Hiện Đại Sóng Gió Gia Tộc - Sam

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi hanhvh1303, 30 Tháng mười một 2022.

  1. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 10: CÂU CHUYỆN VỀ BÀ NỘI

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đồng chí An đóng cửa ra ngoài. Anh lấy điện thoại gọi điện cho ai đó, cuộc hội thoại kéo dài 15 phút rồi cũng kết thúc. Tiếp theo là điện thoại của Vũ Nguyệt rung chuông.

    "Chị à, em đây." Là chị Vân gọi. Hóa ra lúc nãy anh công an gọi cho chị gái Vũ Nguyệt để báo tình hình của cô, hẹn sáng mai người nhà lên công an phường làm việc. Chị cô lo lắng nên gọi cho cô hỏi han đầu đuôi câu chuyện.

    "Con bé này, sao xảy ra chuyện như thế em không gọi ngay cho chị. Thế sao tự nhiên lại cãi nhau như thế?"

    Vũ Nguyệt kể lại sơ qua chuyện cãi nhau ở nhà bà và cậu, cô bảo chị sáng mai chị xin nghỉ cho cô ở trường rồi lên phường đón cô. Lại một đêm dài nữa trôi qua. Lạ thay, lần này Vũ Nguyệt không khóc nữa. Cô ngồi thẫn thờ trên chiếc ghế dài, màn đêm như tấm chăn phủ lên người cô. Vũ Nguyệt nhớ lại những lời bà và cậu nhiếc móc cô lúc nãy. Cô nghĩ lại toàn bộ sự việc, cô thắc mắc mình sai ở đâu, tại sao họ lại đối xử với mình như thế, trước đây bà ngoại đâu phải người như vậy. Bà ngoại cô không giống bà nội. Vũ Nguyệt có một ký ức không đẹp về bà nội và các cô chú của mình.

    * * *

    "Ha ha, chị Nguyệt đợi em với.. Ha ha.." Vũ Nguyệt chơi đùa cùng mấy đứa em nhà cô chú.

    "Ồn quá, có trật tự đi không. Chạy nhảy cả ngày không thấy mệt à?" Chất giọng lanh lảnh của một người phụ nữ từ trong nhà vọng ra. Người đó là bà nội của Vũ Nguyệt. Bà nội của Vũ Nguyệt là một người phụ nữ toát lên vẻ quyền lực. Theo như lời kể của bố Vũ Nguyệt, ông nội là một người trầm tính, còn bà nội lại là một người phụ nữ thét ra lửa. Cả bà và ông nội đều làm trong nhà nước nhưng do nhà đông con nên bà chọn về hưu sớm, tự kinh doanh tại nhà để có thời gian chăm lo cho gia đình, cho các con. Còn ông nội vẫn tiếp tục công tác trong nhà nước. Vừa kinh doanh buôn bán, vừa chăm lo cho gia đình đã khiến cho bà nội của Vũ Nguyệt trở thành một người "toàn năng", bà nói là mọi người phải nghe.

    Quay trở lại câu chuyện Vũ Nguyệt có ký ức không đẹp về bà nội, nguyên nhân của việc này phải kể đến câu chuyên của bà nội và bố Vũ Nguyệt. Năm đó, khi bố cô còn đang công tác trong nhà nước, mẹ và chị Vân ở cùng với bà nội, một mình mẹ cô phải chăm lo cho gia đình nhà chồng từ bố mẹ chồng đến các em chồng và cả chị Vân khiến mẹ cô mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Những sự vất vả đó lại không được bà nội ghi nhận, đơn giản bởi vì ngay từ đầu bà không đồng ý cho bố mẹ cô kết hôn do không môn đăng hộ đối. Nhưng rồi trời không chịu đất thì đất chịu trời vậy.

    Bố Vũ Nguyệt thời điểm đó là cán bộ trong nhà nước, tương lai rộng mở, chỉ có điều hay phải đi công tác xa nhà, mỗi tháng chỉ có thể ghé nhà 1-2 lần. Còn mẹ Vũ Nguyệt, do nhà chỉ có ba mẹ con, ông ngoại đã bỏ đi khi mẹ của Vũ Nguyệt học cấp ba nên bà phải đi làm từ nhỏ, phụ mẹ chăm lo cho gia đình. Ngày đó, quan niệm môn đăng hộ đối vẫn còn rất nặng nề, vì vậy, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa chị dâu em chồng ngày một rạn nứt, nhưng để cho chồng an tâm công tác, mẹ của Vũ Nguyệt nuốt nước mắt nhẫn nhịn chịu đựng. Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Đó là một ngày tháng 8, những cơn mưa rào bất chợt đến rồi lại bất chợt đi. Bố của Vũ Nguyệt về thăm nhà mà không báo trước.

