Tên truyện: Trác Y Nhã Tác giả: Màn Thầu Vô Diện Thể loại: Đoản văn, truyện ngắn Văn án: Cả tác phẩm xoay quanh nhân vật chính, dùng ngôi kể thứ 3 vẽ lại cuộc đời nhân vật. Trác Y Nhã, cô sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lúc vừa đủ tháng mẹ cô vì thiếu thốn trên dưới đã đem cô cho nhà thờ, là mợ cô một người không có dòng máu thân thích một hai mang cô về lại, tuy mợ cô còn có 5 người con, gia đình cũng không khá giả gì nhưng vẫn hết lòng nuôi cô. Cô sống trong sự bảo bọc, nâng niu của mợ và anh chị họ. Mợ cô nợ nần rất nhiều nhưng luôn quan tâm gia đình, người khác, mợ luôn ra tay giúp đỡ ai có khó khăn, biết họ đã lừa mình nhưng vẫn giúp, cũng không cần trả ơn, mợ cô từng nói "giúp chỉ đơn giản là giúp, không phải là có qua có lại". Cậu cô thì khác, ông công tư rất rõ ràng, chuyện gì ra chuyện đó, các con của cậu kể cả cô đều là do cậu nuôi dạy, cậu biết rằng cuộc sống sau này rất khó khăn, những việc căn bản đều dạy thật tốt, ít nhất mọi việc phải biết chút ít, việc gì cũng làm chứ không trốn tránh, cậu tuy nghiêm khắc, hung dữ, thường sẽ đánh phạt khá nặng, nhưng khi cậu say cậu sẽ nói những lời trong lòng, tất cả việc cậu làm đều vì tốt gia đình, cho tương lai con cái cả. Tính cách cậu mợ cô không tốt, nói một hai câu liền cãi vã, nhiều khi bạo lực lẫn nhau. Mỗi khi xảy ra cãi vã, cô đều được đưa đi trốn để không nhìn thấy, nhưng âm thanh cũng không thể giấu được. Từ nhỏ đã chúng kiến cảnh này nhiều lần gây cho cô không ít chướng ngại tâm lý. Mợ cô vì thương cô và muốn để mẹ cô bù đắp lại tình cảm, cho cô về với mẹ. Mẹ của Trác Y Nhã không như cậu và mợ, mẹ cô rất hay nói tục, tính tình cáu gắt lại có chút thiên vị. Mẹ cô kết hôn 2 lần, người đầu cùng mẹ sinh ra chị cô, người thứ hai sinh ra em gái cô, cô nghe từ mợ mình nói cô là con của người đầu tiên, nhưng hàng xóm, bạn bè đều nói là của người thứ hai, mẹ cô chưa một lần nói cho cô biết rằng ai rốt cuộc mới là ba của cô. Mẹ cô và ba cô hiện tại cũng rất hay cãi nhau, nơi ba mẹ cô sống lại chẳng tốt lành gì, mấy ngày lại cãi nhau đánh nhau bùm xeng, lại rất nghiện ngập, vô văn hóa. Chịu nhiều tác động tiêu cực từ nhỏ cô hơi thụ động, ít nói, với thế giới bên ngoài không tiếp xúc nhiều, thời gian rãnh đều ở trong nhà. Cô không dám giao tiếp, lại luôn cảnh giác sợ nói sai sẽ bị đánh mắng, nên cô quan sát lắng nghe học hỏi là chủ yếu, cô từng thấy người khác bị mắng vì nói tục liền không bao giờ phát ngôn những từ ấy, thấy người ta chơi trò này thế nào, trò kia ra sao sẽ tự tìm tòi làm theo, không dám ra mặt nhờ giúp. Cậu cô cũng đã dạy cô rất nhiều, cô cũng phần nào phân biệt được cái tốt và cái xấu. Đáng hận hơn, mẹ cô lại là một người mê