Tóm lược lãnh thổ Việt Nam qua các triều đại phong kiến xuyên suốt nghìn năm lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 10 Tháng ba 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM TRẢI DÀI XUYÊN SUỐT NGHÌN NĂM LỊCH SỬ

    Thể loại: Diễn sử trong đời sống.

    Sưu tầm và Thực hiện: Thạch Kim Thử.

    * * *

    Nhìn lại lịch sử Việt Nam, nếu được tính từ lúc con người sinh sống thì đã tồn tại từ hàng vạn năm trước công nguyên rồi, còn nếu tính từ lúc cơ cấu bộ máy nhà nước hình thành khoảng từ năm 2879 trước công nguyên. Đức vua là nhà cai trị nước độc lập tự chủ từ thời dựng nước cho đến thời cách mạng tháng tám năm 1945.

    Tùy vào hoàn cảnh lịch sử mà có thể mang tước hiệu hoặc chức vụ khác nhau. Trong nước tước hiệu xưng cao nhất là Hoàng Đế. Vậy ngay sau đây xin mời các bạn sẽ cùng JCB cùng đi tìm hiểu các triều đại phong kiến lịch sử Việt Nam từ khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán rồi lên ngôi vào năm 939, cho đến khi vua Bảo Đại thoái vị trong cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 nhé.

    Thứ nhất: Lấy mốc thời gian từ năm 541 đến năm 602, Nhà Lý và nhà Triệu.

    Lý Nam Đế tự là Lý Bí hay Lý Bôn, quên ở Long hưng, sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi, là con Hào Trưởng Lý Toàn, mẹ là bà Lê Thị Oánh người Ái Châu.

    Lên 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ mất, từ đó ông phải ở với chú ruột. Vị Pháp Tổ Thiền Sư thấy ông khôi ngô tuấn tú liền xin nhận nuôi rồi đem về chùa Linh Bảo nuôi dậy. Sau đấy gần 10 năm đèn sách chuyên cần, lại được thiền sư hết lòng dạy bảo, Lý Bí trở thành người học rộng hiểu sâu, ít người sánh kịp. Lý bí văn võ toàn tài rồi được tôn lên làm thủ lĩnh, cát cứ một phương.

    Tháng 1 năm 542 Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi binh tấn công quân Lương. Khiến cho thứ sử Tiêu Tư vô cùng khiếp sợ bỏ chạy về nước. Chỉ trong chưa đầy 3 tháng Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhà Lương sai tướng đem quan sang phản công chiếm lại, ông lập kế cho quân mai phục rồi đánh tan quân xâm lược. Đầu năm 543 vua Lương lại tiếp tục huy động binh mã lần nữa xâm lược nước ta, lần này Lý Bí lại chủ động đem quân đón địch đánh chặn tại bán đảo Hợp Phố, một lần nữa quân Lương bị tiêu diệt gần hết.

    Cho đến tháng 2 năm Giáp Tý 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Lý Nam Đế và đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Triệu Việt Vương, Triệu Quang Phục là con Triệu Túc tù trưởng Chu Diên, Hưng Yên. Khi được vua Lý Nam Đế trao quyền lãnh đạo chống quân Lương, ông đưa quân về Dạ Trạch, là một vùng đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa lại có một bãi đất cao khô dáo để đóng quân. Ở đây ông cho quân lính vừa đóng quân vừa tăng gia sản xuất để tiếp tục đánh giặc lâu dài, cứ đêm xuống lại kéo quân ra đánh vào các đồn địch, làm cho địch thương vong vô số, tiêu hao quân số mất ăn mất ngủ.

    Ngày 13 tháng 4 năm 548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Năm 550 từ căn cứ Dạ Trạch ông đem quân ra đánh, giết được tướng giặc là Dương San, thu lại được thành Long Biên.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ hai: Lấy mốc thời gian từ năm 939 đến 965, nhà Ngô.

    Năm 938 Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Lúc này thế đánh quân ta như chẻ tre, Công Tiễn sai sứ về nước xin viện binh. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo đem quân nam tiến cứu viện, tự mình đóng quân thanh viện. Ngô quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán.

    Đến tháng 11 năm 938 quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng, Hoằng Tháo bị giết chết trong trận ấy.

    Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi lấy hiệu Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, liền lập Dương thị làm hoàng hậu.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ ba: Lấy mốc thời gian từ năm 968 đến 980, nhà Đinh.

    Là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc vào năm 980, khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi lại cho Lê Hoàn.

    Nhà Đinh là triều đại mở đầu cho chế độ phong kiến tập quyền và tự chủ với người đứng đầu là một hoàng đế của nước Việt Nam. Cho nên trong chính sử, như các bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thế kỷ 15, rồi Đại Việt Sử Ký Tiền Biên thế kỷ 18, Khâm Định Việt Sử, Thông Giám Cương Mục thế kỷ 19.