    "Mẹ ơi, cháu nhà con đâu rồi ạ, mẹ có thấy nó không ạ?" Tiếng của mẹ Vũ Nguyệt hớt hải từ trong nhà vọng ra.

    "Tôi làm sao mà biết được, con chị sao chị lại hỏi tôi" Bà nội gắt gỏng đáp lời.

    "Thế chiều mẹ đón cháu giúp con chưa ạ? Sáng trước khi đi làm con có nhờ mẹ đón cháu giúp một hôm vì hôm nay con phải tăng ca mà?"

    "Chị nhờ lúc nào, tôi có nghe thấy đâu, con cái cứ hở ra là nhờ, chị.."

    "Cạch.."

    Tiếng cửa mở cắt ngang lời bà nội, bố của Vũ Nguyệt bước vào nhà. Ông đứng ngoài cửa đã nghe được toàn bộ cuộc nói chuyện giữa mẹ và vợ, cũng đã đoán được chuyện gì ở trong. Nhìn thấy vợ mình đang khóc, ông đau lòng ôm vợ rồi cùng vợ đến trường của con gái. Lúc đó, chị Vân mới tròn 5 tuổi, đang học mẫu giáo ở một trường gần nhà. Mọi ngày mẹ Vũ Nguyệt vẫn đưa đón chị đi học. Nhưng hôm nay do công ty có việc đột xuất nên về muộn, đành nhờ bà nội đón giúp một hôm.

    Hai vợ chồng chạy đến trường mẫu giáo tìm chị của Vũ Nguyệt, vừa đi bà vừa khóc "Con ơi, con đừng xảy ra chuyện gì nhé.. Hức". Bố Vũ Nguyệt cũng sốt ruột nhưng trấn an vợ "Bình tĩnh em, con chúng mình sẽ không sao đâu". Thật may mắn khi hai vợ chồng đến nơi, nhìn thấy chị Vân đang ngồi trước cửa phòng bảo vệ trong trường. Từ xa nhìn thấy bố mẹ, chị Vân òa khóc nức nở.

    "Sao cô chú đến đón cháu muộn thế, may hôm nay tôi có việc nên ở lại, thấy cháu đứng ngoài cổng trường, sợ xảy ra vấn đề gì nên tôi bảo cháu vào trong này ngồi, nó cứ ngóng anh chị mãi." Bác bảo vệ ân cần nói.

    "Dạ vợ chồng em cảm ơn bác, hôm nay may mà có bác, cháu nó mà xảy ra chuyện gì, vợ chồng em ân hận suốt đời. Ơn này của bác vợ chồng em ghi nhớ suốt đời" Bố mẹ của Vũ Nguyệt cảm kích nói.

    "Thôi, ơn huệ gì, cháu nó cũng tầm tuổi con gái tôi, tôi coi nó như con cái trong nhà ấy mà."

    Gia đình ba người về nhà, bầu không khí tĩnh lặng, mỗi người chìm trong suy nghĩ của riêng mình.

    "Bố ơi" Tiếng chị Vân phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng.

    "Sao thế con, con đói à."

    "Dạ không, khi nào thì bố không phải đi nữa, con muốn bố ở nhà. Bố ở nhà thì bà không mắng mẹ với con, mẹ không bị buồn nữa." Lời nói non nớt của chị Vân khiến bố cô đau đến nhói lòng.

    "Bố phải đi làm thì mới có tiền nuôi con chứ, bố ở nhà thì sao nuôi con được, rồi lấy tiền đâu cho con đi học." Mẹ Vũ Nguyệt an ủi chị Vân. Bố Vũ Nguyệt đoán chắc chắn hai mẹ con chưa ăn gì, bèn đưa cả nhà đến quán ăn. Sau đó họ về nhà.

    "Về rồi đấy à, cơm mẹ để phần con trong kia, con vào ăn đi không đói." Bà nội đon đả lên tiếng. Bác trai và bố Vũ Nguyệt là niềm tự hào của bà. Bác trai hiện đang công tác bên nước ngoài, bố Vũ Nguyệt cũng nối gót ông nội làm trong nhà nước, tương lai rộng mở. Bà luôn cho rằng mẹ Vũ Nguyệt không xứng với con trai bà, sau này sẽ làm cản trở con bà. Vì vậy khi không có con bà ở nhà, bà luôn đối xử cay nghiệt với mẹ Vũ Nguyệt và chị Vân.

    "Con và vợ con ăn bên ngoài rồi. Con có chuyện muốn nói với mẹ, cả em nữa, em ngồi xuống đây đi." Bố Vũ Nguyệt trầm giọng nói.

    "Có chuyện gì mà nghiêm trọng thế, hay chỗ làm có vấn đề gì à con?" Bà nội gượng gạo nói.

