Tóm lược nhanh lãnh thổ đất nước Trung Hoa qua các thời kỳ lịch sử * * * Xin chào các bạn! Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quá trình đất nước Trung Hoa tạo nên một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn cho riêng mình. Trung Quốc có diện tích lãnh thổ là "chín triệu năm trăm bảy mươi nghìn ki lô mét vuông, đứng hàng thứ tư thế giới, chỉ sau Nga, Canada, gần tương đương với diện tích nước Mỹ. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển phì nhiêu tại lưu vực của sông Hoàng Hà, tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5000 năm dựng nước, Trung Quốc chưa bao giờ ngưng lại quá trình mở rộng lãnh thổ, quá trình diễn ra hàng ngàn năm này, rất kiên trì liên tục áp dụng theo sách lược" Tằm ăn dâu ", gặm nhấm dần từng vùng lãnh thổ khác. Quá trình này cũng đã định hình lên tính cách dân tộc và bản chất tư tưởng của riêng họ là đồng hóa, hán hóa tất cả các dân tộc khác. Quá trình mở rộng lãnh thổ đi liền với đồng hóa dân tộc này về cơ bản là rất thành công, ngoại trừ trường hợp của dân tộc Việt chúng ta. Hệ quả nổi bật của quá trình này là mặc dù trải qua gần một thế kỷ thuộc Mông Cổ cai trị, và gần ba thế kỷ dưới thời Mãn Thanh, Trung Quốc của hán tộc vẫn có thể khôi phục lại chủ quyền, thậm chí còn sát nhập luôn vào các vùng của dân tộc đó. Hiện nay người hán vẫn chiếm đến 92% dân số Trung Quốc, áp đảo phần lớn các dân tộc khác. Theo dòng lịch sử ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết sâu sắc hơn về quá trình này các bạn nhé. Trải qua quá trình phát triển nhà nước đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc công bố là nhà Hạ. Tồn tại từ thế kỷ 21 đến 16 trước công nguyên, thuộc nền văn hóa Nhị Lý Đầu. Nền văn hóa này được các nhà khoa học phát hiện tại lưu vực sông Y, một nhánh của sông Lạc Thủy. Tuy nhiên hiện nay lại có nhiều luồng ý kiến cho rằng, nhà Hạ là nhà nước của người Việt hơn. Hơn thế nữa trong thời kỳ nhà Hạ, không thấy có chứng cứ ghi chép về việc nhà Hạ mở rộng lãnh thổ. Vì vậy trong video này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phân tích lịch sử từ thời nhà Thương, triều đại phong kiến thứ hai mà nhà nước Trung Quốc công bố. Nhà Thương, hay còn được gọi bằng cái tên thân quen hơn là nhà Ân. Nhà Ân Thương là triều đại phong kiến Trung Quốc tồn tại từ năm 1766 đến 1222 trước công nguyên. Trải qua liên tiếp 30 đời vua, từ vua Thành Thang khai quốc đến khi Trụ Vương diệt quốc. Nhà Thương gốc du mục nổi lên từ phía tây thuộc châu thổ sông Vị, bằng vũ lực nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Các bộ sử đời sau của Trung Quốc ghi chép rằng, vua Thành Thang sau khi diệt được nhà Hạ khai sáng nhà Thương đã quy tụ được nhiều bộ lạc. Đất đai nhà Thương từ đó trải dài trên lưu vực sông Hoàng Hà, thuộc các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Nhà thương xây dựng triều đại của mình theo hình thức phong kiến phân quyền. Nhà Ân Thương sẽ là minh chủ, còn bao quanh sẽ là hệ thống các nước chư hầu. Các chư hầu sẽ có sự độc lập nhất định trong việc quản lý và cai trị vương quốc của mình. Vua Ân Thương sẽ có trách nhiệm trực tiếp đôn đốc với các nước chư hầu lớn, sau đấy các chư