PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của tiểu luận, lý do chọn tiểu luận: Hiện nay trên thế giới, Ai cũng biết tài nguyên đất vô cùng quý giá, con người ngày càng đông, cũng đồng nghĩa diện tích đất ở so với đầu người dần bị thu hẹp. Hiên nay, việc quản lý đất đai và nhà ở đã và đang là một trong những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua từng thời kỳ cách mạng chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là ngay nay, con người ngày càng đông đúc, nên tài nguyên đất là vô cùng quan trọng đối với môi trường sống. Trên cơ sở đó, Quốc hội ban hành Luật đất đai số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003 về Luật đất đai 2003. Luật đất đai số 13/2003/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Theo đó Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với quyền sở hữu đất đai, song bên cạnh đó cũng mở rộng thêm các quyền cho người sử dụng như quyền thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi, vi phạm quyền sử dụng đất bất hợp pháp. Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội về tranh chấp đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.. diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp. Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước về Luật đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp các cấp cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản lý và xử lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Do đó đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này phải thực hiện tốt việc tiếp dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại của công dân và các tổ chức kinh tê - xã hội, phải thật sự là "người đầy tớ trung thành" của nhân dân, coi đây là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạp pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra. Nhìn chung, thời gian qua các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước đã có những bước chuyển biến tích cực, có sự quan tâm rõ nét, giải quyết kịp thời các vụ khiếu kiện, ban hành các Quyết định đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn một số nơi các cơ quan, ban, ngành chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe và nắm bắt thông tin từ nhân dân, dẫn đến một số vụ kiện các cơ quan chức năng xử lý thiếu khách quan, xử lý trên cơ sở có "tình" mà không có "lý" hoặc ngược lại nên các bên đương sự không thi hành mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến cấp cao hơn. Điển hình là vụ chuyển nhượng đất thổ cư trái phép luật giữa các ông Bàn Tòn Sú, Bàn Tòn San, Triệu Tiến Hín mà tôi chọn làm đề tài tình huống để viết tiểu luận cuối khóa. Trên cơ sở những kiến thức mà các giảng viên đã truyền đạt ở lớp "bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên" và cùng với sự sưu tầm, tìm tòi học hỏi của bản thân, tôi xin trình bày đề tài tình huống "Xử lý tình huống khiếu nại, tố cáo về đất đai tại xã, tỉnh YB". Với sự hạn chế về năng lực cũng như thời gian nên việc thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp, phê bình của các thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận: Tìm ra các giải pháp giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại địa phương Rút ra được những bài học kinh nghiệm, lý luận áp dụng thực tiến trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. 3. Kết cấu của tiểu luận gồm các bố cục sau: * Phần mở đầu: 1. Lý do chọn tiểu luận 2. Mục tiêu, nhiệm vụ 3. Bố cục tiểu luận * Phần nội dung: I. Mô tả tình huống II. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý III. Phân tích, xử lý tình huống 1. Phân tích tình huống 2. Xử lý tình huống IV. Nhận xét, đánh giá, đề xuất và kiến nghị * Phần kết luận PHẦN NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG: Ông Bàn Tòn Sú, sinh năm 1965, hiện cư trú tại thôn 1, xã, có nội dung đơn khiếu kiện như sau: Năm 1988, ông Bàn Tòn San là anh ruột ông Sú, do không có chổ ở nên ông Sú đã cho ông San ở tạm trên diện tích 1000m2 đất thổ cư trong khu vườn của mình. Trong thời gian ở ông San đã làm nghĩa vụ nộp thuế về đất đai cho Nhà nước. Vào năm 1990 ông San xây nhà kiên cố, làm công trình phụ và trồng các loại