    "Mẹ, hôm nay con về nhà muốn thưa với mẹ hai chuyện. Chuyện thứ nhất, sắp tới con sẽ nghỉ ở chỗ làm hiện tại, con chuyển sang một chỗ khác gần hơn, thuận tiện cho việc đi về. Thứ hai là con muốn ra ở riêng." Bố Vũ Nguyệt từng lời nói ra một cách đầy kiên định. Không phải là ông không biết mẹ mình đối xử với vợ và con mình như thế nào trong thời gian ông vắng nhà, vợ mình đã nhẫn nhịn ra sao. Ông biết hết. Nhưng vì ông cần có tài chính vững để tự mua nhà riêng cho gia đình, ông cần chuẩn bị một công việc mới, cần tìm hiểu địa điểm nơi gia đình ông sẽ sinh sống. Ngày hôm nay ông về thưa chuyện với bà nội là ngày mà mọi thứ đã chuẩn bị xong.

    "Cái gì cơ, con vừa nói cái gì? Nghỉ việc? Ra ở riêng?" Lời nói của bố Vũ Nguyệt khiến bà nội rất sốc. Từ bé đến lớn, ông chưa bao giờ cãi lời bà, bà nhìn sang mẹ Vũ Nguyệt nói "Là cô xúi nó ra ở riêng phải không? Cô đã nói cái gì với nó hả? Sao cô cứ làm ngược lại với ý tôi mới vừa lòng à?"

    "Mẹ, chuyện nào ra chuyện đó. Con nghỉ việc là có lý do của con. Con ra ở riêng cũng có lý do của con. Mẹ đừng có nói vợ con như thế." Bố Vũ Nguyệt khó chịu nói.

    Mẹ Vũ Nguyệt vẫn im lặng. Bà biết, chồng bà là người kiên định, nếu việc gì không chắc chắn, ông sẽ không bao giờ nói ra. Còn nếu đã nói, ông nhất định sẽ làm. Vì thế bà vẫn luôn âm thầm ở phía sau ủng hộ chồng mình.

    "Mày.. mày.. đồ bất hiếu. Anh mày đã không nghe tao, một hai đòi đi nước ngoài. Tao bảo ở nhà tao lo công việc cho mà không nghe, nhất nhất làm theo ý mình để bây giờ sang đó làm trâu làm ngựa cho lũ tư bản. Cái công việc này mày có, là nhờ ai, nhờ ai mày mới được như bây giờ. Mày không biết thương bố mẹ à mà mày còn đòi ra ở riêng. Các em mày cũng đi lấy chồng hết, rồi cái nhà này còn mỗi tao với gia đình mày, ở còn không hết, vì cái cớ gì mà mày cứ phải ra riêng." Bà nội tức giận quát lên.

    Những lời lẽ chất chứa sự uất ức, lo sợ, phẫn nộ của bà dồn cả lên 3 người. Có lẽ, bà thương con là thật, nhưng bà muốn tình thương đó gói gọn trong sự sắp xếp của bà. Bà không chịu được khi mọi thứ không theo ý bà. Hoặc có lẽ, tình thương của bà chỉ dành cho bố Vũ Nguyệt.

    "Mẹ, tại sao mẹ cứ phải suy diễn rồi chuyện bé xé ra to như thế. Con chỉ đơn giản là muốn ra ở riêng, có công việc gần để có thời gian chăm lo cho gia đình của con, như thế có gì là sai hả mẹ." Bố Vũ Nguyệt bất bình nói.

    "À, mày nói thế có nghĩa là tao không chăm sóc được vợ con mày, nên mày đưa vợ con mày đi. Vợ con mày là quan trọng nhất à? Tao hành hạ gì vợ mày chưa?" Bà nội lu loa lên đồng thời quay sang phía mẹ của Vũ Nguyệt: "Còn cô, cô nói đi, tôi đã làm gì hai mẹ con cô để bây giờ nó nhất quyết đòi ra ở riêng như thế? Cô nói đi!"

    "Mẹ.. Con không hề và cũng chưa bao giờ nói gì về mẹ với anh nhà con. Anh ấy đưa ra quyết định này cũng là có lý do của anh ấy. Con luôn tôn trọng anh ý, mẹ đừng nói thế oan cho con mẹ ạ" Mẹ Vũ Nguyệt vẫn từ tốn nói.

    "Giảo biện! Anh chị bây giờ đủ lông đủ cánh rồi, nên chê bà già này phiền, vô dụng nên muốn dứt áo ra đi thì nói thẳng, đừng có làm bộ làm tịch" Bà nội vẫn dùng những từ ngữ cay nghiệt mỉa mai mẹ Vũ Nguyệt.