hầu lớn lại có trách nhiệm trực tiếp đối với các chư hầu nhỏ. Các chư hầu đều phải tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế, tiến cống và tất cả các nghĩa vụ của bậc quân thần. Nhà Ân Thương cai trị cho đến năm 1222 trước công nguyên thì bị một chư hầu của mình nổi lên tiêu diệt, đó chính là nhà Chu, với huyền sử Tây Chu. Cùng các nhân vật đã đi vào huyền thoại lịch sử Trung Quốc như Cơ Xương, Cơ Phát, Khương Tử Nha, Lý Tịnh, Na Tra. Nhà Chu của họ Cơ cũng khởi nguồn ở sông Vị tại đất Thiểm Tây, sau nhiều đời thuần phục nhà Thương đến đời tây bá Cơ Xương phát triển và trở thành chư hầu lớn ở phía tây, với kinh đô tại đất Phong, Trường An, có sức uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương. Cuối cùng khi đã thực sự lớn mạnh, Tấy Bá Cơ Xương liền đem quân tấn công nhà Thương. Tuy nhiên khi đại nghiệp sắp thành thì Cơ Xương mắc bệnh mà chết, con trai Cơ Phát lên thay tiếp tục công cuộc diệt Trụ. Theo truyền thuyết, Cơ Phát cầm đầu hơn 800 chư hầu trong công cuộc diệt trụ phạt Thương thành công. Cơ Phát lên ngôi tức Chu Vũ Vương, mở ra triều đại phong kiến kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thấy rằng đất đai mình đoạt được quá là rộng lớn, Chu Vũ Vương tiếp tục theo chế độ phong kiến phân quyền. Ông chia đất đai ra thành nhiều vùng rồi chỉ định những lãnh chúa riêng để cai trị. Chu Vũ Vương nhớ công lao các đời vua trước liền phong cho con cháu họ làm chư hầu như sau: - Con cháu Thần Nông ở đất Tiêu. - Con cháu Hoàng Đế ở đất Trúc. - Con cháu vua Nghiêu ở đất Kế. - Con cháu vua Thuấn ở đất Trần. - Con cháu vua Vũ nhà Hạ ở đất Kỷ. - Con cháu Ngô Thái Bá ở đất Ngô. - Con cháu vua Thiếu Khang nhà Hạ ở đất Việt. Đồng thời để thưởng công cho các tướng sĩ có công phò trợ diệt Thương, ngoài ba người em trai đã phong làm Tam Giám, Chu Vũ Vương cũng phong chư hầu cho các công thần. Trong đó có các nước lớn là Khương Tử Nha ở đất Doanh Khâu, gọi là nước Tề, em trai Cơ Đán ở Khúc Phụ gọi là nước Lỗ, Cơ Thích ở nước Yên. Nhà Chu coi tất cả đất đai thuộc về trời, vua Chu tự xưng thiên tử, tức con trời. Vì vậy tất cả đất đai cùng con dân đều thuộc dưới quyền cai quản của vua Chu. Tính từ thời nhà Chu trở đi quá trình mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc được thúc đẩy nhanh chóng, lãnh thổ mở rộng không ngừng, vượt ra khỏi lưu vực sông Hoàng Hà khởi nguyên. Nhà Chu tồn tại đến 800 năm đã phần nào làm Trung Quốc biến chuyển sâu sắc, với đặc điểm là nền văn minh lúa nước. Hầu hết người dân sống định cư là canh tác lúa nước, cho nên đất đai là rất quan trọng, khiến quá trình khai phá mở mang, xâm lấn thêm các vùng lãnh thổ càng trở nên cấp thiết quan trọng. Đất đai cũng là biểu tượng quyền lực dưới thời phong kiến, đất đai càng rộng, càng thể hiện địa vị quyền lực càng cao. Chính vì vậy đến cuối thời nhà Chu, trong thời Xuan Thu Chiến Quốc, bên cạnh việc đánh chiếm lẫn nhau, các chư hầu muốn nổi lên xưng bá, họ lại càng quan tâm tới việc mở mang đất đai. Vì nó gắn liền với việc sở hữu dân cư, của cải, quân đội. Trong đó nổi bật nhất chính là nhà Tần thu phục các vùng lãnh thổ tại phía Tây của các bộ tộc Khuyển Nhung du mục và thôn tính luôn nước Thục