tín. Cô chẳng qua hơi thụ động so với các bạn cùng trang lứa, lại thích mơ mộng tưởng tượng. Cô thích soi mình trông gương ôm má cười cười vì cô thường được khen là dễ thương, cô hay hát hò khi đi đường, lâu lâu sẽ nói vài lời thoại trong lúc tưởng tượng. Mẹ cô không biết, nghĩ rằng cô bị tử kỷ một tuần 2 lần đều phải uống nước bùa rẫy nước rượu. Đối với hành động này của mẹ cô, Trác Y Nhã rất căm ghét cũng không dám phản kháng, mẹ cô luôn dùng ánh mắt sắc lạnh, lại nỉ non bên tai không cho cô mở miệng nói với ai. Cô chỉ còn cách hạn chế thói quen đó trước mặt mẹ mình, việc này kéo dài đến hết cấp 1. Năm học lớp 10 bắt đầu, Trác Y Nhã quen được một cô bạn tên Lưu Y Kha. Hai người bắt đầu làm quen vì chữ Y trong tên hai người, một sự trùng hợp tuy không đặc sắc nhưng lại là một yếu tố. Lưu Y Kha học rất tốt, còn là một cô nàng xinh đẹp, người mảnh khảnh, đáng yêu. Hai người chơi với nhau khá tốt, bạn bè trong lớp đều nói họ là cặp bày trùng, dính với nhau như keo dính chuột, chặt không đứt, bứt không rời, hai người cùng đi học, dầm mưa đi ăn, lên lịch cho những kế hoạch tương lai. Trong bài thi Speaking tiếng anh cuối kỳ. Cô cùng Lưu Y Kha là một nhóm, Trác Y Nhã đảm nhiệm vai trò edit video, cô đã nói với mọi người trong nhóm gửi sớm cho cô trước ngày nộp nhưng 8 giờ tối sát ngày nộp họ mới gửi video cho cô. Trước sự gấp rút của thời gian như thế, Lưu Y Kha lại bộc lộ bản tính khó ở, Lưu Y Kha nhờ cô chỉnh sửa cả một đêm chỉ vì một từ tiếng anh phát âm bị cao giọng, Trác Y Nhã chỉnh sửa gần 1 tiếng đồng hồ thì 12 giờ đêm Lưu Y Kha lại gửi một video khác nhờ cô Edit lại từ đầu. Do gấp rút cô không chỉnh sửa kịp cho cô bạn, sáng sớm khi đi học Trác Y Nhã đã chủ động xin lỗi nhưng cô bạn ấy lại khóc ầm lên, một vẻ mặt vô cùng tủi thân, cô bạn ấy khóc từ dưới sân trường lên đến lớp, mọi người xoay quanh an ủi cô ấy, chỉ trích cô, cô vốn dĩ không mấy quan tâm vì cô thấy bản thân cũng sai. Nhưng khi nộp bài họ lại xin phép cô làm lại, nói Edit chưa xong, còn đổi không để cô Edit video sau. Vì chuyện này, hai người cứ thế không nói chuyện với nhau hơn nữa tháng, Trác Y Nhã mở lời mong mọi chuyện tốt hơn thì chuyện càng đi vào hướng khác, mỗi hành động cô làm ra đều bị người khác gièm pha, chế giễu, hơn cả còn bị chính người mình xem là bạn cướp công, đổi trắng thay đen. Cô còn nhớ, hình như chuyện môn tiếng anh không chỉ mình cô sai mà chính cô cũng chưa nhận được lời xin lỗi. Sự việc tình bạn này vốn đã định sẽ rạng nức, Trác Y Nhã nhận ra được nhiều bộ mặt khác của thế giới ngoài kia rồi, nó rất tàn khốc. Lần đầu trãi qua nhiều cảm xúc khó tả như vậy vừa tủi thân, uất ức, cảm giác không ai tin và bị ghẻ lạnh, luôn sống dựa trên