Thân thương dáng làng Tác giả: Quân Thể loại: Tản văn Làng xã Việt Nam, sinh ra tự bao giờ, đã vượt qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn hoàn nguyên phát triển không ngừng? Mái rạ đơn sơ phủ tường trẻ vách nứa, là chốn nương thân của những người con làng bản. Náu mình sau lũy tre làng, khoanh tròn một không gian, chở che niềm riêng tư thầm kín, lịch sử ghi danh mái ấm gia đình. Làng quê Việt Nam đang ngấn lên từ bùn đất trong cơn máu đổ để giữ xóm giữ làng, cho mái ấm lửa đôi chan chứa tình người. Hạnh phúc đơn sơ nhuốm màu dung dị ấy đã tạc vào lịch sử những kỳ tích lung linh như huyền thoại. Mái ấm gia đình, tế bào nhỏ nhoi ấy là nguồn lực bất tận cho sự phát triển và tiến hóa của dân tộc Việt Nam qua mọi thời đại. Những vĩ nhân, những thiên tài trần thế, không tái xuất từ đấng thiên khai mà hiện thân từ mái ấm gia đình của làng của bản. Bão táp phong ba của những biến động xã hội, làng bản Việt Nam vẫn trong thế thượng phong bởi "Làng xã Việt Nam - pháo đài bất khả xâm phạm". Ngàn vạn năm qua, con người miền quê vẫn nhớ những ngày đầu khởi làng lập bản. Những tên làng, tên xã mang hồn của đất, của núi, của sông và cả những gì mà con người biết được trong cái thế giới bao la. Dưới bầu trời rộng mở. Làng xã sinh ra bên những dòng sông, quanh năm lượn là xanh ngắt, làng ở bên những vùng đôi bạt ngàn cỏ mượt làng có mặt trên những doi đất tựa lưng vào núi hay những đường mòn nối lại những vùng quê. Và, cứ thế miệt theo sườn dài của lịch sử, làng bên làng nổi nhau che kín, phủ đầy mảnh đất hình chữ S, trải dài bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng gió. Từ trong xa mở lịch sử, những đoàn người dừng chân dựng lều hạ trại, tạo những khu làng vùng bản để mưu sinh. Làng xã Việt Nam ra đời là thế đó, lịch sử cũng không nhớ rõ tháng năm nào. Những vùng đất ấy, không chỉ là chốn sinh thành, là địa hạt riêng rẽ của con người, mà còn là nơi tụ sinh của muốn loài. Cộng sinh là sự giao thoa của quy luật sự sống. Con người cũng như muốn loại khác, biết chọn nơi thiên nhiên kỳ thú để neo đậu cuộc sống. Một không gian khoáng đạt, một cộng cư cần cù chất phác, một hệ sinh thái đa dạng chung nhau kiếm kế sinh nhai. Trong cộng sinh ấy, con người là chủ thể. Trí tuệ con người càng bao dung, sinh thể càng phong phú. Trong suốt quá trình chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội, sức mạnh của cộng sinh ấy đã tạo ra một cuộc sống ngày càng trở nên đa dạng. Dưới tán lá xum xuê của cành xoài, gốc nhãn, của lũy tre làng có trăm loài sinh vật khác gọi nhau về làm tổ sinh sôi. Cái mảnh đất mà con người dựng làng lập bản, rồi được muôn loài thêu dệt đẹp thêm lên, tất cả cùng chung sức dựng nên bức tranh cuộc sống thật thơ mộng. Những cánh cò chao nghiêng cho dòng kênh lấp lánh. Tất cả xuôi về miền ký ức của bao thế hệ người Việt Nam. Cái chuyện quê xưa là vậy đó, đã có ai tả hết sự nhiệm màu của làng quê Việt Nam. Những cảnh vật hữu tình, đơn sơ mộc mạc ấy đã găm mình vào dân ca, rồi dang đôi cánh mỏng bay về miền hậu thế. Vang vọng một quãng đồng trong bài tình ca sâu lắng, những lời thề hẹn lứa đôi, cùng tiếng chim rộn ràng như lời gọi hỏi, hóa thành bản nhạc đồng quê du dương bay bổng, cứ ru mãi ngàn năm. Đất lề quen thói, con người là chủ thể, cùng muôn loài cứ thế đua nhau trang điểm cho những vùng quê ngày thêm hồng da thăm thịt. Làng xã Việt Nam, mảnh đất chôn rau cắt rốn của triệu triệu sinh linh. Làng xã Việt Nam, không chỉ là chốn đi về, là bát cơm manh áo của cư dân đất Việt, mà còn là nơi ôm ấp bóng hình tông tổ, nơi ngưng tụ huyết thống của mỗi con người. Xã hội không ngừng biến thiên, giang sơn đã bao lần đổi chủ, tử loại hình này sang loại hình khác, đó là quy luật vận hành của lịch sử. Những miền quê, những làng xã Việt Nam vẫn song hành cùng năm tháng. Có mất đi, tan dần theo năm tháng là cái tiêu điều xác xơ của thời quân vương xưng hùng tranh bá. Có tan