Trên Đường Băng - Tony Buổi Sáng

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nyanko, 6 Tháng một 2020.

  1. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chứng Tự Kỷ Của Tony‌

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hồi đi hạc, Tony thấy bạn nào mà quay bài là khinh bỉ. Thấy hèn. Mặc dù không méc thầy cô, nhưng không ấm ức khi điểm mình thấp hơn. Vì điểm nào cũng được, đủ 5 là ra trường, còn giỏi dở thì hạ hồi phân giải. Thấy đứa nào quay bài được 10 điểm mà reo mừng mà mình thấy coi thường, quay bài chính là hành vi ăn cắp cái điểm ấy chứ có phải tự mình làm ra đâu, ăn cắp thì nên gục mặt xuống đất. Tony hay ngồi trong 1 góc, chơi với 1-2 đứa thôi nên bị mọi người kết vào dạng bệnh tự kỷ, tiếng Anh là Autism (đọc là Ó tịt dùm)

    Còn nhớ, trong phòng thi, lúc thu lại bài, bạn nào mà cố gắng ráng viết thêm vài chữ nữa là Tony cũng khinh, không thích đứa ham điểm số đến độ giám thị nhắc nhở thu bài vẫn không đưa. Nhìn mặt đỏ bừng, tay chân luống cuống nghệch ngoạc thêm vài chữ là Tony bĩu môi. Nó có nhào tới bắt tay cũng gỡ tay ra, nói tay đang đau, xin đừng đụng đến. Còn Tony thì canh khoảng 15 phút hết giờ là đi lên bảng nộp bài, làm chưa hết cũng nộp, hất mẹt rồi đi ra khỏi phòng. Nhiều lúc ra ngoài rồi mới biết đáp số là sai, nhưng chẳng bao giờ hối tiếc. Vì thích như vậy, muốn chảnh thì phải trả giá chứ hối hận gì.

    Tony hạc cái ngành mất 5 năm, cái năm 4 đi kiến tập và xin việc luôn ở 1 công ty nước ngoài về nghiên cứu thị trường. Quản lý Tony là 1 ông có tính phết phẩy kinh khủng. Ổng ăn tạp, cái gì cũng ăn. Visa làm cho đồng nghiệp nước ngoài sang Việt Nam 35 USD thì ổng lấy 50 USD. Mua hoa đi khai trương khách hàng, mua có 500 ngàn chứ kêu bên bán hoa xuất hóa đơn 700 ngàn. Làm cái gì ổng cũng ăn lời, thậm chí gọi điện thoại riêng cho người thân ổng không gọi ở nhà, lên công ty gọi cho tiết kiệm. Mình nói anh ăn thì ăn cho đáng luôn, không thì thôi. Chứ mấy đồng bạc lẻ vầy, cứ giấu giấu diếm diếm, thò thò thụt thụt em mệt quá. Anh giao bạn khác đi, mặc dù được chia tiền nhưng em thấy không thích cầm đồng tiền ấy.

    Cái ổng điên tiết chửi mình ngu. Cái Tony nói nhẹ nhàng, dạ thưa anh, ngu hay không ngu là tùy quan điểm, nhưng em xác nhận là em không hèn. Cái ổng tìm cách méc sếp lớn đuổi mình. Cái mình biết được, mới vào phòng ảnh thưa chuyện. Mình nói anh à, những chuyện gì anh làm em sẽ không tham gia, nhưng cũng không nói ai biết. Em còn đi học và đây là việc làm thêm, thế giới người lớn phức tạp quá, em xin không bàn luận. Nhưng nếu anh xử em, thì em sẽ cũng không để anh yên. Em dù chỉ mới 22 tuổi thôi nhưng cũng hiểu biết nhiều, và không phải là đứa hiền hay ngáo ngơ. Em sẽ nghỉ việc ở đây khi em thấy cần phải nghỉ. Trước khi ra khỏi phòng còn đọc tặng ổng câu ca dao "Trạng chết thì chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít- thì cả đỏ trôn". Mình ăn nói dạ thưa lễ phép nhưng lời lẽ rất cứng. Ổng nói mới sinh viên mà đã tinh vi tinh tướng. Nhưng từ đó về sau ổng không bao giờ nhìn thẳng mình nữa, không biết vì sợ hay vì ghét. Nhóm thực tập còn lại theo ổng phết phẩy khí thế, có tiền có bạc nên ăn nói bạt mạng, nhậu nhẹt suốt ngày. Và mình tách biệt ra, tụi nó lại bảo là tự kỷ, không hòa đồng. Tự kỷ thì đã sao. Tony vui với chứng bệnh ấy.

    Ngay bây giờ làm ăn, khách đòi phết phẩy, gửi giá vô hợp đồng, Tony nói thôi bên em không có dịch vụ đó. Khách nói vậy thôi mua chỗ khác à. Cái mình nói tùy anh, anh làm với bên em, em đảm bảo về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Em hài hước một cách thông minh, anh sẽ thấy đỡ stress. Thật ra nói mạnh miệng như vậy là vì Tony giàu quá rồi. Chăm chỉ học tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Hoa cả tuổi trẻ nên giờ buôn bán quốc tế ầm ầm. Làm thụt thò vậy cũng chẳng làm chi, giàu thì cũng như thế này là đủ. Cũng ăn ngày 3 bữa. Sáng cũng phở bò, trưa cũng cơm gà, tối cũng bánh bèo bánh nậm. Nhức đầu là thay đồ đi Mỹ. Sài Gòn nóng là bay lên Đà Lạt, nghỉ dưỡng trong Villa De Tony dưới rừng thông. Giàu thêm thì hẻm biết làm gì cho hết tiền. Hổng lẽ sáng ăn 2 con tôm hùm điểm tâm, trưa 2 kg thịt bò Mỹ hay nhức đầu thì thay đồ bay ra ngoài vũ trụ?

    Nên tâm thế Tony nó cao ngạo, nhiều lúc thấy hẻm giống ai. Tiền mình chủ yếu lấy của mấy thằng Ả Rập châu Phi chứ phải của con Na thằng Mít trong làng đâu mà nó bắt đi đám giỗ nhà nó cũng phải vác mặt qua cho được. Thích thì đi, hẻm thích thì thôi. Nên mấy ông đại gia Việt Nam gặp mình, đòi bảo trợ gì đó là Tony im lặng không nói. Hôm bữa bà chị họ tội nghiệp, ép mình đi ăn tiệc dưới lâu đài gì đó dưới quận 7 cho được, nói có mấy mối quan hệ hay lắm, giới thiệu cho em làm ăn. Cái mình nói đi với chị cho vui thôi, chứ quan hệ gì đó em hẻm cần thiết đâu chị ạ. Cái vô bàn ngồi, giới thiệu đây là anh A, giám đốc ngân hàng X-Bank đó em. Tony nhìn mặt quen quen vì thấy ổng hay lên tivi. Cái bả giới thiệu mình đây là cậu em mình, tên Tèo, kinh doanh phân bón nhưng hạc Ha Vợt về, giỏi lắm. Cái mình gật đầu chào rồi im lặng không nói gì. Anh A nói thế

    Ha Vợt ở bờ Đông hay bờ Tây ấy nhỉ? (nghe thấy yếu môn địa lý rồi). Con của anh nhé, 3 đứa đều từ bé đã sang bên đó, đứa đầu đang hạc ở ABC University, phải xuất sắc lắm mới được vào, em có biết không. Cái mình cũng lắc đầu. Ảnh nói ô hay lạ nhỉ, trường đấy nổi tiếng sao em không biết nhỉ. Cái mình nói dạ em chỉ biết mấy trường nằm trong top 5, mấy trường top dưới em không rõ.

    Anh A có vẻ tức, cao giọng hỏi chú em làm gì, chỉ bán phân thôi à, bọn kinh doanh ngành đấy không có anh là chết. Anh ra tay cứu hết. Thế có biết ông P giám đốc phân bón Đầu Gà hem? Biết ông M giám đốc phân bón hiệu Đầu Voi hem. Ông K chủ tập đoàn Đuôi Chuột hem? Em muốn gặp không anh gọi phát ra ngay. Cái mình nói dạ biết. Anh A đợi miết cũng hẻm thấy mình xin card hay số di động gì cả, nên sốt ruột hỏi thế chú em đang vay ở đâu. Mình cũng im lặng, lắc đầu, nở 1 nụ cười quý phái. Cả bàn xum xoe bu vô nói chuyện với ảnh, hỏi thăm quan hệ với chân dài này, ca sĩ kia, quan hệ với đại gia nọ, hỏi theo anh thì chính sách kinh doanh của ngành thép thế nào, ngành xi măng ra sao, dự đoán thị trường tài chính tiền tệ châu Á lên hay xuống. Rồi tình hình kinh tế xã hội thế giới năm nay sẽ diễn biến thế nào, anh A ngồi phán mấy câu, bọn kia nuốt từng lời, nhìn đầy ngưỡng mộ. Anh A cao hứng, vung tay chém gió phần phật, nói văng cả nước bọt lên bàn. Câu nào cũng ở thể khẳng định, như đinh đóng cột, ông Putin sẽ thế này, ông Obama sẽ thế kia.. Mình không nói không cười, không tham gia câu chuyện. Thầy dạy ở Ha Vợt nói mà Tony cũng không tin nữa là mấy "phú ông" này. Kể cả mấy giáo sư tiến sĩ chuyên gia diễn giả châu Á, mình cũng cho là "thầy đồ" trong làng trong xã, cũng tôn trọng nhưng không nghe theo bao giờ, vì chữ nghĩa của họ cũng có giới hạn.

