Trước khi chết Lưu Bị cũng đã nhìn thấu được dã tâm của Gia Cát Lượng? * * * Trong lịch sử Trung Hoa cũng có ghi chép lại rằng, trước khi lâm chung để về bên kia thế giới, các vị hoàng đế quân chủ vẫn thường ủy thác con côi lại cho những người họ thực sự tin tưởng để bảo vệ cũng như chăm sóc. Tuy nhiên trong số đó câu chuyện của Lưu Bị khi ủy thác con côi cho Khổng Minh lại là một trong những giai thoại gây tranh cãi nhất thời Tam Quốc. Có nhiều ý kiến cho rằng, lựa chọn trên của vị quân chủ họ Lưu đã bộc lộ triệt để sự cao minh của ông trong việc nhìn người cũng như trọng dụng nhân tài. Nhưng đây có thực sự là tâm ý của Lưu Bị, hay chỉ là một nước cờ cao tay đã nắm thóp được Gia Cát Lượng. Sau thất bại trước Đông Ngô tại trận Di Lăng, Lưu Bị chạy về thành Bạch Đế rồi u uất mà qua đời vào năm 223 sau công nguyên. Trước lúc lâm chung vị quân chủ này đã giao phó con trai mình là Lưu Thiện cũng như tương lai vận mệnh nhà Thục Hán vào tay Gia Cát Lượng. Thế nhưng theo phân tích của các nhà sử gia thì việc Lưu Bị ủy thác, thực chất lại là nước cờ cuối đời ẩn giấu nhiều tâm cơ và mưu mô lớn. Trong suốt cuộc đời tạo dựng sự nghiệp của Lưu Bị thì phải nhắc đến khởi đầu bằng việc tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng, rồi làm quan trong triều, thế nhưng con đường hoạn lộ của ông không mấy được thuận lợi suôn sẻ. Đúng vào lúc này nhà Hán đã thực sự suy yếu rồi nổ ra các cuộc chiến tranh quân phiệt cát cứ một vùng, Lưu Bị đã cùng với hai người anh em kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi dần dần gây dựng nên lực lượng hùng mạnh. Tuy nhiên các cuộc tranh hùng của Lưu Bị không mấy thuận lợi, ông ta nhiều lần thất bại rồi còn phải đi cầu viện nương nhờ dưới trướng nhiều chư hầu hùng mạnh khác như Lữ Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu. Trong thời gian nương nhờ Lưu Biểu trên đất Kinh Châu, Lưu Bị đã được Gia Cát Lượng theo phò rồi vạch ra kế sách "Long Trung đối sách", từ đó mưu cầu giành lấy thiên hạ. Theo đường lối này ông liên kết với thế lực quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông mà cùng chống lại Tào Tháo vô cùng hùng mạnh, đã chiếm được nửa giang sơn Phương Bắc. Tuy nhiên "Long Trung Đối Sách" sau này có nguy cơ đổ vỡ vì liên minh với Đông Ngô đã rạn nứt, Tôn Quyền đánh chiếm lại Kinh Châu còn giết luôn Quan Vũ. Vì cớ đó Lưu Bị đã một mực không thèm nghe ai, ông cất quân đánh sang Đông Ngô báo thù cùng ý định giành lại đất. Về sau thất bại ở Di Lăng khiến Lưu Bị suy sụp, ông lâm bệnh nặng rồi qua đời tại thành Bạch Đế, cơ nghiệp gây dựng cả đời được giao lại cho Lưu Thiện và quân sư Gia Cát Lượng. Vị quân chủ Lưu Bị này nhận thấy, một khi mình qua đời mà con trưởng Lưu Thiện lại quá nhu mì tất bị người diệt. Mà trên thực tế Lưu Bị lại là một vị tướng tài, ứng phó linh hoạt, khả năng nhìn thấu nội tâm, ngay cả Tào Tháo cũng đánh giá rất cao tài năng này của ông. Kể từ sau thời nhà Đường, nhà Thục Hán được sử sách Trung Hoa coi là sự nối tiếp của nhà Hán, là triều đại chính thống trong ba triều đại Tam Quốc. Do vậy Lưu Bị vẫn được xem là vị hoàng đế duy nhất trong thời Tam Quốc được thờ phụng tại Đế Vương Miếu, các vị hoàng đế của thế lực Tào Ngụy hay Đông Ngô cũng không được thờ. Trong khoảng tháng 6 năm 223 Lưu Bị biết mình thực sự khó qua khỏi, ông cho gọi Gia Cát Lượng tới mà giao phó trọng trách, dặn dò gửi gắm thái tử cho thừa tướng. Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng: Tài của khanh gấp mười Tào Phi, Tôn Quyền, tất có thể yên định việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài thì hãy tự thay đi. Thế nhưng Gia Cát Lượng khóc lóc rồi một mực chối từ, thề sẽ hết mình tận tâm đến cùng với thiếu đế. Cuối cùng ông gọi Lưu Thiện tới, cầm tay Lưu Thiện đặt vào tay Gia Cát Lượng mà nói tiếp: Sau khi trẫm chết, ngươi phải coi thừa tướng như cha. Cũng cùng ngày gọi toàn bộ cận thần lại và tuyên bố việc gửi gắm ấu chúa Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng. Thế rồi cho đến cuối tháng 6 năm 223 (tức sử sách còn ghi lại vào ngày 24 tháng 4 âm lịch), Lưu Bị qua đời tại cung Vĩnh An hưởng thọ 63 tuổi, ông còn được truy tôn là Chiêu Liệt Hoàng Đế. Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng chính thức ra sức tham mưu sắp đặt nhân sự, đồng thời chuẩn bị kế hoạch củng cố nước Thục sau này. Lưu Thiện kế vị lấy hiệu là Hán Hoài Đế, khoảng cuối tháng 10 năm đó linh cữu Lưu Bị đã được an táng tại Huệ Lăng. "Bạch Đế thành ủy thác con côi", di ngôn đầy ẩn ý, màn khổ nhục kế trong nước cờ cuối đời của Lưu Bị. Vì ông đã nhìn thấu dã tâm của Khổng Minh từ đầu? Do vậy khi ông viết chiếu thư giao việc phụ chính đã không chỉ giao cho một mình Gia Cát Lượng, mà lại giao cả Lý Nghiêm với vai trò phó phụ chính. * * *HẾT* * * CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