Ba tại Tứ Xuyên. Tại phương bắc nước Yên cũng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tới tận bán đảo Liêu Đông. Tại phía Nam thì các nước Sở, Việt, Ngô cũng chiếm đóng một diện tích lãnh thổ rộng lớn phì nhiêu tại lưu vực sông Trường Giang. Như vậy về cơ bản dưới thời nhà Chu, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng thông qua quá trình mở rộng các nước chư hầu, cùng với quan điểm thiên tử cai trị thiên hạ được hình thành, hoàn thiện và phát triển trong rất nhiều triều đại tiếp theo là nhà Tần. Nhà Tần kế nghiệp nhà Chu phát triển thiên mệnh, khi Tần Vương Doanh Chính thống nhất đất nước Trung Hoa, xưng làm Tần Thủy Hoàng, thiết lập nền phong kiến trong ương tập quyền, xóa bỏ chế độ chư hầu mà chia ra làm các tỉnh thuộc quyền cai trị trực tiếp của Hoàng Đế. Nhà Tần quốc tính họ là Doanh, khởi phát từ ấp Tần vùng Khuyển Khâu thượng nguồn sông Vị, nay thuộc đất Cam Túc Thiểm Tây. Ban đầu nhà Tần chỉ là một nước chư hầu rất nhỏ, bị coi là hạ cấp ở rìa văn minh nhà Chu. Nhưng dần dần qua các đời vua, Tần phát triển mạnh mẽ, thu phục được các bộ tộc du mục, thiết lập nên đạo quân thiện chiến bậc nhất thời Xuân Thu Chiến Quốc. Vị trí địa lý là cầu nối giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng ở phía Tây, cùng chính sách cai trị" pháp gia "vô cùng hiệu quả đã khiến nhà Tần trở thành một chư hầu hùng mạnh và giầu có vượt bậc. Trải qua 36 đời vua, từ Tần Phi Tử đến Tần Doanh Chính thì nhà Tần đã chính thức thống nhất được thiên hạ, lập ra triều đại phong kiến hình mẫu của Trung Quốc. Cũng từ đó Tần Thủy Hoàng đã hoàn thiện tư tưởng Thiên Tử Thiên Mệnh, kế thừa từ thời nhà Chu, tư tưởng chính là bá chủ bá quyền. Đồng thời ở phía Bắc, nhà Tần cho xây dựng các công trình phòng thủ" Vạn lý trường thành"ngăn chặn quân biên thùy cướp phá, Còn tại phía Nam lại điều động ra 50 vạn quân Tần chia làm 5 lộ tấn công vào các mảnh đất Bách Việt giàu có trên lưu vực sông Trường Giang, sát nhập mảnh đất lưỡng Quảng chính là Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Đại Tần đế quốc của Tần Thủy Hoàng truyền được 2 đời thì bị tru diệt, mở ra cục diện Hán Sở tranh hùng suốt 5 năm liên tiếp, từ năm 206 đến năm 202 trước công nguyên. Cuối cùng Hán vương Lưu Bang diệt được Tây Sở bá vương Hạng Vũ thống nhất Trung Quốc một lần nữa, khai sinh ra triều đại nhà Hán. Về cơ bản nhà Hán tiếp tục cai trợ lãnh thổ thuộc về nhà Tần trước kia, ngoại trừ có 2 vùng đất phía Nam là Nam Việt và Mân Việt của người Việt tách ra khi nhà Tần diệt vong. Sau đấy phải gần 100 năm sau khi dựng nước, nhà Hán mới thôn tính lại được hai vùng đất Nam Việt và Mân Việt này, đồng thời cũng thôn tính luôn mảnh đất Âu Lạc, miền bắc và bắc trung bộ của Việt Nam ngày nay, đưa Việt Nam bước vào 1000 năm đô hộ tăm tối. Nhà Hán là triều đại huy hoàng trong lịch sử Trung Quốc, các vua nhà Hán rất tích cực mở rộng lãnh thổ. Ở phương bắc từ khi lập quốc, nhà Hán đã phải chịu sức ép từ các bộ tộc du mục Hung Nô, chiến tranh Hán - Hung Nô thường xuyên xảy ra. Trong thời gian đầu nhà Hán thường xuyên bại trận và phải cầu thân cùng với Hung Nô. Nhưng sau này với sự phát triển mạnh mẽ, Hán dần dần lấn át lại Hung Nô. Sau 