đi, tan cái cảnh gươm đao loạn lạc, đạn bom cày xéo của những đoàn quân xâm lược tàn bạo vô lối. Thiên nhiên thật hào phóng, đã ban tặng cho làng quê những núi, những sông, những cánh đồng trải rộng, những cây trái bốn mùa đua nhau xanh tốt. Những nông phu trắng kiện của làng quê, ngày đêm dang cánh tay rắn chắc tô điểm mùa màng. Lịch sử như có phép màu, xoa dịu nỗi đau, vuốt ve từng mái ra cho thân hình làng quê hồng thắm thịt da. Để rồi cái bán sắc, lối sống. Nhân văn của con người Việt Nam không bao giờ cạn kiệt. Làng bản quê hương, là miền ký ức khó phai trong triệu trái tim của nhiều thế hệ con người Việt Nam. Nào ai đó đã đi xa, lại không một lần thả hồn về nơi ấy. Mảnh đất có linh hồn tổ tông, có hình cha dáng mẹ, có người con gái một thời để yêu, một thời để nhớ. Có cái cổng làng sừng sững một góc trời Nam, uy nghi bề thế. Những gì là sức mạnh Việt Nam, náu mình sau cánh cổng? Nó đơn sơ mộc mạc, nhưng với hệ lạ mặt có dã tâm, liều lĩnh vượt qua cái cổng làng, chui vào cổng xóm, đến công họ rồi vào cổng nhà, là điều không để Hàng thế kỷ lần mò nhưng chưa có kẻ gian tả nào đến được chốn làng quê ấy" Có gì bền bỉ hơn, mạnh mẽ hơn sức sống của mảnh đất này? Là dung môi sinh trưởng của muôn loài, mà chủ nhân của làng là người dân chất phác hiền hòa. Làng xã là nơi sản sinh những định để bất biến trên những chặng đường lịch sử đã đi qua. Không biết đã bao lần ngoại xâm lao đầu vào đẩy để phá đi cái làng, cái bản, nhưng thử hỏi có kẻ nào làm được điều đó? Thật xứng đáng với biệt danh pháo đài bất khả xâm phạm. Dân tộc Việt Nam, một đất nước có lịch sử 4000 năm, đã có một thời gian dài trong quá khứ chúng ta nói vậy Xét ở góc độ sử học, có phần khiên cưỡng, thiếu chuẩn xác Trên thực tế, khảo cổ học đã minh định được rằng Cộng cư người Việt đã định vị trên mảnh đất này còn lâu hơn thế nữa. Khi bước vào giai đoạn có nhà nước, có giai cấp thì có lẽ thời điểm đó là chưa phủ hợp Lịch sử phát triển của làng xã nằm trong cái tổng thể của lịch sử dân tộc. Truyền thống dân tộc cũng là truyền thống làng bản. Thật không dễ để làng xã trở thành niềm tự hào cho mọi thế hệ người dân đất Việt. Đi suốt chiều dài của lịch sử, cái làng xã Việt Nam vẫn ngời sáng trong tâm tư của mỗi người dân đất Việt. Trong mái ấm gia đình người Việt, có dáng vóc quê hương, có hình hai của nước, tất cả được nhào nặn, kết dính thành một định để không thể cắt chia. Điều kiện sống, tác động của thời đại, khuôn phép gia đình, truyền thống quê hương, sự thăng trầm của đất nước là những tác nhân cơ bản rèn giữa nên cái giá trị nhân văn cho mỗi con người dân đất Việt. Dọc triển thời gian, lịch sử đã mách bảo với ta biết bao điều tâm linh sâu thăm của làng quê. Có bát cơm ăn, có manh áo mặc, người làng xã không quên ơn những đấng phủ tri. Hạt gạo có được phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, với năm nắng mười mưa, người dân vẫn nghĩ rằng đó là báu vật trời cho. Rải rác các vùng quê, gần như nơi nào cũng có, người dân đã tự tay mình dựng nên những đền thờ, miếu mạo, chùa chiền, am tự.. rồi cứ thể tô vẽ lên để tôn dáng trang nghiêm và hành lễ linh nghiệm. Chỗ này thơ thần sông, chỗ kia thần biển, rồi thần mưa, thần sấm, thần rắn.. và, đài các hơn là những tòa thờ những anh hùng có công với nước, với dân, cứ song hành bên cuộc sống của người dân không thể tách chia. Hàng năm cứ đến độ mùa về, người dân làng bản bớt một phần sản vật của mình để hiếu kính, dâng lên các vị và không quên lời cảm ơn đầy lỏng thành kính. Dù chiến tranh rồi bão lũ cứ chả đi xát lại, mảnh đất làng quê vẫn in đậm dấu tích đạo hiểu của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Phủi dẫn cái sự sa đã trong yếu tố tâm linh, sẽ hiện thân dòng chảy của một nền văn hóa thật kiêu sa, đậm tính dân tộc. Văn hóa là cuộc sống của muốn loại mà con người là chủ thể. Cuộc sống có đa màu mới có văn hóa muôn sắc. Con người có tâm hồn rộng mở, thì thiên nhiên