hoa màu trên mảnh đất ấy. Đến năm 2001 vì điều kiện gia đình nên ông San đã bán nhà, chuyển nhượng lại lô đất cho ông Triệu Tiến Hín để ra thị trấn ở và làm ăn với con trai. Vào ngày 05 tháng 5 năm 2010 ông Bàn Tòn Sú gửi đơn khiếu kiện, khiếu nại vụ việc trên lên UBND.. đòi lại lô đất mà anh trai ông đã chuyển nhượng cho ông Triệu Tiến Hín. Người bị kiện: Ông Triệu Tiến Hín cho rằng: Lô đất mà ông San đã chuyển nhượng cho ông là hợp lý vì lô đất ấy đã được UBND xã.. chứng nhận quyền sử dụng, do vậy ông không chấp nhận việc ông Sú khiếu nại ông. Ngày 15/5/2010, UBND.. đã thành lập đoàn thanh tra và giải quyết vụ việc tranh chấp đất thổ cư trên. Đại diện các bên tham gia gồm: - Đoàn thanh tra huyện. - Ông Bàn Tòn Sú, người khởi kiện. - Ông Triệu Tiến Hín, người bị kiện. - Ông Bàn Tòn San, người chuyển nhượng. - Đảng ủy, HĐND, UBND, Địa chính xã.. Trên cơ sở đoàn thanh tra xác minh, làm việc với các đương sự và tham mưu cho UBND huyện. Ngày 05/6/2010, UBND.. đã ra quyết định số 1180/QĐ-UB về việc giải quyết tranh chấp đất đai. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN – CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Cơ sở lý luận: Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạp pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra. Đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước: - Đối với UBND xã: Căn cứ điều 37, chương 2 Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung), ngày 26/11/2003 thì việc UBND xã chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B là sai nguyên tắc, trái với thẩm quyền theo luật định. Vì vậy UBND xã cần phải nghiêm túc kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước UBND huyện. - Ông Bàn Tòn San phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền là 50 triệu đồng mà ông có được từ việc chuyển nhượng đất bất hợp pháp cho ông Triệu Tiến Hín. - Ông Triệu Tiến Hín có trách nhiệm hoàn trả lại ngôi nhà và diện tích đất mà ông San đã chuyển nhượng cho ông (bao gồm diện tích đất mà ông San đã xây nhà, công trình phụ và trồng các loại hoa màu). - Phần ông Sú có trách nhiệm trả lại số tiền mà ông San đã làm nhà (tính giá thời điểm năm 2001) và số hoa màu mà ông đã cho ông San ở. Trong quá trình thực hiện việc đền bù, ông Triệu Tiến Hín không chấp nhận việc ông San đền bù cho ông số tiền là 50 triệu đồng như theo Quyết định của UBND.. Vì ông cho rằng: Trong thời gian chuyển nhượng ông đã bỏ ra nhiều tiền để sửa lại nhà ở, xây dựng lại tường rào, cổng ngõ và giá chuyển nhượng đất thời điểm hiện nay đã lớn hơn nhiều so với thời điểm năm 2001, nên ông đòi ông San phải trả cho ông số tiền là 65 triệu đồng (thay vì 50 triệu đồng như trong quyết định của UBND). Phần ông San cho rằng: - Ông không chịu trả số tiền như theo đòi hỏi của ông Triệu Tiến Hín, nếu có trả ông chỉ chấp nhận trả cho ông Triệu Tiến Hín khoản tiền mà UBND.. đã có Quyết định tại Quyết định số: 1180/QĐ-UB ngày 05 tháng 6 năm 2010. - Lô đất mà ông chuyển nhượng cho ông Hín là của ông vì lô đất ấy đã được cha ông thừa kế lại cho hai anh em ông. Hơn nữa ông đã sinh sống mảnh đất đó lâu năm và hàng năm ông vẫn làm đầy đủ nghỉa vụ nộp thuế đất đai cho Nhà nước nên ông không thể trả lại cho ông Hín được. Từ những vụ việc nêu trên nên ông Bàn Tòn Sú lại tiếp tục khởi kiện lên cấp cao hơn. 2. Cơ sở pháp lý: 1. Luật đất đai và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai. 2. Luật khiếu nại, tố cáo. 3. Một số Nghị định xử lý vi phạm hành chính và một số tài liệu khác. III. PHÂN TÍCH – XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Phân tích Qua tình huống trên, ta thấy điểm chung nhất mà các bên đương sự mắc phải dẫn đến sai phạm khi khiếu kiện, khi cho ở và chuyển nhượng đối với lô đất tranh chấp đất là sự thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước qui định về việc giải quyết tranh chấp đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên để tình trạng trên kéo dài, từ sai phạm này đến sai phạm khác. Bởi: Một là: Nếu trước khi cho anh trai (ông Bàn Tòn San) ở trên mảnh đất thổ cư trên khu vườn của mình, ông Sú đến chính quyền địa phương liên hệ làm đầy đủ các thủ tục cần thiết để đủ chứng