    Anh A đang nói nhưng vẫn cố liếc nhìn Tony coi có phản ứng gì không. Thấy Tony vẫn bình thản ngồi yên nên tức tối lắm. Bà chị cứ thúc cùi chỏ, nói em tham gia vô câu chuyện đi, làm quen đi, đừng để ổng phật lòng. Nhưng Tony thấy không tham gia được vì không đúng tần số, khác lé vồ. Mây người chém gió phần phật thế chứ hỏi tác phẩm ven hạc Miếng Da Lừa của Balzac hay Nhà Giả Kim của Paulo thì tròn xoe mắt ngay, nói anh không ăn thịt lừa hay thợ vàng sao biết được. Còn lỡ bắt họ nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven hay xem bức Starry Night của Van Gogh hay đưa vô bảo tàng thì đâu 3 phút là họ ngủ gục. Nên Tony im lặng bâng quơ nhìn lên trần nhà, lấy 2 cốc nước trước mặt rót qua rót lại.. cho vui.

    Anh A nhìn là biết thèm trao đổi với Tony, nhưng nét kiêu sa đại gia hẻm lẽ hạ mình nói trước, nên cứ nhấp nhổm chờ mình mở miệng ra nói chuyện với ổng miết, mà mình vẫn cứ lạnh tanh.

    Đâu được 1h đồng hồ thì chịu không nổi nữa. Và anh A bật khóc..
     
  2. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chuyện Tony Đi Ăn Buffet Quốc Tế

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời sinh viên, có lần Tony được cái Hằng, bạn cùng lớp đại học rủ đi ăn buffet ở khách sạn 4 sao nọ, vì nó được hai cái phiếu mời. Lần đầu tiên được đi nên Tony hăm hở lắm, lên chiến lược bài bản. Buổi trưa đã phải nhịn đói. Điăn buffet (đọc là búp-phê theo kiểu tiếng Pháp, chứ không phải Bắp Phét theo tiếng Anh đâu nha) là ăn thoải mái nên phải tranh thủ càng nhiều càng tốt. Tony nằm ngủ trưa nhưng vì cồn cào trong bụng quá và cũng nôn nóng nữa nên ngủ mãi không được. Mới khoảng 2 giờ thì đã dậy tắm rửa kỳ cọ thiệt sạch, tìm bộ đồ vía để mặc. Cái quần tây màu xanh dương đậm, cái áo thun màu trắng kem, đóng thùng, mang đôi dép có quai hậu. Mỗi lần co chân lên đạp xe thì cái ống quần lại lên tuốt trên đầu gối, lòi mắt cá và một khúc ống quyển đầy lông đầy phèn. Chân quê mà, lúc đó chưa "chân thành phố" như bây giờ. Đạp tới khách sạn thì cũng đâu khoảng 4 giờ chiều. Gửi xe đạp ở khách sạn lớn sợ nó hổng nhận nên chạy qua trường Ngân hàng gần đó để gửi rồi lội bộ qua, lỡ có ai trong khách sạn hỏi thì giả bộ nói đi taxi. Tới nơi thì cái Hằng cũng đã đợi trước cửa, tóc uốn lọn lọn vì đi ăn quốc tế mà. Rong rủi cố kéo dài thời gian.. mãi cũng chỉ mới có 5 giờ, mà trên thiệp mời ghi 6 giờ mới chết. Hai đứa bèn đứng trước khách sạn nói chuyện trường chuyện lớp, nhưng bụng đói cồn cào hoa mắt muốn xỉu, Tony nói tui muốn xỉu quá Hằng ơi. 6 giờ kém 15, hai đứa xuất hiện ngay trước nhà hàng. Tụi phục vụ còn chộn rộn dọn đồ vào ra, Tony ngó nghiêng quan sát chút nữa mình sẽ ăn cái gì. Nó bưng tôm ra kìa, nó bưng thịt gà ra kìa, nó bưng bánh mì ra kìa.. Đúng 6 giờ, hai đứa lao vào ngay. Cả nhà hàng chưa có ai vì sớm quá. Ngồi xuống. Lấy khăn phủ đùi. Lấy hai li nước lọc, vì chỉ miễn phínước lọc. Xong cái lon ton chạy ra quầy bày thức ăn. Đầu tiên là Tony quất liền một dĩa to gỏi bưởi tôm thịt, vì nhìn ngon quá. Cái Hằng mắng Tony, nói ông ngu quá, từ từ, chưa gì đã ăn gỏi, no sao ăn cái khác. Tony thấy mình ngu thật nhưnghổng lẽ tự nhiên đổ dĩa gỏi, nên ráng ăn xong, chạy qua ăn thịt cừu. Lấy một miếng to, thịt cừu thì mình chưa ăn bao giờ trong đời, chỉ học Anh văn, cô giáo bảo "lamb" là thịt cừu nên lấyăn cho biết. Ản vào trong họng thì ôi thôi. Cái mùi gì kinh khủng. Cái Hằng cũng lấy một miếng to, nói tui cũng muốn ói, nhưnghổnglẽ ói trong khách sạn 4 sao, ráng nuốt, trợn trắng con mắt. Tony thông minh nghĩ ra cách lấy thêm cà chua ăn kèm vào để át đi mùi cừu. Vật vã mãi hai đứa cũng hết dĩa cừu nướng. Cái Hằng bảo, thôi mình phải ăn cái gì sang trọng thôi, tôm hùm đi. Hai đứa tới quầy tôm hùm, nhìn nhìn nhưng không chắc là có miễn phí hay phải trả thêm tiền, nên không dám lấy, cứ đứng coi miết. Một lúc thì Tony đánh bạo hỏi anh đầu bếp là tụi em ăn cái này có được không anh, ổng trả lời được được, giờ làm móngì? Cái Hằng nhanh nhảu bảo nướng bơ tỏi đi, tụi em thích ăn bơ và tỏi. Một đứa quấthai con tôm hùm xong thì thấy nó cũng chả ngon lành gì. Nhìn sang bên cạnh thì thấy mấy ông khách đang ăn hàu và cá hồi sống, hai đứa cũng ra quất cho hai dĩa to. Trệu trạo và sợ hãi, lần đầu tiên Tony và cái Hằngăn động vật chưa qua chế biến. Nhưng rồi cũng xong hai dĩa hàu và cá hồi. Sau đó chuyển qua ăn ốchương, rồi bánh mì đen, rồi lại tôm sú luộc. Tuyệt nhiên không đụng đến rau và cơm, ngu gì, mấy món đó rẻ òm ngoài chợ. Đến 10 giờ đêm thì khách về hết, chỉ còn hai đứa. Hai li kem to là món ăn cuối cùng, thật sự nuốt không vào nữa, nhưng cái Hằng cứ ép ăn đi chứ uổng, kem nước ngoài này đắt tiền lắm. Thế là ráng. Cái Hằng quất được một muỗng thì nói tui lạnh sốnglưng rồi ông. Còn Tony ráng được một nửa li thì bùng nhùng ớn óc. Bẽn lẽn đưa hai cái phiếu ăn miễn phí cho cô phục vụ trong sự ngỡ ngàng của cả nhà hàng rồi hai đứa lủi thủi ra về.

    Tối đó ngủ không được. Nước bọt trong cứ tiết ra hoài. Nó cứ tức anh ách trong bụng. Đứng lên ngồi xuống, trở qua trở lại mộtlúc thì thấy muốn ói, nhưng phảikiềm lại. Oi uổng chết, công trình ăn từ chiều đến giờ, ráng cho nó tiêu được bao nhiêu thì tiêu. Nhưng đến hai giờ sáng thì chịu không nổi nữa, vào toilet ói sạch trơn, cái bụng lại trống không, lúc đó mới ngủ được.

    Giấc ngủ của Tony đêm ấy không sâu, chập chờn và có nhiều tiếc nuối..
     
  3. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chuyện Tony Đi Du Lịch

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hồi hãng Phượng Tím mới mở, Tony tuyển được hai đứa nhân viên, một đứa làm bán thời gian, đứa kia là sinh viên thực tập. Vì công ty nhỏ nên mình làm sếp cũng chỉ chạy chiếc Wave alpha màu đỏ chói chang, có lần đi nhậu về cầu Thị Nghè té trầy xước hết. Đâu có tiền nên rào mấy tấm ván ép thành cái phòng cho Tony ở trọ phía sau, công ty làm phía trước, có máy lạnh nhưng không dám bật, nóng muốn chết.

    Một buổi sáng, thằng bán thời gian vào làm và nghe điện thoại. Đầu dây bên kia muốn gặp Tony để bàn thảo một cái hợp đồng, nó nói: "Dạ chút chị gọi lại chứ Tony đang ngủ nướng giờ chưa dậy". Trời ơi, mình nằm trong phòng mà muốn ra dzộng nó một cái quá, vì đang ở trần mặc quần đùi và chưa đánh răng rửa mặt chứ không thì toi mày rồi. Sau đó thì mình ra dặn là bữa sau ai gọi, thì phải: "Good morning, may i help you" trước, sau đó nói khéo là Tony đi ra ngoài, vui lòng để lại tin nhắn. Bữa sau ba Tony dưới quê lên thăm, ở bến xe miền Đông, gọi điện ra đón. Tony cũng đang ngủ. Nó nghe điện thoại cũng nói khéo là: "Good morning, what can i do for you sir? A, Mr. Tony? Yes yes no no..". Nói xong ba Tony ú ớ sợ hãi cúp máy liền vì nghĩ gọi nhầm vào đại sứ quán Mỹ (ông có biết tiếng Anh chút chút).