130 năm giao chiến, từ năm 200 trước công nguyên đến năm 71 trước công nguyên nhà Hán giành được chiến thắng. Các bộ lạc Nam Hung Nô chịu thuần phục nhà Hán, trong khi đó các bộ lạc Bắc Hung Nô không chịu thuần phục đã không ngừng vùng dậy đánh trả, thất bại rồi phải chạy xa hơn về phía Tây tại các vùng Trung Á hoặc Châu Âu ngày nay để lánh nạn. Sau đấy để giao lưu thông thương với các nước Phương Tây, nhà Hán cũng từng bước dòm ngó tới địa bàn Tây Vực. Tới đời vua Hán Minh Đế, ông cho tướng Văn Siêu đi thu phục Tây Vực, kết quả nhà Hán thu được vùng đất thuộc các bộ tộc Nam Hung Nô, cùng 50 tiểu quốc ở Tây Vực, thiết lập nên khu bảo hộ ở Tây Vực, thúc đẩy sự phát triển của con đường tơ lụa. Tại phía Đông nhà Hán cũng tiến hành mở rộng lãnh thổ, chinh phạt Vệ Mãn Triều Tiên và thôn tính luôn được các vùng bán đảo phía Bắc Triều Tiên, lập nên Hán tứ quận. Trong quá trình nỗ lực giao thương với Ấn Độ, nhà Hán tiếp tục cho quân chiếm đóng các khu vực phía Tây và Tây Nam Tứ Xuyên, Nam Cam Túc, Tây Quý Châu và vùng Vân Nam hiện nay, mở ra Tây Nam Di Đạo thông thương với Miến Điện và Ấn Độ. Nhà Hán tiếp tục tồn tại được 400 năm thì diệt vong, Trung Quốc rơi vào thời kỳ hỗn loạn từ thời đại Tam Quốc tới giai đoạn Ngũ Hồ Thập Lục Quốc, rồi chiến loạn Nam Bắc triều đất nước gần như không ngừng chiến loạn. Trong thời kỳ loạn lạc này, lãnh thổ Trung Quốc phần nào đã bị co hẹp lại do sự mất kiểm soát đối với các vùng bảo hộ, các chư hầu có được trong thời nhà Hán. Các thế lực trong thời loạn Quốc gần như không còn quan tâm đến với xâm lấn mở mang lãnh thổ nữa, vì trên thực tế lãnh thổ Trung Quốc lúc bấy giờ đã rất rộng lớn rồi, bao trùm luôn lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang. Các thế lực trong thời kỳ này gần như chỉ có một mực đích duy nhất là thống nhất được Trung Nguyên, gây dựng đại nghiệp. Cuối cùng cho đến đời nhà Tùy năm 589, Tùy Văn Đế một lần nữa thống nhất được Trung Nguyên, sau hơn 275 năm loạn lạc, từ khi nhà Tây Tấn của họ Tư Mã diệt vong. Sau khi thống nhất không lâu thì nhà Tùy liền bị nhà Đường phế truất, Đường Cao Tổ Lý Uyên kiến lập nhà Đường vào năm 618, từ đây nhà Đường liền kế thừa lại những tinh hoa của nhà Tùy. Ban đầu trong thời kỳ lập nước nhà Đường cũng phải sử dụng các biện pháp cầu hòa với các tộc dân du mục phương bắc, cụ thể dưới đời Đường là tộc Đột Quyết, vô cùng hung mãnh tàn bạo. Cho tới thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quân Đường mới bắt đầu phản kích Đột Quyết. Năm Chinh Quán thứ tư 630, Đường Thái Tông đưa quân đánh sang phía Đông Đột Quyết, thu về mạn Nam, phía Nam sa mạc Gu Bi ngày nay. Cho tới năm Chinh Quán thứ hai mươi 646, quân Đường thu nốt được mạc Bắc. Tại Mạc Bắc Đường lập ra An Bắc Đô Hộ Phủ, còn mặc Nam thành lập Thiển Vu Đô Hộ Phủ. Cung trong năm Chinh Quán thứ tư 630, quân Đường còn tiến quân đánh chiếm sang phía Tây Đột Quyết và liên tục chiếm được 7 thành Tây Y, làm bàn đạp trở lại Tây Vực. Trong những năm đó nhà Đường không ngừng tấn công vào khu vực này và thành lập nên An Tây Đô Hộ Phủ. Tới năm Chinh Quán thứ mười sáu 645 thì hoàn thành quá trình này và đặt được trụ sở tại Quy Từ. Đến năm 659 đời vua Đường Cao