cứ pháp lý, tiện cho việc thu hồi lại diện tích đất trên khi cần thiết hoặc khi có sự cố thì sự việc đã không xảy ra khiếu kiện như đã nêu trong phần nội dung tình huống. Hai là: Cho dù là với một lý do do nào đó mà ông Bàn Tòn San (Khi đang ở tạm trên mảnh đất của ông Sú) cần đi đăng ký quyền sử dụng trên lô đất thổ cư mà ông đang ở thì ông cũng phải nên biết rằng thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc về cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp huyện (tức) mới đủ thẩm quyền cấp cho ông, chứ không phải thuộc xã.. cấp. Điều này đã được qui định tại Điều 37, chương II, Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung). Ba là: Trong quá trình làm thủ tục bán nhà và chuyển nhượng lô đất 1000m2 giữa ông Bàn Tòn San và ông Triệu Tiến Hín, nếu các ông tìm hiểu kỷ và thận trọng hơn thì ông Hín sẽ thấy rằng: Lô đất mà ông San chuyển nhượng cho ông là chưa có đầy đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng của lô đất đó. Song bên cạnh những yếu tố như đã nêu trên, chúng ta cũng nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn để thấy rằng nguyên nhân dẫn đến vụ kiện kéo dài đó là sự thiếu sót trong việc tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước, sự thiếu trách nhiệm, yếu kém về điều hành quản lý ở xã.. và.. Tuy nhiên để làm rõ những nguyên nhân dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của vụ việc từ các bên đương sự có liên quan. a. Nguyên nhân: Về phía các cơ quan hữu quan: Quyết định hành chính số: 1180/QĐ-UB, ngày 05/6/2010 của UBND huyện là phù hợp và đúng thời điểm giải quyết vụ việc, không để kéo dài, đã được qui định tại Điều 135, 136 Luật đất đai. Song, qua đó cũng cho thấy những sai sót, hạn chế của Quyết định, dẫn đến tính bất khả thi của Quyết định. Thể hiện ở những điểm sau: - Trước khi ra Quyết định hành chính giải quyết vụ việc, UBND.. đã không tìm hiểu, nghiên cứu kỷ nội dung của vụ khiếu kiện, tranh chấp và nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện giữa các bên đương sự đối với 1000m2 đất thổ cư. Bên cạnh đó, cũng cho thấy việc tham mưu giải quyết tranh chấp cho UBND.. của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở huyện và UBND xã.. còn nhiều hạn chế. Đã dẫn đến tình trạng hiểu lầm của ông Sú và các bên đương sự. Nếu các cơ quan chức năng của UBND huyện và xã.. khi xác định việc ông San xin cấp giấy phép và chuyển nhượng đất là sai trái, từ đó xác minh cụ thể nội vụ và tham mưu cho UBND.. ra Quyết định thu hồi diện tích mà trên thực tế hai bên gia đình đã thỏa thuận trước đây và cấp lại cho ông SAn, thì không những bảo đảm trình tự hành chính mà còn tránh được việc hiểu không đúng của ông Sú. - Từ những thiếu sót trên mà UBND.. đã ra Quyết định giải quyết không sát đúng với tình hình, nguyên nhân và cái "gốc" của vụ việc tranh chấp, dẫn đến nội dung của Quyết định chỉ mang tính chất chung chung, giải quyết trên cơ sở chưa hợp tình, hợp lý nên các bên đương sự tiếp tục khiếu kiện cũng là điều dể hiểu. Đây là một sai sót của UBND, mà có thể coi đó là sự quan liêu của cơ quan hành chính cấp huyện. Đối với UBND xã: Là cơ quan hành chính địa phương cấp cơ sở và cũng là nơi vụ việc tranh chấp xảy ra. Sai sót cơ bản nhất của UBND xã.. là đã làm trái với chức năng, thẩm quyền Luật định khi chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông San. - Xã đã không hòa giải tốt vụ việc tranh chấp từ khi mới xảy ra theo thẩm quyền của mình (được qui định tại 135 Luật đất đai (sửa đổi) ngày 26/11/2003), hoặc nếu không giải quyết được thì có công văn chuyển vụ việc trên lên UBND.. tiếp tục giải quyết. - UBND xã đã không tìm hiểu kỷ nguyên nhân từ các bên khiếu kiện đối với vụ việc tranh chấp ngay từ đầu để từ đó tham mưu cho UBND.. giải quyết vụ việc tranh chấp một cách kịp thời, hợp tình, hợp lý. Về các phía bên đương sự. - Đối với ông Bàn Tòn San, người khởi kiện: Qua nghiên cứu tài liệu, đơn khiếu kiện cho thấy nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của ông Bàn Tòn San là vì: Một là: Việc ông cho anh Trai ông ở tạm trên diện tích 1000m2 trong khu vườn đất thổ cư của mình là bất đắc dĩ. Lý do là vì anh trai ông sau thời gian tập kết