    Ông lấy giấy ra, cẩn thận bấm số gọi lại, noi: "Alo. Bác muốn gặp thằng Tèo, nó lên Sài Gòn biến thành Tony nó, bác muốn gặp nó nói chuyên chút. Nó đang đâu, bác là..". Chưa kịp nói thì nó mắng sa sả: "Yêu cầu anh tôn trọng nội quy công ty chúng tôi, anh hãy để lại tin nhắn, chứ anh đừng nên hỏi việc Tony đang làm gì nhé. Tony không cho nói đâu. Anh thông cảm". Nói rồi nó cúp máy và ghi vào sổ note: "Ngày.. tháng.. một khách hàng nam gọi, yêu cầu gặp Tony, còn nói xúc phạm Tony là thằng Tèo nữa, mà lúc đó Tony đang ngủ nướng nên em kiên quyết không cho gặp và đã nói khéo với khách hàng là Tony đi vắng". Cuối tuần đọc cái báo cáo tuần của nó mà muốn đánh cho nó chết tươi.

    Một buổi sáng nọ, khi ánh bình minh vừa ló dạng, những tia nắng đầu tiên của một ngày mới xỏ xiên vào căn phòng Tony đang ngủ làm anh ấy bừng giấc. Anh ấy đã dậy rồi, nhưng hai chân vẫn đang gác lên tường và chưa muốn ngồi dậy, trong đầu suy nghĩ là nên ăn sáng trước hay đánh răng trước rồi mới ăn sáng. Suy nghĩ mãi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa xong việc hệ trọng này thì nghe tiếng lạo xạo bước chân của hai cậu nhân viên vào làm. Tony nghe ngóng thử chúng nói gì. Một thằng bảo: "Chắc ổng còn ngủ nướng chưa dậy". Thằng kia nói: "Chắc đi ăn sáng rồi ấy chứ đâu thấy đôi dép đâu". "À, mà sao em thấy sếp mấy công ty khác hay đi nước ngoài công tác, mà sếp mình mấy tháng nay kể từ lúc em vào làm tới giờ chả thấy đi đâu". Thằng kia phụ họa: "Ừa sao lại quá nhỉ, chả thấy đi đâu. Hay là ổng hổng có tiền". Thằng kia cãi: "Ổng là sếp sao mà không có tiền mậy"..

    Mình nghe hai thằng nói qua nói lại mà lòng buồn vô hạn. Rồi tao sẽ cho chúng mày biết tay. Nhưng giờ thì đi đâu? Quyển hộ chiếu còn mới cáu cạnh nhưng sắp hết hạn. Mà tiền đâu mà đi? Không đi thì bọn nhân viên nó khinh ra mặt, cứ chầm dầm cái mặt ở công ty mãi ám chúng nó không được lên mạng chơi game hay chat với Thỏ ngọc Mắt nâu hay đọc tin nhảm nhí. Cuối cùng Tony cũng đặt được một tour du lịch đi ngoại quốc, đi chơi chứ chả có công sự gì, nhưng giả bộ nói đi công tác.

    Tin đồn Tony đi công tác ngoại quốc làm chộn rộn cả công ty. Hai đứa nhân viên làm gì cũng khoe, gọi điện thoại phấp phới với khách hàng: "Anh ơi, chị ơi fax hợp đồng lại liền cho bên em ký đi chứ không là ảnh đi ngoại quốc, không ai ký à nha". Trên bảng treo tường tụi nó có ghi chi chít lịch làm việc, nhưng cũng chỉ có một nội dung là: "Ngày.. tháng.. Tony đi công tác ngoại quốc". Ngày Tony đi, bọn nó náo loạn cả lên. Đứa thì mang đến áo len, áo ấm, khăn quàng cổ, đứa thì đem thuốc ỉa chảy đau bụng nói anh coi chừng đồ ăn Tây hổng quen, chộp ruột ỉa chảy chết à. Tony đi có ba ngày nhưng tụi nó "chuỳnh bày" (tức chuẩn bị – đang kể tự nhiên muốn chêm tiếng Tàu vô khoe mọi người là mình biết nhiều ngoại ngữ) đến ba cái vali nặng trịch, mở ra mới thấy ôi thôi đủ quần áo tắm các thể loại cho tắm bể, tắm hồ bơi nước ngọt, nước mặn, lướt sóng mùa hè.. rồi thời trang thu đông, xuân hè, công sở, dạ hội.. Dồn vào cả ba cái vali to đùng.

    Tony đòi đi taxi mà tụi nó không cho, nói để em chở anh đi bằng xe máy cho đỡ tốn tiền, công ty mới mở mà anh. Đi một đoạn thấy tụi nó vun vút hướng Nguyễn Văn Trỗi, Tony bảo tụi mày chở tao đi đâu đấy. Bó nó nói lên thẳng sân bay luôn đi anh, tui em sẽ vẫy vẫy anh giống tiễn Việt Kiều vậy đó, rùi anh xoa đầu dặn dò tụi em ở nhà mạnh khỏe, chăm chỉ rồi anh gửi đô la Mỹ và dầu gió xanh về cho tụi em. Tụi em sẽ đứng ngoài nhìn vô miết khi nào anh lên cầu thang để ra máy bay thì thôi.

    Tony nói: "Mấy đứa ngừng lại. Anh đi Campuchia mà, nên chở anh lên khu Đề Thám để bắt xe buýt qua bển". Hai đứa đồng thanh á lên một tiếng và một trong hai đứa bất tỉnh nhân sự (thằng này tiền sử bị máu loãng), khiến mọi người xúm lại giật lưng quần giật tóc mai một hồi nó mới tỉnh lại. Câu đầu tiên của nó sau khi tỉnh dậy là: "Tony à, sao anh làm tụi em.. hụt hẫng vậy?"
     
  4. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chuyện Tony Đi Uống Café

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cách đây 7-8 năm, một bác khách hàng lớn của một tỉnh nọ vào Sài Gòn công tác. Trước đó, Tony ra thăm và với trình độ "thảo mai", tức "nịnh" đạt mức thượng thừa, Tony làm bác ấy ngây ngây dại dại vì sướng. Nịnh là phải để người khác sướng, nhưng phải đầy kỹ thuật để không bị phô. Thế là trước khi bay, bác ấy điện thoại kêu Tony: "Mày cho tài xế đánh con xe ra đón, nhớ đi sớm vì anh đi hạng thương gia. Nhớ đúng giờ, anh nhắc lại này, hạng thương gia đấy nhé". Tony: "Vâng, hạng thương gia thì em có ước mơ cả đời cũng không dám bước lên, nhất bác. Em tự hào về bác". Bác ấy trong lòng hoan hỉ, liên tiếp cười rú lên từng hồi, vang rền cả sóng điện thoại.

    Lúc đón được bác ấy thì sự cố xảy ra. Cậu tài xế gọi điện bảo là ổng đuổi em về anh à. Ổng bảo xe KIA ổng không ngồi được, kêu em về (hồi đó hãng Phượng Tím có chiếc KIA Caren). Bác ấy gọi Tony mắng sa sả: "Mày nghĩ sao mà đón anh với con KIA" rồi cúp máy cái rụp. Nghe đồn bác gọi ngay cho thằng X, thằng Y, thằng Z để đánh con Mẹc hay con Cam rì ra đón. Toàn là các nhà cung cấp nên bác ấy nghĩ mình là người mua, là chiếu trên nên "gọi phát ra ngay". Nhưng bữa đó xui, thằng X tắt máy ngoài vùng phủ sóng, thằng Y xe đang đi công tác, thằng Z chắc đang tắm gội gì đó máy reng hoài không bắt. Đâu 30 phút sau, bác ấy gọi lại Tony: "Thôi mày cho xe qua đón đi, KIA cũng được". Tony nói ngay: "Em rất tiếc bác ơi, tưởng bác không đi nên em cho đi bảo trì rồi, hai tiếng nữa mới xong, giờ sao bác nhỉ? Em phải làm sao?". Bác ấy giận dữ: "Trăng sao gì, giờ tao phải đi taxi về khách sạn thôi, chứ ngồi đây hai tiếng có mà chết à?".

    Hôm sau mình đi café với bác ấy. Gặp một chủ doanh nghiệp khác cùng ngành, cũng vừa vào Sài Gòn công tác, sẵn café luôn. Anh này nhìn mình đầy vẻ khinh khỉnh. Vì Tony còn nhỏ quá, ăn mặc tầm thường, chỉ có gương mặt thì tương đối thanh tú.

    "Chào anh, nhà anh ở đâu ấy nhỉ?" – Tony đon đả làm quen. "Biệt thự Hồ Ba Bể" – Anh đáp, không chủ ngữ vị ngữ gì, chắc quên ngữ pháp tiếng Việt.

    Câu đầu tiên anh ấy hỏi lại mình là: "Thế chú mày nhà cửa ở đâu, có ở Phú Mĩ Hưng không? Sài Gòn mà không Phú Mĩ Hưng thì vứt". Mình nghĩ đến cái chung cư bé nhỏ của mình, nên mếu máo hỏi lại: "Theo anh, em nên vứt đi đâu?" Anh ấy phì cười: "Ối thằng này trả lời buồn cười nhưng cũng là đứa khá".