    "Mẹ, không phải chúng con chê mẹ phiền hay chê mẹ nghèo, mà chính mẹ đang chê chúng con phiền đấy." Bố Vũ Nguyệt nói. "Con tuy làm xa nhà, nhưng không vì điều đó mà con không nhìn ra chuyện gì đang xảy ra ở nhà. Khi con ở nhà thì mẹ hòa nhã với vợ con, khi con đi thì mẹ cay nghiệt với cô ấy. Hay hôm nay, vợ con nhờ mẹ đón cháu, mẹ đón hay không thì nói với cô ấy, nhỡ hôm nay cháu nó đứng chờ mà bị bắt cóc hay tai nạn thì sao hả mẹ? Mẹ, cái Vân nó là cháu mẹ đấy, mẹ không thương vợ con thì mẹ cũng phải thương cháu mẹ chứ? Sao mẹ lại có thể để cháu nó đứng đợi người nhà mấy tiếng đồng hồ ở trường như thế hả mẹ?" Bố Vũ Nguyệt đau lòng từng lời nói ra. Sự thất vọng cùng giận hờn hiện lên trong đôi mắt của người đàn ông 35 tuổi.

    "Tao còn phải đi đón thằng Mạnh với.." Như chợt nhớ ra gì đó, bà nội ngừng giây lát rồi nói "Tao đã nói là tao mải bán hàng nên không nghe thấy vợ mày nhờ, mày thà tin lời một đứa con gái xa lạ rồi về hằn học với mẹ đấy hả?"

    "Thôi, ý con đã quyết. Con về hôm nay chỉ là để thông báo với mẹ. Chúng con xin phép mẹ đầu tháng sau dọn sang nhà mới. Ngày mai con sẽ ra phường làm thủ tục giấy tờ. Giờ chúng con xin phép mẹ về phòng." Nói rồi bố Vũ Nguyệt dắt hai mẹ con về phòng.

    "Bốp.. tao đã nói như thế mà mày vẫn không coi lời tao nói ra gì. Được rồi mày đi đi, đi thì đừng về nữa, tao sẽ gạch tên mày ra khỏi danh sách thừa kế tài sản. Sau này sướng khổ gì đừng có kêu với tao." Bà nội tức giận vung tay giáng một cú bạt tai lên mặt bố Vũ Nguyệt.

    "Vâng! Con xin phép."

    * * *

    Sau khi làm thủ tục giấy tờ liên quan đến hộ khẩu và chuyển trường cho chị Vân, gia đình Vũ Nguyệt chuyển ra một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, cách nhà bà nội của Vũ Nguyệt khá xa. Thời gian khó khăn đã qua đi, gia đình Vũ Nguyệt cũng đã chuyển về một căn nhà rộng hơn ở trung tâm, năm đó, Vũ Nguyệt ra đời, chị Vân tròn 16 tuổi. Chớp mắt, Vũ Nguyệt đã ba tuổi, sự xuất hiện của cô vẫn không làm giảm bớt tình trạng căng thẳng giữa gia đình cô và bà nội. Mặc dù vẫn thường xuyên qua chơi, nhưng bà nội cho rằng, vì mẹ cô mà bố cô cãi bà, nên bà không thích hai chị em cô. Một buổi chiều hè tháng 6 năm đó, Vũ Nguyệt được bố gửi ở nhà bà một buổi chiều do ông phải đi gặp khách hàng gần khu đó. Do tính cách hoạt bát nên Vũ Nguyệt nhanh chóng hòa nhập với đám trẻ con gần nhà.

    "Ha ha, chị Nguyệt đợi em với.. Ha ha.." Vũ Nguyệt chơi đùa cùng mấy đứa em nhà cô chú.

    "Ồn quá, có trật tự đi không. Chạy nhảy cả ngày không thấy mệt à?" Bà nội Vũ Nguyệt quát cô. Do ít đến nhà bà chơi, lại ít khi thấy bà cười với mình nên trong suy nghĩ của cô: Bà nội ghét mình. Vũ Nguyệt nghe thấy bà quát, bèn vào nhà, ngồi một chỗ. Chạy nhảy một hồi, cảm thấy hơi mệt, cô khát nước, nhìn quanh không thấy bình nước ở đâu, cô đi ra hỏi bà:

    "Bà ơi con khát nước, nước nhà mình ở đâu vậy ạ?"

    "Chạy nhảy cho lắm vào rồi uống nước." Miệng nói nhưng bà vẫn lấy nước đưa cho cô.

    "Bà ơi con khát nước, bà lấy nước cho chị Nguyệt mà không lấy cho con à?" Đó là Mạnh, cậu em họ của Vũ Nguyệt.

    "Đây con uống đi" Bà nội trìu mến đưa nước cho cậu cháu trai mà cả họ tự hào. Uống xong, cậu em họ chạy đi chơi tiếp. Căn phòng chỉ còn lại bà và Vũ Nguyệt.