ra bắc về chưa có chổ ở. Hơn nữa, dù sao thì ông San cũng là anh ruột của ông. Tuy nhiên trong quá trình ông San ở tạm, ông không có một loại giấy tờ nào để làm chứng và cũng không đặt điều kiện gì đối với ông San, vả lại thời gian mà ông San ở trên lô đất ấy cũng khá lâu. Khi ông San xây nhà, làm công trình phụ và xây tường rào ngăn cách, hai bên gia đình đã không có ý kiến gì mà còn tận tình giúp đỡ, thể hiện đạo lý "lá lành đùm lá rách", đất ở được hai bên gia đình phân chia ranh giới. Một yếu tố khác là, từ khi được sử dụng số diện tích đất trên, ông San đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất cho Nhà nước. Nhưng sau này, do điều kiện gia đình, ông San đã bán nhà và chuyển nhượng lô đất thổ cư trên cho ông Triệu Tiến Hín thì mới phát sinh tranh chấp. Hai là: Một nguyên nhân nữa là, khi còn sống, cha ông (ông Bàn Hữu Hưng) đã có di chúc bằng miệng là sau khi ông mất (năm 1990) thì tổng số diện tích 2.500m2 đất thổ cư sẽ được chia cho hai anh em ông cùng nhau ở. Song theo ông, chỉ với di chúc miệng như vậy, hơn nữa cha ông giờ đã mất thì di chúc miệng ấy không có hiệu lực thi hành. Ba là: Hiện nay hai con trai ông đã lớn và đã lập gia đình nhưng vẫn đang sinh hoạt chung trong một ngôi nhà với ông, mà nhà cửa lại chật hẹp nên ông cần lấy lại lô đất ấy để cho hai con ông ra làm nhà ở riêng. Tóm lại: Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của ông Sú đã có chủ đích trong việc khiếu kiện. Bởi ông biết rằng: Lô đất mà ông San đang ở trên thực tế không có đủ chứng cứ pháp lý để khẳng định lô đất ấy là của ông San. Và nếu ông San có dựa vào lý do cho rằng lô đất ấy là của cha các ông thừa kế để lại cho hai anh em ông chia nhau ở thì ông San cũng không đủ chứng cứ để chứng minh. Song, có một điều mà ông San không nghỉ tới là: Mặc dù ông có đủ chứng cứ để khẳng định lô đất mà các bên đang tranh chấp không phải là của ông San, nhưng ông cũng không chứng minh được lô đất ấy thực sự là của ông. Hơn nữa, qua phân tích cho thấy ông đã phạm vào Điều 37, chương II, Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, theo đó thẩm quyền giao đất đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với ông Bàn Tòn San. Theo đơn thì ông không phải là người khiếu kiện và cũng không phải là người bị kiện, nhưng qua sự việc cho thấy ông mới thực sự là nguyên nhân chính dẫn dến vụ khiếu kiện. Như đã nói ở trên, ông là một trong các bên đương sự không hiểu biết về Luật đất đai của Nhà nước ban hành. Song ông cũng có lý do của mình để không chịu thi hành Quyết định hành chính số: 1180/QĐ-UB ngày 05/6/2010 của UBND, là vì: Ông cho rằng lô đất thổ cư mà ông đã ở và chuyển nhượng cho ông Triệu Tiến Hín là lô đất mà cha ông để lại cho hai anh em ông, mặc dù cha ông chỉ nói bằng miệng (di chúc miệng), nhưng lúc cha ông lập "di chúc miệng" ấy thì cả ông và em trai ông đều nghe. Hơn nữa ông còn lập luận rằng, diện tích đất thổ cư mà ông đã ở (1000m2 thậm chí bằng 1/3 trên tổng số diện tích đất thổ cư mà cha ông đã thừa kế lại cho hai anh em (2.500m2). Như vậy, lô đất trên ông đã ở và chuyển nhượng là hợp lý. Sở dĩ ban đầu ông chấp nhận thi hành Quyết định hành chính số: 1180/QĐ-UB, ngày 05/6/2010 của UBND hyuyện VY, là vì sau khi được nghe phân tích về quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng đối với loại đất thổ cư mà ông đã ở là không hợp pháp (quyền sử dụng đất của ông chỉ được công nhận là hợp pháp khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND.. cấp. Tuy nhiên, ông cũng cần phải nhận thấy sai sót của mình là đã không tìm hiểu kỷ về thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất cho ông, hơn nữa trong quá trình bán và chuyển nhượng đất cho ông Triệu Tiến Hín, ông đã không phối hợp với các cơ quan chức năng để hiểu biết thêm về những vướng mắc trong quá trình chuyển nhượng đất thổ cư, để từ đó có biện pháp chuyển nhượng đúng tình tự pháp lý, phù hợp với Luật đất đai nhằm tránh bị vướng mắc về sau, mà thực tế đã xảy ra. Đối với ông Triệu Tiến Hín, người bị khiếu kiện: Ông là người bị khiếu kiện, song qua nghiên cứu nội dung vụ kiện cho thấy ông không phải là bên đương sự bị kiện. Việc ông đòi bồi thường khoản tiền