Hỏi đáp Tại sao con người lại bắt chước đám đông?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 25 Tháng chín 2020.

  1. Tiểu Ca Ca

    Bài viết:
    0
    Bắt chước đám đông là việc làm thường hay mắc phải, vì khi chúng ta không tự chủ hay có chính kiến riêng của bản thân khi đứng trước một sự việc nào đó, thì việc đầu tiên chúng ta làm là ủng hộ số lượng vì đó là quan niệm số lượng đông thì việc đó sẽ đúng. Cũng có thể ví như những bài đăng xã hội xấu về người khác muốn câu like hay muốn chọc phá và cùng đó cũng là một lượng ủng hộ của một số người trên mạng khi họ chưa rõ sự việc mà tha hồ like và share để câu nhiều like hơn mà chẳng quan tâm người trong bài đăng hay sự việc và cũng rất ít thay một vài người hiểu và phẫn nộ cho hành vi đó. Vì thế chúng ta phải cân nhắc và xem xét kĩ trước khi đưa ra một quyết định nào đó mà không phải vì cho rằng số lượng đông thì đều đó sẽ hoàn toàn đúng.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  2. MưaThángTám

    Bài viết:
    291
    Không biết tại sao khi nghe câu hỏi tuần này, tôi lại cảm thấy hơi cay cay khoé mắt, như thể tôi đang nghĩ, từng có một khoảng thời gian mình thật vô lo vô âu, mình cũng đã từng rất khác đám đông. Nhưng giờ, hình như ý tưởng đó đã có chút sai lệch.

    Những điều mà tôi nghĩ đã khiến mọi người hành động theo đám đông là như thế này.

    Thứ nhất, bạn có hiểu được cảm giác lạc lõng không? Nếu có, bạn đã hiểu được điều đầu tiên mà tôi muốn nói.

    Cảm giác lạc lõng, cô độc thật sự rất đáng sợ. Ngoài mặt mình luôn khẳng định mình chẳng cần ai cả, nhưng con người mấy ai làm bằng sắc thép? Họ cũng cần một người để yêu thương và được thương yêu, một người nguyện ý ở bên cạnh họ. Nhưng để làm được điều đó, họ phải tuân thủ những quy chế nghiêm ngặt.

    Đã từng tôi nghĩ, đến với nhau chân thật thì sẽ tốt hơn, bản tính con người rồi cũng sẽ thật sự lộ ra. Nhưng đó chỉ là trong mơ, thật sự, đôi lúc ta phải học cách giả ngơ, sống như mọi người xung quanh, như thế ta mới có thể tìm thấy những điều ta muốn tìm.

    Thứ hai, bạn có hiểu cảm giác xấu hổ, bẽn lẽn là như thế nào không? Đó chính là nguyên do thứ hai.

    Nếu mình đi ngược lại đám đông, hay một cái chung nào đó, mình sẽ trở nên không bình thường trong mắt đám đông.

    Tôi không biết bạn đã từng đọc quyển sách Night của tác giả Wiesel chưa, nhưng ở đó có mô tả một chi tiết khiến tôi cảm thấy rất đúng.

    Khi con người ta đã lâm vào trạng thái bất ổn định, ta, dẫu cho là một người bình thường, ở trong cái nơi bất thường ấy cũng phải trở nên bất thường như họ, như thế ta mới trở nên bình thường trong mắt của họ.

    Không phải ta muốn là được, cũng không phải có nhiều bắt ép, đôi khi, đó chỉ là một điều chỉnh nhỏ đến từ bộ não cơ trí của chúng ta thôi.

    Nếu chúng ta không làm như vậy, chúng ta sẽ rất khó sống trong thế giới chỉ đi theo số đông ấy.

    Tiếp đến nữa, chính là vật chất.

    Tiền bạc, danh vọng, địa vị.. tất cả những thứ đó có được nhanh nhất chính là sao chép, bắt chước từ những người đi trước.

