Stanton E. Samenow (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1941) là nhà tâm lý học và nhà văn người Mỹ. Người đã dành ra hàng nghìn giờ, đến tận 40 năm để nghiên cứu về tội phạm cùng với tiến sĩ Samuel Yochelson, một người đã thành công trong cách giúp tội phạm trở thành công dân tốt. Nếu ai đọc tác phẩm của Chu Hạo Huy thì thấy ông ấy cũng ứng dụng một số tâm lý của tội phạm khi ở nhà tù như thế nào. Trước khi đọc quyển sách này, tôi nghĩ mọi người nên để đầu óc thanh thản và bác bỏ hết những cái cũ về tội phạm mà bấy lâu các bạn đã in chắc nịt vào trong não. Nhưng nói thì nói thế, chúng ta đã bỏ ra hàng nghìn giờ để tin thì rất khó để bác bỏ. Mở đầu quyển sách là những nghiên cứu của ông cho rằng: Môi trường, hoàn cảnh (Xã hội, gia đình, truyền hình bạo lực.). Những lời khái quát của ông, sâu rộng và luôn cung cấp những bằng chứng xác đáng ủng hộ quan điểm của ông: Tất cả tội phạm đều vi phạm pháp luật một cách có ý thức và cố ý. Sau khi đọc xong quyển sách này, tôi bắt đầu thử nghiên cứu một số tội phạm ở Việt Nam đổ lỗi cho hoàn cảnh và tìm ra điểm mâu thuẫn của nó. Tôi vô tình đọc được bài báo và từ miệng của cô dạy văn kể lại một tên tội phạm trước khi tử hình đã nói: "Tôi rất ghét mẹ tôi. Nếu thuở bé, bà ấy ngăn cản hành vi phạm tội của tôi thì bây giờ tôi không ra nông nỗi này." Nhưng thực chất, nếu hắn biết mình đang phạm tội thì tại sao vẫn cố ý và hoạt động có ý thức đến như thế? Cũng từng có một tên tội phạm sống trong môi trường hoàn toàn tích cực, được học ở trường đại học Khoa Học Công Nghệ nhưng tên này khi bị bắt thì khai báo kế hoạch cho cảnh sát đến 200 trang giấy. RÕ ràng hắn hành động hoàn toàn có ý thức nên mới có thể lên kế hoạch tỉ mỉ đến như thế và rõ ràng hắn hoàn toàn cố ý phạm tội. Tiến sĩ Samenow đã bác bỏ cũng đồng thời giúp các nhà tâm lý học khi điều trị cho tội phạm phải thay đổi cách dạy họ, bằng cách: "Thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi tính cách tội phạm." Nhưng rất hiếm người chịu nghe ông vì họ luôn cho rằng tội phạm bị cấu thành do môi trường. Nếu là fan trinh thám, tác phẩm của Lôi Mễ đã từng khắc họa một tên cuồng dâm sau khi điều trị tâm lý vẫn không thể cải thiện, những tên tội phạm như trong tác phẩm "Tâm Nguyện Cuối Cùng" cũng không thể thành công. Thực tế cho thấy, những tên tội phạm sau khi ra tù đều có thể thực hiện hành vi phạm tội tiếp theo. Điển hình là Trần Ngọc Diệu, kẻ bị ám ảnh vì giết người cướp của, nhân cách của hắn đã chứng thực cho việc này. Có thể thấy, từ khi 15 tuổi, Diệu đã bị đưa vào trường giáo dưỡng tại Đồng Nai 2 năm vì trộm cắp tài sản. Trở về địa phương, Diệu vẫn chứng nào tật ấy. ĐIỀU ĐÓ càng cho thấy nhân cách tội phạm rõ ràng mà tiến sĩ Samenow đã nghiên cứu và chứng thực. Khi đọc chương cuối của quyển sách ở tập hai, tôi rất ấn tượng với tiến sĩ Samuel Yochelson, người đã thay đổi nhận thức của một tên tội phạm Leroy thành công. Leroy không những trở thành một công dân tốt, mà anh ta còn có những đứa con giỏi giang và một bà vợ hiền lương, cho đến khi anh ta chết vẫn không phát hiện hành vi phạm tội nào của anh ta nữa. Khi đọc xong quyển này và đọc tác phẩm của nhà tâm lý Vũ Chí Hồng, mình thật sự rất sốc vì một quan điểm và một nghiên cứu 40 năm có sự mâu thuẫn. Đến đây, Liệu bạn đã sẵn sàng thư giãn trước khi đọc hai quyển sách này chưa?