vượt mức như trong Quyết định của UBND.. - theo như ông trình bày là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, ông cũng cần phải thấy rằng việc ông chuyển nhượng nhà ở và sử dụng đất với ông Bàn Tòn San là trái với qui định của pháp luật, vì thực tế ngôi nhà và lô đất ấy không đủ chứng cứ pháp lý để chứng minh là thuộc quyền sử dụng của ông San. 2. Xử lý tình huống: a/ Các phương án giải quyết: Qua phân tích vụ việc và tình huống ở phần thứ II, ta có thể lựa chọn một trong các phương án giải quyết việc khiếu kiện tranh chấp đất thổ cư giữa các bên đương sự như sau: - Phương án 1: Là phương án mà UBND.. đã giải quyết. Thực tế sự việc và qua phân tích cho thấy, phương án này là không chấp nhận được vì nó chỉ giải quyết vụ việc một cách phiến diện, chung chung; giải quyết trên cơ sở chưa hợp tình, hợp lý dẫn đến không thỏa mãn của các bên đương sự. Như vậy sự việc sẽ tiếp tục kéo dài, gây mất lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. - Phương án 2: Nếu phương án 1 chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp một cách chung chung, chưa hợp tình, hợp lý thì ở phương án 2 chúng ta sẽ giải quyết vụ việc theo đúng tình tự quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là nếu giải quyết vụ việc chỉ rạch ròi về "lý" mà không có "tình" cũng sẽ dẫn đến sự không thỏa mãn của các bên đương sự, nhất là giữa hai anh em ông San và ông Sú. - Phương án 3: Hai phương án trên đều không hợp lý, được bên này, mất bên kia. Vậy phương án 3 phải là phương án làm thỏa mãn đối với các bên đương sự, đồng thời cũng phải thể hiện được tính nghiêm minh, đúng đắn theo quy định của pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng, đó là phương án kết hợp hài hòa giữa "tình" và "lý" để giải quyết vụ việc tranh chấp đất thổ cư của các bên đương sự. b/ Giải quyết tình huống: Trên cơ sở phân tích các tình tiết có liên quan của vụ khiếu kiện, đồng thời để đảm bảo đúng trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo luật định và để làm cơ sở cho những bước xử lý tiếp theo. Căn cứ vào Điều 37 Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung) ; khoản 1, điều 37 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.. trước hết phải ra các Quyết định xử lý các vấn đề sau: Một là: Ra Quyết định thu hồi diện tích 1000m2 đất thổ cư mà các bên đang tranh chấp để chờ xử lý. Hai là: Ra Quyết định thu hồi và hủy bỏ Quyết định chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND xã.. đã cấp cho ông Bàn Tòn San, vì UBND xã.. đã làm trái với thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất, được qui định tại Điều 37 Luật đất đai năm 2003. Ba là: Ra Quyết định thu hồi và đình chỉ thực hiện đối với Quyết định số: 1180/QĐ-UB ngày 05/6/2010 của UBND.. vì tính bất khả thi của Quyết định này. Sau khi thu hồi lại các Quyết định sai trái trên, bước tiếp theo là căn cứ vào các nguyên nhân dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài của các bên đương sự (kể cả đối với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở xã.) để từ đó căn cứ vào những qui định của Pháp luật và trên cơ sở hợp tình, hợp lý mà giải quyết ổn thỏa những khiếu kiện của các đương sự sao cho đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. - Giải quyết việc sai phạm của các cơ quan hành chính Nhà nước ở xã.. và: Qua vụ việc nêu trên, ta thấy hậu quả mà các cơ quan Nhà nước cấp xã và.. để lại là rất nghiêm trọng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là đối với UBND, đã ra Quyết định xử lý hành chính mà không dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc để xứ lý cho thấu tình, đạt lý đối với các đương sự mà xử lý phiến diện, chung chung để các bên đương sự phải thắc mắc và tiếp tục khiếu kiện lên cấp trên.. Tuy nhiên xét thấy vụ việc xảy ra không hẳn hoàn toàn do lỗi chủ quan của UBND xã.. và UBND, mà một phần là do trình độ quản lý Nhà nước nói chung và nhận thức pháp luật đất đai nói riêng ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ xung năm 2008 thì có thể xử phạt cảnh cáo đối với UBND xã.. và UBND, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, sở tại về những hành vi, vi phạm mà cấp mình đã gây