Trên Đường Băng - Tony Buổi Sáng

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nyanko, 6 Tháng một 2020.

  1. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Học Giùm Tôi Cái

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mấy bữa nay Villa de Tony nhận nhiều người bà con dưới quê lên, chủ yếu là tư vấn cho cháu nó học cái ngành gì. Anh chị em họ hàng của Tony bắt đầu có con đang học cấp 3, thời gian chọn trường Đại học rồi, nên việc định hướng rất gấp. Mấy bữa nay họ lại nghe nói gộp chung 2 kỳ thi tú tài và đại học với nhau nữa, nên hết sức hoang mang.

    Tony thì làm biếng trả lời mấy câu hỏi như vậy. Ai hỏi thì cứ bắt hỏi cháu nó xem nó thích cái chi thì học. Nhưng mấy anh mấy chị ngồi khóc, nói lặn lội lên Thành phố hỏi em, em thông thạo mọi thứ thì chỉ giùm, chứ em trả lời vậy chắc anh chị không ngủ được. Anh chị nói, học sinh bây giờ khộ lắm, 18 tuổi chứ không biết mình thích ngành gì đâu. Không đứa nào biết mình có thế mạnh gì, chỉ biết ngồi giải toán lý hóa ào ào vậy chứ cũng không hiểu bản chất của việc tính số mol hay vẽ đồ thị để làm gì cả. Nên trừ một số bạn giỏi giang thông tuệ cá tính, còn lại là theo ý mẹ ý cha. Như thằng Tèo con chị Bảy Hiếu, chị ấy thích có đứa con làm kỹ sư điện tử, thế là ép luyện toán lý hóa từ lớp 10, môn khác bỏ qua nên nó cũng đậu và tốt nghiệp được Đại học Công nghiệp, nhưng ra trường là bỏ nghề vì sợ điện giật. Học lệch từ 15 tuổi nên nói chuyện với nó chán òm, Việt Nam nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam cũng không biết, trải dài từ vĩ độ bao nhiêu đến bao nhiêu cũng không rành, bay từ Việt Nam sang Anh phải qua không phận những nước nào, nhà Lý trước hay sau nhà Nguyễn nó nói thôi chịu..

    Như thằng Tí con chị Hai Bình, chị họ của Tony, chuẩn bị năm sau là tốt nghiệp bác sĩ. Nó được anh chị đầu tư luyện toán hóa sinh riêng tháng nào cũng 3 triệu từ năm lớp 10 nên thi đậu vô Đại học Y khoa. Nó lại mắt cận nặng, tay chân quều quào, cầm dao kéo mổ xẻ chẳng ra làm sao vì nó không lao động chân tay, cầm dao gọt quả xoài cũng không được. Nhưng trường Y cứ 26 điểm là nhận, và thực ra cũng có cái kiểm tra sức khoẻ sơ sài trước khi nhập học, nhưng không ai biết nó thấy máu là sợ. Nếu nó tốt nghiệp và làm bác sĩ, giỏi lắm thì chỉ ở mức "hoàn thành công việc" chứ không có thăng hoa hay xuất sắc được, vì trời sinh ra nó không phải làm thầy thuốc. Hồi 18 tuổi, nó cũng không biết thích cái gì, đến khi gần lúc tốt nghiệp Đại học thì mới biết nên nói con biết vậy ngày xưa con thi kinh tế, giờ con chữa cháy bằng cách con sẽ đi làm trình dược viên bán thuốc tây cho mấy hãng dược phẩm.

    Thằng Tí thằng Tèo chỉ là 2 trong n đứa 17, 18 tuổi hoang mang trước ngã rẽ học cái gì để bước vào đời đây. Cả cha mẹ, thầy cô cũng đau đầu, và cứu cánh của họ duy nhất là xem ngành nào có thể có việc làm sau khi tốt nghiệp. Hóa ra, như vậy, việc học, việc chọn nghề là căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng lao động chứ không phải từ thực tế của mỗi cá nhân người học. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nhu cầu sẽ thay đổi sau thời gian, ví dụ năm 2008 nếu chọn thị trường chứng khoán mà học thì nghĩ sẽ có việc làm ngon, nhưng năm 2012 tốt nghiệp thì mới biết là ngành này hẻm có ai có nhu cầu nhận nhân viên mới nữa..

    Vậy giải pháp là cái gì? Tony thì may mắn đi nhiều, Trung Quốc, Hàn, Thái, Indo, Mã Lai, Philppines, châu Âu, Châu Mỹ.. nên thấy có một số cái có thể chia sẻ với các anh chị, hy vọng là anh chị sẽ giúp các cháu chọn ngành thật tốt. Còn một số anh chị cũng nói thôi thấy "con người ta" thất nghiệp quá trời, nên anh chị thôi cũng không cho nó học nữa, cho đi làm luôn. Tony ngạc nhiên vô cùng, vì thể loại 18 tuổi mà có thể đi làm, nó sẽ không để cha mẹ nó quyết định việc có học nữa hay không. Còn thể loại 18 tuổi mà không biết mình thích gì, không biết mình đam mê gì, có thế mạnh và điểm yếu gì, thì thôi đi học giùm tui cái. Nhà quá nghèo không có tiền, hoặc khả năng học không nổi (tức thi rớt), số còn lại thì có đậu đại học thì đi học giùm. Học theo hướng hiểu vấn để để có thể ứng dụng chứ không phải điểm số hay cái bằng. 4 năm sau, may ra đầu óc mới trưởng thành, mới biết mình muốn gì, thì cũng có cái trình ra cho người ta biết là mình cũng có được đào tạo (còn tiếp).
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  2. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chuyện Chọn Trường

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mùa tựu trường, Tony hỏi nhiều bạn vì sao bạn học ĐH, 10 bạn hết 9 bạn nói để có việc làm. Tại sao chọn trường này mà không chọn trường kia, các bạn nói nó "ngon" hơn. Tony hỏi ngon như thế nào, các bạn nói thì trường nổi tiếng khó vô, cơ sở vật chất hoành tráng, giáo sư nhiều.. (khái niệm trường ngon hay không ngon bị biến mất khi internet ra đời, giáo trình nào cũng có trên mạng cả, giáo sư nào dạy hay cũng có clip trên youtube tha hồ xem). Tony lại hỏi, vậy mục đích học trường ngon để làm gì, phần lớn các bạn nói để có việc làm ngon, tức lương cao, cơ hội được công ty đào tạo trong và ngoài nước, môi trường làm việc năng động, đồng nghiệp giỏi giang..

    Vậy thì bây giờ Tony sẽ giúp các bạn trong thời gian 4-5 học ĐH, mình sẽ luyện thi để được việc làm ngon ấy nhé.

    Ngoại trừ các ngành chuyên môn như kiến trúc sư, bác sĩ.. tức phải có chứng chỉ hành nghề, cách tuyển sẽ theo một quy trình riêng, còn làm văn phòng, kinh doanh, quản lý, thì họ sẽ tuyển theo hướng không quan tâm bằng cấp, chỉ quan tâm thực lực. Cho nên bạn muốn làm công ty nước ngoài hay công ty Việt Nam đẳng cấp, cứ yên tâm học ĐH tốp trên tốp dưới cao đẳng gì cũng được, hệ chính quy tập trung không tập trung, công lập hay dân lập, ở tỉnh hay ở thành phố lớn.. TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC. Người ta chỉ tuyển người, không tuyển bằng, nhớ nhé. 100% sinh viên tốt nghiệp với tiếng Anh thành thạo, kỹ năng mềm tốt, tư duy tốt, có văn hóa đọc, khỏe mạnh nhiều năng lượng, tính tình dễ thương trung thực tử tế.. thì đều có việc làm ngon như các bạn từng mơ ước.

    Ví dụ thông tin tuyển dụng của một công ty nước ngoài lớn tại Tp HCM:

    - Tốt nghiệp ĐH, cao đẳng, thậm chí không có bằng tốt nghiệp nhưng phải có bảng điểm để chứng minh đã học xong 1 chương trình đào tạo. Bất cứ trường nào, hệ nào trên khắp quả đất.

    - Ứng viên phải có ít nhất 2 năm đi làm (làm gì cũng được) để thể hiện sự chín chắn, nhận thức tốt để có sự trưởng thành, già dặn trong suy nghĩ và hành động. Nếu là sinh viên mới ra trường, thì phải chứng minh trong quá trình học có tham gia các câu lạc bộ, các đoàn thể, các hoạt động tình nguyện và xã hội, các công việc làm thêm, các công trình khoa học..

