Chuyên mục "Có thể bạn chưa biết!" 1000 câu hỏi vì sao. Chủ để số 12: Tại sao bạn lại khó ngủ? Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp, dịch, rút gọn và sửa đổi. Xin chào! HealingTran đã siêng và quay trở lại để mang đến những kiến thức vừa bổ ích, vừa thú vị và vui nhộn cho tất cả mọi người đây! Chủ đề hôm nay sẽ liên quan đến giấc ngủ. Các bạn có công nhận là giấc ngủ rất quan trọng không? Không phải tự nhiên trẻ sơ sinh dành gần hết thời gian để ngủ, ngoại trừ thời gian thức dậy để đòi mẹ cho ăn và khóc oe oe ra. Đó là thời gian để bộ não của các bé được phát triển hoàn thiện, cũng như để xây dựng, hoàn thiện các chức năng và sự phát triển của cơ thể bé. Trước tiên hãy cùng nhau tìm hiểu vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe, tuổi thọ, và sự tươi trẻ nhé. 1. Giấc ngủ giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi, và hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể. Vâng, đó là điều quan trọng nhất để có một cơ thể khỏe mạnh và trẻ trung, cũng như tràn đầy sức sống. Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, cơ thể của chúng ta đã tiêu hao quá nhiều năng lượng, và sự mệt mỏi cũng đã tích tụ đến đỉnh điểm. Do đó, cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giản. Ăn uống giúp cơ thể bổ sung năng lượng, và sự nghỉ ngơi thư giản sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng, năng lượng để phục hồi cũng như tái tạo các cơ quan. 2. Giấc ngủ giúp cải thiện chức năng não, giảm nguy cơ suy giảm chức năng hay mắc các bệnh về thần kinh Khi chúng ta ngủ là lúc các cơ quan trong cơ thể hoạt động ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, đó là lúc tăng cường lưu thông máu lên não, cũng như cải thiện các tế bào thần kinh, các dẫn truyền thần kinh. Khi chúng ta nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, đặc biệt là một giấc ngủ liên tục (ngủ thẳng giấc), sẽ giúp cơ thể cải thiện được tuần hoàn não, sự tập trung, ghi nhớ. 3. Ngủ đủ giấc giúp chúng ta luôn tươi trẻ và cải thiện tuổi thọ Sẽ không có vấn đề bàn cãi gì khi nói rằng một người ngủ đủ giấc luôn trông tươi trẻ, tỉnh táo và đầy sức sống hơn so với một người cả đêm mất ngủ, hoặc đã có một giấc ngủ chập chờn. Vì những lợi ích của giấc ngủ như đã nói ở mục 1 và mục 2, chúng ta chắc chắn sẽ công nhận rằng ngủ đủ giấc còn có thể cải thiện tuổi thọ. Đơn giản vì ngủ đủ giấc vừa giúp cơ thể thư giản, và góp phần phục hồi chức năng các bào quan cũng như hệ thần kinh, tránh được các rủi ro mắc bệnh và các triệu chứng tai biến khác. Tác hại của khó ngủ, thiếu ngủ và mất ngủ Sau khi biết được những lợi ích của giấc ngủ ngon, thì chúng ta phần nào cũng biết tác hại của việc thiếu một giấc ngủ ngon, ngủ chập chờn, khó ngủ và mất ngủ rồi nhé. Thiếu hụt một giấc ngủ ngon, chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề cơ bản sau: Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ mọi lúc mọi nơi. Tay chân bủn rủn, cảm thấy cơ thể và cơ bắp không còn sức lực. Ăn không thấy ngon. Bơ phờ, tóc mau bạc, mau già. Mất tập trung. Quên trước quên sau. Cảm thấy đầu óc đau nhức, choáng váng. Suy giảm trí nhớ, thậm chí đột quỵ. Tình trạng khó ngủ hay mất ngủ cũng chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. 1. Cấp độ nhẹ: Khó khăn để chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên khi đã ngủ rồi thì có thể ngủ được một giấc dài. Đây chủ yếu là do tác động của chế độ ăn uống không phù hợp. 2. Cấp độ vừa phải: thật sự rất khó để chìm vào giấc ngủ, khi ngủ thì lại hay chập chờn, hay thức giấc rất nhiều lần, mơ cũng rất nhiều, làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Đây là dạng khó ngủ, mất ngủ do chúng ta có quá nhiều vấn đề phải lo nghĩ, stress, lo âu. 3. Cấp độ nặng: khó ngủ thậm chí là mất ngủ trong một thời gian tính theo ngày, tuần, tháng. Đó là cảnh báo của bệnh tâm lý và thần kinh. Nguyên nhân và hướng khắc phục Có rất nhiều nguyên nhân gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ. 