    Chắc các bạn có lẽ cũng đã biết đến nhiều tình huống đạo văn, đạo sách. Có rất nhiều người vì muốn trở nên nổi tiếng, muốn có tiền hoặc có địa vị trong xã hội, họ có thể bỏ qua giá trị nhân văn đơn giản nhất để làm những điều đó.

    Nhưng họ lại không nhận ra, thật sâu bên trong họ, còn có một điểm khác biệt khiến họ thành công, nhưng nó lại tốn thời gian hơn rất nhiều.

    Có lẽ vì muốn một cái kết càng nhanh càng tốt, họ có thể không từ thủ đoạn. Tôi nghĩ vậy.

    Một điều đặc biệt nữa, là do họ cảm thấy làm theo với đám đông họ sẽ có những người bạn ảo tưởng.

    Giả dụ, bạn thấy thử thách ném nước lộn vài vòng nhưng khi tiếp đất chai nước vẫn đứng yên không bị ngã, có rất nhiều người thử thử thách đó, và thu về cho mình rất nhiều fans hoặc bạn bè.

    Họ làm những điều đó vì họ coi trọng cái ảo, cái giả tưởng không có thật.

    Họ muốn mọi người sẽ biến đến mình như cái cách mà mọi người biết đến những người đã làm thử thách này trước.

    Tôi không nói nó sai, nhưng nó sẽ quá mức nếu thử thách đó đi sai lệch tư tưởng nhân văn.

    Giả dụ, cũng có một thử thách bắt người uống hết mười chai bia. Hoặc trong một phút đồng hồ, người nào nốc nhiều ly rượu hơn người đó thắng.

    Nhưng những người đó không biết, nghĩ đó là ngầu, họ ra sức thử thử thách đó, và cuối cùng kết quả lại như họ không mong muốn, tệ hơn, chính là cái chết.

    Một cái chết quá mức ngu ngốc.

    Hay chụp ảnh selfie với cá mập, trên tòa nhà 1000 tầng..

    Tôi sẽ không gọi đó là dũng cảm, mà là coi rẻ mạng sống.

    Và quan trọng hơn, hình như cũng ít người để ý, chính là chúng ta là một thể, do đó có làm theo đám đông cũng là một chuyện rất bình thường.

    Tôi là con người, đương nhiên tôi sẽ học theo con người những gì họ đang làm trong xã hội. Bởi tôi không có kinh nghiệm trong cuộc sống, tôi cần phải bắt chước đám đông để dần dần thích ứng được với nhịp sống mà tôi chưa từng trải qua.

    Con người học hỏi qua kinh nghiệm, mà mình nghiệm lấy nhanh nhất chính là từ những người xung quanh.

    Giả dụ như tôi đang sống trong một khu vực toàn người tốt, tôi sẽ bắt chước họ sống thật tốt. Nhưng đổi lại nếu là người xấu thì sao?

    Và sau đây tôi sẽ chỉ bạn những cách để tránh lung lạc đi những hướng xấu, giúp bạn có thể giữ được những giá trị riêng biệt của bản thân.

    Bạn nên thu thập nhiều kinh nghiệm hơn trước khi thử làm một cái gì đó.

    Bạn muốn chụp ảnh với cá mập, ok, nhưng hãy nghĩ đến hậu quả sau đó. Và nên hỏi thử ý kiến của mọi người xung quanh để họ góp ý.

    Họ sẽ giúp bạn không đi vào ngõ cụt.

    Và tiếp nữa, bạn cần phải hiểu, mình cần gì và mình muốn làm gì.

    Ở trong một lớp chỉ toàn những bạn buột tóc đuôi ngựa. Mình muốn khác người nên muốn buột tóc hai bím, hoặc thắt tóc, hoặc xõa ra và làm vài kiểu dễ thương. Nhưng bạn lại sợ mình lạc loài, hoặc người khác xỉa xói. Bạn ơi, bạn muốn là được, cứ mặc kệ người ta. Mình thích thì mình cứ làm thôi, mình làm mình mới chứng minh được rằng mình khác bọn họ, mình cũng có một nét duyên riêng.