    - Trình độ ngoại ngữ phải do nước ngoài cấp như trong tiếng Anh là TOEFL, TOEIC hoặc IELTS, tiếng Pháp là chứng chỉ x, tiếng Trung là chứng chỉ Y, tiếng Nhật là chứng chỉ Z nào đó. Các chứng chỉ và bằng ĐH ngoại ngữ trong nước chỉ có tác dụng tham khảo.

    - Ứng viên sẽ gửi hồ sơ việc làm bằng email, trong đó thư ứng tuyển phải viết tay ghi rõ lý do chúng tôi nên chọn bạn.

    Hồ sơ gửi về địa chỉ.. bằng bưu điện hoặc scan bộ hồ sơ gửi qua email.

    Quy trình tuyển dụng:

    - Nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc để loại trừ các lỗi ngáo ngơ như viết sai chính tả, email không có tiêu đề (subject) hay subject chỉ là "tìm việc". Cách đặt tên file CV cũng phải "C. V của Nguyen Thi A" thì mới được, chứ chỉ ghi "CV" cũng bị loại luôn, vì họ nhận cả trăm email, email nào cũng ghi C. V thì họ sẽ lưu không được. Email gửi mà không có Mở đầu kết thúc, thưa gửi (dear) ở đầu email và trân trọng ở cuối thư cũng sẽ bị loại. Chỉ có hồ sơ đạt chuẩn, họ sẽ in ra và phòng nhân sự bắt đầu công việc phỏng vấn.

    - Sau khi qua vòng gửi xe, sẽ đến phần viết, kiểm tra trình độ toán học xem có nhầm lẫn về con số không, các bài test chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc. Bài test này họ cho thi online, gửi qua mail cho mình làm bài, và gửi lại trong vòng 1h cho họ. Họ cho mình "quay bài". Bạn nào tham khảo hay google giỏi cũng là 1 kỹ năng, nhưng nếu google sẽ không kịp trả lời. Phần này sẽ kiểm tra tính logic trong suy nghĩ, ví dụ số tiếp theo của dãy số sau là bao nhiêu, 1, 3, 5, 7.. Nếu mình biết điền vào số 9 thì coi như là người có I-ốt, qua.

    - Sau khi qua vòng này, sẽ tới phần NÓI. Tới đây là không online được nữa mà sẽ phải gặp mặt. Sẽ có một hội đồng phỏng vấn khoảng 10 người chất vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt (nếu vị trí chỉ cần tiếng Việt), mình sẽ phải đứng lên thuyết trình 1 đề tài để họ thấy phong thái tự tin của mình. Họ cũng sẽ hỏi dồn, hỏi qua hỏi lại, bạn nào lanh chanh lóc chóc hay không trung thực sẽ bị loại. Nên hãy từ bỏ thói quen nói dối để mình qua được vòng này nhé. Sau đó, các phòng ban coi mắt, thấy ưng ý ứng viên nào thì sẽ tổ chức gặp riêng thỏa thuận lương bổng, vị trí công việc, thời gian vô làm, làm ở Sài Gòn, Cà Mau hay Tokyo..

    Cơ hội việc làm là công bằng cho tất cả mọi người. Không cần phải "con vua" hay "con sãi" gì, cứ giỏi là vô làm tuốt. Và các bạn cũng hiểu vì sao hàng hóa sức lao động của anh A ế ẩm, không ai mua nên thất nghiệp. Hoặc sao anh B bán chỉ có 5 triệu/tháng mà chị C đến 1000 USD/tháng. Mình biết để điều chỉnh cách học tập, cách sống thay vì ĐỔ THỪA tại nền giáo dục, tại thầy cô, tại cái trường, tại cha mẹ không quen biết, tại không có tiền..

    Thực tế có nhiều bạn tốt nghiệp những trường không mấy tên tuổi ở tỉnh xa thật xa, như ĐH Mường Tè, ĐH Mù Căng Chải.. nhưng vẫn được vô làm các tập đoàn lớn, họp hành bên New York London suốt ngày. Không cần phải chen chúc vô ĐH ngon nào đó như mình nghĩ. Không có trường nào của Việt Nam nằm trong top 100 trường ĐH của thế giới, nên ngon hay dở chỉ có dân làng mình biết, ra biển lớn mình nói tốt nghiệp trường đó trường đó không ai biết nó nằm ở đâu. NGON là cá nhân bạn có NGON không, chứ không phải cái trường.

    Học là để biết, để làm, chứ không phải là để có bằng cấp, dù có bằng như loại giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ.. vẫn được coi như là ứng viên đó CÓ SỞ HỮU MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG THI CỬ, chứ không liên quan gì đến trí thông minh hay khả năng làm việc.

    Dù có học vị gì đi nữa, ứng viên buộc phải được kiểm tra các kỹ năng nói trên, qua được thì vô làm. Thậm chí người bà con gửi gắm con cháu vô cơ quan mình, các bạn cứ nhận hết, rồi tổ chức thi như trên. Qua được thì là người giỏi, nên nhận.

    Người ngon thì có việc ngon

    Trường nào cũng được, lon ton làm gì?
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  3. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Hành Trang Tuổi 20

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có mấy bạn gửi thư nói Tony giúp giùm, muốn đi Israel thực tập nông nghiệp, hạn chót hộp hồ sơ cho ĐH Nông Lâm là 31/5 mà bạn không có hộ chiếu, dù mọi tiêu chuẩn khác đều đạt. Nên rất tiếc cơ hội tuột mất tầm tay. Thôi thì không sao bạn nhé, cánh cửa này đóng thì cánh cửa khác lại mở ra. Chứ ai đâu để cửa chờ mình miết.

    Các bạn trẻ chuẩn bị hành trang như sau khi đã đạt 18 tuổi

    1. Hộ chiếu, nó chỉ là cái chứng minh thư quốc tế thôi. Mình là công dân toàn cầu, phải có cái này.

    2. Sức khoẻ: Nhất định phải cao to khoẻ mạnh, trai gái gì cũng phải thể thao ầm ầm vô. Các ĐH ở Việt Nam thường bỏ môn này khi vào giai đoạn 2, rồi nhiều bạn cũng quên luôn. Nên ra trường xanh xao ẻo lả, kêu khiêng cái thùng hàng mà thở hồng hộc. Đi công tác nước ngoài thì người ta vừa đi vừa chạy cho kịp tàu điện ngầm hay chuyến bay thì lết theo, vừa đi vừa khóc, tối về mỏi nhừ 2 chân vì ít vận động quá. Nhà tuyển dụng nhìn nhìn, thấy chả có sức sống gì nên nói cám ơn, bạn không phù hợp.

    3. Ngoại ngữ: Đừng ngồi tự mò mò dịch nữa, mạnh dạn đăng ký vào các trung tâm mà học. Có thầy có cô, có phương pháp, có kỷ luật. Tiền học phải tự đi làm thêm, ngoại trừ trường Y, mấy trường khác tuần học có mấy buổi, thời gian còn lại đi làm thêm. Bài vở thì buổi tối học. Tuyệt đối không xin tiền cha mẹ. Lấy cái IELTS 6.0 nếu gia đình mình khá giả, đủ cho mình đi du học du lịch nước ngoài, còn nhà nghèo thì lấy IELTS 7.0. Trước sau gì chả có cơ hội học bổng cho mình đi. Nên thi ngay để đó, đừng có chần chừ, nhiều cơ hội đến nhưng nhiều bạn không nắm được vì không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Cứ nói tui giỏi tiếng Anh lắm, test đi nhưng ai rảnh đâu, họ cần một chứng minh quốc tế là bạn giỏi ngoại ngữ.

    4. Thẻ thanh toán quốc tế VISA, Master, JCB: Nếu được nhờ chỗ làm thêm bảo lãnh để có credit card, không thì nộp tiền vô làm debit card. Mình để dành trong đó, thanh toán mua vé máy bay, mua hàng hóa, mua sách.. online. Tiền làm thêm nộp vô tháng 1 triệu để dành.

    5. Các công trình khoa học, nghiên cứu: Học ngành chi thì cũng làm đề tài được. Rủ một nhóm cùng nhau làm, đề tài cấp trường, cấp tỉnh, cấp nhà nước.. Rồi phụ tá có mấy ông thầy giỏi giỏi để có các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế. Theo thầy thì lựa thầy ham làm khoa học mới theo, mấy ông sáng dạy chiều dạy tối dạy.. thì thời gian đâu mà nghiên cứu. Tuyệt đối không la cà bi da quán nước hay rũ rượi lap top smart phone. Ghi daily to-do list và quần quật từ sáng tới tối khuya để xong từng cái một.

    6. Các chương trình từ thiện, hoạt động xã hội, tình nguyện, mùa hè xanh, nhặt rác, hiến máu, mọi cuộc thi khởi nghiệp, hùng biện, nhan sắc, cơ bắp.. thi tuốt tuồn tuột. Có chứng chỉ tham dự thì càng hay, để dành xin học bổng.