cảm xúc của người khác, làm chiều lòng họ. Chỉ đang lớp 10 thôi vậy sau này thì sao chứ? Trác Y Nhã có hai cô bạn, một là Ngọc Bích bạn thân từ bé, một là Vy Trang, cả hai đều lớn hơn cô một tuổi. Ngọc Bích là người hiểu cô, thường hay khuyên nhủ cô cái này cái kia nhưng cô chỉ nghe tai này lại lọt tai khác, Ngọc Bích vì gia đình mà việc học bị ngắt quãng, hai người tựa cũng có xa cách. Vy Trang là bạn cấp một của cô, người bạn này khá kỹ tính, là một trạch nữ chính hiệu, do vậy trước giờ đều là Trác Y Nhã chủ động sang nhà cô bạn này chơi, vào năm lớp 9 cả hai đã xảy ra xích mích không nói chuyện với nhau đã lâu, Trác Y Nhã còn đặc biệt đinh ninh mình đúng, nếu có sai thì cũng ngại ra mặt xin lỗi trước. Lại hay lấy lý do vặt vãnh như Vy Trang chưa từng qua nhà mình chơi xem đó là nguyên do Vy Trang không coi trọng cô, tới đầu năm lớp 10 hai người mới nói chuyện lại. Trong thời gian hai người bạn ngỡ như xa cách này, với Trác Y Nhã mà nói thì Lưu Y Kha như một vị cứu tinh vậy, cô rất thích cái tình bạn trong tiểu thuyết hay nói, cùng đi chơi với nhau, làm mấy hành động ngọt ngào. Tất là Lưu Y Kha thực hiện cùng cô, thế nhưng biết mặt nhưng lòng không biết. Trác Y Nhã đúng là ngu ngơ quá mới tin người đó chân thành. Có thể nói bây giờ dường như thế giới quan của cô sụp đổ, cô ê chề buôn bỏ mọi thứ, cộng thêm những lời đe dọa của bạn cùng lớp và quá khứ chứng kiến cậu mợ, ba mẹ. Trác Y Nhã hằng đêm đều chìm sâu trong ác mộng, có những đêm gần như bật khóc sợ hãi. Chính lúc ấy là Bích Ngọc người dù không gần cô, nhưng qua vài dòng tin nhắn liền biết cô có chuyện, một lòng lo sợ cô nghĩ quẩn, là người bạn thân trạch nữ kia ngồi bên cô nghe cô tâm sự, hai người mà cô đã bỏ qua lại là người quan tâm cô nhất, là lúc khó khăn nhất họ ở bên cô. Trác Y Nhã ân hận vì cái bi quan của chính mình, mợ cô nghe phong phanh qua lời kể của chị cô một hai bênh vực cô muốn làm rõ chuyện. Cô rõ có nhiều người quan tâm yêu quý như thế, sao lại chỉ đâm sâu vài cái gốc rễ thất bại kia chứ. Trác Y Nhã dần dần vực dậy tinh thần, nhưng quả là bản tính khó đổi, cô vẫn còn đặt biệt chú ý đến lời dị ngọ của người khác, đôi lúc sẽ tự tủi thân, tuy cơn ác mộng hằng đêm đã giảm đi nhưng không có nghĩa là không có. "Sách là nơi bày tỏ tâm trạng" vì câu nói này cô đã thử việc đến thư viện, cô đã đọc được vài cuốn, nhưng khắc cốt chủ yếu là cuốn Tiểu Thuyết Đạo Mộ Bút Ký của Nam Phái Tam Thúc. Đây là cuốn tiểu thuyết về hành trình đạo mộ của những con người mà thắp sáng lên có lẻ là tình huynh đệ, gia đình. Một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu nhưng giúp Y Nhã nhận ra được rất nhiều điều. Cuộc đời của cô từ đây thực sự đã thay đổi. Hoàn