ra. + Đối với các bên đương sự có liên quan: Về phía ông Bàn Tòn Sú - người khởi kiện: Để giải quyết đơn khiếu kiện của ông Sú một cách ổn thỏa, trước hết ta phải thấy rằng khiếu nại của ông nằm trong hạn luật định là hợp lệ, vì vậy cũng có thể giải quyết thu hồi đất cho ông nếu như vụ việc được phát hiện sớm hơn (tức thời điểm mà ông Bàn Tòn San đi đăng ký quyền sử dụng đất đối với lô đất tranh chấp hoặc lúc ông San chuyển nhượng lô đất ấy cho Triệu Tiến Hín). Nhưng, qua tình tiết mà ông cho ông San ở tạm trên mảnh đất ấy thì suy cho cùng không thể giải quyết theo hướng thu hồi đất đang tranh chấp và cấp lại cho ông được, bởi: - Một là: Lô đất (2.500m2) mà cha ông đã để lại cho hai anh em ông (hoặc cho cá nhân ông) thì ông cũng không đủ chứng cứ để cho rằng lô đất (2.500m2) ấy là của cha ông để lại cho riêng ông. Chẳng qua ông chỉ được để lại trên lô đất ấy là vì khi cha ông mất (năm 1990), chỉ có duy nhất mỗi mình ông là có mặt tại quê nhà, trong khi anh ông (ông San) còn đang ở nơi khác, cho nên nghiễm nhiên ông được ở lại trên toàn bộ diện tích đất ấy mà không phải san sẽ với ai. Song, nếu anh không về và có xin ở lại trên một phần mảnh đất ấy (thực tế đã có ở và xảy ra tranh chấp) và coi như lô đất ấy (1000m2) là của anh ông thì cũng có thể chấp nhận được. Tất nhiên là phải có ý kiến thỏa thuận của ông và phải có đủ chứng cứ pháp lý để xác nhận. - Hai là: Từ khi về và được ông cho ở tạm trên mảnh đất thổ cư (1000m2), qua quá trình, thời gian ở, ông San đã lần lược làm nhà đơn sơ, rồi nhà bán kiến cố, làm các công trình phụ, trồng các loại hoa màu, làm bờ rào ranh giới.. ông đã không những không đồng tình mà còn tình nguyện giúp đỡ ông San, thể hiện "sự tương thân, tương ái", hai bên gia đình đã thống nhất phân chia ranh giới. Đồng thời ông San đã làm nghĩa vụ nộp đầy đủ thuế cho Nhà nước từ khi đến ở đến nay (thời điểm xảy ra tranh chấp). Như vậy, vô tình ông Sú đã công nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với lô đất thổ cư (1000 m2) mà anh ông đã ở. Tuy nhiên, xét về pháp lý ông San đều không có một loại giấy tờ nào đủ chứng cứ pháp lý để chứng minh rằng lô đất ấy là của ông cũng như của ông San mà còn vi phạm vào Điều 11 Luật đất đai năm 2003. Vả lại hiện giờ hai con trai ông đều đã lớn và đã lập gia đình, cần có đất để sống tự lập, không thể mãi sống chung với gia đình ông được. Như vậy, Lô đất mà các bên tranh chấp không thể thu hồi và cấp lại cho ông được mà xử lý giải quyết theo hướng: Trên cơ sở quỹ đất thổ cư của xã còn, UBND xã.. có kế hoạch theo thẩm quyền, lập kế hoạch đề nghị lên UBND.. cấp quyền sử dụng đất khác cho ông, bởi ông có nhu cầu về đất ở (cho hai con trai ông). Về phía ông Bàn Tòn San: Trên cơ sở phân tích nội dung và nguyên nhân của vụ khiếu kiện cho thấy, thực chất bản thân ông không có một loại giấy tờ nào để chứng minh rằng lô đất đang có sự tranh chấp là thuộc quyền sở hữu của ông, mặc dù ông đã có xin và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã.. Nhưng cũng từ đó mà bộc lộ những sai sót của ông, đó là: Việc ông xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã.. là trái với thẩm quyền giải quyết, vì việc chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền, chức năng của UBND xã.. mà là thẩm quyền của UBND.. Từ sai sót đó ta thấy nguyên nhân dẫn đến sai phạm của ông là khi đi đăng ký quyền sử dụng đất đối với lô đất mà ông đang ở, ông đã không bàn bạc, thỏa thuận lại với ông Sú để phân tích rõ nguồn gốc của lô đất cũng như việc cha ông thừa kế lại lô đất cho hai anh em ông như thế nào trước khi mất. Một sai phạm nữa là khi chuyển nhượng đất cho Triệu Tiến Hín, các ông đã không phối hợp cụ thể với các cơ quan chức năng ở địa phương (UBND xã.. và UBND) theo luật định mà chỉ làm qua loa, sơ sài dẫn đến vi phạm đối với cá nhân ông Hín. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, mặc dù trên thực tế ông không có đù chứng cứ pháp lý để chứng minh lô đất đang trong quá trình tranh chấp và xử lý đó là của ông, nhưng chúng ta cũng có thể coi như nó thuộc quyền sử dụng của ông, vì thực ra khi cha ông còn sống ông và em trai ông cũng đã trực tiếp nghe "di chúc miệng" mà cha ông để lại. Hơn nữa, trong quá trình ở trên mảnh đất ấy thời gian khá dài, ông đã làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất cho Nhà nước. Ông San không những không có tranh chấp gì mà còn thể hiện đạo lý "lá lành đùm lá rách" khi ông xây nhà kiên cố, làm công trình phụ, trồng các loại hoa màu, xây tường rào ngăn cách.. cho nên vô hình dung ông Sú đã công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ông đối với lô đất ấy. Qua phân tích và giải quyết tình huống đối với ông Sú, thì mặc dù ông Sú có nhu cầu sử dụng lô đất thổ cư để cho hai con trai ông, ông Sú đã được các cấp chính quyền thị trấn giải quyết một lô đất khác, đồng thời ông vẫn còn đủ diện tích đất để chia cho các con làm nhà ở (1.500 m2). Hơn nữa, hiện tại (thời điểm tranh chấp) ông San đã làm ăn tại thị Trấn thì coi như lô đất ấy là của ông San (và ông San đã chuyển nhượng cho ông Hín). Về phần ông, giải quyết như vậy là hợp tình, hợp lý. Về phía ông Triệu Tiến Hín- người bị kiện: Qua phân tích vụ kiện cho thấy, mặc dù ông là người bị kiện nhưng thực chất ông không phải là người bị kiện như trong nguyên đơn. Vụ việc chủ yếu là sự tranh chấp giữa hai anh em ông Sú và ông San xảy ra tranh chấp. Nhưng ông cũng phải nhận thấy rằng việc chuyển nhượng đất giữa ông và ông San là không đủ thủ tục chuyển nhượng, vì lô đất ấy không đủ chứng cứ pháp lý để chứng minh nó là lô đất thuộc quyền sử dụng của ông San. Trên cơ sở vụ việc đã được giải quyết của ông Sú và ông San (ở phần 2 và b. 1; b. 2 phần giải quyết tình huống này) thì ông phải chấp hành việc ra Quyết định thu hồi đối với phần đất mà ông đang ở, vì đó là phần đất đang có tranh chấp. Giải quyết vụ việc về phần ông như sau: Căn cứ vào Luật đất đai năm 2003 thì ông phải trả lại lô đất hiện đang ở cho Nhà nước. Trên cơ sở đã giải quyết ổn thỏa và thỏa thuận giữa các bên đương sự, UBND xã.. có kế hoạch lên phương án đề nghị UBND.. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông đang ở cho ông theo đúng qui định tại Điều 37 của Luật đất đai. IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Nhận xét, đánh giá: Tình huống mà tôi giải quyết trên là một trong rất nhiều tình huống mà trong quá trình giải quyết tranh chấp về vấn đề chuyển nhượng đất đai, các cơ quan chức năng cần phải giải quyết cụ thể và triệt để, thấu tình đạt lý đối với quá trình quản lý Nhà nước về lĩnh vực nầy. Tình huống trên cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước quan tâm ban hành các luật, Nghị định, các văn bản hướng dẫn.. về vấn đề quản lý đất đai cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước hiện nay, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bên cạnh đó, vấn đề đưa ra các Luật, Nghị định, các văn bản hướng dẫn để giải quyết các tình huống về tranh chấp, chuyển nhượng đất đai chỉ là một yếu tố cần thiết, là điều kiện "cần" chứ chưa phải là "đủ" mà nó phài được thể hiện ở sự vận dụng pháp luật để xử lý sao cho hợp tình, hợp lý của các cơ quan chức năng Nhà nước, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua tình huống trên cho thấy, sở dĩ các bên đương sự tiếp tục khiếu kiện đến các cơ quan Nhà nước cấp cao hơn là vì giải quyết của UBND.. mâu thuẫn, phiến diện, thiếu khách quan. Thể hiện ở chổ: UBND.. giải quyết vụ việc mà không dựa trên những chứng cứ pháp lý, không sâu sát với tình hình thực tế của địa phương nơi xảy ra tranh chấp; chỉ giải quyết trên cơ sở có tình mà không có lý, dẫn đến những sai phạm trong việc quản lý Nhà nước ở địa phương. Bên cạnh đó cũng cho thấy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ việc xảy ra là ở cấp chính quyền địa phương (UBND xã) đã không quan tâm giải quyết kịp thời, đúng lúc; đã ra Quyết định cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho một cá nhân trái với thẩm quyền và chức năng mà Nhà nước đã qui định tại Luật đất đai. Thậm chí sai phạm ấy lại kéo dài (cả đến lúc ông San, và ông Hín chuyển nhượng lô đất), điều đó còn chứng tỏ, mặc dù là cơ quan chính quyền cấp cơ sở, là nơi trực tiếp, tiếp xúc, gần gũi nhân dân nhưng thực tế UBND xã.. đã không quan tâm, sâu sát tới nhân dân. Cụ thể là đã không tìm hiểu và tư vấn kỷ cho các bên đương sự từ lúc ông Sú