    18 tuổi là bắt đầu tích lũy mấy cái đó. Ra trường là phải có, ai không có thì dở quá, thất nghiệp là tại mình, không đi ra khỏi ao làng là tại mình. Cuộc đời to hay nhỏ, là do mình nghĩ, mình làm cả. Nếu bạn không là sinh viên, bạn vẫn có 1-2-3-4-6 và xách giỏ ra thế giới như thường. Các bạn trẻ thế giới đều như vậy, chúng ta không thể khác.

    Chúc các bạn có 1 tuần quần quật.
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  4. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Về Nỗi Cực Hình Mang Tên Ngoại Ngữ..

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng nay một bảo vệ vô Villa De Tony đưa thư, thấy Tony đang tắm chó nên bạn đứng nói chuyện chút. Bạn kể là đã học xong khoa Hóa của một ĐH lớn, nhưng không có bằng. Trường chỉ quy định TOEIC gì đó chỉ có 400-500 trăm, tức mức tối thiểu về trình ngoại ngữ, nhưng bạn học không có. Mấy năm rồi luyện miết thi miết mà không được, quá hạn nên trường đuổi. Với bạn, ngoại ngữ khó như lên trời.

    Tony thấy tiếc, giá như có bằng đại học, cuộc đời bạn có thể đã khác. Dù có bảng điểm nhưng không có bằng cấp nên mọi cánh cửa của nhân viên văn phòng, nhân viên phòng thí nghiệm hay quản lý sản xuất đều đóng sập trước mắt bạn. Gia đình cũng kêu bạn về quê, có một vị trí công chức nhỏ, nhưng có bằng đâu mà về, bằng ĐH là điều kiện cần của thi công chức. Giấu thì phải giấu đến cùng nên bạn lấy mọi lý do để kiên quyết ở lại thành phố. Đói quá nên bạn phải xin đi làm công nhân, rồi đi làm bảo vệ. Bạn nói ở đây lương 3.2 triệu/tháng và làm theo ca, nếu làm ca đêm sẽ có phụ cấp, thu nhập sẽ trên 4 triệu. Bạn nói chú có trồng cây gì thêm không, con sẽ vô làm cho, chú cho con thêm vài trăm ngàn/tháng nữa chứ sống vầy chật vật quá.

    Tony mới thấy ủa sao một đứa từng học chuyên Hóa của một tỉnh, bây giờ sau 4 năm tính mol axit ba-zờ đã đời, lại đi làm lao động phổ thông ở mức lương tối thiểu. Nó nói, chung quy cũng vì cái bệnh sợ ngoại ngữ. Mà không phải mình con, lớp con cũng mấy đứa bị vậy. Rồi thậm chí có bạn cũng có chứng chỉ vừa đủ để có bằng ĐH, nhưng thất nghiệp vì không xin được việc cả mấy năm nay. Vì ở đâu người ta cũng đòi ngoại ngữ.

    Nói mới nhớ, năm lớp 6, lần đầu tiên học ngoại ngữ, Tony có cảm giác không học được. Vì mớ bong bong xì xồ xì xào, lên giọng xuống giọng, rồi chia thì, chia động từ loạn cào cào.. Cô giáo vô lớp bắt thuộc lòng mấy bài hội thoại, chỉ nhớ là Mary là cô gái mặc áo đầm, Daisy có cái mũi dài dài. Còn bạn người Việt thì có Ba, Lan, Nam, Mai, nói chuyện gì ở đâu bên Anh bên Pháp. Nên Tony học đối phó, 4 năm cấp 2 là bốn năm vật lộn, sợ hãi khi tới tiết này. Khi thầy hỏi "who ask, who answer", cả lớp gục mặt xuống hết, đứa nào lén lén nhìn lên là thấy sẽ nói "you, you please". Sợ chết khiếp.

    Năm lớp 10, dịp Tết, cả lớp đi Nha Trang thăm cô giáo, cô dắt cả lớp lên chùa Long Sơn, Tony đang đứng thì có một bà Tây tới hỏi nhà vệ sinh. Tony chỉ xong, sẵn tiện chờ bà ra nói thêm vài câu nữa, nhưng bà hỏi lại hay trả lời lại thì không hiểu gì. Cái về nhà, lúc đó phong trào học ngoại ngữ phát triển mạnh với bằng A, B, C. Học cuốn Streamlines, cuốn 1 xong là có bằng A. Cuốn 2, 3 là có bằng B, cuốn 4 là có bằng C. Tony đọc cuốn 1, thấy thú vị quá. Có những mẩu chuyện rất hài hước. Bèn mày mò tự học, từ nào không biết tự phát âm theo ký hiệu trong từ điển. Có lần hỏi cô P, cô giáo dạy Anh văn năm lớp 10 chứ em đọc chữ này đúng không, cổ ngạc nhiên, nói ủa sao em biết mấy cái từ này. Tony mới nói là em học trong Streamlines. Cuốn sách đó là cuốn sách đầu tiên khiến Tony ham thích ngoại ngữ và nền tảng để khám phá thế giới sau này.

    Sau này học tiếng Hoa, không có điều kiện do bận quá, Tony mua 3 cuốn sách "những mẩu chuyện vui tiếng Hoa" và đọc 15 phút trong toilet vào buổi sáng. Chỉ 3 tháng, trình độ trở nên phay chảng lỉu li (lưu loát phi thường). Như vậy, cái gì nó hài hước, nó dễ thấm vô hơn, nhất là việc học.

    Các bạn nếu thấy ngoại ngữ là một cực hình, tìm thầy cô giáo vui vui mà học. Các bài học cũng vậy, nên chọn bài hài hước để nhớ lâu. Và phải thực tế nữa, ví dụ dịch những câu miêu tả "một ngày của em" như sau: "Sáng nay 6h đồng hồ báo thức nhưng dậy không nổi, em ngủ nướng đến 7h. Định tập thể dục nhưng em làm biếng quá nên thôi. Hôm nay em ăn sáng trước rồi mới quánh răng. Sau đó em đi tắm nhưng không gội đầu, sợ hết nước. Sau đó em đi xe máy từ hẻm phóng ra đường, suýt tông bà kia, bả chửi em cái đồ đi ẩu. Em không đi xe buýt vì lười đi bộ. Em đến lớp nhưng không vô mà ngồi ngoài quán cà phê, chờ mấy đứa bạn nữa tới rồi đi chơi game hoặc bi-da. Mẹ cho em 50, 000 đồng/ngày em xài hẻm đủ. Tới tối thì em đi học thêm ngoại ngữ, em có muốn học đâu nhưng tại ba em ép. Vào lớp, em tranh thủ coi ai xinh xinh thì tán tỉnh. Tối về nhà, em ăn vội chén cơm rồi lên phòng lập tức online facebook đến 2h sáng..".

    Mình dịch và học thuộc đi. Kể lại cho Tây nghe, nó cười ha hả, thế là thích thú, có động lực để viết 1 tuần của em, một tháng của em, một năm của em, một cuộc đời em..
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  5. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Tôi Là Ai?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm bữa dự thi mứt thanh long có 1 bạn gái nói con mới lớp 11 thôi, gia đình lo cho sang Mỹ học cấp 3 nhưng nửa đường thì hết tiền, nên con phải về. Nhưng bạn ý định xong 12 thì sang lại Mỹ, lần này quyết tâm lấy học bổng để gia đình khỏi lo lắng. Với các bạn muốn giật học bổng quốc tế, Tony giúp các bạn tí xíu. Nhưng chỉ là định hướng, còn lại các bạn tự lực nghen.

    Ở Mỹ, nếu muốn vô ĐH nói chung (college), hạc sinh phải có điểm SAT 1, reasoning test, một số nước gọi là tú tài bán. SAT 1 sẽ kiểm tra khả năng suy luận, viết, toán cơ bản.. để xem đứa đó có đủ trình độ nhận thức để làm sinh viên không. Bắt đầu làm, bài viết nó chạy ra, ví dụ 25 phút, đồng hồ cát trừ dần thời gian, xong thì bấm nút NỘP BÀI. Đề dễ ẹt, ví dụ: Số tiếp theo là số mấy: 2, 4, 6.. nếu mình hẻm biết điền vào số 8 thì thiếu I-ốt quá, cho về quê bán phân phượng tím. Hoặc coi cái mẫu thư xin việc mà không biết có bao nhiêu lỗi chính tả trong đó, thì không làm sinh viên được, toàn là kiến thức nền, hầu như ai cũng biết nếu được học qua. Một năm thi SAT tới 6 lần, cứ 2 tháng 1 kỳ nên bạn nào chưa tự tin thì để đợt sau, chả căng thẳng gì. Nộp SAT1 và tiền, thế là trường nó nhận. Thường là các trường đào tạo theo hệ ứng dụng, nó chỉ cần như vầy.