Tông Lý Trị sau khi diệt Tây Đột Quyết, liền mở rộng tầm ảnh hưởng đến tận vùng Hàng Hải và Lý Hải thuộc vùng biên Cát Bi ngày nay. Tại phía Đông năm 660 Đường Cao Tông cũng cho quân hợp với nước Tân La để diệt Bách Tế. Đến năm 668 lại lần nữa cùng Tân La diệt Cao Câu Ly, Tân La và Đại Đường cùng nhau phân chia phạm vi chiếm cứ. Nhà Đường tiếp tục lập ra An Đông Đô Hộ Phủ tại miền bắc bán đảo Triều Tiên, đặt trụ sở tại Bình Nhưỡng do Tiết Nhân Quý trấn giữ. Như vậy thì ở phía Tây Bắc Đông nhà Đường đều đã lập ra các Đô Hộ Phủ, cùng với An Nam Đô Hộ Phủ của người Việt bị thôn tính từ trước, Đại Đường đã có một vùng lãnh thổ cai trị rộng lớn chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. So với thời kỳ nhà Hán cường thịnh trước kia thì diện tích cai trị của nhà Đường còn rộng gấp một phẩy năm lần, với dân số ước tính lên tới 80 triệu người, chiếm đến 40% dân số thế giới. Nhà Đường tiếp tục phát triển hưng thịnh cho tới khi xảy ra loạn An Sử năm 755 thì suy yếu dần vad diệt vong vào năm 907, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, Trung Quốc một lần nữa rơi vào thời kỳ loạn lạc, các thế lực cát cứ tranh giành Trung Nguyên. Trong trong thời kỳ này, trong khi các tập đoàn quân phiệt còn mải đánh giết tranh giành ngôi báu, thì tại mảnh đất của người Việt, Tĩnh Hải Quân đã tách ra và thoát khỏi ách đô hộ của cả nghìn năm Bắc thuộc, mở lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc kết thúc khi thế lực quân phiệt Tống được thành lập năm 960, rồi dần thống nhất được Trung Nguyên, lập ra được nhà Tống trong lịch sử Trung Hoa. Tồn tại song song với nhà Tống trong thời kỳ này là nước Đại Liêu của người Khiết Đan tại vùng đại mạc phía Bắc. Cho tới năm 1125, Đại Liêu bị một chư hầu của mình là Tống Lữ Chân tiêu diệt, nước Kim thay thế vai trò của Đại Liêu trở thành thế lực hùng mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á, tiếp tục đối trọng với nhà Tống. Cho đến năm 1127, quân Kim công phá được kinh đô Biện Kinh của nhà Tống, bức bách nhà Tống phải dời đô về phía Nam Lâm An, thoi thóp tồn tại với triều đình Nam Tống. Như vậy trong suốt thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, chiến tranh Tống Liêu hay sau này là Tống Kim, các thế lực này cũng chỉ tập trung thu phục Trung Nguyên. Vì vậy cư ngụ cai trị của Trung Quốc không có sự thay đổi nhiều. Phải mãi đến sau này khi xuất hiện tộc người Mông Cổ, Trung Quốc mới có những biến chuyển tiếp theo về mặt thay đổi lãnh thổ địa lý. Tại vùng đại mạc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn nổi lên thống nhất tộc người Mông Cổ và bắt đầu công cuộc chinh phục thế giới. Đến thời đại hãn Oa Khát Đài thì Mông Cổ thôn tính hoàn toàn Đại Kim. Đến năm 1253 Mông Cổ tiếp tục đưa quân thôn tính nôt nước Đại Lý, sát nhập nốt vùng đất ngày nay là Vân Nam vào lãnh thổ Đại Mông Cổ Quốc, kể từ đây Vân Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Những năm sau đó cùng với sự bành trướng của Mông Cổ trên toàn thế giới, từ đây nội bộ của Mông Cổ cũng dần chia rẽ thành 4 hãn quốc. Trong đó hãn quốc tại Trung Quốc do đại hãn Hốt Tất Liệt thống xuất. Năm 1271 Hốt Tất Liệt liền đổi quốc hiệu trở thành Đại Nguyên. Đồng