đổi bất thường trong hệ thống thị giác của não và các yếu tố di truyền quyết định đến sự hình thành hội chứng tự kỷ (Autism spectrum disorder, viết tắt là ASD) trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này mang tên tạm dịch là: Sự phát triển hệ thống (não bộ) thị giác của trẻ sơ sinh và sức mạnh của yếu tố di truyền trên sự hình thành của hội chứng tự kỷ. Một nghiên cứu mới được công bố cho hay rằng những đứa trẻ có biểu hiện rối loạn giao tiếp xã hội được chuẩn đoán tự kỷ có liên quan đến cấu trúc và sự liên kết sớm của các dây thần kinh thị giác trong não. Bằng phương pháp nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging, được viết tắt là MRI), các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những đứa trẻ thuộc nhóm đối tượng gồm 384 cặp trẻ sơ sinh ở độ tuổi 6 tháng tuổi, 12 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Những đứa trẻ sơ sinh này có anh hoặc chị đã được chuẩn đoán mắc phải hội chứng tự kỷ trước đó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, có 89 trẻ sơ sinh cũng mắc hội chứng tự kỷ trong số 384 cặp sơ sinh có anh hoặc chị mắc phải hội chứng tự kỷ. Tiến sĩ Jessica Girault, chuyên nghiên cứu lĩnh vực tâm thần học tại Đại học Y khoa Bắc Carolina (UNC) là tác giả chính của nghiên cứu này. Cho biết: "Mặc dù có tài liệu rõ ràng rằng tự kỷ là do di truyền, và sự phát triển của não bộ diễn ra khác nhau trong giai đoạn bào thai ở những đứa trẻ mà sau đó được chẩn đoán là mắc hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không có một nghiên cứu nào trước đó chỉ ra sự liên kết giữa sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh với các yếu tố di truyền. Chúng tôi muốn hiểu liệu sự phát triển não bộ có liên quan đến các yếu tố di truyền từ những người trong dòng họ hay không". Những nghiên cứu trước đây của cô cũng chỉ ra rằng: Những trẻ sơ sinh người mà có anh hay chị mắc chứng tự kỷ, cũng có khả năng bị hội chứng tự kỷ. Điều này cho thấy sức mạnh của yếu tố di truyền quyết định đến sự hình thành hội chứng tự kỷ. Cô cũng cho biết: "Các nhân tố gia đình mà chịu trách nhiệm di truyền đối với chứng tự kỷ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống thị giác của não trong giai đoạn bào thai". Cũng trong nghiên cứu này, John Pruett, Jr, một giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa Washington cho biết "Điều đặc biệt đáng chú ý là chúng tôi đã có thể chứng minh mối liên hệ giữa những phát triển não ở trẻ sơ sinh và hành vi của anh hoặc chị mắc chứng tự kỷ". Giám đốc tại viện khuyết tật phát triển Carolina (CIDD), ông Joe Piven cũng cho biết thêm về tầm quan trọng của các dây thần kinh thị giác đối với sự hình thành của hội chứng tự kỷ. Ông nói "Các mạch này làm thay đổi cách mà trẻ sơ sinh trải nghiệm thế giới. Cách chúng trải nghiệm thế giới sau đó sẽ thay đổi sự phát triển bộ não của chúng, điều này có thể dẫn đến chứng tự kỷ, và chúng thường xuất hiện ở năm thứ nhất và thứ hai của cuộc đời". Nghĩa là chứng tự kỷ sẽ hình thành khi trẻ sơ sinh đạt từ 12 tháng tuổi đế 24 tháng tuổi, và trẻ thường được theo dõi từ 6 tháng tuổi trở đi. Nghiên cứu này rất quan trọng, bởi vì trong khi hội chứng tự kỷ chỉ xuất hiện ở giai đoạn từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi, nhưng sự bất thường của hệ thống mạch thị giác của não bộ có thể được phát hiện từ lúc thai còn trong bụng mẹ (thường gọi là trứng nước). Nhờ đó, giúp cho các thai phụ có thể theo dõi và phát hiện kịp thời trình trạng sức khỏe thai, điều trị, cũng như quyết định sinh con. Trong khi, anh chị của những trẻ sơ sinh được chuẩn đoán tự kỷ dựa trên đo lường mức độ kém giao tiếp xã hội, các nhà nghiên cứu đã đo khối lượng vỏ não và dịch não tủy, các khu vực bề mặt của toàn bộ não và các khu vực liên quan đến thị lực (vỏ não chẩm), và cấu trúc vi mô chất xám (white matter) trong thể chai (splenium) của những đứa trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này. Trong những nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã chỉ rằng, những thông số này bị thay đổi ở trẻ sơ sinh tiếp tục phát triển hội chứng tự kỷ khi mới biết đi. [Splenium là đầu sau của corpus callossum kết nối hai bán cầu não. Splenium có liên quan đến tốc độ mà trẻ sơ sinh định hướng sự chú ý của chúng đối với các kích thích thị giác trong môi trường của chúng.] Bằng phuong pháp MRI, các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những thay đổi về kích thước của não, tính toàn vẹn của chất xám và kết nối chức năng của các hệ thống xử lý thị giác của trẻ 6 tháng tuổi tương đối rõ ràng, trước khi chúng cho thấy sự thiếu hụt giao tiếp xã hội - dấu hiệu của chẩn đoán tự kỷ. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những thay đổi trong hệ thống thị giác có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các đặc điểm tự kỷ ở anh hoặc chị của chúng. Nhận thức thị giác cho phép trẻ sơ sinh hình thành các liên kết xã hội trong môi trường của chúng. Điều đó rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và cảm xúc của chúng. Nghiên cứu cho thấy quá trình xử lý thị giác của não bị suy yếu ở trẻ sơ sinh hình thành chứng tự kỷ. Hơn nữa, so với những đứa trẻ bình thường không tiếp tục phát triển hội chứng tự kỷ sau đó, thì cấu trúc của hệ thống thị giác khác nhau và các kết nối chức năng giữa các mạch não liên quan đến hệ thống thị giác yếu hơn được phát hiện ở những đứa trẻ 6 tháng tuổi và sẽ tiếp tục phát triển ASD sau 2 năm. Nhóm nghiên cứu cũng đặc biệt chỉ ra sự khác biệt trong thùy chẩm (occipital gyrus) đóng một vai trò quan trọng trong nhận dạng đối tượng, còn thể chai (splenium) thì rất quan trọng đối với giao tiếp giữa bán cầu não và tốc độ chuyển hướng sự chú ý đến các kích thích thị giác. Nghiên cứu này mở ra những khả năng mới cho các can thiệp hành vi nhằm vào hệ thống thị giác của não và các hệ thống liên quan tới não bộ ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ dựa trên các yếu tố di truyền. Ngoài lề (Theo đánh giá của HealingTran) : Phần "quyết định sinh con" nghe hơi ác, nhưng nếu sinh ra để trẻ tự kỷ suốt cuộc đời càng ác hơn. Nhưng nếu có hoặc tìm phương pháp/thuốc điều trị sớm cho thay nhi khỏi các dị thường hay tổn thương thì thật tốt! Cần tìm hiểu thêm các nghiên cứu! Chúc các thưởng thức vui vẻ và nạp thêm nhiều kiến thức mới! Thân ái! HealingTran.