    Còn muốn vô ĐH hàn lâm, tức University, học sinh phải có thêm điểm SAT 2, subject test (tú tài toàn) là điều kiện cần. SAT 2 kiểm tra các kỹ năng toán lý hóa sinh sử địa, tới 18 môn, cũng trắc nghiệm online, độ khó tăng dần để phân loại. Để vô ĐH top, SAT 2 phải từ 2000 điểm trở lên, nhưng với sinh viên Việt Nam thì dễ như trở bàn tay, có bạn gì ở trường Trần Đại Nghĩa Tp HCM thi đạt 2390, còn thiếu 10 điểm nữa là tối đa. Rất nhiều nước bây giờ dùng kỳ thi SAT để tuyển sinh, vì thi online không tốn kém gác thi chấm thi này nọ.

    Vô ĐH nổi tiếng hoặc muốn có học bổng để khỏi tốn tiền cha mẹ, HS phải có thêm bài luận, tức điều kiện đủ. Hồi xưa Tony cũng viết bài luận với nhan đề "Tony-không chỉ là đôi mắt đẹp" mà được Há Vợt nó nhận (có kèm theo hình bận quần bơi đỏ, cầm trái táo đỏ bên bờ hồ). Mình có lợi thế gì là phải trưng ra hết. Ví dụ biết chơi đàn, bơi lội, võ thuật, từng sản xuất kinh doanh, từng cứu

    Trợ, từng tham gia từ thiện xã hội, từng dạy cho trẻ em đường phố.. nói chung là đứa nào sống đẹp là được nhận hết, nên muốn vô mấy ĐH nổi tiếng, các bạn trẻ phải sống đẹp với cộng đồng. Còn đứa nào chỉ Học và Học thì thôi, không có cửa vào ĐH top. Kiểu cha mẹ nói để mẹ rửa bát cho, con chỉ việc ngồi vào bàn giấy và học, thì dù SAT 2 có 2400, cánh cửa Harvard cũng hãy rất xa vời.

    HS Trung Quốc hay xin tài liệu kiểu "500 bài luận vào trường X thành công" về tham khảo, nhưng tỷ lệ nhận thấp nhất vì câu nào cũng mang dấu ấn của ai đó. HS châu Âu được nhận với tỷ lệ cao nhất vì họ tự viết. Giám khảo họ có phần mềm anti-plagiarism (chống đạo văn), cập nhật liên tục. Bài của người nổi tiếng như Tony Tèo họ cũng dịch qua tiếng Anh, cập nhật. Mình mà bắt chước, kiểu "nước mắt lăn dài trên gương mặt thanh tú" thì họ biết ngay câu này là của Tony, nếu hẻm có ghi trích dẫn là quăng hồ sơ mình vô thùng rác. Nên các bạn phải soáng tộ. Nhớ nghen, phải soáng tộ.

    Điểm thi SAT tới mấy ngàn điểm nên việc đánh giá chính xác hơn thang điểm 10 hay 20. Bây giờ SAT1, SAT2 nhiều nước áp dụng, mỗi nước có cục khảo thí sẽ xây dựng bộ đề riêng của mình. Các nước Sing, Mã, Phi, Thái.. đều đã áp dụng cả. Giờ internet kéo về tận thôn xóm, bạn trẻ nào chả biết sử dụng máy tính, nên thi trắc nghiệm online kiểu vầy cho nhanh, từng huyện, từng tỉnh tổ chức luôn cho nó tiết kiệm. Khỏi có chuyện quay bài ném phao.. vì riêng việc mở tài liệu hay nghe người khác chỉ bài, đồng hồ nó tự động chạy qua bài khác, điểm còn thấp hơn mình tự suy nghĩ, tự đánh máy. Trường ĐH lớn thì xét thêm bài luận để xem đứa trẻ này có chí lớn không, có thể gọi điện hay skype phỏng vấn online để tránh trường hợp ngáo ngơ bắt ớn mà bài luận thiệt hay do bố mẹ viết giùm.

    Các bạn tự rèn luyện kỹ năng viết luận để áp-lai vô mấy trường nổi tiếng thế giới nhé. Tiêu chuẩn min 250 chữ, max 650 chữ. Chỉ một topic quen thuộc của mọi cánh cửa ĐH lớn "Tôi là ai. Who am I".

    Các hãng như Coca Cola, Boeing, P&G, Morgan, Citibank.. khi tuyển thực tập sinh quản trị (tức hạt giống lãnh đạo của hãng sau này) sẽ yêu cầu viết 1 bài mới "Who am I". Họ sẽ xin lại bài luận cũ của năm 18 tuổi và xem dấu ấn đào tạo đã khiến bạn khác biệt như thế nào sau 4 năm.

    Ở hãng Phượng Tím, mỗi đợt tuyển dụng, Tony phỏng vấn 10 bạn, tốt nghiệp toàn Bách Hóa, Ngại Thương, Kinh Tuế, thì đến 10 bạn không trả lời được câu hỏi "Tôi là ai". Nói tưởng anh ra đề sin cos ô mê ga tê cộng phi thì tụi em giải được chứ hỏi vậy sao tụi em biết.

    Ngồi phỏng vấn, tới câu hỏi "Tôi là ai", cả chục đứa nhìn nhau "Ủa, tao là ai mậy?"
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  6. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Thiết Kế Cuộc Đời

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có những con người, 60 tuổi vẫn loay hoay tìm lẽ sống

    Có những con người, nhắm mắt xuôi tay khi ước mơ vẫn cứ còn dở dang

    Có những con người, một ngày sống là một ngày vui. Buổi tối trước khi ngủ, nhìn lại một ngày, họ mỉm cười và giấc ngủ đến với họ thật bình yên. Sáng dậy, khi tung chăn và mở cửa sổ hít gió trời, họ lại tràn đầy năng lượng cho một ngày mới..

    Vậy, cái gì khiến họ có được niềm vui đó?

    1. Nói nôm na như vầy, đời người, mình phải có sứ mạng – the mission of life. Mình sinh ra trên trái đất này, rồi khi mình chết đi, điều gì khiến mình hạnh phúc nhất khi đạt được? Đó chính là sứ mạng (mission) của cuộc đời.

    Có bạn chọn misssion đời mình là 1 nhà giáo dục. Thì con đường mình đi phải là con đường giáo dục, dù có lúc muốn buông xuôi. Đừng nghe lời rủ rê của người khác mà đi buôn, hay làm nghề khác. Ngay cả đi buôn thành công, thì mình cũng thấy số tiền mình kiếm được chẳng ý nghĩa gì. Bạn chỉ hạnh phúc khi thấy học trò mình thành đạt, biển rộng trời cao vẫy vùng..

    Có bạn chọn mission cuộc đời mình là thầy thuốc. Thì cứ tập trung sự nghiệp ấy. Học xong bác sĩ, lên chuyên khoa cấp 1 cấp 2, rồi đi tu nghiệp nước ngoài, rồi về nước tham gia các chương trình giúp đỡ bệnh nhân vùng sâu vùng xa, có thể mở phòng mạch tư, bệnh viện tư.. nhưng không được xem lợi nhuận là mục đích duy nhất. Đừng làm trình dược viên bán thuốc, dù kiếm nhiều tiền nhưng nó trái với mission của đời mình, sẽ khổ tâm. Hoặc mission đời mình là một người hoạt động giải trí (emtertainer) như ca sĩ, diễn viên, MC, bầu sô.. nhưng vì học giỏi, rồi cha mẹ bắt thi Y Khoa chẳng hạn, cứ vừa mổ vừa hát vang, rồi lơ đễnh bỏ quên kéo trong bụng bệnh nhân.

    Có bạn chọn mission cuộc đời mình là một thầy tu, thì hãy thật bình yên trong trái tim, tốt đời, đẹp đạo, bon chen chi ở thành phố lớn, sân si chi từng mét đường giao thông? Nếu chọn là một nhà khoa học, hãy khoác chiếc áo blouse vào gắn bó với phòng thí nghiệm nhiều hơn quán cafe hay vũ trường. Bạn chọn cuộc đời là một kiến trúc sư, luật sư, nghệ sĩ, nhà báo, nhà văn, điện ảnh, môi trường, xã hội.. thì kiên quyết theo đuổi mission đó.