    Triều đại này đều được các tác giả lấy làm mốc mở đầu phần bạt kỷ, chính biên. Tiếp đến việc xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng mang ý thức lớn về sự tự tôn của nước Việt, hàm ý so sánh với các hoàng đế Trung Hoa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ tư: Lấy mốc thời gian từ năm 980 đến 1009, nhà Tiền Lê.

    Nhà Tiền Lê kinh đô ở Hoa Lư 29 năm, từ năm 980 đến 1009. Nhà Tiền Lê bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường lại ngôi báu cho Lê Hoàn vào năm 980. Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong gia đình nghèo khổ.

    Bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen, cha mẹ ông đều mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều công trạng khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh. Lê Hoàn được Đinh Tiên hoàng phong làm thập đạo tướng quân.

    Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhân cơ hội đó nhà tống cho quân nam tiến một lần nữa xâm lược nước ta. Cũng vì lợi ích của dân tộc, lúc này Thái Hậu Dương Vân Nga đã trao lại ngôi vua cho Lê Hoàn. Sau đấy Lê Hoàn lên ngôi, lấy niên hiệu là Lê Đại Hành, lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đo tại Hoa Lư, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Lĩnh qua đời.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ năm: Lấy mốc thời gian từ năm 1010 đến 1225, nhà Lý.

    Nhà lý có quốc hiệu là Đại Cồ Việt, kinh đo Hoa Lư, cho tới năm 1010 thì dời đô về Thăng Long. Từ năm 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt nhà Lý khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ nhà Tiền Lê.

    Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý giữ vững được chính quyền lâu dài nhất hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đây chỉ có thể tồn tại đến mấy chục năm.

    Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đài Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra kỷ nguyên đất Đại Việt vô cùng rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong nước mặc dù các vị hoàng đế đều sùng bái phật giáo, nhưng sức ảnh hưởng của nho giáo cũng rất cao. Với việc mở ra trường đại học đầu tiên là Văn Miếu năm 1070 và quốc tử giám năm 1076, tổ chức các khoa thi để chọn người hiền tài.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ sáu: Lấy mốc thời gian từ năm 1225 đến 1400, nhà Trần.

    Nhà Trần từ năm 1225 đến 1400, có quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô ở đất Thăng Long. Nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền lại ngôi báu. Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực thì nhà Trần vẫn đóng đô ở đất Thăng Long, tiếp tục mở rộng và phát triển hưng thịnh.

    Dưới triều Trần lực lượng quân đội, đặc biệt được chú trọng phát triển, đủ sức đánh bại các cuộc nổi loạn cũng như đương đầu với các nước xung quanh.

    Chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng họ đều có quân đội tinh nhuệ làm nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần có đủ sức mạnh tiêu diệt hoàn toàn cuộc xâm lăng từ nhà Nguyên phương bắc, rồi đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287.

    Thời gian này nước ta đã xuất hiện một vị anh hùng kiệt xuất đó chính là Trần Hưng Đạo đại vương, Trần Quốc Tuấn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ bảy: Lấy mốc thời gian từ năm 1400 đến 1407, nhà Hồ.

    Nhà Hồ từ năm 1400 đến 1407 lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đóng đô ở Tây Đô, Thanh Hóa.

    Nhà Hồ được thành lập khi Hồ Quý Ly lên ngôi vào năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần. Nhà Hồ cho đo đạc lại ruộng đất, cải cách lại chế độ thi cử, mở mang việc giáo dục, tăng cường quân đội thường trực, cùng xây dựng các phòng tuyết phòng ngự, đúc binh khí chống giặc phương bắc. Các cải cách của Hồ Quý Ly có tính chất toàn diện, còn có những cải cách đi trước thời đại cho tới nay vẫn còn hấp dẫn.

    Nhưng Hồ Quý Ly mắc tội giết vua thiếu đế còn tôn tộc quan lại nhà Trần, kể cả tướng Trần Khát Chân gồm 370 người để cướp ngôi báu, do vậy mà ông ta không được lòng dân.

    Khi quân Minh xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly đã không tập hợp được toàn dân đánh giặc. Sau đấy Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt mang về Trung Quốc. Nhà Hồ chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ tám: Lấy mốc thời gian từ năm 1407 đến 1413, nhà Hậu Trần.

    Nhà Hậu Trần từ năm 1407 đến 1413 do Giản Định Đế, Trần Ngỗi thành lập vào tháng 10 âm lịch năm 1407 tại đất Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân Minh xâm chiếm và tiêu diệt. Trong thời kỳ này nhà nước Đại Ngu liền bị nhà Minh đổi tên thành Giao Chỉ.

    Do quân mới lập nên Giản Định Đế phải chạy vào Nghệ An. Viên đại tri châu Hóa Châu là Đại Tấc giết quan nhà Minh, liền dẫn quân từ Hóa Châu ra theo phò trợ. Lúc này nhà Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An vào Thăng Hoa.

