ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH LẦN 2 Đọc văn bản: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. Trả lời các câu hỏi: A) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0, 25 điểm) B) Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0, 25 điểm) C) Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0, 5 điểm) D) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0, 5 điểm) 2) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.. (Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 44) 5 A) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0, 25 điểm) B) Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản? (0, 25 điểm) C) Nêu ý chính của văn bản. (0, 5 điểm) D) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tưởng đối với sự phấn đấu của con người trong cuộc sống. (0, 5 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1 . Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: Câu a . Đoạn văn đề cập vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu b . Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội là vì: Gia đình, nhà trường, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ cho cộng đồng. Đó cũng là nơi những biểu hiện lệch lạc trong cách sử dụng tiếng Việt được điều chỉnh, uốn nắn một cách tích cực và có hiệu quả. Câu c . Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện toàn diện trên các mặt: Ngữ âm - chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ (phát âm đúng; viết đúng hình thức văn tự của từ; sử dụng từ ngữ chuẩn xác; đặt câu đúng ngữ pháp tiếng Việt; dùng tiếng Việt, tạo lập các kiểu loại văn bản phù hợp với những bối cảnh giao tiếp khác nhau). Câu d . Mỗi đất nước, mỗi quốc gia đều có những niềm tự hào dân tộc. Tiếng Việt cũng là một niềm tự hào của dân tộc. Nhưng ngày nay, xã hội càng phát triển thì sự du nhập của nhiều ngoại ngữ khiến cho chúng ta bị lạm dụng quá nhiều vào từ nước ngoài. Vậy nên đối với giới trẻ thì việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như là giữ gìn lại bản sắc của dân tộc. Hãy luôn sử dụng những từ ngữ thuần Việt, hạn chế những từ không trong sáng hay là làm sai lệch đi nghĩa của những từ đã có. Những người trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nên có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 2 . Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: Câu a . Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm (hoặc trữ tình). Câu b . Biện pháp so sánh trong đoạn thơ được nhận ra nhờ từ "là" kết nối hai vế: Đối tượng so sánh và hình ảnh so sánh (Hồn tôi là một vườn hoa lá). Biện pháp ẩn dụ được nhận ra nhờ hai hình ảnh: Nắng hạ và mặt trời chân lí có khả năng gợi liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét tương đồng. Trong đoạn thơ, nắng hạ và mặt trời chân lí ngầm chỉ ánh sáng của lí tưởng cách mạng. Câu c . Ý chính của văn bản: Bộc lộ niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng; thể hiện những thay đổi của tâm hồn lúc được "mặt trời chân lí" rọi chiếu đến. Câu d. Cuộc đời mỗi người là là hàng ngàn hàng vạn ngã rẽ vì thế đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn con đường sống cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Vì có quá nhiều ngã rẽ trong cuộc đời khiến chúng ta tự hỏi mình rằng: "Làm như thế nào để chọn được đúng con đường?". Đó có phải là một điều quá khó lựa chọn không? Nhưng rồi chúng ta biết "lí tưởng" là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất khi đi trên đường đời. Khi nói đến tầm quan trọng của lí tưởng thì nhà văn Nga Lép Tôn – xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". ĐỀ SỐ 2. CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT KIÊN GIANG 2015 Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3: "Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi" (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) 1. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? (0, 5 điểm) 2. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? (0, 5 điểm) 3. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? (0, 5 điểm) Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 6: (1) "Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:" Kẻ mê muội này xin bái lĩnh " (Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân) (2)" Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. " (Trích Chí Phèo- Nam Cao) (3)" - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ.. - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. " (Trích Vợ nhặt- Kim Lân) 4. Xác định nội dung của từng đoạn văn bản? Tìm một câu khái quát đặt làm nhan đề chung cho các đoạn văn? (0, 5 điểm) 5. Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải? (0, 5 điểm) 6. Hãy viết một đoạn văn nhỏ (khoảng 5-7 dòng), bày tỏ cảm nhận về tác động của hình ảnh những giọt nước mắt trong các đoạn văn bản trên đối với anh/chị? (0, 5 điểm) ĐÁP ÁN Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1 . Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Câu 2 . Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang. Câu 3 . Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát ). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc. Câu 4 . Nội dung của đoạn văn bản (1) là tái hiện thái độ kính cẩn, tiếng khóc nghẹn ngào, sám hối, phục thiện của viên quản ngục ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù; đoạn văn bản (2) là tâm trạng buồn bã, tiếng khóc tuyệt vọng của nhân vật Chí Phèo khi bị từ chối quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên; đoạn văn bản (3) là tâm trạng lo lắng, tuyệt vọng của nhân vật bà cụ Tứ khi nghe tiếng trống thúc thuế trong truyện ngắn Vợ nhặt? Câu văn khái quát đặt làm nhan đề cho các đoạn văn có thể là: Những giọt nước mắt. Câu 5 . Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì các đoạn văn đều xây dựng hình tượng (quản ngục, nhân vật Chí Phèo, nhân vật bà cụ Tứ) ; ghi dấu ấn riêng của mỗi nhà văn và truyền cảm xúc cho người đọc. Câu 6 . - Chi tiết! Quản ngục khóc, cảm động đó đã đem đến cho người đọc biết bao ý nghĩa, bao cảm xúc trào dâng. Quản ngục khóc vì những lời khuyên của Huấn Cao quá đúng trong cái hoàn cảnh của thầy. Ở một nơi nhem nhuốc, chỉ có cái xấu và cái ác ngư trị như vậy, thì sao có thể chơi chứ sao có thể treo" những tấm lụa bạch, có những nét chữ vuông, tươi tắn nói lên cái hoài bão, tung hoành của cả một đời người được ". Trốn quản ngục đang ở chỉ dành cho những cái xấu ở đời, những cái lừa lọc, cái xô bồ của xã hội bên ngoài. Quản ngục khóc nghẹn ngào, không chỉ vì thế ông khóc nghẹn ngào còn vì thương vì tiếc cho một người anh hùng" văn võ song toàn ", một người ý chí cao hơn người như Huấn Cao đây mà phải bị chém đầu, tử hình. Ông Huấn Cao ban phát cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp và cái tài, luôn đứng để dân nghèo khổ sai mà phải chịu cái cảnh thật đáng thương không ai muốn. Chắc có lẽ khi kết thúc cuộc đời của Huấn Cao, thì cũng là lúc quản ngục về, cởi mũ, bỏ áo làm quan để về quê sống một cuộc sống thanh cao như lời ông Huấn đã giận. Cái đẹp có thể sinh ra ở trên một vùng đất ác, nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu và cái ác. Quản ngục khóc cùng vì cho mình và cũng vì cho người. Một chi tiết thật đặc biệt, tuy ngắn và đã bộc lộ rõ được tâm trạng của nhân vật cũng như tư tưởng sáng tạo của Nguyễn Tuân. - Chi tiết Chí Phèo khóc đó đã để lại bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ trong lòng của người đọc. Chí Phèo khóc vì đầu tiên là Chí Phèo cảm động. Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ, hắn toàn phải đi chăm sóc cho người khác, đi hầu hạ cho kẻ khác chứ Chí Phèo đã được chăm sóc bao giờ đâu. Sự chăm sóc của Thị Nở dành cho Chí Phèo là một tình cảm. Tuy giản dị nhưng đằm thắm, yêu thương đong đầy cảm xúc. Chí Phèo đã cảm nhận được hơi ấm của tình thương, hơi ấm của hạnh phúc, hơi ấm của tình yêu. Cuộc đời của Chí Phèo đang như xuống dốc không còn đường về, thì bỗng có Thị Nở xuất hiện, dìu dắt Chí Phèo, đã đưa Chí Phèo về quãng đời lương thiện. Chí Phèo khóc cũng có lẽ đã tìm ra được con đường trở về với chính mình, với chính phần đời mà mình đã đánh mất. Đó là những giọt nước mắt của ân hận, của cảm động từ sự yêu thương và một phần nào đó dành cho Thị Nở. - Giọt nước mắt của bà cụ Tứ cho thấy tấm lòng chan chứa yêu thương con của người mẹ, những giọt nước mắt như cố kìm nén (rỉ ra hai dòng nước mắt, ngoảnh vội ra ngoài). Thương con, mừng lòng trước hạnh phúc của con, bà đào sâu chôn chặt, dấu đi nỗi lo lắng, bà khóc thầm, khóc vụng, để rồi chỉ nói những lời yêu thương, động viên con ĐỀ SỐ 3. CHUYÊN HÙNG VƯƠNG GIA LAI 2015 LẦN 1 Đọc đoạn trích sau: " Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. - Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. " (Trích" Hai đứa trẻ "– Thạch Lam) Câu 1: Cảnh được miêu tả trong đoạn trích có những hình ảnh tương phản, anh (chị) hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản đó (1, 0 điểm) Câu 2: Tâm trạng của hai chị em Liên được miêu tả trong đoạn trích có niềm khao khát gì? (1, 0 điểm) ĐÁP ÁN Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Câu 1 . Những hình ảnh tương phản trong đoạn trích: - Tương phản giữa đoàn tàu và phố huyện - Tương phản gữa ánh sáng và bóng tối Câu 2 . Niềm khao khát của chị em Liên: - Khao khát về một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, rực rỡ.. - Muốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tăm tối nơi phố huyện ĐỀ SỐ 4. CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH 2015 LẦN 3 Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: THI THỔI XÔI NẤU CƠM " Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao. Khó khăn với các cô là ở chỗ nhóm bếp, thổi lửa. Phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa. Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Đỉnh trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng. " Câu hỏi: 1/ Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra phương thức ấy? (0, 25 điểm) 2/ Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay trò chơi hiện đại? Câu văn nào cho biết điều ấy? Kể tên các đồ dùng, vật liệu mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm mang theo? Trong những thứ ấy, có thứ gì khác thường? (0, 25 điểm) 3/ Những khó khăn mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều đó đòi hỏi ở các cô gái những đức tính gì? (0, 5 điểm) 4/ Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây. (0, 5 điểm) Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8: " Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu.. Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. "(Chí Phèo – Nam Cao) Câu hỏi: 5/ Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu nội dung của đoạn văn? (0, 25 điểm) 6/ Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu c ảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Việc kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu như vậy có tác dụng gì? (0, 5 điểm) 7/ Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? (0, 25 điểm) 8/ Viết 1 đoạn văn ngắn về chủ đề: Sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0, 5 điểm) ĐÁP ÁN Văn bản 1: Câu 1 . Văn bản trên sử dụng phương thức thuyết minh. Dấu hiệu để nhận biết: Văn bản giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi. Câu 2 . Hội thi thổi xôi nấu cơm là một trò chơi dân gian truyền thống. Câu" Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa "cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu cơm gồm: Kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Trong những thứ ấy, rơm ướt, bã mía – nhiên liệu dùng để đun bếp là thứ khác thường. Câu 3 . Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: Một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó. Câu 4 . Trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều hình thức giải trí hấp dẫn con người, đặc biệt là giới trẻ như truyện tranh, Ti-Vi, mạng xã hội, trò chơi điện tử.. Chính vì thế mà nhiều trò chơi dân gian đang dần biến mất trong đời sống. Trong những năm gần đây, việc phục hồi một số trò chơi dân gian đang được xã hội quan tâm. Những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt di, mèo đuổi chuột, cướp cờ.. đã được tổ chức cho thanh thiếu niên trong các dịp tết trung thu, cắm trại.. và thu hút nhiều trẻ em tham gia. Tuy nhiên những hoạt động này chưa phải là phổ biến hằng ngày. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến việc khôi phục lại những trò chơi dân gian, tạo sức hút cho giới trẻ để mang lại những sân chơi thực sự hữu ích. Văn bản 2: Câu 5 . Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ý chính của đoạn văn: Chí Phèo thức tỉnh. Câu 6 . - Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.. Ngoài bốn mươi tuổi đầu.. Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. - Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? - Câu cảm thán: Buồn thay cho đời! Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh), thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau. Câu 7 . - Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ. - Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là một cấu trúc so sánh. Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một câu văn sử dụng phép so sánh. Câu 8 ." Chí Phèo"- Nam Cao là một trong những truyện ngắn với đề tài người nông dân trước CMT8, chúng ta không thể không biết đến sự thức tỉnh của Chí Phèo. Chí Phèo trước đã là một con người chuyên rạch mặt ăn vạ, là tay sai cho Bá Kiến để đi đòi nợ. Chí Phéo cứ xoay quanh cuộc sống như vậy. Nhưng chính vào cái đêm định mệnh ấy Chí gặp Thị Nở, và sáng hôm sau tỉnh dậy Chí Phèo như đã thức tỉnh hẳn. Hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở cũng làm người đọc không bao giờ quên, chỉ với một bát cháo nóng hổi, khói bốc nghi ngút đã làm Chí thức tỉnh. Chí Phèo nghĩ mình không thể sống một cuộc đời như vậy nữa. Trước khi còn trẻ anh Chí là đã từng mơ có một ngôi nhà, có vợ và những đứa con. Và sự khao khát được hoàn lương của Chí Phèo đã trỗi dậy sau khi được thức tỉnh. Với sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình (lý trí), cùng những tình cảm, cảm xúc rất con người, Chí đang thức tỉnh một cách toàn diện cả về nhận thức và ý thức và bắt đầu hồi sinh để trở về với kiếp người.