    Có bạn mission cuộc đời mình là một doanh nghiệp thì hãy thông thoáng, hào sảng bao dung để làm doanh nhân lớn. Tony có một người bạn, xác định mission đời mình làm chủ doanh nghiệp, nhưng lại ham bằng cấp, học thạc sĩ cũng đi, học tiến sĩ cũng tham gia. Rồi lúc thì giảng dạy, lúc thì làm thuê tập đoàn nước ngoài, rồi lại đi du học, rồi dự định ở lại ở nước ngoài, rồi thấy không ổn, lại trở về. Sáu mươi tuổi mà mọi thứ đều dang dở, dù người ngoài nhìn vào ai cũng khen anh thành đạt, nhưng anh thì chẳng hài lòng. Vì anh đã thiết kế sai cuộc đời mình, không đủ bản lĩnh để từ chối cơ hội, không dám rẽ ngang để đi đúng mission của cuộc đời mình.

    Lúc anh định mở chuỗi cửa hàng phở, thì tập đoàn nước ngoài mời anh làm với mức lương quá cao, anh lại tiếc, lại đi làm cho nước ngoài. Xong 2-3 năm, thấy không thú vị với việc làm nữa, nhưng khởi nghiệp thì anh sợ. Vì không dám đánh đổi một tháng mất cả chục ngàn đô tiền lương trước một việc kinh doanh chưa có thành công hay không. Cứ thế, anh khổ tâm mãi, dằn vặt mãi..

    Có bạn mission của cuộc đời là có một gia đình bình yên, đặc biệt là các bạn nữ. Mình có mission vậy thì hãy vui thú trong việc học nấu ăn, thêu thùa, cắm hoa, làm vườn.. chứ bon chen đấu trí chi để vo đại học Harvard. Chỉ tốn thời gian của các bạn, và lãng phí công đào tạo của xã hội nữa, ví dụ, học kĩ sư đã đời, ra trường bạn chỉ thích cắm hoa, thì thôi, xác định lúc đầu, đỡ phải gồng người năm năm trong trường suốt ngày gò đẽo phôi thép..

    Nên các bạn trẻ phải xác định mission của cuộ cđời mình càng sớm càng tốt, không vội vã để xác định nhầm, không có chuyện tháng này mission thế này, tháng sau thành cái mission khác. Bạn nào suy nghĩ như vậy là chưa trưởng thành, cần xác định lại.

    Cuộc đời sẽ có bao nhiêu là ngã ba, ngã tư, buộc mình phải rẽ phải rẽ trái hay đi thẳng. Căng thẳng lắm, lo lắng lắm, tư duy thông thường là mình cứ thấy đường nào thông thoáng hơn, hào nhoáng hơn, ngon ăn hơn.. thì đi vào đấy, sau đó mới thấy là đã đi sai đường. Quay lại cũng được nhưng tốn thời gian. Lại có con đường dẫn tới ngõ cụt, vực thẳm, tử lộ chứ không phải hoan lộ. Cũng có lúc chẳng có đường lui, cứ phải chịu đựng, cả đời đến lúc nhắm mắt cũng chẳng thấy có một ngày vui.

    Các bạn học sinh sẽ không biết được mission của đời mình là gì nếu các bạn lớn lên trong tình thương "mù quáng Á Châu" của cha mẹ ông bà anh chị. Họ không cho bạn làm việc nhà, không cho nấu cơm giặt giũ lau nhà.. chỉ bắt học để thành tài. Họ không cho bạn tham dự hoạt động xã hội nào, không cho bạn chịu bất cứ một vất ngã nào, một lỗi làm nào để não các bạn hằn lên nếp nhăn của sự trải nghiệm, óc già dặn. Và sau 18 tuổi, cha mẹ tiếp tục tài trợ tiền bạc nhà cửa, không cho thách thức hay áp lực nào để các bạn chiến đấu cả.

    Mãi mãi bạn chỉ là một cây tầm gửi sống nhờ người khác, vì không biết tự đứng giữa đất trời, hút nước, chống chịu nắng mưa gió sương bão táp. Cứ bắt học để "thành tài", cứ nghĩ có tấm bằng trong tay là "thành tài". Tài đâu không thấy, chỉ thấy thất nghiệp về nằm sừng sững trên giường đó.

    Một số khác thì bản chất là làm biếng, thích xin hơn tự chủ. Không chịu lao động chân tay hay động não để kiếm sống, không chịu va chạm với thế giới bên ngoài, cứ ru rú trong sự an toàn của gia đình. Thể loại đi hcoj cũng phải ép phải điểm danh mới học thì thôi, làm gì có mission? Đầu tư học hành làm gì mất công, nó có muốn học đâu?

    Muốn có mission, hãy tự mình làm mọi việc cho cá nhân mình khi dưới 18 tuổi. Và sau 18 tuổi, hãy tự kiếm sống. Ắt tìm đúng mission. Còn 22 tuổi tốt nghiệp đại học rồi, đi làm bươn chải năm bảy năm mới biết mission của mình, thì rất vất vả. Kiểu đi học quản trị kinh doanh, ra trường đi làm đủ nghề, năm 30 tuổi mới biết mình thích làm kỹ sư điện lúc đó thi Toán, Lý Hóa lại có mà chết. Nhưng đi làm kinh doanh thì lại chẳng thấy vui, nên cứ "giá như", giá như năm nay mình 18 tuổi, mình sẽ..

    2. Khi xác định mission rồi, thì lên kế hoạch thực hiện. Chia thành 10 năm, gọi là objectives (mục tiêu dài hạn). Nguyễn Thị X của năm 2025, X của năm 2035, X của năm 2045.. Lúc đó, X sẽ là, sẽ là..

    Sau khi có objective rồi, mình làm kế hoạch (plan). Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lần thứ 2. Ví dụ X có mission là một nhà giáo dục, thì kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là sẽ đi học cao lên. Rồi kế hoạch 5 năm lần thứ 2 là sẽ trở thành hiệu phó chuyên môn của một trường nào đó. Rồi X của năm 2055 là trở thành nhà giáo nhân dân, mặc áo dài đỏ ngồi trên cao để học trò tới mừng thượng thọ..

    Kế hoạch 5 năm sau khi thành lập xong, mình chia thành các target (mục tiêu ngắn hạn) cho từng năm một, tức các cột mốc năm với chỉ tiêu cụ thể mình phải hoàn thành. Đến hết năm 2015, mình phải học để có bằng TOEFL 100, phải đi được hai nước, phải giúp được bao nhiêu người, phải có trong tài khoản x đồng..

    Tony có anh bạn, mission của anh ấy là cua gái, cha mẹ để lại tài sản nhiều quá nên anh chỉ sung sướng khi có nhiều người yêu. Anh nói, Tony, mission of my life là một gẫ Don Juan phiêu bạt, đến lúc 80 tuổi, mục tiêu là có 100 nhân tình tôi mới nhắm mắt xuôi tay được. Giờ tôi đã 40 tuổi và đã có 20 nhân tình, vậy thì năm 2015 này, thì tôi phải kiếm cho được bao nhiêu người đẹp để hoàn thành target?

    Toán gì khó vậy?
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  7. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Người Nhật Học Hành Thế Nào?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn "Tiếng Nhật", đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh kinh tế học.. Và học sinh phải ôn thi môn này để tốt nghiệp các cấp, thậm chí thi vô công sở làm, thi bằng lái xe, các trò chơi trên truyền hình.. cũng liên quan đề tài này. Ngoài lý thuyết, học sinh phải có hành động cụ thể thì mới được điểm cao. Môn này được dạy xuyên suốt từ lớp 3 đến hết đại học, năm nào cũng dạy, mức độ tư duy khó dần.

    Các nội dung trong môn Đức dục được giáo viên triển khai cho học sinh thảo luận như sau:

    – Bạn đã bao giờ ăn cắp và nói dối? Hãy ví dụ về việc nói dối mà khiến bạn xấu hổ

    – Nếu ra nước ngoài, bạn sẽ làm gì để người Nhật chúng ta được coi trọng?

    – Lòng nhân ái nghĩa là gì? Vì sao phải giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật? Vì sao phải hỗ trợ giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn chúng ta?

    – Tính kỷ luật sẽ hạn chế thiệt hại do bất cẩn, đúng hay sai, bạn sẽ làm gì để có tính kỷ luật?

    – Vì sao các cá nhân kỷ luật đều thành công? Các dân tộc kỷ luật đều thịnh vượng?

    – Vì sao phải xếp hàng và tuân theo trật tự của xã hội?

    – Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng? Vì sao phải có óc quan sát để hòa mình vào đám đông?

    – Tập tục ăn thịt thú cưng và động vật hoang dã như chó mèo chim muông rắn rết của người Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng. Bạn có sẵn sàng thoát ra khỏi văn hóa này?

    – Sau một ngày, bạn có tổng kết lại mình đã làm gì có ích cho xã hội, đã học gì có ích cho bản thân trước khi ngủ?