mới có đất khoe sắc. Văn hóa là chân dung, là nét chấm phá cuộc sống để con người tạo áng văn minh. Sự đủ đầy của bức tranh miền quê không chỉ vậy, một vấn đề nổi cộm mà xưa nay ít ai đề cập đến, đó là dòng chảy trí thức Việt Nam. Trái qua hàng ngàn năm phong kiến và cả trăm năm thực dân, dòng tri thức ở các làng quê vẫn âm thầm tồn tại và không ngừng tuôn chảy. Làng quê nghèo đói, nhưng đã sản sinh ra bao nhiêu con người học hành tiến tới. Ra đi từ thục quán, bao người con của làng quê đã công thành danh toại. Sau lũy tre làng qua mỗi mùa thi, đã đón nhận không biết bao nhiêu giải nguyên, tiến sĩ, phổ bảng, thảm hoa, bang nhãn, trạng nguyên.. mà triều đình đã sắc phong cho những đứa con của làng của xã. Trở về quê hương làng xã để bái tổ vinh quy, để đền ơn đáp nghĩa cho những đấng sinh thành, bao dòng họ trang nghiêm đón nhận bảng vàng chiếu chi sắc phong của hoàng đế, những nông phu chào đón con mình là vị tướng tài ba, những anh hùng dân tộc trở về thăm quê sau những lần đánh tan quân xâm lược. Làng quê Việt Nam, mảnh đất sinh ra những thiên tài. Làng quê Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc bởi dòng chảy trí thức không bao giờ ngưng nghỉ. Dòng trí thức làng quê có tầm cao uy danh tế thế, nhưng cũng bình dị khiêm nhường. Một dòng chảy tuôn dài theo năm tháng âm thầm lặng lẽ, nhưng nó xoáy sâu và mạnh, làm đã cho cả một xã hội chuyển mình. Làng quê Việt Nam nơi tiềm ẩn một tầm cao trí tuệ. Không hào nhoáng kiêu sa nhưng làng xã Việt Nam, nơi ẩn chứa một nội lực siêu phàm. Nơi xuất phát sức mạnh Việt Nam, đủ sức quật ngã những tên xâm lược tự cho mình là bá chủ thiên hạ. Làng quê Việt Nam, mảnh đất ươm mầm những tài năng, một chân lý muôn đời bất diệt. Vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng đã gây chấn động lòng người. Đất nước đã bao lần bị phong ba bão táp dập vùi, người dân cháy mình trong bom cày đạn xới, làng xã Việt Nam có thay hình đổi dạng, nhưng vẫn là âm áp tình người, giàu tính nhân văn, mang đậm cốt cách văn hóa Việt. Từ ngàn đời nay, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua dáng hình người mẹ, đã thành dòng chảy văn hóa mang đậm cốt cách văn hóa. Từ ngàn đời nay, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua dáng hình người mẹ, đã thành dòng chảy văn hóa mang hồn dân tộc. Muốn hiểu được làng quê đất Việt, phải bắt đầu cái nhìn từ phụ nữ. Với số lượng phụ nữ là một nửa nhân loại, cho đến nay khoa học vẫn chưa làm rõ bao gốc khuất của thế giới này. Hiểu được bản chất người phụ nữ, nhất là phụ nữ làng quê là hiểu được bản chất của làng của bàn. Từ nét đi dáng đứng hồn hậu mà kiểu sa, mảnh mai mà chắc nịch, có sức lay động tâm hồn. Phụ nữ Việt Nam là điểm tựa tinh thần của những chiến binh xung trận, mà thời đại nào cũng không thể đổi thay. Chủ nhân của những nét đẹp thiên hương mà chỉ ở đồng quê mới có Không điệu đà uyển chuyển, không phần son loạt loè mà vẫn kiêu sa của những nông phu hồng trong sắc nắng Người mẹ là tất cả, là khuôn mẫu của nhân cách, là thước đo phẩm giá trong cái đạo làm người. Khi viết về người mẹ, không chỉ là cái nôi tạo hình hải dáng vóc, mà còn nguồn lực xây đắp cốt cách nhân bản, kiên dùng can trưởng cho những người con của mẹ. Chiến tranh rồi bão lũ, lịch sử ken dày những chiến tích Thật kỳ lạ ở làng quê Việt Nam, dung dị một lối sống du dương bay bằng những khúc ca, du khách năm châu có đến đây một lần mới thấy. Một Việt Nam bình dị mà thanh cao, ân tình mà mạnh mẽ, có sức lôi cuốn đến lạ thường. Từ thuở còn thơ nằm ngửa trên nội, tâm hồn trẻ thơ đã quen lâu lời ru của mẹ. Lời ru từ miền ca dao, ngọt lành hương lúa, trong mắt dòng kênh của mảnh đất quê hương cho con khôn lớn. Sáng sáng chiều chiều con nhìn thấy được, một đời lam lũ mẹ nuôi con. Vành nôi chao nghiêng theo năm tháng bồng bềnh, cho con hiểu lời ru nào có thép. Bản tính con người làng xã, luôn đậm tình nhưng cũng rất đỗi kiên trung. Hết.