    Nhưng nếu bạn hiểu nhầm ý tôi mà mặc đồ dạ hội đến trường học, tôi sẽ không chịu trách nhiệm đâu nhé. Bởi vì trường là một tập thể, bạn làm vậy thì không được đâu.

    Bạn mà làm thật thì cũng nên trong giờ ra về hay học kèm thôi.

    Đôi lúc chúng ta cần phải tuân theo cái chung, nếu cái đó đúng thì đương nhiên cứ làm là được.

    Và sau cùng, khác người tốt nhưng cũng xấu, giống người không được tốt lắm nhưng cũng không hoàn toàn xấu lắm.

    Bạn hãy chọn ra cho mình những cách mà bạn cho rằng sẽ hữu ích nhé.

    Thân ái.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  3. tramsmart Tam Lang

    Bài viết:
    54
    Vì bản năng con người khi ở trong một đám đông sẽ muốn hòa nhập với mọi người, nối đúng hơn vì không muốn mình bị lạc loài giữa đám đông. Lạc loài không có gì sai, nhưng nó sẽ làm cho người đó khó chịu, cứ giống như mình đang ở trong một thế giới mà mình không biết gì cả. Thường thì những người trầm cảm sẽ không bắt chước theo đám đông.

    Nối tóm lại, con người bắt chước theo đám đông chỉlaf bản năng của họ mà thôi
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  4. violet98

    Bài viết:
    28
    Tại sao con người lại bắt chước đám đông?

    Rất hiển nhiên, đám đông đại diện quy luật của xã hội cũng như những điều luật chúng ta cần tuân thủ bao lâu nay.

    Ví dụ, hiện tại đất nước Việt Nam phương tây hóa rất nhiều, từ cách ăn mặc tới lối sống. Ban đầu có hiện tượng mang bầu trước khi kết hôn xã hội phản ứng vô cùng kịch liệt, nhưng hiện tại càng ngày càng có nhiều người có bầu trước khi kết hôn mọi người lại cho rằng điều này là hiển nhiên. Thậm chí có những gia đình yêu cầu bên gái mang bầu mới chấp nhận cưới hỏi, chỉ vì sợ mình lấy về một con gà mái không biết đẻ trứng. Tại sao lại như vậy? Điều này là do số đông làm nên hiện tượng đồng hóa.

    Lại ví dụ như cả lớp rất thích chơi, nhưng bạn lại chịu khó học hành, lúc này họ sẽ cho rằng bạn là con ngươi lập dị. Họ cho rằng những con người bình thường thì phải như họ, chơi là chính và cô lập bạn. Điều này sẽ dẫn đến những bạn mới đến gia nhập lớp sẽ cảm thấy rằng mình nhất định phải giống như mọi người chứ không nên như ai đó bị đảo thải khỏi lớp một cách lạnh lùng như vậy.

    Qua những ví dụ nêu trên có thể thấy, nếu bạn không bắt chước đám đông, tức là bạn không tuân theo quy tắc vốn có của xã hội và bạn buộc phải bị loại bỏ. Còn nếu như bạn bắt chước theo đám đông thì chúc mừng bạn, bạn rất biết thức thời, nghĩa là bạn đã hiểu rõ quy luật của xã hội, bạn sẽ được tiếp tục tồn tại.

    Đây chỉ là ý kiến của riêng mình.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  5. Lá non mọc đầu cành Team Ghiền Nghệ Thuật Live

    Bài viết:
    60
    Bắt chước theo đám đông, phải dừng?

    Lúc trước Lá cũng cho là như thế nhưng bây giờ lớn rồi, trải nghiệm qua va chạm của xã hội hội rồi thì không cho là vậy nữa.