1. Do chế độ ăn uống không đúng cách Ví dụ như sau 5-6 giờ tối mà lại uống cà phê, trà, hay ăn các loại thực phẩm gây tỉnh táo, bao gồm các thực phẩm chứa chất kích thích như cafein, hoặc kể cả ăn đồ chua. Các loại trái cây có vị chua sau khi ăn thường giúp tinh thần ta tỉnh táo. Tuy nhiên, những loại trái cây chua này chỉ có tác gây tỉnh táo trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó chúng ta vẫn có thể chìm vào giấc ngủ. Khắc phục Tuyệt đối không nên uống trà hay cà phê vào ban đêm nhé. Ngoài tác dụng gây mất ngủ, nó còn ảnh hưởng đến hệ tiêu quá, để rồi sáng ngày hôm sau, bạn sẽ có gương mặt mệt mỏi và đôi mắt sưng húp, nặng trĩu, rất khó chịu. 2. Bạn đang có quá nhiều thứ để lo lắng, stress, căng thẳng, nhiều dự định chưa được giải quyết Nếu như bạn đang có rất nhiều công việc chưa được giải quyết, hoặc gặp phải trục trặc trông công việc, hoặc bị quá nhiều áp lực dồn nén. Thì không có gì ngạc nhiên khi bạn cảm thấy khó ngủ hoặc bị mất ngủ. Vì đầu óc bạn còn mãi suy nghĩ giải quyết những khó khăn gặp phải. Lo lắng quá nhiều không những khiến khó ngủ và còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nữa. Lý do là vì não của bạn đang có quá nhiều vấn đề tích tụ, chèn ép và chưa được giải quyết, các tế bào thần kinh đang luôn ở trạng thái kích thích, và ta khó chìm vào giấc ngủ. Khắc phục: Nếu mát ngủ do cơ thể bị mệt mỏi kéo dài: Xây dựng một chế đọ nghỉ ngơi phù hợp. Nếu khó ngủ hay mất ngủ do quá nhiều stress: Stress do áp lực công việc hay áp lực cuộc sống, gia đình thì tìm cách dung hòa cuộc sống, lên kết hoạch làm việc hiệu quả, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mất ngủ do có quá nhiều lo lắng: Lên kế hoahcj giải quyết từng lo lắng hay dự định đó, hoàn hiện bản thân để đủ năng lực giải quyết từng dự định một. Mất ngủ do đau buồn: Không sao! Nỗi buồn đau rồi cũng sẽ qua. Hãy chia sẻ tâm sự với người mà bạn tin tưởng để vơi đi nỗi lòng. Mất ngủ vị bị cú sốc thất bại: Không sao! Ai trong đời mà không có thất bại. Thất bại thì làm lại! Làm lại không được thì học hỏi tiếp nâng cao bản thân rồi làm lại từ đầu hoặc tìm con đường mới. Đời còn dài, tương lai còn rộng cho người phấn đấu. 3. Nguyên nhân bệnh lý Có rất nhiều người mắc phải triệu chứng ngủ chập chờn, và giật mình thức giấc nhiều lần. Nặng hơn thì có người bị mất ngủ kéo dài, vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng liền. Dó là lúc bạn đã gặp phải những triệu chứng liên quan đến vấn đề thần kinh, cần gặp bác sĩ để có liệu pháp điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh tâm lý thì cần chữa tận gốc thông qua các liệu pháp tâm lý. Và thường thì cách tốt nhất vẫn là tìm ra nguyên nhân của vấn đề, cũng giải quyết những vấn đề lo lắng mà bạn đang gặp phải. Khoa học về thần kinh hiện đại cho thấy sự liên quan chặc chẽ giữa vấn về giấc ngủ, hoạt động trí não, trí nhớ và sức khỏe. Khắc phục: Những vấn đề tổn thương tâm lý hoặc do những tổn hại liên quan đến thần kinh thì chỉ có đi thăm khám và điều trị thôi. Bây giờ bạn đã biết vì sao chúng ta nên ngủ ngon chưa? Còn nếu bạn bị mất ngủ, hay lo lắng, hay có vấn đề tâm lý nào khiến bạn khó ngủ và mất ngủ thì hãy kiểm tra coi bạn thuộc kiểu nào và tìm ra cách giải quyết và cải thiện phù hợp nhé. Hãy thư giản, mát xa cơ thể, làm các động tác yoga nhẹ như co dãn tay chân, lưng, cổ.. trước khi ngủ. Uống 1 ly nước ấm hoặc nước pha gừng tươi ấm cũng giúp ngủ ngon hơn. Tắt hết đèn, che những nơi ánh sáng xuyên vào cũng giúp ngủ sâu hơn. Chúc các bạn luôn có một giấc ngủ ngon mỗi ngày để khỏe mạnh, tươi trẻ, trí tuệ nhé! Trân trọng! HealingTran