    "Bà ơi, con khát nước, bà cho con xin cốc nước ạ." Vũ Nguyệt vẫn kiên nhẫn đợi nước từ bà.

    "Uống gì lắm thế, mày vừa mới uống rồi còn gì, chạy cho lắm vào." Tiếng bà nội quát làm cô giật mình.

    "Nhưng.." Cô chưa kịp lên tiếng thì: "Con chào mẹ ạ, mẹ cho con đón cháu ạ." Mẹ Vũ Nguyệt từ cửa bước vào.

    "Vâng, không dám, chào chị. Chị lại nhà." Sự chán ghét của bà nội dành cho mẹ Vũ Nguyệt vẫn nguyên vẹn như ngày nào. Chỉ có thêm chứ không hề bớt.

    "Dạ, vâng. Về thôi con, con chào bà đi." Mẹ Vũ Nguyệt nhắc. Vũ Nguyệt lạnh lùng nhìn bà nói: "Cháu chào bà cháu về."

    Về đến nhà, cô không nói gì chạy vào nhà rót một cốc nước đầy, một hơi uống hết sạch. "Đã nói con bao lần rồi, con gái con đứa, ăn uống từ tốn thôi, ăn uống như thuồng luồng thế sau quen thói, người ta lại bảo bố mẹ không biết dạy." Mẹ Vũ Nguyệt mắng cô. Ngay từ nhỏ, mẹ cô đã uốn nắn hai chị em cô theo nề nếp, gia phong. Ăn uống từ tốn, nói năng nhỏ nhẹ, phong thái đoan trang.

    "Con khát nước mẹ ạ. Con xin bà cốc nước nhưng bà không rót cho con, bà rót cho mỗi em Mạnh, con chưa kịp uống thì mẹ đến đón con rồi." Vũ Nguyệt chậm rãi nói.

    "Chắc bà quên thôi, nghỉ ngơi đi rồi đi tắm." Có lẽ, mẹ Vũ Nguyệt là người rõ nhất, chuyện "cốc nước", bà nội không hẳn là quên. Đang chìm đắm trong suy nghĩ, thì bố Vũ Nguyệt về. Mẹ cô quyết định kể chuyện này cho chồng mình nghe.
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  2. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 11: LÊN PHƯỜNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Cộc cộc, Nguyệt ơi, em dậy chưa?" Anh An gõ cửa ở bên ngoài đưa Vũ Nguyệt trở về với thực tại. Cô giật mình phản ứng lại, hóa ra trời sáng rồi. Vậy là cả đêm qua cô không ngủ. Chính xác hơn là không ngủ được.

    "Dạ, anh đợi em một chút."

    Khoảng 10 phút sau, Vũ Nguyệt mở cửa ra. Cô thấy chị Vân đã ngồi ở ngoài sảnh, đang nói chuyện gì đó với anh An. Nhìn thấy cô, chị Vân hốt hoảng chạy đến hỏi: "Mặt em làm sao đây, ai đánh em?"

    "Bây giờ vẫn còn sớm, em đưa Nguyệt đi ăn uống với kiểm tra xem có vết thương nào không? Anh cần báo cáo trường hợp này với bên lãnh đạo để có phương án giải quyết. Để ý điện thoại nhé?" Anh An ân cần nói. Hôm qua trời tối cộng thêm mọi chuyện gấp gáp, anh cũng chưa kịp nhìn kỹ Vũ Nguyệt. Đến sáng nay khi cô bước ra, nhìn thấy vết thương trên mặt cô, chính anh cũng thấy xót xa cho cô gái này.

    Hai chị em Vũ Nguyệt ăn uống qua loa, cô định đưa em đến bệnh viện kiểm tra thì Vũ Nguyệt nói không cần, vì vậy họ tìm một khách sạn gần đó thuê một phòng. Một là để Vũ Nguyệt được tắm rửa nghỉ ngơi thoải mái, hai là tiện cho việc chị em cô nói chuyện. Tắm rửa qua loa xong xuôi, Vũ Nguyệt mệt mỏi nằm lên giường. Cô kể lại đầu đuôi câu chuyện cho chị Vân nghe, chị cô bức xúc, nghiến răng chửi: "Thằng vô dụng đấy lấy cái quyền gì chửi bố mẹ mình và đánh mày. Chả nhẽ tao kiện tù mọt gông nó, không đáng mặt đàn ông. Đi đánh con gái bao giờ không."

    "Không cần đâu chị, chắc số em nó vậy rồi. Ông trời có mắt, họ làm gì sai thì sẽ nhận hậu quả thôi. Chị, em ngủ một lát. Hay chị cứ để em ở đây rồi về đi làm đi." Vũ Nguyệt mệt mỏi nhắm mắt nói.