cho ông San ở tạm trên mảnh đất thổ cư của mình cho đến khi ông B xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng lô đất đó. 2. Đề xuất - Kiến nghị Vì vậy, đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền về pháp luật đất đai trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân hiểu và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình về Luật đất đai. Hình thức tuyên truyền không chỉ chung chung như hiện nay, chúng ta đang làm là tập họp nhân dân đến trụ sở UBND xã để nghe phổ biến mà cần có kế hoạch đưa các cán bộ tuyên truyền viên pháp luật đến tại thôn, xóm và đưa ra những tình huống cụ thể để truyến đạt cho nhân dân. Mỗi xã cần có tủ sách pháp luật để khi cần nhân dân có thể đến tham khảo, nghiên cứu. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có biện pháp đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho họ để phục vụ cho việc tiếp dân và giải quyết các khiếu kiện của nhân dân về tranh chấp và chuyển nhượng đất đai, nhằm tránh tình trạng tranh chấp như đã nêu trong đề tài tình huống này. Sao cho phù hợp với phương châm "dân có thể làm tất cả nhũng gì mà pháp luật không cấm", "Cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật qui định:" của Đảng và Nhà nước ta. PHẦN KẾT LUẬN Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Chính vì lẻ đó mà qua từng thời kỳ cách mạng, Nhà nước ta luôn có những chính sách, biện pháp để thay đổi về Luật đất đai cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, nhằm mục đích duy nhất là đem lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân ta, sao cho phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Tuy nhiên, việc tuyên tuyền và phổ biến về pháp luật đất đai cho nhân dân cũng như trong đội ngũ cán bộ, công chức trên lĩnh vực này đang là một trong những vấn đề hết sức nan giải của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đây là một sự quan liêu của cấp chính quyền xã.. và.. Khách quan mà nói, ta cũng cần phải nhìn nhận rằng, lỗi một phần cũng ở các bên đương sự có tranh chấp, đã không tìm kỷ về pháp luật đất đai trước khi ra các Quyết định về việc cho ở, đăng ký quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng, mà từ đó dẫn đến nguyên nhân sự tranh chấp, đau lòng hơn khi các đương sự lại chính là người anh em ruột thịt với nhau. Nhận thức đúng đắn ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong những năm qua, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo thực hiện thực hiện và đạt được những kết quả thiết thực bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần ổn định tình hình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên để khắc phục những yếu kém, tồn tại trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, đồng bộ mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tình trạng tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề "nóng" ở các địa phương hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Điều đó không chỉ nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội mà còn phòng tránh các hậu quả khác có thể xảy ra. Với tính huống thực tế xảy ra ở trên có thể khẳng định một điều, không thể chần chừ, hay làm theo một mảnh nhất định mà cần có những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ, triệt để, thực sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân để giải quyết dứt điểm, nghiêm minh trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Việc quản lý đất đai chặt chẽ, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định, đầy đủ cơ sở là hết sức quan trọng, đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên khiếu kiện phức tạp kéo dài. Công tác giải quyết tranh chấp khiếu kiện đất đai là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước và đất đai, các vụ việc giải quyết thì phải tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc kịp thời để không xảy ra khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc và gây dư luận không tốt trong nhân dân. Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai mà còn góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội cũng như củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. /.