    Cảm nhận của mình là thế này. Những thứ mình bắt chước nếu là điều tốt đẹp, cần thiết cho mối quan hệ giữa người với người thì có gì phải ngượng ngùng, nếu không có điểm chung sao có thể trò chuyện cùng nhau.

    Bạn thấy điều đó không mới mẻ, nhưng họ thấy thích là được, dù là những điều nhảm nhất.

    Và Lá không bàn về thành phần bất cần đời ở đây.

    Bạn không cần chống đối cái quy luật tự nhiên này. Từ một lý do sâu xa nó là yếu tố quan trọng để mỗi năm trên thế giới sinh ra thêm việc làm mới. Cũng là yếu tố thúc đẩy kinh tế.

    Bạn cho là nó là vấn đề xã hội không liên quan gì đến ngành nghề, kinh tế. Vậy hãy cùng Lá phân tích. Lấy một vd đơn giản dễ thấy nhất.

    Hiện nay công việc hot nhất chính là ngành nail.

    Nail là làm đẹp, đẹp thì liên quan đến sở thích, sở thích đẹp thì nhiều người ai cũng có, mà nhiều người thích thì một nhà làm không hết, không hết thì sẽ có nhiều nhà mở ra cửa tiệm, cửa tiệm nhiều thì cạnh tranh.


    Tới đây bạn đoán xem họ sẽ cạnh tranh như thế nào nhé.

    Canh tranh nhau về sản phẩm, tính đa dạng, độ nổi tiếng, rồi tay nghề, quy mô.. đây là tiến trình thúc đẩy kinh tế.

    Thử tìm một vd khác. Bắt chước trang phục.

    Bạn thấy một người mặc một bộ váy rất đẹp, rất thích mua liền, bộ này cũng hợp với dáng của bạn, bạn của bạn thấy thích hỏi mua. Nhiều người hỏi mua thì bắt buộc nhà sản xuất phải may nhiều.

    Vậy nếu lở trong nhiều người có một người mặc không hợp thì sao, tất nhiên họ sẽ tìm một mẫu mới phù hợp hơn, từ đó nhà sản xuất phải thiết kế mẫu mới cứ như vậy tuần hoàn.

    Một trang phục được ưa chuộng thì từ một nhà may nho nhỏ sẽ dần dần thành xưởng may hoặc công ty.

    Đấy có vd làm chứng thế tại sao bạn cảm thấy bắt chước là một tệ nạn cần bỏ.

    Lá chấp nhận việc bắt chước nhưng cũng không phải hoàn toàn, trong công việc Lá chọn lọc ra những điều tinh túy nhất khi học từ các tiền bối, sau đó cộng với sáng tạo của riêng mình cho ra sản phẩm chất lượng như Lá mong muốn, và điều đó được công nhận từ đối tác của Lá.

    Thế giới đẹp hơn khi bạn lạc quan hơn.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười 2020
  6. Nguyễn Ngọc Nguyên Mộc Đằng

    Bài viết:
    927
    Vì sao con người hay thích bắt chước đám đông?

    Đây là một tập tính đã bắt nguồn từ ngàn xưa. Vì sao ta nói là tập tính?

    Vì khi Trái Đất đã hội đủ sự sống, con người xuất hiện nhưng một hai người rải rác khắp các hang cùng góc núi sẽ chết sau vài tháng vì không thể chịu đựng được sự cô độc và không ai giúp đỡ. Mãi cho tới khi một nhóm chừng sáu bảy người xuất hiện cùng một chỗ, thì con người mới có thể tồn tại vài mươi năm trở lên.