thời Hốt Tất Liệt cũng cho rời đô từ Cáp Lạc Hòa Lâm tại Mông Cổ đến Đại Đô, nay là Bắc Kinh thủ phủ tại miền Hoa Bắc Trung Quốc. Vì vậy sau này lịch sử Trung Quốc coi Đại Nguyên là một triều đại Trung Quốc. Từ đây Đại Nguyên tiếp tục hoàn thành công cuộc thôn tính Nam Tống vào năm 1279, chính thức thống nhất Trung Hoa. Nhưng lần này những người cai trị đất nước không phải là người Hán nữa mà là những người ngoại tộc cai trị Trung Nguyên. Trong thời đại hưng thịnh nhất của mình, lãnh thổ Đại Nguyên còn rộng lớn hơn cả thời Hán. Cương vực lãnh thổ năm 1310 đời Nguyên Vũ Tông là rộng nhất, bao gồm phía Tây đến nước Thổ Lỗ Phiên, ngày nay là khu vực thuộc Tân Cương. Phía Tây Nam đã chiếm trọn Tây Tạng, Vân Nam và Bắc Miến Điện. Phía Nam giáp Đại Việt, phía Đông tới Nhật Bản, phía Đông Bắc bao trọn Mãn Châu và thuộc quốc Cao Câu Ly, phía Bắc gồm toàn bộ diện tích Mông Cổ lan đến tại hồ Bai Ka. Đồng thời Đại Nguyên cũng là tông chủ của 4 Hãn Quốc trong đế chế Mông Cổ. Người Mông Cổ cai trị đến năm 1368 thì bị nhà Minh của nhà Hán vùng lên chiếm lại đất nước. Những năm sau đó thì Đại Minh và Bắc Nguyên chính là hai đối thủ đáng gờm của nhau. Dần dần thì Đại Minh đã ngày càng lớn mạnh rồi chiếm trọn Trung Nguyên cùng Mãn Châu, thì Bắc Nguyên lại co cụm về lại Mông Cổ rồi dần suy tàn. Nhà Minh tồn tại được hơn 270 năm, trong thời gian này thì Minh triều tiếp tục cho củng cố biên thùy, rồi hoàn thiện xây dựng Vạn Lý Trường Thành đề phòng các dân tộc du mục phương bắc. Đồng thời nhân lúc bất ổn tại Đại Việt năm 1407, quân Minh tràn vào đánh phá và thôn tính Đại Việt thêm 20 năm thì bị Lê Thái Tổ Lê Lợi đánh đuổi về nước. Trong khi thất bại tại phương Nam, lúc này nhà Minh cũng gặp mối họa tại phương Bắc, đó là sự trỗi dậy của tộc Lữ Chân một lần nữa. Người Lữ Chân lập ra Hậu Kim, sau đó lại đổi thành Đại Thanh để đối chọi lại cùng Đại Minh, chiến tranh Minh Thanh từ đó kéo dài suốt 65 năm. Trong suốt thời gian từ năm 1618 đến năm 1644, quân Thanh liên tục công phá Đại Minh làm quốc lực nhà Minh suy giảm nghiêm trọng. Khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành bùng nổ tại Đại Minh cuối cùng đưa đến kết cục vua Sùng Chinh Minh Đế phải tự tử, Lý Tự Thành chiếm lấy Bắc Kinh lập ra nhà Đại Thuận. Nhưng nhà Đại Thuận tồn tại không lâu thì tại biên thùy phía Bắc, quân Thanh được sự giúp sức của Ngô Tam Quế đã vượt qua trường thành tiến vào quan ải rồi nhanh chóng tiêu diệt chính quyền Đại Thuận Lý Tự Thành, chiếm lại kinh đô Bắc Kinh, chính thức gây dựng lên nhà Đại Thanh vô cùng hùng mạnh. Tiếp theo đấy từ năm 1644 đến năm 1683 là quá trình bình định thu phục các vùng lãnh thổ của nhà Thanh. Cũng trong khoảng thời gian này, một viên Đô Đốc kháng Thanh dưới thời Minh là Trịnh Thành Công đã tiến ra chiếm lấy đảo Đài Loan từ tay người Hà Lan, thành lập chính quyền đối trọng với Đại Thanh, đảo Đài Loan được khai phá từ đó. Cho đến năm 1683, năm Khang Hy thứ 22, quân Thanh tràn vào chiếm Đài Loan thống nhất Trung Quốc dưới trướng người Mãn Châu. Sau khi đã bình định được Trung Nguyên, Đại Thanh phát triển cực thịnh cho đến đời vua Càn Long. Lúc này ông ta cho thực hiện một loạt các chiến dịch gọi là