    Đến năm 1408 quân Hậu Trần tiến quân ra Bắc, đánh bại quân Minh ở trận Bô Cô, bao vây đánh chiếm các thành.

    Năm 1409 Giản Định Đế giết 2 tướng là Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân khiến cho 2 người con của họ là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất mãn, họ kéo quân trở lại Nghệ An lập Trần Quý Kháng lên làm Trùng Quang Đế.

    Sau đấy Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy bắt được Giản Định Đế tôn làm thượng hoàng rồi chia quân đánh quân Minh.

    Mặt khác, quân Minh sau khi được tăng viện bèn tiến hành phản công. Quân nhà Hậu Trần sau sức cùng lực kiệt rồi dần thất thế vào năm 1414, liền phải rút binh xuống nam.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ chín: Lấy mốc thời gian từ năm 1427 đến 1789, nhà Hậu Lê.

    Nhà Hậu Lê từ năm 1427 đến 1789 do Lê Thái Tổ lập ra được phân biệt với nhà Tiền Lê, do Lê Đại Hành lập ra vào cuối thế kỷ 10.

    Nhà Hậu Lê gồm có hai giai đoạn:

    Nhà Lê Sơ từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài suốt 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi trực tiếp gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự lập làm vua xây dựng triều đại mới, rồi sau này kết thúc khi quyền thần Mặc Đặng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng rồi lập ra nhà Mạc.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhà Lê Trung Hưng từ năm 1533 đến năm 1789, kéo dài 256 năm. Bắt đầu từ khi thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục lại nhà Hậu Lê, kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vọng tại Trung Hoa dưới thời Thanh Cao Tông.

    [​IMG]

    Thứ mười: Lấy mốc thời gian từ năm 1533 đến năm 1592, Nam Bắc Triều.

    Mặc Đăng Dung sau khi dẹp được các bè phái trong cung, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường lại ngôi báu vào tháng 6 năm 1427 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592.

    Thời kỳ từ năm 1533 đến năm 1592, trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam Bắc triều. Do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê cai quản.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ mười một: Lấy mốc thời gian từ năm 1533 đến năm 1592, Trịnh-Nguyễn phân tranh.

    Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ vua Lê chúa Trịnh ở phía bắc sông Gianh và chúa Nguyễn cai trị ở miền nam.

    Mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tấy Sơn Nguyễn Huệ đánh đổ cả 2 chúa.

    Ban đầu cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "Phù Lê Diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ hoàn toàn, trên danh nghĩa cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều là bề tôi của nhà Hậu Lê. Nhưng trên thực tế thì khác, cả hai đều âm thầm xây dựng tạo thế lực cát cứ một vùng. Trên thực tế vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền, nên không làm sao ngăn chặn được sự tranh giành giữa Trịnh và Nguyễn, giai đoạn này nước Đại Việt đã bị chia cách hơn 150 năm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ mười hai: Lấy mốc thời gian từ năm 1778 đến năm 1802, nhà Tây Sơn.

    Nhà Tây Sơn từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh đất nước tranh chấp quyền lực cuối thời vua Lê Trung Hưng.

    Theo cách gọi của các nhà sử gia thì nhà Tây Sơn được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh.

    Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất đất nước, đồng thời mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt nam bị chia cách bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực to lớn như: Mạc, Nguyễn, Trịnh kể từ khi nhà Lê Sơ bị sụp đổ.

    Tuy nhiên việc vua Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời khi còn rất trẻ đã khiến ưu thế nhà Tây Sơn chuyển vào tay Nguyễn Ánh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thứ mười Ba: Lấy mốc thời gian từ năm 1802 đến năm 1945, nhà Nguyễn.

    Nhà Nguyễn 1802 đến năm 1945, được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802, là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Năm 1802 đến 1804 sử dụng quốc hiệu là Nam Việt, năm 1804 đến 1839 sử dụng quốc hiệu là Việt Nam, Đại Việt Nam. Tới năm 1839 vua Minh Mạng lại đổi quốc hiệu thành Đại Nam.

    Triều Nguyễn là triều đại đã đánh dấu nhiều mốc thăng trầm trong lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Triều Nguyễn được coi là đã trải qua 2 giai đoạn chính:

    Giai đoạn thứ nhất từ năm 1802 đến 1858, là giai đoạn độc lập, các vua nhà Nguyễn năm toàn quyền quán lý đất nước, trải qua 4 đời vua là: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Giai đoạn thứ hai từ 1858 đến 1945, là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh vào Đà Nẵng và kết thúc khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945. Chính thức kết thúc các triều đại phong kiến ở Việt Nam.

    [​IMG]

    [​IMG]

    NGOÀI RA CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ XEM VIDEO THAM KHẢO TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:

     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...