    – Vì sao chúng ta phải tiết kiệm. Chỉ mua những gì cần thiết. Và ưu tiên hàng Nhật sản xuất?

    – Vì sao chúng ta phải tập luyện thể dục, bạn dành bao nhiêu phút trong quỹ thời gian 24h của bạn cho thể dục thể thao?

    – Vì sao phải đọc sách? Thói quen đọc sách, bạn có không?

    – Bạn sinh ra để làm gì? Bạn đóng góp được gì cho xã hội trong mấy chục năm bạn sống trên trái đất này? Tại sao bạn lành lặn chân tay và đầu óc mà không làm việc?

    – Bạn có dám từ chối trước 1 đề nghị bạn cho là xấu?

    – Bạn có thấy việc đi trễ giờ ảnh hưởng thế nào đến người khác?

    – Bạn nghĩ gì về tính cao thượng của 1 con người? Một ví dụ của người xung quanh mà bạn cho là cao thượng

    – Bạn đã có bao giờ tiểu nhân chưa? Làm sao để thoát ra tư tưởng tiểu nhân này?

    – Tính tham lam và ích kỷ, bạn nêu một ví dụ người nào đó xung quanh bạn mà bạn cho là tham lam và ích kỷ?

    – Tính tiểu nông và hẹp hòi. Bạn đã từng tiểu nông, hẹp hòi với người khác?

    – Tính dũng cảm và chịu trách nhiệm, dàm làm dám chịu. Bạn có bao giờ hèn nhát không dám nhận trách nhiệm về việc mình làm chưa?

    – Tính quảng đại và tha thứ. Vì sao con người văn minh cần tha thứ lỗi lầm của người khác cho lần đầu tiên. Nếu họ lặp lại thì có nên tha thứ nữa hay không? Vì sao phải cắt quan hệ với người lặp lại lỗi lầm từ lần thứ 3?

    – Tính bảo thủ và kìm hãm sự phát triển bản thân thế nào? Vì sao chúng ta bảo thủ? Cái tôi cá nhân nghĩa là gì?

    – Tính sáng tạo và ham học hỏi. Vì sao châu Á chúng ta luôn theo sau người phương Tây về công nghệ? Bạn làm gì để có tính sáng tạo? Bạn đã từng sáng tạo ra cái gì?

    – Tính cầu thị và sửa sai. Vì sao mình lại giảy nảy lên khi người khác chỉ trích hay chỉ ra điểm sai của mình? Mình đã từng như vậy chưa? Mình sẽ sửa đổi như thế nào.

    – Đức sẵn sàng hy sinh vì người khác. Vì sao chúng ta sẵn sàng hy sinh vì người khác? Người khác nào đáng để chúng ta hy sinh?

    – Thói quen chỉ trích và phàn nàn.

    – Thói đố ky, ghen tỵ và hệ quả.

    – Giá trị thật sự ở một con người là gì? Bạn đánh giá một con người qua cái gì? Tiền bạc, danh vọng, bằng cấp, chức vụ, đạo đức, trí tuệ, tính nhân văn, sự chia sẻ?

    – Liệt kê các hành vi chúng ta không được thực hiện ở nơi công cộng?

    – Tính sĩ diện là gì? Vì sao dân châu Á có tính sĩ diện cao? Tính sĩ diện sẽ dẫn tới trong việc nói dối? Đúng hay sai?

    – Trong một thất bại của tập thể, là một thành viên, bạn sẽ quy trách nhiệm cụ thể cho ai đó hay bạn sẽ nghĩ là trách nhiệm của mình trong đó?

    – Thất bại cá nhân của một cuộc đời là do ai? Cha mẹ, thầy cô, xã hội hay do chính bản thân người đó?

    – Theo bạn Fuzukawa nói: Sự đói nghèo của một dân tộc là do mỗi công dân không có lòng tự trọng là đúng hay sai? Tại sao mỗi cá nhân tự chủ thì một tập thể sẽ tự cường?

    – Thầy Fujita nói "Bạn không nên tự hào vì bạn là người Nhật, bạn chỉ nên tự hào vì bạn là người tốt". Bạn cho biết ý kiến của mình.

    Hiện nay, rất nhiều trường học và công sở ở các nước Á Châu cũng mang các câu hỏi này cho học sinh và nhân viên của họ thảo luận (đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore, các lãnh thổ Đài Loan Hồng Công, Thái Lan, và gần đây là Ấn Độ, Srilanca, Indonesia.. cũng áp dụng), ví dụ bạn có làm xứng đáng với điểm số bạn có, bạn có làm xứng đáng với đồng lương được nhận?

    Có bạn làm nhân sự một công ty rất lớn, sau khi đọc bài này đã áp dụng để tuyển dụng. Sau khi qua hết các kỹ năng khác, ứng viên sẽ viết 1 bài cảm nghĩ khoảng 500-1000 chữ về 1 trong các chủ đề trên (cho họ tự chọn, viết trong 2 tiếng), bạn cho rằng dù vị trí kỹ sư hay nhân viên văn phòng gì đều phải diễn đạt cho được ý kiến của mình bằng văn viết. Họ chấm ý, không chấm sự bóng bẩy trong câu từ. Và một khi đã ngồi nghĩ ra cách trả lời các câu hỏi này, thảo luận các đề tài này, thì đạo đức của họ cũng thay đổi ít nhiều.

    Các bạn trẻ muốn tìm việc hoặc đổi việc thành công, nên nghiên cứu tự mình trả lời trước để không lạ lẫm khi phỏng vấn, ví dụ như câu "Bạn có bao giờ tiểu nhân", nhiều bạn hay đứng hình vì không biết trả lời. Giáo viên giúp học sinh sinh viên. Các bạn phòng hành chính nhân sự có thể áp dụng các câu hỏi trên để tuyển nhân viên tốt. Mọi kỹ năng đều có thể đào tạo, nhưng đạo đức thì tự mỗi cá nhân phải tích lũy.
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  8. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Nước Đức Và Chủ Nghĩa Hoàn Hảo Trong Công Việc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ít ai biết, từ 1992, nước Đức là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, dù dân số chỉ khoảng 80 triệu so vợi khoảng 300 triệu của Mỹ và hơn một tỷ của Trung Quốc. Trị vì ngôi vô địch thế giới về xuất khẩu trong suốt 17 năm, đến năm 2009, Trung Quốc mới qua mặt nước Đức trở thành nước xuất khẩu số một. Trung Quốc sở dĩ qua mặt Đức vì rất nhiều sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên, nhiều sản phẩm thâm dụng lao động, trong khi nước Đức phần lớn xuất khẩu là xe hơi, máy móc công nghệ và chất xám.

    Vào nhà một người Đức, khó có thể phát hiện một sản phẩm nào mà không phải Made in Germany. Thậm chí bông ráy tai nước Đức cũng sản xuất, dù giá thành sản xuất là 10 USD so với 1 USD của người Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa và thành công xưởng của thế giới, các nước khác thấy không hiệu quả nếu tự họ sản xuất, nên qua Trung Quốc đặt hàng hết. Nhưng nước Đức thì không. Họ vẫn tự sản xuất cái cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp.. dù giá thành rất cao, và vì họ có một phân khúc thị trường riêng. Đó là dành cho những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới.

    Vì sao? Vì dân tộc Đức là dân tộc theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất kinh doanh. Giữa sự chao đảo của suy thoái kinh tế, nước Đức vẫn không hề hấn gì, và là chỗ dựa cho bao nhiêu quốc gia khác trong cộng đồng chung châu Âu. Nền giáo dục Đức là nền giáo dục mà Tony thích nhất, vì nó đào tạo ra những người ra trường để làm chủ, để làm quản lý và để "cho việc" thay vì tốt nghiệp ra trường để đi "xin việc" cho tốt. Một nền giáo dục dựa trên sự kỷ luật vô cùng nghiêm khắc. Sự tập trung cao độ của người Đức còn thể hiện qua bóng đã, năm 2014, tại World Cup được tổ chức tại Brazil, dưới áo lực của hàng vạn khán giả chủ nhà trên sân, các chàng trai đến từ nước Đức không hề bị run chân tay gì, thằng vẫn vui nhẹ nhàng, thua vẫn bình thản thi đấu, ai vị trí người đó, tổ chức tấn công phòng thủ bình thường, và họ đã đăng quang ở ngôi vị cao nhất. Ít ai biết người Đức đã sang Brazil bốn năm trước, xây dựng một khu resort riêng cho đội tuyển Đức sang ăn ở tập luyện cho quen khí hậu, với đầu bếp bác sĩ đến lao công đều là người Đức. Khu resort này sau World Cup được tặng lại cho nước chủ nhà như một món quà kỷ niệm.