    "Hôm nay chị xin nghỉ rồi, cứ ngủ đi." Chị Vân nói xong không thấy Vũ Nguyệt trả lời, quay ra thấy cô có vẻ đã ngủ. Cô rút điện thoại ra nhắn tin cho ai đó. Nhìn em mình còn nhỏ mà chịu quá nhiều sóng gió, còn mình thì không giúp được gì, nước mắt cô bất lực rơi xuống. Một lát sau, Vũ Nguyệt tỉnh dậy, cô nói: "Chị, em muốn lên mộ bố mẹ." Cô không hiểu em mình muốn lên mộ làm gì, nhưng dù sao cũng đang rảnh nên hai chị em mua hương hoa lên thăm bố mẹ.

    Thắp hương cho bố mẹ xong xuôi, Vũ Nguyệt ngồi dựa lưng vào mộ của bố mẹ, cô bông hỏi: "Chị, từ ngày bố mẹ mất, chị đã mơ thấy bố mẹ lần nào chưa?"

    "Chưa, sao tự nhiên lại hỏi thế? Em mơ thấy bố mẹ à?" Chị Vân ngạc nhiên hỏi.

    "Vâng, em từng mơ thấy mẹ từ cái lần cãi nhau với vợ chồng bà Hương ấy. Chị có biết vì sao em thái độ khinh khỉnh ra mặt với vợ chồng bà Hương không? Sau hôm đó, bà Hương còn bịa là đêm toàn mơ thấy mẹ, mẹ khóc van xin bà ấy dạy dỗ em các kiểu. Em định nói lại nhưng nghĩ thôi một điều nhịn là chín điều lành. Nào ngờ càng nhịn người ta càng ngồi lên đầu mình. Em còn nhớ như in chuyện mẹ kể với em hồi bé, bà nội đối xử với mẹ và chị ra sao, bà ngoại thương chị em mình như thế nào. Chị nói thử xem, bà ngoại xưa nay nổi tiếng hiền hậu, thương yêu chị em mình, sao bây giờ lại thay đổi như thế nhỉ?" Vũ Nguyệt thẫn thờ ngồi trước mộ bố mẹ hỏi chị. Câu hỏi của cô hỏi chị Vân dường như vừa là để hỏi, vừa như đang kể những chuyện cô gặp phải cho bố mẹ cô nghe vậy.

    "Em ạ, trên thế gian này, lòng người là thứ khó đoán nhất. Chỉ có bố mẹ, những người sinh ra mình mới yêu thương mình thật lòng mà không đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào. Còn tại sao bà ngoại hay các cô chú thay đổi ấy à, hừ, có thật sự là họ thay đổi không hay chỉ là bản chất của họ xưa nay đã thế, chỉ là họ che giấu quá giỏi làm mình lầm tưởng, họ là người thiện lành. Đây là bài học làm đầu tiên của em trong cuộc đời này, đừng tin tưởng quá vào những gì mình nhìn hoặc nghe thấy." Chị Vân chậm rãi giải thích cho cô. Hai chị em cách nhau mười sáu tuổi, mười sáu năm có lẽ đủ để chị cô nhận ra được thế giới này thật sự quá khốc liệt để sinh tồn.

    "Renggggg.." Tiếng chuông điện thoại phá vỡ không khí của hai chị em. Chị Vân cầm điện thoại lên xem, hóa ra là anh An gọi.

    "Alo"

    "Vân hả, anh gọi để báo tình hình trường hợp của Nguyệt. Bên phường đã họp và quyết định sẽ cho mời những bên liên quan bao gồm có em, Nguyệt, cậu Vương, bà ngoại và cô Hiền lên phường giải quyết. Chiều 2 giờ, hai chị em lên công an phường gặp anh nhé." Anh An gọi điện thông báo tình hình như đã hứa.

    "Dạ vâng, em cảm ơn anh đã giúp đỡ hai chị em em nhé." Cúp điện thoại, liếc thấy cũng đã hơn một giờ, cô kể sơ nội dung cuộc nói chuyện với anh An cho Vũ Nguyệt nghe và giục cô đi về. Trước khi đi, chị Vân rút điện thoại ra gọi cho ai đó. Thắp hương chào bố mẹ xong xuôi, hai chị em dắt xe ra về. Cả hai chị em cô đều biết, chiều nay, cơn bão mới chính thức bắt đầu. Cuộc sống sau này của Vũ Nguyệt rồi sẽ đi về đâu?

    * * *

    2 giờ chiều, tại công an phường. Tất cả những người có liên quan đến Vũ Nguyệt đều có mặt. Tuy nhiên, ngoài những người đó ra, còn có thêm hai người nữa: Một người là cô Hương và một người là Huy - luật sư.