    Chuyện trò một chút thì anh ấy hỏi: "Thế chú mày có biết chơi gôn không, trong này thấy chả ai biết chơi gôn, chán thế không biết, chắc mai lại phải về, một ngày anh không đi nghe hòa nhạc hay đi đánh gôn là không chịu được". Anh vừa nói vừa móc cứt mũi trét vào gầm bàn. Mình chỉnh ngay vì mình vốn khá ngoại ngữ: "Ý là nói là golf hả? Góp-phừ, anh phát âm theo em, góp-phừ, không phải gôn, phừ đọc nhẹ thôi".

    Anh ấy, ngoại ngữ là thế yếu nên xìu xuống, ngoan ngoãn phát âm theo như một cậu học trò. Thấy đối phương choáng nhẹ, Tony bèn nói: "Dạ, cái đấy lâu rồi em không chơi nữa anh à, bây giờ mấy đứa cháu của em nó chơi, anh muốn chơi không thì em bảo nó qua đón anh đi". Anh ta tái mặt lại, những cũng vớt vát: "Thế bây giờ đằng ấy.. chơi.. gì?".

    À, thưa anh, bây giờ chúng em chơi Boomerang, phát âm theo em, búm-mơ-răng ". Anh ấy vội phát âm theo, búm-mơ-zăng, môi răng rung bần bật vì sợ sai. Tony:" Anh vui lòng phát âm cho đúng, răng không phải zăng "." Thế cái đó thế nào, anh chơi được không? ". Anh ấy hỏi, nước mắt bắt đầu lưng tròng. Tony bảo:" Dạ được, nhà anh nếu có ít nhất 200 mét ngang thì chơi được, ném cái này đi, phải có không gian. Mốt quí tộc trên thế giới bây giờ. Chứ đi nước ngoài, mình nói đang chơi góp-phừ, người ta sẽ khinh cho đấy ".

    Anh hoảng hốt, nói:" Anh nhớ rồi, anh nhớ rồi, anh sợ bị khinh lắm. Làm gì để người ta không khinh, anh làm ngay. Thú thật với em cầm cây gậy đánh gôn, à không, góp-phừ, anh thấy chả thích, cầm điếu cày hút thuốc lào sướng hơn. Nhưng cứ phải chơi em ạ, anh khộ lắm ". Rồi anh bật khóc như một đứa trẻ. Vì anh quá khộ.

    Tony nói:" Em sẽ giúp anh làm đại gia quốc tế chứ đại gia Hồ Ba Bể ăn thua gì ". Anh mừng rỡ gạt nước mắt:" Nhớ nhé, giúp anh nhé "rồi chặc lưỡi:" Biệt thự của anh to vật vã, nhưng 200 mét ngang thì không tới ". Tony kết luận:" Vậy khỏi nghĩ đến uổng công a à, anh chỉ chơi góp-phừ thôi, không thì anh nên bán đi, mua chung cư mà ở ". Anh ấy nói ừ ừ, anh về bán ngay nhà biệt thự. Nói đoạn, anh vội lẩm bẩm tập phát âm: Góp phừ, búm mơ zăng, góp răng, búm mơ phừ..

    Lúc này thì Tony mới quan sát kĩ. Giữa quán café máy lạnh, một anh trung niên ăn mặc bảnh bao, với hàm răng vẩu (hô) nhẹ, xỉn màu tê-ra-xi-lin của thế hệ cuối 6x, giữa các kẽ răng có chút ít màu đen thuốc lào, khe khẽ tập phát âm tiếng Anh," răng "," phừ". Đôi vai nấc rung lên rung xuống theo nhịp 2/4 do vừa khóc xong, ai cũng thấy dễ thương và đáng yêu đến lạ.
     
  5. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chuyện Nghe Nhạc Của Tony

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Âm nhạc có vai trò quan trọng đặc biệt ở xã hội chúng ta, nơi số lượng quán karaoke nhiều hơn tất cả các trung tâm thể dục thể thao, thư viện và nhà sách cộng lại. Hiếm có tiệc tùng nào tăng 2 không phải là đi hát karaoke. Nắm bắt nhu cầu hát hò đó, trên tivi tràn ngập các cuộc thi âm nhạc, chiếm phần lớn giờ vàng buổi tối.

    Ở thành phố còn có cái đi chơi, chứ ở thôn quê ban đêm chẳng biết làm gì ngoài cái tivi. Nó phát gì thì nghe nấy. Nên tối nào, bà con cũng hướng lên màn hình, vui vẻ cười ha hả, rồi thơ ngây lấy điện thoại ra bấm 1900.. nhắn tin ủng hộ thí sinh thi hát hò. Mình từng chứng kiển ở miền Tây, một nhà kia có cô con gái đi xuất khẩu lao động, hai vợ chồng cứ nằm võng kẽo kẹt chờ đến bốn chiều là dò số đề, tối nào cũng nằm mơ con ong con bướm và đánh đề, chứ chưa nghe thấy nằm mơ thấy con gái. Rồi đêm nào cũng nhắn tin "dự đoán có bao nhiêu đáp án giống bạn" cho mọi gameshow trên tivi. Cả ngày chả làm gì ngoài hai việc đó, cây cỏ thì héo queo mà cũng chẳng buồn tưới nước. Rồi: "Út, mày viết email cho chị Hai mày gửi về cho ba vài trăm đô coi". Ai biết những chị Hai bên kia cày muốn chết, cực khổ hay đau ốm gì cũng không dám nói, nên bên Việt Nam tưởng đi nước ngoài là hái tiền như hái lá ổi, cần là bảo gửi về. Sau một ngày mưu sinh vất vả, đêm về những chị Hai ấy nước mắt cứ tuôn trào vì thương phận mình, rồi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ dòng sông lục bình trôi tím ngắt, nhớ mỗi hoàng hôn bìm bịp lẻ bạn kêu tha thiết đến nao lòng.

    Có những đội quân thắng trận như Hồng Quân Liên Xô vì họ biết cổ vũ tinh thần binh sĩ bằng những lời như: "Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân kéo về" bài hát về tình yêu cũng nhè nhàng và hòa trong tình yêu đất nước. Nếu bạn đi karaoke với một bà giáo sư tiến sĩ nào đó, thường bạn sẽ nghe bà ấy cầm micro hùng hồn với "Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thằng không hề chiến bại". Nghe nhạc hùng hòn như thế mới ăn học thành tài được, chứ nghe "ngày mai em lên xe hoa, mang cả tình anh lên theo xe tang" thì có khi rủng rời chân tay, còn muốn học muốn làm gì nữa, lên lớp 3 thì nghỉ luôn chứ sao lên tới tiến sĩ được.

    Lúc học ở nước ngoài, Tony sợ vào quán của người Việt mặc dù thèm đồ ăn ở đó. Vì vào nghe toàn nhạc buồn rên rỉ ỉ ôi, nhớ nhà lắm, bị ám thị riết nên muốn bỏ học. Có cái bài gì, "Ở bên này nhớ cha nhớ mẹ, may mà thời gian trôi vun vút, không như Sài Gòn, nếu không tôi đã khóc một dòng sông". Ngồi nghe xong nước mắt cứ chảy dài, trời đồng lạnh giá, nước mắt trào ra đã khô cứng trên má, gỡ ra bỏ vô li café nóng thành café đá (rẻ hơn 1 USD).

    Vậy phải làm sao? Làm sao để lên dây cót tinh thần? Kinh tế đang suy thoái, nên nghe nhạc hùng hồn để có tinh thần làm ăn. Tony giờ quyết định tạm ngưng coi cải lương tuồng buồn bã. Vì coi khóc hoài. Bữa thương con Lan bữa thương thằng Điệp. Bữa tội nghiệp cô Lựu (hổng phải Mai Thị Lựu). Khóc quá nên hết muốn làm ăn gì. Lúc rảnh rỗi giải trí, Tony sẽ chuyển qua nhạc Hồng Quân Liên Xô hay xem Gangnam Style. Nghe là hưng phấn, lao đi gặp khách hàng, cười nói xôn xao, rồi nếu nó không chịu ký hợp đồng thì lao qua khách khác.

    Tony quyết định đi nhổ hết tóc bạc và kéo căng da mặt ở thẩm mĩ viện, đi làm răng sứu cho nó lóa sáng bên nha khoa bác sĩ Bảy. Chiều sẽ đi thể thao, có thể là đi đánh golf hay chơi tạt lon với mấy đứa ngỏ trong chung cư.

    Ngày mai, sẽ là một Tony đầy năng lượng, phơi phới mười tám đôi mươi, kiêu hãnh bán phân giữa dòng đời xuôi ngược.
     
  6. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Cách Ngồi Xe Hơi Kiểu Tony

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hồi đi thực tập, Tony ở nhà ròng rã cả tuần ngồi bịa ra một cái luận văn, xong đem nộp để rảnh thời gian đi làm. Tony được bạn bè cùng lớp yêu mến, đứa nào cũng hỏi Tony ơi có việc làm chưa, công ty tui cần tuyển một nhân viên thông minh lanh lợi đẹp trai, tui nghĩ đến ông ngay. Đấy, việc ăn ở như bát nước đầy nó có lợi như vậy đấy.