    Ở trường, giáo viên Đức tỉ mỉ sửa cho học sinh từng lỗi dấu chấm, dấu phẩy.. để tạo thành thói quen "hoàn hảo" trong mọi thứ. Giáo viên Đức tuyệt đối không bao giờ xuề xòa cho qua, vì như vậy là hại cá nhân từng học sinh, hại đến xã hội say này vì thói quen làm sai, bất cẩn. Họ kiên quyết bắt sinh viên làm lại, bảo vệ lại một luận văn luận án đến khi nào hoàn hảo mới thôi. Nên khi ra trường, những sinh viên ấy có thói quen khắt khe từng chút trong công việc, không tốn thời gian sửa sai vô ích.

    Người Đức quan niệm, trong cuộc đời con người, trong cuộc sống, có thể méo mó một chút để thú vị. Tuy nhiên, trong học tập, sản xuất và kinh doanh, chúng ta phải áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo. Nếu bạn biết lái xe hơi, cầm vô lăng xe Đức sản xuất sẽ thấy cảm giác yên tâm hơn nhiều so với xe đến từ nước khác. Anh bạn của Tony, một kỹ sư làm việc cho một hãng xe Đức ở Sài Gòn, hay kể Tony nghe về câu chuyện ông sếp người Đức đã dạy anh như thế nào. Anh nói, ở Việt Nam, mình hay nói đại khái sản phẩm là cả tâm huyết của tao. Tâm huyết là tim và máu, tức cũng ghê gớm lắm rồi, nhưng với người Đức, tâm huyết có ý nghĩa gì đâu, họ đem cả tính mạng ra bảo lãnh.

    Ở nhà Tony có một cái thau giặt đồ bằng nhựa, người thân mang về từ Đông Đức từ năm 1988, để ngoài nằng mưa gió sương nhưng bây giờ vẫn còn xài tốt, màu đỏ vẫn rực rỡ. Chỉ là một cái thau nhựa thôi, nhưng mà Made in Germany nên đó là đẳng cấp khác, một sản phẩm do người Đức tạo ra. Còn nếu bạn học kiến trúc, một bộ bút ve Made in Germany là cái phải có của mọi kiến trúc sư chuyên nghiệp trên thế giới.

    Ở Đức, giáo dục công lập được miễn phí kể cả đại học, áp dụng với sinh viên nước ngoài với điều kiện là phải biết tiếng Đức và có bằng Abitur, tức tú tài. Giáo dục Đức phân cấp học sinh từ lúc tốt nghiệp tiểu học, tức ai giỏi thì bắt đầu từ lớp 5 sẽ đi theo hướng đào tạo hàn lâm, còn lại thì theo hướng thực hành. Cả hai hệ đều được xã hội tôn trọng như nhau, vì khả năng một đứa trẻ khác nhau nên cho nó học cái gì phát huy tối đa khả năng của nó. Ví dụ bạn Annne không tưởng tượng ra cái hình cầu nội tiếp trong hình nón, mở hai vòi nước không tính được sau bao nhiêu phút thì đầy cái bồn, thì thôi định học cho Annne học văn, sử, địa, âm nhạc nghệ thuật. Chứ bắt nhớ sin cos làm gì cho nóng não?

    Cái cuối cùng là kỷ luật của người Đức, nhiều bạn trẻ ngại nếu phải học hay làm với họ. Họ chấp hành tuyệt đối các luật lệ, các qui tắc của tổ chức một khi là thành viên. Nói 8 giờ sáng bắt đầu học là đúng khi kim giây vừa chỉ số 12 của 8 giờ là cửa trường đóng lại, vô trễ năn nỉ cỡ nào bảo cũng không cho vô. Trong lớp đúng 8 giờ là thầy trò bắt đầu mở sách ra và học. Khi gửi con vô trường công lập ở Đức, hay hệ thống trường quốc tế Đức, phụ huynh học sinh sẽ ký vào một nội quy dài ngoằng, trong đó có nhiều cam kết, đại loại là không được ăn cắp (tức quay bài, đạo văn), nói dối (tức cha mẹ làm giùm bài cho con, nói dối thầy cô).. Nếu vi phạm, học sinh sẽ phải ngồi suy nghĩ về hành vi của mình một ngày. Nếu tái phạm, học sinh đó sẽ bị đuổi học, các trường công lập khác cũng không muốn nhận, nếu muốn học tiếp thì vô trường tư sẽ rất đắt đỏ. Tony hỏi hiệu trưởng một trường quốc tế Đức ở Thượng Hải vì sao có quy định đó, ông nói vì giáo dục nước Đức không tạo ra sản phẩm ăn cắp và nói dối. Đứa ăn cắp và nói dối thì không kiêu hãnh được, không ngẩng đầu được. Thế thì tại sao phải đuổi học? Ông nói vì nó đã là cam kết mà vẫn tái phạm thì không có lòng tự trọng. Không có lòng tự trọng thì không nên đào tạo, nó có trình độ học vấn cao thì lại nguy hiểm cho người khác.

    Để sang và chảnh, người ta phải tự mình giỏi giang, tự mình đạo đức, tự mình tử tế, tự mình văn mình. Bạn trẻ nào theo chủ nghĩa hoàn hảo trong công việc thì không bao giờ sợ bị thất nghiệp. Và may mắn thay, hồng phúc thay cho doanh nghiệp nào có được nhân viên theo chủ nghĩa hoàn hảo này, làm ăn với họ sẽ vô cùng yên tâm và không lo sai sót.

    Bắt đầu chủ nghĩa hoàn hảo đầu tiên với bản thân mình, sạch sẽ thơm tho trí tuệ thể lực đều không thể ngon hơn, rồi trong 1m bán kính quanh mình, giữ sạch sẽ gọn gàng không thể sạch đẹp hơn. Rồi bắt đầu lên đến bán kính 2m, 5m, 100m, cả ngôi nhà, cả khu phố.. tất cả đều hoàn hảo.
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  9. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Tối Hậu Thư Cho Một Nhân Viên Đi Trễ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    To V,

    Đây là email anh nhắc nhở lần cuối. Nếu em vẫn đi làm trễ mà không báo trước, vẫn còn sống 1 cách vô kỷ luật như xưa nay vẫn sống, thì nên ngưng làm việc ở đây.

    Để một tổ chức tồn tại được, điều kiện cần là mọi người biết nghĩ về nhau, nghĩ về người khác. Điều kiện đủ là tính kỷ luật. Thiếu 1 trong 2 ĐK này, tổ chức đó sẽ tan rã. Nên hùn hạp làm ănvới ai, nếu họ thiếu 1 trong 2 ĐK này, chia tay sớm để khỏi phải giải tán về sau.

    Cái 1, tức nghĩ bản thân, ích kỷ, sẽ dẫn đến phết phẩy ma lanh. Cái 2, tức thiếu tính kỷ luật, sẽ không đạt được mục tiêu. Công ty của bạn anh, anh nói trước sau gì cũng đóng cửa mà không tin. Vì có 3 anh trong HĐQT, hẹn họp lúc 3h chiều. Một anh đến đúng giờ, một anh đến lúc 3h30, một anh đến lúc 4h. Anh đi đúng giờ thì có tiệc lúc 4h30, nên khi anh thứ 3 đến thì anh thứ nhất phải đi. Sau khi ngồi chờ 1h không biết làm gì, anh thứ 3 đã ăn cắp của anh thứ nhất 1h đồng hồ, anh thứ 2 ăn cắp của anh thứ nhất 30 phút. Và đúng như anh dự đoán, công ty họ đã giải tán. Vì không bàn bạc được với nhau, do 3 lần hẹn họp, không họp được.

    "Mistake acceptable, but never accept the same mistake". Lỗi lầm lần 1 thì mình mổ xẻ, phân tích nguyên nhân, nhắc nhở và bỏ qua. Phạm lần thứ 2 là cảnh cáo, phạm lần thứ 3 thì nên chia tay. Vì lần 1, đã nhắc nhở họ vẫn không rút ra được, một là ngu quá, không hiểu vấn đề, hai là cố tình vi phạm. Lần 2 vi phạm là do thói quen cũ, thôi cho 1 lần nữa. Dù đã cảnh cáo vẫn vi phạm lần 3, thì thôi, nên chia tay. Trong hôn nhân, trong bạn bè, trong kinh doanh, trong mọi quan hệ, the same mistake lần thứ 3 thì không nên tha thứ.

    Lần 1 bỏ qua vì chúng ta không nên hẹp hòi

    Lần 2 bỏ qua vì chúng ta cần có sự bao dung

    Lần 3 không được bỏ qua vì đó là sự xuề xòa, hại người khác.