    "Hôm nay, tôi mời các vị đến đây là vì trường hợp của cháu Nguyệt. Theo như lời cháu Nguyệt tường thuật và những thông tin chúng tôi thu nhận được từ hàng xóm, trong tối ngày hôm qua, ngày 15 tháng 11 năm 2012, cháu Nguyệt và gia đình bà Hinh có sự xích mích gây ra thương tích, người bị thương là cháu Nguyệt. Vì bố mẹ cháu Nguyệt đã mất, người giám hộ trực tiếp là gia đình bà Hinh, nên hôm nay chúng tôi đại diện pháp luật bảo vệ quyền lợi cho cháu Nguyệt muốn nghe ý kiến từ hai bên gia đình, từ cháu Nguyệt về chuyện ngày hôm qua. Bà Hinh, cháu mời bà nói trước." Bác tổ trưởng lên tiếng.

    "Tôi thì còn nói được gì nữa. Còn gì đau xót hơn, cháu chắt gì cái loại này nữa, nó không những đánh bà đánh cậu, mà nó còn đưa tôi ra pháp luật đấy. Tôi tuyên bố luôn, tôi không có cái loại cháu như nó." Bà Hinh hằn học nhả ra từng chữ khiến ai nghe cũng thấy lạnh người.

    "Kìa bà, cháu nó có sai, có hư thì bà bảo ban nhẹ nhàng, nó vẫn còn trẻ chưa suy nghĩ thấu đáo, mình là cha là mẹ thì mình phải dạy dỗ nó bà ạ." Cô Hiền đon đả lên tiếng.

    "Thế thì các cô đem nó về mà nuôi, các cô mà tốt đẹp như lời các cô nói thì các cô đã không đuổi nó ra khỏi nhà, không đẩy nó về với bên này. Làm bộ làm tịch, đạo đức giả cho ai xem." Cậu Vương gay gắt phản bác lại lời cô Hiền.

    "Ơ kìa, chuyện nào ra chuyện nấy, anh nói ai đạo đức giả thế?" Cô Hương cũng lên tiếng phản bác. Phút chốc, cuộc họp đã đầy mùi thuốc súng giữa gia đình bà Hinh và hai cô Hiền, Hương.

    "Đề nghị mọi người trật tự, đây là công an phường, chúng tôi mới chỉ đang mời bà Hinh đưa ý kiến, chưa đến lượt các vị, đề nghị các vị bình tĩnh lại." Anh An lên tiếng.

    "Tôi chẳng có gì đến nói với cái loại cháu chắt này, đấy, ai nuôi thì nuôi, chứ tôi chả dạy nổi. Không nuôi thì cho vào trại trẻ mồ côi cho nó hiểu." Bà Hinh chát chúa nhả từng chữ. Có lẽ, nếu như bố mẹ của Vũ Nguyệt còn sống mà nghe được những lời này, họ sẽ đau lòng đến nhường nào.

    "Nguyệt, bây giờ đến lượt em, em nói đi." Anh An xót xa quay sang Vũ Nguyệt. Lúc này mặt cô lạnh tanh chìm trong suy nghĩ của riêng cô. Im lặng một lúc, cô bắt đầu kể lại quá trình của cuộc xích mích tối qua. Câu chuyện còn chưa kết thúc, cậu Vương đã trợn mắt quát: "Mày đừng có mà ăn không nói có. Tao không cho mày đi học bao giờ. Có đời thủa con cái nhà ai đi học hành gì mà 9-10 giờ mới về như mày không? Hay mày giả vờ để đi chơi, người ta nói đến tai tao với bà mày. Bây giờ mày còn giở cái giọng oan ức ra với tao à?" Những lời lẽ gay gắt của cậu Vương kèm hành động như chỉ trực xông vào đánh cô. Chỉ với những hành động vừa rồi, không khó để những người ở đây có thể đoán được những vết thương của Vũ Nguyệt do ai gây ra.

    "Đề nghị anh ngồi xuống, nếu anh không giữ được bình tĩnh chúng tôi sẽ mời anh sang phòng khác và sẽ có người làm việc với anh." Anh An tiếp tục nói.

    "Ngay từ ban đầu, cháu muốn về ở với chị gái của cháu. Nhưng do các cô chú và bà cháu đều không đồng ý, nên cháu mới phải ở với bà cháu. Cháu không bảo là bà và cậu cấm cháu đi học, mà cháu chỉ nói là cậu và bà không muốn cháu đi học thêm, vì cậu và bà sợ hàng xóm bàn tán cháu về muộn." Vũ Nguyệt vẫn lạnh lùng nói. Chính cô cũng không hiểu tại sao giữa cái xã hội hiện đại thời bấy giờ, vẫn còn những người có quan niệm: Con gái không cần học hành nhiều, sau đằng nào cũng lấy chồng sinh con.