    Nói để biết ơn bạn V. A, bạn T. A. Hồi đó, bạn T. A tiến cử Tony đi làm cho một công ty thủy sản. Bạn ấy phụ trách xuất khẩu tôm sang Nhật, còn Tony thì lo mảng nhập nguyên liệu sản xuất từ Ấn Độ. Tony thâu đêm suốt sáng ngồi suy nghĩ cách phát triển công ty, vừa mở mắt dậy thì nghĩ về công việc, chỉ mong chạy lên công ty để gọi điện bán hàng. Anh sếp cũng bận nên thay vì ngồi chờ cầm tay chỉ việc như các bạn mới ra trường khác, Tony xông xáo, sáng viết ra các việc phải làm hôm nay, tuần tự thực hiện. Hết việc này lại nghĩ ra việc mới để làm, nên cảm thấy công việc hết sức thú vị. Đi lên hiệp hội thủy sản VASEP tìm hết danh sách các công ty từ Bắc chí Nam, suốt ngày gọi điện hỏi có mua tôm của Ấn Độ không. Internet hồi đó phải mua thẻ dial up 1260 và 1269, dùng chung với dây điện thoại. Viết mail xong phải để một đống trong outbox, rồi mới gửi một lần cho tiết kiệm. Mỗi lần dial up là nó kêu teng tèng teng rồi bay cái vèo xuống góc phải màn hình, có biểu tượng hai cái máy tính nhấp nháy, lúc đó email mới gửi và nhận.

    6 giờ chiều khi mọi người về hết là Tony đi ăn cơm, xong vô làm tiếp, đêm nào cũng một mình ở văn phòng đến 9-10 giờ. Lên mạng tìm khách hàng mua tôm từ mấy nước khác, tránh phụ thuộc vào khách hàng Nhật hoặc vô website của các doanh nghiệp ở các nước như Bangladesh, Indonesia.. để tìm thêm nguồn cung cấp tôm nguyên liệu cho mình. Làm nhiệt tình nên khách hàng và đơn hàng tăng lên đáng kể. Anh sếp thương, sắm cho các Nokia màu đen có ăng ten dài, và tháng được 300 ngàn tiền mua card. Tiết kiệm tiền cho công ty nên chỉ dùng điện thoại để bàn công việc, còn gọi việc riêng thì toàn gọi kiểu nói nhanh mấy giây không tốn tiền, nói như nạt nộ, kiểu "qua tao chơi", hay "ăn cơm chưa" rồi cúp máy..

    Để kể tiếp, một lần, Tony được bên Ấn Độ cho đi tham quan. Tự nghĩ nếu đi một mình thì uổng nên đứng ra tổ chức đưa đâu chục khách, toàn chủ doanh nghiệp chế biến thủy sản cả nước đi cùng. Bữa Tony về quê làm hộ chiếu, đứng giữa làng nói tiếng Anh qua điện thoại với anh Naidu bên Ấn, cả làng bu lại nghe. Đồn thổi rân trời, nói thằng Tèo con bà Hai dạo này nói tiếng Anh như mấy ông Mỹ trên tivi.

    Tony cũng mò lền lãnh sự quán làm visa, rồi lên phòng vé Singapore Airlines trả giá khí thế để tìm chuyến bay giá rẻ nhất. Tác phong nhoay nhoáy. Xong cái gọi mời mọi người lên Sài Gòn họp đoàn, chuẩn bị đi. Mới 22 tuổi mà đứng phát biểu hướng dẫn mọi người khi đi nước ngoài phải chuẩn bị cái này, chuẩn bị cái kia, trong khi khách toàn là các đại gia đi Mỹ như đi chợ.

    Còn nhớ chuyến bay hôm đó là chuyến SQ172 qua Sing vào lúc 4 giờ chiều, ở đêm để nối chuyến sang Chennai lúc 8 giờ tối. Trên máy bay Tony còn bày đặt giải thích cho một em tiếp viên sự khác nhau giữa "transit" và "transfer". Ai cũng đinh ninh Tony là hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nhưng thật ra, đó là lần đầu tiên đi máy bay và xuất ngoại.

    Dẫn đoàn xong, khi về lại Sài Gòn ai cũng dúi cho 50 hay 100 đô, nhưng mắc cỡ hẻm nhận. Khách ép quá nên cũng đành phải lấy, ngày mai lên công ty nộp lại cho sếp, anh cười ha hả, nói người ta boa là do em đối xử dễ thương với người ta, em lấy đi chứ mắc mớ gì nộp cho công ty. Mừng rơn, bèn rủ bạn T. A lên Nguyễn Thượng Hiền ăn ốc. Còn dư ít tiền, nộp hồ sơ xếp hàng để mua chiếc Wave Alpha 10 triệu, thay thế chiếc cúp cánh én 1 số sau 2 số trước cũ quá. Đi xe xấu nên cua gái đẹp miết hẻm được vì tụi nó hồi đó đòi phải có xe Dream.

    Tin Tony đã đi ngoại quốc làm bạn bè vui lắm, lâu lâu nhận một cuộc điện thoại hẹn ra cà phê nhờ chia sẻ kinh nghiệm. Trong xóm trọ có bạn Ngọc Diệp, nhà khá giả, chuẩn bị đi du học, cũng chạy qua hỏi. Mặc dù chỉ mới có đi Ấn Độ nhưng Tony cũng tích cự tư vấn. Cái Diệp hỏi khi người ta mời mình đi xe ô tô, mình phải đứng ngồi thế nào để thể hiện là đứa sang trọng vậy ông? Tony nói bạn mở cửa xe ra hén, phải đưa mông vô ngồi trước, rồi mới rút hai chân lên, rồi mới đóng cửa lại. Chứ không phải lom khom chui đầu vô đâu nha. Cái Diệp lắng nghe, nuốt từng lời. Vừa sang Úc, ngày đầu tiên áp dụng liền. Đứng xếp hàng chờ xe đến trường, xe vừa tới, cửa vừa mở, cái Diệp liền đưa mông vô ngồi xuống liền, sau đó rút hai chân lên. Ông tài xế hoảng hốt. Mọi người trên xe nhìn cái Diệp với con mắt thương cảm.

    Cũng lỗi tại Tony. Lẽ ra phải nói kiểu ngồi ấy chỉ cho xe ô tô con bốn chỗ, không áp dụng cho xe buýt.
     
  7. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Ăn Uống Kiểu Tony

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Heo thì phút (Healthy foods) là các loại thực phẩm giúp chúng ta khỏe mạnh. Tony đi Tây đi Tàu, gom nhặt trí tuệ của nhiều dân tộc, phỏng vấn nhưng cụ ông cụ bà sống trên trăm tuổi mới rút ra được. Mình dáng bắt chước để sống thọ thọ chút, coi con cháu nó lớn lên ra làm sao, coi thiên nhiên cây cỏ ruộng vườn xanh mát ra sao rồi sau đó, mãi mãi chìm vào cát bụi, như vốn dĩ con người xưa nay vẫn thế.

    Các hoàng đế xưa nay ở mọi quốc gia đều mơ ước cháy bỏng là "bất tử", "trường thọ" tuy nhiên đều chết sớm vì bệnh tật, dù quan thái y cho ăn toàn cao lương mĩ vị. Nên những quan niệm cũ về đồ ăn bổ dưỡng cần phải xem lại dưới góc độ khoa học hiện đại.

    Các nhóm thức ăn chính là tinh bột, đạm, chất béo, rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin. Chất mắc tiền nhất trong các loại trên là đạm. Cũng là nguồn gây bệnh tật nhiều nhất. Đạm càng ít chân càng tốt.

    Đạm không chân: Đậu các loại (xanh, đỏ, phộng, đen, nành.), tàu hũ, đậu phụ, tào phớ. Cá, lươn, trứng, tảo, sữa, phô mai.. đều là đạm không chân. Ăn cái này tốt nhất. Nên ăn 3-4 ngày/tuần.

    Đạm một chân: Rong biển, nấm các loại: Tốt nhì. Nên ăn 1-2 ngày/tuần.

    Đạm hai chân: Gà, vịt, ngan.: Đạm này nên ăn 1 ngày/tuần.

    Đạm bốn chân: Heo, bò, dê: Nên ăn 1-2 lần/tuần vì khó tiêu.

    Đạm nhiều chân: Cua, tôm: Nên ăn 1-2 lần/tháng vì khó tiêu.

    Nếu các bạn tuân theo biểu đồ này, các bạn sẽ không bị bên Gout, gương mặt sẽ thanh tú, dáng vóc sẽ đẹp đẽ sang trọng, bụng không béo trông xấu xí, mệt mỏi. Mặt đỏ gay gắt, nọng dưới cằm xệ ra, da căng bóng đầy mỡ, ham ăn ngủ x, y hơn lao động học tập.. là do có chế độ ăn ngược lại với biểu đồ trên. Đây là quan niệm của người Nhật và người Ý. Họ thích ăn cá, rong biển nên thọ, sống miết, gương mặt ai cũng nho nhỏ xinh xinh. Tuy nhiên việc người già ở Nhật ăn cá voi khiến thế giới lên án, gần đây người trẻ nước này đã bỏ văn hóa này.

    Ngày xưa, cả thế giới đều chìm vào trong đói kém. Nên miếng ăn nó quan trọng với nhiều dân tộc. Tuy nhiên, khi kinh tế khá rồi, thì tư tưởng phải khá theo. Phải từ bỏ những cái cũ lạc hậu, chỉ ăn healthy foods thôi.