    Mình cứ nghĩ mình tốt, mình thiện, mình bỏ qua lỗi lầm của người ta, thực ra là mình rất ác, vì mình hại người đó. Vì người đó sẽ cảm thấy là lần thứ 4, thứ 5.. cứ vi phạm thoải mái, rồi cũng sẽ bỏ qua. Rồi thành bản chất, không sửa được.

    Thiện không đúng chỗ, là ác.

    Ác đúng chỗ, là thiện.

    Đây là thư cuối cùng của anh về vấn đề này. Nếu em có đi trễ lần tiếp theo thì tự động đến phòng nhân sự nhận hồ sơ đi về. Mọi vị trí đều có thể thay thế. Mọi kinh nghiệm đều có thể đào tạo.

    Ở công ty này, không chấp nhận người vô kỷ luật làm việc. Anh không muốn đóng cửa công ty. Cố tình vi phạm là phá hoại, nên loại trừ sớm.

    A Tony
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
  10. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Ăn Cắp Quen Tay, Ngủ Ngày Quen Mắt

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Xưa, trong xóm của Tony xảy ra 1 vụ trộm. Tên trộm bị bắt, để ở nhà hương xá, mặt cúi gầm, cái áo bị xé thành sợi dây để cột 2 tay ở phía sau. Mấy ông thôn đang ngồi tra hỏi gì đó, còn dân chúng thì đứng bên ngoài bàn tán xôn xao. Tony cũng chen lấn đến coi mặt cho biết thằng ăn trộm, mặc dù nghe rất sợ. Đó là lần duy nhất Tony còn nhớ về trộm ở quê. Thời xưa, làng quê yên bình lắm, không có nạn trộm chó kinh hoàng như bây giờ.

    Nếu như ăn trộm là hành vi có tính toán, thì ăn cắp cũng giống vậy nhưng nhẹ hơn, nên ít người để ý, xuề xòa cho qua. Khi đi học, quay cóp là chính là ăn cắp và lừa gạt. Ăn cắp kiến thức và lừa gạt thầy cô. Đáng tiếc hành vi ăn cắp này, lẽ ra phải LÊN ÁN VÀ RĂN ĐE, lại được bình thường hóa, thậm chí được thầy cô bao che vì thành tích của lớp, của trường. Sự không trung thực đã có sự luyện tập, ngay trên ghế nhà trường, nơi mà lẽ ra phải được đào tạo để thành người chân, thiện, mỹ (TRUNG THỰC, TỬ TẾ, ĐẸP). Rất nhiều nền giáo dục như châu Âu, Nhật, Hàn Quốc.. có quy định, khi nhập học, phụ huynh phải ký vào cam kết nếu con em mình ăn cắp kiến thức dưới dạng quay bài, sẽ bị đuổi học ngay lập tức.

    Tony thì chưa bao giờ quay bài vì tính kiêu ngạo của mình, hẻm lẽ bàn tay này, ánh mắt này lại thụt thò, lén lút? Nhưng năm lớp 10, cũng vài lần bạn L ngồi bên cạnh quay môn Sử rồi đọc cho chép, sau đó thấy nhục, nên viết được gì thì viết, bao nhiều điểm cũng được, chả ai coi học bạ cấp 3 nếu mình đậu đại học. Lúc du học, Tony kể vụ quay phim với bạn bè ở nước ngoài, tụi nó ngạc nhiên vô cùng. Đối với phương Tây, học sinh quay cóp là hiện tượng RẤT RẤT cá biệt, xếp vào dạng tâm thần nhẹ, cần được giúp đỡ, bạn ở thể xem "Mr Bean đi thi" sẽ biết điều đó.

    Ở Singapor, một khi phát hiện kẻ "cầm nhầm", nếu còn nhỏ sẽ bị phạt roi, người lớn cầm nhầm thì sẽ bị bắt ngồi đọc đạo đức. Khi nhìn thấy "mỡ treo" "miệng mèo" sẽ phải tự nuốt nước bọt. Vì không được phép ăn. Vì không phải của mình.

    Chuyện ở Thái Lan, lâu rồi, đoàn khách của một công ty nước ngoài sang chơi. Chị sếp này quen thói hống hách, cứ ghé lấy cái gì thì nhân viên dười quyền mặc nhiên hiểu là phải trả tiền, coi như tặng quà. Thế là lúc vào cửa hàng miễn thuế trong sân bay Bawngkok, chị nhón lấy cái mắt kính 120 USD, rồi thản nhiên bỏ vô giỏ, đi ra. Cậu trợ lý mới vô làm, có vẻ ghét cái kiểu này, thay vì trả tiền cũng bỏ ra ngoài luôn. Thế là được đâu 10 phút, chuông báo động kêu ầm ĩ, bảo vệ rầm rập chạy đến, còng tay chị và lôi đi. Chị phủ nhận liền, nói không có. Nó mở giỏ ra, thấy cái kính mắt. Rồi bất chấp chị chửi nới vang dội, tụi nó lôi đi xềnh xệch vô phòng cách li, chiếu lại cho cái phim lúc chị đã cầm nhầm như thế nào. Rồi tụi nó hủy chuyến, nhốt chị hai ngày trong phòng riêng, cơm bưng nước rót đàng hoàng. Chị chỉ việc ngồi đọc câu "tôi là ABC. Hôm nay tôi đã hiểu việc ăn cắp là sai trái, tôi thề tôi sẽ không bao giờ ăn cắp nữa, Tôi thề trên danh dự của tôi, của con tôi là X, Y. Tôi sẽ không bao giờ ăn cắp nữa để con tôi không xấu hổ vì mẹ nó". Nó bắt đọc 1.000 lần. Đâu đến 900 lần thì miệng chị méo qua một bên vì mỏi, nên chị khóc nức nở nói bọn bay ác quá, bắt chị đọc hoài. Quản lý sân bay Thái nói đủ 1.000 lần đi, rồi bay về, và chị lại tiếp tục "tôi là ABC, tôi.."

    Nó nói chị đã già rồi nên mới làm nhẹ, Nếu chị mà là đứa thanh niên là nó quất roi vào mông. Nên trên nhiều chuyến bay quốc tế, nếu bạn thấy mấy cô cậu trẻ trẻ mà cứ đi đi lại lại, thì có khi do cái mông sưng tấy. Người ta nói, ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt. Lỡ từng ăn cắp rồi, thì thôi, đừng ăn cắp nữa, bạn nhé. Rồi sẽ thấy kỳ kỳ thế nào. ÁNH MẮT ĐẸP ẤY KHÔNG NÊN LÉN LÉN, BÀN TAY XINH ẤY KHÔNG NÊN THỤT THÒ.

    Cũng giống vậy, ngủ ngày thì quen mắt. Nếu bạn nghỉ trưa 1 chút thì được nhưng nếu ngủ dài quá cả tiếng đồng hồ thì biến thành ngủ ngày. Nói ra nhiều bạn cãi vì không quen. Nhưng nếu bạn từng đi làm ở nước ngoài hay làm công ty nước ngoài, sẽ thấy không ngủ trưa là bình thường. Công sở ở các nước phát triển, người ta chỉ "take a nap" chứ không phải "sleep", họ tranh thủ 1h đó để tập thể dục, trò chuyện cà phê. Hôm bữa ngang qua một văn phòng rất sang trọng trong một tòa nhà, lúc đó khoảng 1h chiều, với bản chất tò mò của trai quê, Tony ghé mắt nhìn vô. Thấy bên trong có ba anh Tây và một chị chắc Singapor hay Hàn vẫn ngồi làm việc, còn đâu chục nhân viên thì ngủ la liệt dưới đất, chăn ga gối đệm, mền mùng chiếu gối giăng đầy. Xoài xanh muối ớt dao kéo đầy bàn. Xa xa là hai hộp cơm dang dở. Một số chị ngủ há miệng, nước bọt trào ra chảy xuống cổ, bệt vào tóc. Vài anh lâu lâu lại ngáy với tông cao vút.

    Rồi đúng 1h30, nhiều người vẫn ngái ngủ, tóc tai rũ rượi, lục tục đứng lên, vừa phủi đít đem mùng mền chiếu gối đi cất, chỉnh đốn trang phục. Và ngoài cửa, cả chục người khách đã xếp hàng chờ vô giao dịch từ rất lâu. Bật đèn rồi mở cửa. Khi khách đầu tiên bước vào, em tiếp tân xinh đẹp cười chào khách bằng 1 cái ngáp dài muốn sái quai hàm, trong miền Nam nói là muốn trẹo bản họng. Trên cằm vẫn mấy sợi tóc bị dính chặt vào da, do nước bọt trào ra lúc nãy.

    P/S: Nghệ thuật viết văn đầu gà đít vịt, hẻm liên quan gì với nhau.
     
    Dưa Hấu Không Hạtt thích bài này.
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...