Trích dẫn và tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi An Nam, 25 Tháng một 2023.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    Trình bày nội dung trích dẫntài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học. Lấy ví dụ minh họa (có phân tích)

    - Trích dẫn:

    + Trích dẫn trực tiếp: Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình.. của văn bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải đảm bảo đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong văn bản gốc được trích dẫn.

    + Trích dẫn gián tiếp: Là sử dụng ý tưởng, kết quả hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đam bảo đúng nội dung của bản gốc. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn đạt sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc. (đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học).

    + Trích dẫn thứ cấp: Là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

    - Tài liệu tham khảo:

    + Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả. Có hai cách trình bày bày danh mục tài liệu tham khảo tùy theo cách trích dẫn. Nếu trích dẫn theo ngoặc vuông thì thứ tự tài liệu tham khảo cũng được đánh số thứ tự.

    + Nếu trích dẫn theo tên tác giả và năm thì trong danh mục tài liệu tham khảo không cần đánh số thứ tự.

    + Nếu tài liệu tham khảo được lấy từ trang web thì cần chỉ ra địa chỉ và ngày truy cập.

    + Nếu tài liệu tham khảo gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì được xếp riêng theo từng ngôn ngữ. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài được giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.

    + Nếu tác giả là người Việt thì xếp theo thứ tự ABC theo tên, đối với tác giả là người nước ngoài thì xếp thứ tự ABC theo họ.

    - Ví dụ trích dẫn gián tiếp từ bài báo của Hoàng Hà (2019) :

    "Bởi thông qua MB, ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng nhanh hơn, thông tin được chia sẻ cập nhật theo thời gian thực, đặc biệt công nghệ phát triển cho phép ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu của từng cá nhân khách hàng thông qua MB (Berraies, Ben Yahia et al. 2017). "

    Tài liệu tham khảo: Berraies, S, et al. (2017). "Identifying the effects of perceived values of mobile banking applications on customers: Comparative study between baby boomers, generation X and generation Y." 35 (6) : 1018-1038.

    Cấu trúc tài liệu tham khảo bao gồm: Tên tác giả, năm nghiên cứu, tên bài báo, số trang.

     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...