Thập Đại Chiến Dịch, mở mang bờ cõi lập ra Tân Cương và thôn tính Tây Tạng. Ngoài ra còn có các chiến dịch đánh chiếm thôn tính Miến Điện và Đại Việt, nhưng không thành. Mặc dù tự gọi là thập toàn võ công, ám chỉ chiến dịch thôn tính thành công hoàn toàn. Nhưng trên thực tế lại tổn hại thất bại rất nhiều. Các chiến dịch này đã làm hao tổn nguyên khí Đại Thanh đến mức trầm trọng, mang đến sự suy tàn của triều đại. Kể từ thời Càn Long rồi trở về sau, Đại Thanh ngày một thối nát, rồi trở thành miếng mồi ngon cho các nước đế quốc tư bản tìm cách lăm le dòm ngó xâm chiếm. Trong đó đế quốc Nga Sa Hoàng và đế quốc Nhật Bản, hai đế quốc nằm sát vùng lãnh thổ Trung Hoa lúc bấy giờ. Ngoài ra các đế quốc khác trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha, Đức, cũng đều có phần tại mảnh đất màu mỡ Trung Quốc, lúc này Trung Quốc rơi vào cảnh chia năm sẻ bảy. Cùng với giặc ngoại xâm đến từ bên ngoài, lúc này trong nước hệ thống quân phiệt cát cứ cũng nổi lên khắp nơi, tạo ra một thời kỳ hỗn loạn tiếp theo trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ này Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ đã tách ra khỏi Trung Quốc rồi tập trung dồn về khu vực Trung Nguyên cùng các thế lực quân phiệt hỗn chiến. Phải mãi đến khi Quốc Dân Đảng và đảng cộng sản Trung Quốc bắt tay hợp tác để đánh đuổi đế quốc Nhật, lúc ấy Trung Quốc mới quy về một mối, nhưng vẫn đêm ngày âm ỉ mâu thuẫn trong nội bộ. Sau khi Nhật bản đầu hàng quân đồng minh vào năm 1945, nội bộ Trung Quốc lúc này lại bị chia rẽ. Cuối cùng đến năm 1949, quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đã đánh bại được lực lượng Quốc Dân Đảng thống nhất Trung Quốc. Lực lượng còn lại của Quốc Dân Đảng liền rút quân ra đảo Đài Loan, từ đó dẫn tới tình hình chính trị phức tạp giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan. Cũng trong năm 1949, Trung Quốc thu lại Tân Cương, sang năm 1950 tiến hành giải phóng Tây Tạng. Bên cạnh Tân Cương, Tây Tạng, Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với Mông Cổ. Tuy nhiên với sức ép từ phía Liên Xô, tại hội nghị Ra Ta năm 1945 về chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vấn đề Mông Cổ độc lập được Liên Xô đưa ra như một điều kiện bắt buộc thì Liên Xô mới chịu tham chiến tại Châu Á. Vì vậy các nước dù muốn hay không cũng phải chấp nhận Mông Cổ độc lập. Cho đến thập niên sáu mươi, khi mâu thuẫn Trung Xô bùng nổ, lúc này Mông Cổ đã ngả hẳn về phía Liên Xô nên đã giữ được nền độc lập chủ quyền của mình cho đến tận ngày nay. Ngoài ra khi Trung Quốc được thống nhất vào năm 1949, tại lãnh thổ Trung Quốc vẫn còn có các vùng đất thuộc sự quản lý của một số nước, trong đó có Hồng Kông thuộc liên hiệp Anh, Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha. Sau đấy hai vùng đất này lần lượt đều được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 và năm 1999. Cho tới ngày nay thì Trung Quốc vẫn là quốc gia nắm giữ các vùng lãnh thổ rộng lớn bậc nhất trên thế giới, cả nguồn nhân lực vật lực, tài chính vô cùng lớn mạnh, trở thành một trong những cường quốc trên toàn thế giới cho tới bây giờ. * * *HẾT*** CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