    Từ khi xuất hiện trên quả đất này, con người bắt buộc phải luôn sống theo bầy đàn hợp lại thành một quần thể rồi tới sắc tộc thì xã hội mới phân hóa và không ngừng phát triển cho tới ngày hôm nay. Mình nói đơn giản thế này, hiện tại không một con người nào có thể tự làm tất cả mọi công việc để phục vụ cho bản thân mình được no đủ sung sướng. Mình kiếm nhiều tiền thì mình dùng tiền đấy mua quần áo mặc, ghé quán ăn cơm. Không ai có đủ sức vừa nấu cơm vừa dệt tơ tằm may đồ mặc và chế tạo ra những công cụ phục vụ đời sống. Vì thế con người tự ngàn xưa đã luôn phải dựa vào nhau mà sống cho tới tận bây giờ. Không một cá thể nào dám nói rằng tôi sống một mình, tôi không cần đám đông. Nếu không sống vì nhau, yêu thương nhau thì xã hội sẽ đi đến diệt vong. Vấn đề này phân tích sâu xa lắm, một vài chữ chẳng thể nào nói hết cái nguyên nhân cốt lõi ở bên trong.

    Lại ví dụ một thực tế thế này. Ba mẹ các bạn đi họp phụ huynh cho các bạn, thường (cô) thầy giáo chủ nhiệm hay nêu một vấn đề rồi chốt ý kiến bằng cách biểu quyết đám đông. Phần đông đồng ý thì vấn đề coi như được duyệt. Vì sao trong mọi cách người ta đều biểu quyết đám đông?

    Chỉ đơn giản mười cái đầu phải nhanh hơn một cái đầu, hàng chục cái đầu càng phải nhanh hơn một cái đầu. Còn một điều đặc biệt nữa nhiều người quây quần thì sinh ra rất nhiều chất tâm mãnh liệt dẫn dụ một cá thể đơn lẻ, tâm thức quân hợp là một nguồn sức mạnh tâm linh vô hình. Ta chưa nói đến vấn đề những tâm thức đấy có được huân tập hay chưa thì đã vô vàn quý giá trong đấy rồi. Vì thế cho nên một cá thể luôn bị nguồn sức mạnh ấy chi phối hấp dẫn mà hướng về số đông hệt như lực hấp dẫn giữa người và người ấy.

    Con người ở đời không một ai đủ bản lĩnh thông minh tuyệt đối và hoàn hảo mọi mặt, bù chỗ này sẽ khuyết chỗ kia. Vì thế luôn cần số đông dẫn dắt bù đắp khuyết lỡ. Có bạn nói tâm lý, có bạn nói bản năng đều rất đúng và mình bổ sung thêm tâm lý sinh từ bản năng, bản năng thích theo đám đông nằm sâu trong ngũ ấm của mỗi chúng ta, điều khiển mọi hoạt động tâm tính của cơ thể, nằm chìm khuất rất sâu theo dòng từ ký ức tiền kiếp vô số đời hợp lại. Vì thế ta đừng trách sao một người có xu hướng nghe theo đám đông là vậy.

    Tuy nhiên..

    Vâng, tuy nhiên điều gì cũng có hai mặt trái phải của nó.

    Đám đông chưa chắc đã đúng hoàn toàn, một người chưa chắc đã sai hoàn toàn. Tùy theo vấn đề nêu ra là gì thì ta mới nhận định đúng sai. Nhất là vào thời đại ngày nay, nền công nghệ phát triển thật tốt bên cạnh đó kéo theo rất nhiều hệ lụy. Tâm tính con người bị bào mòn tha hóa qua nhiều giai đoạn thời gian, đúng đã không còn nhiều nếu nói là không tìm thấy. Chẳng đi sâu vào làm gì. Tóm lại ta dùng lí trí và trái tim để phán đoán đâu đúng đâu sai, cái nào nên nghe theo đám đông, cái nào nên âm thầm làm theo lí trí của chính mình, đấy chỉ là một cách ứng xử khéo léo với thời hỗn độn mạt thế này thôi.