    Cây cỏ có ba nhóm là cây cảnh, cây hoang dã và cây trồng đại trà (dùng hạt giống và kĩ thuật để trồng qui mô lớn). Chỉ ăn cái thứ ba. Đừng có mấy chậu hoa trồng cho đẹp nhà cửa đường phố xóm lòng cũng nhổ lên ăn, mấy cây trong rừng trồng cũng chặt, phải để nó sống để tạo oxy cho mình thở và cân bằng sinh thái, con cháu mình có chỗ sống bền vững.

    Thú vật cũng ba nhóm. Thú cưng làm kiểng trong nhà như chó mèo khỉ.. mình thường đặt cho nó cái tên. Thú hoang dã như rắn rùa hổ báo voi trên rừng, tự sinh tự diệt. Đừng bắt ăn thịt con này, đánh bẫy con kia, khiến tự nhiên bị mất một mắc xích trong chuỗi thức ăn, dẫn đến tuyệt diệt cả một chủng loại. Và thú nuôi dưới dạng nông trại, như gà, bò, heo.. là nguồn thực phẩm, mình bơm tinh ấp trứng, muốn cho sinh sản cỡ nào cũng được. Cũng chỉ được ăn cái thứ ba. Nếu ba ba, cá sấu, le le.. trong tự nhiên thì không ăn, phải bảo tồn. Nhưng nếu họ nuôi thành nông trại thì O. K.

    Cách chế biến của người Châu Á cũng có vấn đề. Vì khi giết thịt, người Châu Á hay cắt tiết, cho máu chảy từ từ rồi con vật chết vì mất máu, vì chúng ta ăn luôn cái máu đó dưới dạng "huyết". Việc gây đau đớn một con vật như vậy, bên Tây có "súc quyển" tức quyền gia súc, không được hành hạ động vật, vì nó cũng có thần kinh, cũng đau đớn khi bị thương. Nhưng thôi mình nhìn ở góc độ khoa học đi, thường thì khi đau đớn kéo dài, con vật sẽ tiết ra chất độc để thần kinh nó dịu hơn. IQ thấp lè tè như gà, heo, bò.. khi mình làm thịt đồng loại nó, nó vẫn nhởn nhơ ăn thóc, gặm cỏ, nhưng nó vẫn biết đau khi mình giết. Còn động vật bậc cao hơn như khỉ, mèo, chó, rắn.. nó sợ hãi đến cùng cực nếu thấy đồng loại bị giết. Khi sợ hãi cùng cực, cơ thể nó lại tiết ra nhiều chất độc hơn để trấn an. Nên khi mình ăn vào, không tốt cho sức khỏe. Thành phố Ngọc Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc là nơi tiêu thụ chó mèo khỉ rắn lớn nhất thế giới, tuổi thọ trung bình của dân cư ở đây chỉ 2/3 so với dân các vùng khác của Trung Quốc, kể cả vùng khắc khổ như Cam Trúc, Thanh Hải.. dân vẫn sống thọ hơn. Tony có anh bạn than ở đây tên Zhu, anh Zhu chẳng ăn gì ngoài động vật hoang dã vì anh có tiền. Rắn thì cứ phải cắt tiết để anh nuốt tim, húp máu sống trộn với rượu, mật gấu luôn có trong tủ lạnh, sâm cầm anh ăn ngày một cặp, thịt hổ thì tháng/lần, con gì an cũng bắt ngâm rượu.. nên nhà anh trên tường nhung nhúc đầu voi, sừng trâu, hầm rượu toàn rượu ngâm bào thai hổ, rắn rết chim muông chứ không phải hầm rượu vang sang trọng quí phái như nhà Tony. Anh Zhu trong một lần ăn tiết canh con lợn mường nào đó, con sán thoát ra thành ruột, chui lên não. Anh qua tận Mĩ để mổ nhưng cũng không được, cứ mổ là nó trốn mất. Anh mài sừng tê giác uống miết mà bệnh càng nặng hơn, anh không ngờ trong sừng tê giác, người Nam Phi đã tiêm thuốc độc vào để hạn chế săn bắn. Cách đây mấy tháng, anh ấy đã "sự quang" (nghĩa là tử vong, tự nhiên tới đoạn này chêm tiếng Tàu vô cho người ta biết mình rành nhiều sinh ngữ).

    Trứng vịt/gà rất tốt cho cơ thể, nhưng phải là trứng tươi. Trứng lộn hoàn toàn không mát như nhiều người nghĩ. Con vịt con trong trứng khi mình luộc lên, nước sẽ nóng từ từ, con vịt con trong tưởng là trái đất biến đổi khí hậu, nên ráng thích nghi. Thích nghi một hồi thì hóa ra là bị luộc, nước sôi lên trăm độ. Con vịt con bên trong chết, nhưng đạm của nó không tốt nữa, vì đã bị biến hóa theo hướng đạm xấu. Kiểu con giun xéo lắm cũng oằn, cứ lấy cái đũa xéo nó miết thì nó cũng oằn người lên một cái rồi mới chết.

    Cho nên các loại tiết canh, huyết tương, bào thai các loại như hà nàm rắn, trứng lộn, sừng tê giác, hổ báo, thịt chó mèo khỉ vượn, chim muông hoang dã.. không tốt chút nào. Rượu ngâm động vật mình cũng từ chối nhé, chỉ rượu hoa quả thì uống vài ly, nói xin lỗi, tôi chỉ dùng heo-thi phút (healthy foods). Bia chỉ uống bia xịn, tùy theo cảm hứng, uống mà phải lái xe thì một ly nhỏ. Còn bữa nào ngủ lại hoặc đi chơi xa tiệc tùng với bạn bè cơ quan thì túy lúy luôn cho đời nó hưng phấn, miễn là có chỗ ngủ an toàn, không lái xe có thể gây hại người khác. Ai ép mình, giận mình kệ họ chứ, "heo" (health) là của mình, mình phải giữ, lúc mình bệnh, mình "sự quang" họ cũng tới chia buồn với cái vòng hoa "thành kính phân ưu" là cùng chứ gì. Nên chả cần cả nể mà phải hạ mình xuống tham gia vào các hủ tục lạc hậu như ăn tiết canh, thịt chó mèo, động vật hoang dã, uống rượu ngâm động vật cho vui lòng họ.

    Người Tàu cũng có món gà đi bộ. Con gà sẽ bị cột chặt đặt trên cái chảo nóng, dưới này đốt lửa. Nó thấy nóng, co một chân lên. Rồi thả chân này lên chân kia xuống, cứ thế cặp chân đó, hầm thuốc bắc, nói bổ dưỡng. Nhưng ăn xong chỉ thấy ngày càng ốm yếu. Người Hàn thì bắt con bạch tuộc sống chấm sốt rồi bỏ vào miệng, con bạch tuộc sẽ bám vào thành cổ, tạo cảm giác thú vị cho người ưa cảm giác mạnh, với điều kiện là răng phải chắc khỏe, nhai nuốt phải thật nhanh. Tony có anh bạn tên Kim, một lần anh ăn bạch tuộc sống ở một nhà hàng Seoul, tốc độ nuốt không bằng khả năng bám dính của con bạch tuộc, anh Kim bị ngạt thở và cũng đã "sự quang".

    Bộ đồ lòng của gà vịt heo.. mình cũng không nên ăn nhiều. Vì các loại thực phẩm này đều nuôi dưới dạng ông trại, cho ăn thức ăn tổng hợp, trong đó có nhiều kim loại nặng vẫn còn tồn trữ trong các nội tạng. Nên bộ lòng không còn sạch sẽ và ngon lành như xưa. Chúng ta cũng có thể ăn, nhưng ít lại. Còn tiết canh thì tuyệt đối không, thế giới hiện đại bây giờ sản sinh nhiều chủng virus mới, chưa kể sán lãi các loại trong máu động vật sống, ăn vào chỉ gây hại chứ không có "mát bổ" như người ta vẫn tưởng.

    Trong khi đó, hoa quả lại là một nguồn bổ dưỡng đến kỳ diệu của thiên nhiên. Cây xanh nó hay lắm, nó bọc quanh "hạt" tức mầm sống hế hệ sau một lớp thịt quả rất thơm ngon. Trong tự nhiên, khi quả chín rớt xuống, lớp thịt ngọt ngào bọc xung quanh hạt sẽ là dinh dưỡng cho hạt nảy mầm, sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu. Đu đủ, bó đỏ, cà chua, dưa hấu, na.. đều có lớp thịt thơm ngon bọc quanh hạt là vì vậy. Mình nên tập trung ăn cái này, lấy hạt ra, gieo xuống, giờ có phân bón rồi nên không lo hạt thiếu dinh dưỡng để nảy mầm vươn lên.

    Vậy nhé, chúng ta cùng nhau ăn healthy food, đạm ít chân, rau xanh, hoa quả.. Trừ lý do tôn giáo phải ăn chay, người bình thường nên ăn uống đầy đủ các nhóm, chỉ ăn chay không cũng không tốt cho sức khỏe. Cố gắng ăn uống lành mạnh, ăn để sống một cuộc đời tươi đẹp, chứ không phải sống để ăn – gặp cái gì cũng há mồm ra. Rồi cơ thể mập béo ú ù, mặt xổ nọng, đi lại nặng nề nhìn ớn quá. Mình cũng phải tập thể dục thể thao thường xuyên để đừng có "sự quang" sớm.

    Một tháng nên tổ chức ăn uống "tam thanh" vài ngày. Tam thanh là thức ăn thanh đạm để cơ thể được thanh lọc và gương mặt được thanh tú.

    Heo thì phút. Heo thì phút.
     