    Cốt lõi vẫn là đừng làm lơ mọi người, gốc của nhân sinh chính là yêu thương lẫn nhau. Từ đấy mọi vấn đề đều được lí giải một cách rõ ràng khúc chiết, bừng mở tựa như một cánh cửa ngập tràn muôn tia nắng từ bầu trời xanh mang lại, khi ấy đúng sai tường tận, vô minh đã không còn.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  7. Evelyn Nguyen

    Bài viết:
    13
    Tuy nhiên, nếu bắt chước người khác tạo cho người ta cảm giác thân thiện, gần gũi và dễ nói chuyện hơn mà.

    Nếu có thể điều chỉnh hành vi, cảm xúc thì việc bắt chước người khác không xấu đâu.

    Để thành thạo thì nên học một ít mẹo tâm lí, nó khá tốt nhất là với mấy bạn cảm thấy bản thân thường khó thể theo kịp cuộc trò chuyện.

    Mặt khác, "Thế giới bạn không bước vào được thì đừng cố chấp chen vào, làm khó người khác, lỡ mình, hà tất chứ?"

    Thỉnh thoảng, một số bạn cũng sẽ cảm thấy bản thân lạc lõng nhưng đừng lo: Bạn chưa bao giờ nhìn thấu được ai cả, người ta cũng vậy, tập làm quen đi nhé.

    Tóm lại, dù thế nào đi nữa: Muốn người khác yêu thương mình thì mình phải quý trọng bản thân trước.

    "Không có mùa đông nào là mãi mãi, quan trọng là có kiên trì qua mùa đông không thôi."
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  8. Anh Diệp

    Bài viết:
    2
    Tại sao con người phải bắt trước đám đông.

    Theo mình thì cũng không có gì là không tốt cả. Người đi trước dẫn bước người đi sau thôi, cũng giống nhiều việc mình không biết nên phải bắt trước người khác để làm và học hỏi theo họ vậy. Có nhiều người họ lười phải suy nghĩ nên khi thấy người trước làm được và tốt thì họ sẽ làm theo thôi.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  9. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Trong cuộc sống khác biệt sẽ mang đến điều mới lạ và những đột phá. Thế nhưng nếu chúng khác biệt với đám đông thì đó sẽ là một quá trình gặp phải nhiều khó khăn, đương đầu với thách thức.

    Có lẽ vì đó mà người ta thường đi the số đông, đơn gian vì họ mong họ sẽ đi chng với nhiều người.

    Và họ bắt chước đám đông vì họ thấy trong đám đông đó có người thành công và họ tin và những người đó hơn tin vào năng lức chính mình.

    Mặc khác khi ta đi một mình không đi chung với mọi người thì thường sẽ bị cô lập, thường phải tự mình trãi qua mọi gian nan thử thách trong những gian đoạn đầu.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  10. chantbin

    Bài viết:
    57
    Theo ý kiến của mình thì:

    - Con người sống trong xã hội nên tư tưởng, hành vi thường bị chi phối bởi các quy luật xã hội và dần mất đi chủ kiến của bản thân. Chính vì thế mới xuất hiện những thứ hành động mang tính đám đông hay phong trào.

    1. Tâm lý đám đông: Con người bình thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo số đông nhằm phù hợp với đám đông, từ đó tạo nên sự an toàn thống nhất, chỉ một số ít cá thể đặc biệt có thể tách mình ra và có suy nghĩ độc lập.

    2. Người ta thường cho rằng phán đoán của đa số bao giờ cũng đúng hơn của cá nhân. VD: Khi đi học, kiểm tra bài, lúc so đáp án mà thấy không giống với số đông trong lớp thì ta rất dễ bị dao động và sửa ngay đáp án. Nhưng thực ra bạn mới là người làm đúng! : <<

    3. Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động của cá nhân vấp phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó. VD: Nhiều người bị ném đá, phản đối, tẩy chay..

    4. Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự thống nhất an toàn bên trong tập thể.

     
    Mạnh Thăng thích bài này.
    Last edited by a moderator: 12 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...