  8. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Điền Vào Dấm Ba Chấm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở một ký túc xá nọ, sinh viên hay truyền nhau về câu chuyện cái Lan và bịch bột giặt. Số là chiều hôm đó, cái Lan đi ra ngoài mua bịch bột giặt rồi về ký túc xá giặt đồ. Tới cổng bảo vệ ký túc xá thì anh bồ đến thăm rủ đi chơi, nên cái Lan gửi bịch bột giặt cho anh bảo vệ rồi leo lên xe đi. Anh bảo vệ do không coi ngó nên người khác lẻn vào lấy mất. Cái Lan về tiếc tiền, tức khóc và bắt anh bảo vệ đền mấy chục ngàn để cô mua bịch bột giặt mới. Ngày hôm sau, trên trường ầm ĩ với nhau là cái Lan, quê Sơn La, ở phòng A217 ký túc, vừa có thai. Tụi mày biết tác giả cái thai là ai không, chính là anh bảo vệ đấy. Anh bảo vệ không chịu thừa nhận nên cái Lan nó khóc đòi anh đền mấy chục ngàn.

    Sinh viên là trí thức, mà còn hiếu kỳ và tò mò vậy huống chi dân thường, càng rảnh rang thì càng nhiều chuyện lắm. Ở quê thì nói chung tò mò hơn thị thành, nhưng rồi người ở thị thành cũng không quên thói quen này nên cũng tò mò, hình thành đất màu mỡ cho các tờ báo lá cải. Người nổi tiếng thì càng bị tò mò chuyện đời tư. Nói chuyện một hồi thì ai cũng quen ca sĩ này diễn viên kia. Và ai cũng khẳng định là có quen biết hay tận mắt thấy, tận tai nghe, để tăng dần tính thuyết phục. Lúc Tony còn đi học đại học, ở trọ chung với nhiều bạn. Nửa đêm cả nhà trọ xôn xao, đánh thức nhau dậy, ra cầu Sài Gòn coi vì có người nhảy cầu tự tử. Thế là cả nhà trọ đi hết, Tony bị bắt đi coi xe máy giùm, để mọi người lên lan can cầu quan sát cho dễ. Trời thì khuya, tới 2-3 giờ sáng rồi mà hàng trăm người vẫn cứ nhìn chăm chăm xuống dòng nước trong khi đội cứu hộ thì tất bật. Tony nói thôi về nha, mai tao đi thi thì tụi nó chửi dữ dội, nói phải ở lại coi cho biết chứ, thi thi cái gì, thi lại được. Hiếu kỳ tức là "ưa thích sự kỳ lạ", vốn nằm trong gen của nhiều người, hầu như không thể bỏ được.

    Ở một làng quê nọ, đêm đến hai vợ chồng nhà X to tiếng trị tội thằng con, thằng con quì gối không được nói, cửa thì đóng nên hàng xóm bỏ ăn bỏ ngủ bu quanh nhà, miệng mồm im thin thít để lắng nghe và thấu hiểu. Khổ là tiếng được tiếng mất, do lúc đó các đương sự tự nhiên nói nhỏ lại. Đám đông ghé tai sát vách, ráng lắng nghe nhưng chả rõ gì cả, có nhiều dấu ba chấm trong một câu nói. Thế là đám đông bên ngoài tự động điền vào chỗ trống đó, tùy theo khả năng sáng tạo.

    Cả làng suốt đêm trằn trọc không ngủ, chỉ mong tinh sương sớm mai ra chợ kể nhau nghe. Đâu trưa trưa bà vợ nhà X đi chợ, gặp ai cũng nghe nói kiểu sáng nay vẫn dậy đi chợ được à, hay mua thịt cho nó ăn làm chi em ơi, đàn ông nó vậy đó em, em có hầu hạ cho lắm thì nó cũng có bồ khác thôi. Chị vợ nghe xong không biết là chuyện nhà mình, tưởng chị hàng thịt có tâm sự nên nước mắt lưng tròng vì thương chị ấy. Đi về, quăng miếng thịt xuống bếp, lên nhà trên để kể cho chồng nghe rằng chị bán thịt chợ mình vừa bị chồng bỏ tội lắm anh à. Anh chồng liền gọi bạn bè qua làm xị rượu làng Vân để thảo luận đề tài khoa học cấp thôn: "Vì sao mấy cô hàng thịt hay bị chồng bỏ".

    Xưa Tony có một anh tài xế rất vui vẻ. Bữa đó đừng khá đông nhưng anh không tập trung lái gì cả, chỉn nhìn ra cái gương chiếu hậu bên phải. Thấy anh nhìn hoài nên Tony cũng nhìn theo, nhìn thấy hai thanh niên đang đi xe máy, vừa đi vừa chỉ chỏ bàn tán về cái xe của Tony. Nó chạy theo khá dài nên Tony nghĩ chắc là sợ nó bẻ gương hay gì đó nên anh ấy đề phòng. Ai ngờ lúc đèn đỏ ngừng lại, thấy anh tài xế hạ kính xuống, thò đầu ra nói: "Xe này bảy tỉ chứ không phải hai tỉ đâu Phúc ơi, Minh nó nói đúng đó". Tony hỏi ủa chuyện gì vậy, anh quen tụi nó hả? Ảnh nói đâu có, tại tui nhìn qua gương, thấy hai đứa nhép miệng nói qua nói lại về đề tài cái xe mình, tui hiểu hết. Thằng lái xe tên Phúc, thằng sau tên Minh, tụi nó nói đúng hết các chi tiết, chỉ trừ cái giá xe nên tui lật đật đính chính.
     
  9. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chuyện Nhà Anh Khổm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tony có anh bạn thân người Thái tên Khổm, chủ một nhà máy phân bón ở ngoại ô Bangkok. Nói là bạn chứ anh cũng già rồi, có ba đứa con cũng trạc tuổi Tony. Làm ăn rồi quen.

    Trong những năm đầu 90, kinh tế xã hội Thái Lan giống nước mình bây giờ, phần lớn học sinh thi vào kinh tế, tài chính. Hai đứa đầu của anh Khổm cũng vậy một đứa quản trị, một đứa khá giả, tốt nghiệp xong, một đứa qua Anh, một đứa qua Úc lấy bằng thạc sĩ quản trị. Rồi về nước. May mà có cái công ty của gia đình, chứ không thì hai đứa này cũng xin việc trối chết.

    Vợ chồng anh Khổm giống nhiều người từ dưới quê đi lên, xây dựng sự nghiệp ở Bangkok xong, muốn con cái có tương lai nên cũng lo cho tụi nó vô toàn trường chuyên lớp chọn, bên Thái gọi là trường tư, tốn tiền ghê lắm. Nhưng sau đó thì chìm lỉm, không còn chút dấu ấn gì xứng đáng với sự đầu tư ấy. Đứa nào vô công ty đa quốc gia làm lương 2000 đô/tháng là tự hào ghê lắm, thời gian còn lại chỉ quan tâm đến áo hiệu quần hiệu, bữa này chỗ này sale off, tuor du lịch nước kia đang hạ giá rồi tíu tít nhau đi chơi. Khi kinh tế Thái Lan cứ giẫm chân tại chỗ, toàn gia công cho nước ngoài suốt một thời gian dài. Một thế hệ con nhà thành phố khá giả, chẳng có động lực gì phấn đấu, ăn uống có người lo, tài liệu học tập có người cung cấp.. nên làm não bộ mất khả năng tự tìm kiếm thông tin. Vô công ty làm bị các đồng nghiệp coi thường, trề môi nói tụi mày vô được công ty này là nhờ cha nhờ mẹ. Vì không tự mình kiếm sống nên không có trải nghiệm, lúc họp công ty tụi nó đứng lên phát biểu nghe không thu hút gì. Mặc dù hai đứa con anh Khổm cũng hòa đồng và lễ phép, nhưng nói chung làng nhàng, tẻ nhạt.

    Đến cậu út, anh Khổm thay đổi hướng nghiệp. Cho nó học kĩ thuật thuật trước, sau này học quản trị để trở thành nhà kĩ trị, vì đứa út này biết vượt sướng. Anh thuyết phục nó học nông lâm. Nó đầu tiên không chịu, nói dơ dáy đất cát. Nhưng sau một năm, nó tự nhiên đam mê. Anh nói giống như con người có nguồn gốc động vật nên trở về với đất cát là thấy khoái. Tốt nghiệp xong, nó sang California làm thạc sĩ. Anh nói, trường Fresno State sang tuyển, nhận hết cả lớp nó, cho học bổng hết, trừ mấy đứa dốt tiếng Anh. Qua được ba tháng là tụi nó bắt đầu để dành được tiền, đi phụ thầy cô, đi hái nho hái táo, nuôi giấm hay làm hướng dẫn viên cho khách Thai tham quan công viên Yosemite gần đó. Trường Fresno này Tony cũng từng đến. Ôi nhìn cơ ngơi của nó mà mê, nằm giữa những cánh đồng nho bạt ngàn. Các tổ chức quốc tê như FAO (tổ chức Lương nông thế giới), FDA (tổ chức Quản lý an toàn thực phẩm), các tập đoàn như Monsanto, Bayer, Dow Chemical, Syngenta, BASF.. đến đặt cọc trước, giành giật sinh viên, thất bắt mệt. Cậu Út được FDA tuyển, đưa đi đào tạo thêm rồi về phụ trách FDA Thái Lan, chuyên kiểm nghiệm các lô hàng trái cây xuất khẩu. Nhờ một thế hệ những người Thái giỏi giang như vầy, mà trái cây Thái đi vô được hầu hết các siêu thị trên thế giới. Riêng xuất khẩu cho Trung Quốc hoa quả nhiệt đới như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt.. cũng đem lại cho nông dân Thái sự giàu có tột bậc. Thế hệ cậu Út còn chọn các ngành kĩ thuật như hóa chất, cơ khí, máy móc, xe hơi, điện tử.. mặc dù học kĩ thuật nhưng đứa nào đứa nấy tiếng Anh giới nên vô mấy hãng nước ngoài làm hết. Đâu 5-10 năm là có thể ra riêng tự sản xuất một cái gì đó Made in Thailand, nhờ tiếng Anh giỏi nên ra tiếp thị với thế giới bên ngoài, người ta mua ào ào. Cả thế giới ớn hàng Trung Quốc quá, tìm miết mới có hàng của một nước có giá cả cao hơn Trung Quốc một chút mà chất lượng hơn hẳn, đó là hàng Thái. Thế hệ cậu Út góp phần xây dựng nền công nghiệp sản xuất Thái Lan hùng mạnh, số 1 Đông Nam Á và thứ 10 thế giới về sản xuất xe hơi, top 5 thế giới về điện tử, đồ gia dụng, máy tính đồ chơi.. Du lịch cũng mạnh, nông nghiệp cũng mạnh, giờ công nghiệp cũng mạnh nữa thì dân Thái ngày càng giàu có, sung túc.

    Cậu Út nói, bạn bè của em nhìn lại 10 năm ra trường đều thành đạt cả. Đứa được giữ lại làm giảng viên, đứa làm việc cho mấy tổ chức quốc tế, đứa tự mua đất trồng trọt chăn nuôi, CHO VIỆC cả trăm lao động. Đứa nào cũng triệu phú đô la trở lên, đời sống hết sức phong lưu vì có một tuổi trẻ học như điên, làm như điên, chấp nhận lấm lem dầu mỡ trong các nhà máy. Chứ không có sức dài vai rộng mà mặc quần tây đóng thùng, ôm cái laptop ngồi quán café Starbucks ở Bangkok chat chit chờ ngân hàng này, công ty kia tuyển thì vác đơn đến XIN VIỆC. Chả có cái nghề gì ngoài bằng cấp gọi là quản trụy kinh doanh (cách nói vui của sinh viên quản trị kinh doanh).

    Tự nhiên ngồi nghĩ, nếu bây giờ mà 18 tuổi, Tony sẽ chọn kĩ thuật như như nông nghiệp, thủy sản, hóa công nghệ, sinh công nghệ, máy móc điện đóm.. để học ngay. Rồi mần tiếng Anh thiệt giỏi để làm cái MBA ở nước ngoài. Kinh tế không khó, nắm phương pháp và chăm đọc sách, chăm tự học là OK. Học kĩ thuật trước, kinh tế sau thì dễ hơn 22-23 tuổi mới ôn lại Toán, Lý, Hóa để thi Kỹ thuật.

    Trở thành một nhà kỹ trị vẫn có gì đó thú vị hơn. Quan điểm riêng của Tony là như vậy.

    Nếu bây giờ mà Tony 18 tuổi. Ối chà chà, với gương mặt thanh tú như vầy, có khi lại đi đóng phim ca nhạc làm nên làn sóng T-Pop, cạnh tranh với K-Pop của Hàn Quốc cũng nên.

    18 tuổi, 18 tuổi..
     
  10. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Phần III: Boarding – Lên máy bay

    * * *​

    Hồng Ngự Mang Tên Em

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một buổi sáng ở Bến Lức Long An. Như mọi ngày, chị Lành (quê Hồng Ngự) phải ròng rã đi bộ cả chục cây số để mời mua vé số, gặp ai cũng mời cũng chào, nụ cười đôn hậu. Sáng đó, chị gặp anh Tuấn, làm nghề chạy xe ba gác đang uống cà phê. Thấy chị tội nghiệp, anh Tuấn mua ủng hộ 20 tờ, nhưng hẻm có tiền trả, nên nói thôi chị cứ giữ giùm. Nếu tới chiều mà còn thì đưa cho tui, tui trả tiền cho, coi như giúp đỡ. Nói rồi anh chạy đi chở hàng, nụ cười sáng loáng. Dưới miền Tây, người lao động hay vậy. Dù nghèo khổ vẫn không quên giúp đỡ những người nghèo giống mình, ăn cái bánh cũng bẻ đôi cho người bên cạnh, chứ không phải đợi có tiền mới đi làm từ thiện, thể loại đó thì chỉ miệng mồm chứ muôn đời chả giúp ai.

    Ở miền Tây, người ta hay cười. Cười hồn nhiên theo kiểu văn hóa Miên Thái, ít chửi bới văng tục nặng lời ghim gút với nhau kiểu văn hóa Tàu. Trong suốt hơn 300 năm mở cõi, những cư dân Việt ở đây đã phải biết thoát Trung như thế nào về mặt tư duy và văn hóa. Nhưng vì tài nguyên phong phú, nên ở miền Tây có rất nhiều người làm biếng, thích hưởng thụ hơn lao động. Và cũng bị đánh giá là ít sâu sắc, kém khoản ăn nói hoa mỹ. Nhưng suy cho cùng, cái tâm sáng mới là cái đáng trân trọng. Chứ ăn nói sắc sảo khôn ngoan mà chi. Sắc sảo thì có đứa sắc sảo hơn. Khôn ngoan khéo léo thì có đứa khôn khéo hơn. Chỉ có trung thực thì không có tính từ so sánh hơn (Trong tiếng Anh, beautiful thì có more beautiful, the most beautiful nhưng honest (trung thực) thì không có more hay most gì cả).

    Cái chiều hôm đó, ông trời có mắt, trong 20 tờ vé số đó có 4 tờ trúng đặc biệt. Trị giá 1 tờ là 1 tỷ rưỡi. Và 16 tờ còn lại thì cũng có giải này giải kia.. nên tổng trị giá là 6.6 tỷ. Chị Lành dò thấy trúng nên mới gọi anh Tuấn tới quán cà phê hồi sáng, kêu "trả lại cho tui 200 ngàn tiền anh mua thiếu rồi tui mới đưa 20 tờ vé trúng thưởng cho anh". Anh Tuấn tới, móc túi đưa chị Lành 200 ngàn, nhận 20 tờ. Boa luôn 1 tờ đặc biệt. Thế là chị Lành có được 1.5 tỷ, còn anh Tuấn thì vẫn còn 5.1 tỷ. Mọi người nói sao chị không giữ lại, im luôn thì anh Tuấn cũng đâu có biết, thậm chí có biết cũng không làm được gì vì số trên vé bao nhiêu thì chỉ có chị Lành biết thôi. Chị Lành trả lời hồn nhiên là "Hai chục tờ này anh Tuấn nói là mua rồi, tui để riêng, trúng trật gì cũng của ảnh. Tui chỉ giữ giùm. Tui mà im luôn thì người ta coi tui ra gì".

    Tony đọc mẩu tin trên mà cười ra nước mắt. "Coi tui ra gì" à, chị như thế nào thì người ta coi ra như thế ấy chứ. Thích hành động chị Lành gọi điện đòi cho được 200 ngàn tiền bán thiếu. Dân làm ăn phải vậy. Sòng phẳng để được bền lâu. Và cũng thích cách anh Tuấn đưa lại 1 tờ trúng đặc biệt. Một sự tưởng thưởng rất hào sảng của người phương Nam.

    1328226800-trung-ve-so2. Jpg

    Mẹ con chị Lành

    Và cho dù ở ngoài kia, người ta có đảo điên chụp và giật, cho dù trên phương tiện truyền thông, hàng ngàn doanh nhân doanh nhéo với bao nhiêu là danh hiệu vẫn không biết TÍN biết nghĩa là gì, câu chuyện chị Lành như 1 dòng suối mát trong giữa sa mạc khô cằn của sự thiếu niềm tin. Có bao nhiêu người mang tiếng làm ăn lớn nhưng trở mặt như trở bàn tay, nuốt lời như cơm bữa, thì trong lòng Tony, chỉ có chị Lành xứng đáng với danh hiệu doanh nhân. Duy chỉ 1. Câu chuyện của chị xứng đáng được đưa vào giáo khoa thư.

    Chị đã làm rạng danh quê hương Hồng Ngự, ít ra trong các quán cà phê, quán nhậu vỉa hè. Người ta vinh danh chị như vinh danh 1 cái đẹp, dù lẻ loi giữa cuộc đời này. Trong khi chị chỉ là 1 người bán vé số ở một huyện biên giới rất xa xôi. Nhìn ảnh chị chụp trên báo, nhìn nụ cười hồn nhiên của chị và anh Tuấn, trong đầu bất chợt vang lên bài hát "Hồng Ngự mang tên em" * của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng.

    "Tôi sẽ về thăm quê hương Hồng Ngự.

    Nhìn lúa Tháp Mười vươn lên đầy đồng.

    Nhìn dòng Tiền Giang êm ái.

    Nhìn cánh chim trời tung bay.

    Mà nghe luyến lưu dâng đầy.."

    Mỗi độc giả TnBS hãy là một chị Lành. Để mình đi đâu, làm gì, quê hương mình, đất nước mình cũng được thơm lây. Tiếng "Lành" thì sẽ vang xa.
     
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...