    Lời nói của Vũ Nguyệt vừa dứt, cô Hiền và cô Hương như quả bom nổ chậm, nãy giờ bị kìm nén, lập tức bùng nổ: "Chúng tao không để mày về ở với chị mày là muốn tốt cho mày. Hai chị em mày về ở với nhau thì chẳng mấy chốc mà tiêu hết cái số tiền bố mẹ mày để lại cho mày. Con Vân một gánh hai đứa con, đang ở với gia đình nhà chồng, mà chồng nó vừa mất, bây giờ ra ở riêng để người ta cười vào mặt chúng tao, cười vào mặt bố mẹ mày là không biết dạy con cháu à?"

    "Cháu đã nói là cô đừng có lôi bố mẹ cháu ra mà." Vũ Nguyệt đập bàn gằn từng tiếng khiến cô Hương, cô Hiền, bà ngoại và cậu Vương có chút giật mình. Có lẽ, bản thân họ không ngờ Vũ Nguyệt vốn dĩ hiền lành bây giờ như biến thành một người khác: Lạnh lùng và có chút gì đó đáng sợ. Căn phòng bỗng chốc rơi vào im lặng.

    "Xin lỗi mọi người, nãy giờ tôi nghe câu chuyện của các vị, tôi xin phép có ý kiến như thế này. Tôi là Huy, luật sư. Trước đây mặc dù bố các cháu cũng không để lại di chúc viết tay cụ thể, nhưng thời gian tôi làm việc cùng với bố của các cháu, tôi cũng nắm sơ qua được ý của ông. Hôm nay cháu Vân mời tôi đến đây, thứ nhất là để làm chứng, thứ hai là để bảo vệ thân chủ của tôi, là cháu Vân và cháu Nguyệt." Luật sư Huy nãy giờ im lặng bất ngờ lên tiếng phá vỡ bầu không khí căng thẳng. Ông tiếp tục nói: "Về việc cháu Nguyệt có xích mích với gia đình bà Hinh, nếu như gia đình bà Hinh đã không muốn giám họ cho cháu nữa, thì có thể trao trả lại quyền giám hộ và toàn bộ tài sản cho chị gái của cháu Nguyệt. Cháu Nguyệt được bà giám hộ có sự chứng kiến của pháp luật, thì khi bà từ bỏ quyền giám hộ cũng phải có sự chứng kiến của pháp luật, bà Hinh ạ." Những lời nói đanh thép của luật sự Huy khiến cho bà Hinh và cậu Vương có chút gì đó giật mình, hay nói chính xác hơn là họ có chút chột dạ.

    "Tôi có nói là tôi không giám hộ cho nó nữa đâu, nó thích ở nhà ai thì ở, nó cần gì về quyền giám hộ nó vẫn có thể về gặp tôi cơ mà." Bà Hinh lấp liếm đáp.

    "Cháu không đồng ý."

    "Không được bà ạ."

    Cả luật sư Huy và Vũ Nguyệt cùng đồng thanh đáp lại. Có quỷ mới biết sau khi cô không ở đấy, họ sẽ làm gì tài sản của cô. Đến mẹ cô là con gái bà rứt ruột sinh ra, bà ta còn nói không cần, một đứa cháu như cô, khéo chỉ cần xóa tên khỏi hộ khẩu nhà bà, thì ngay lập tức tài sản của cô đã dâng miễn phí cho hai người đó rồi.

    "Thôi bây giờ như thế này, cái Nguyệt thì còn nhỏ, cái Vân thì chưa có điều kiện để ra ở riêng, nên tôi đề nghị cháu Nguyệt vẫn cứ ở với bà. Chỉ có điều là bà già rồi, cái Nguyệt cũng nên hạn chế về muộn để tránh bà phải đợi, mất giấc ngủ của bà. Những hôm nào đi học thì bảo với bà, để bà không khóa cửa, về thì tự khóa cửa cẩn thận." Cậu Vương đột nhiên hòa hoãn, nhẹ giọng nói sau khi nghe những lời của luật sư Huy.

    Tất cả những người ở đó bị đứng hình mất vài giây, họ không thể ngờ người đàn ông này lại có thể thay đổi thái độ nhanh như thế. Còn đang định nói thêm gì đó thì cậu Vương bị chị Vân cắt ngang:

    "Thế sao lúc nãy bà và cậu vẫn khăng khăng đuổi cái Nguyệt đi? Bây giờ nghe chú Huy nói phải trao trả lại quyền giám hộ và tài sản thì hòa hoãn lại như không có chuyện gì xảy ra? Nó về đấy ở để tiếp tục bị cậu đánh như hôm qua à? Em cháu nó có tội tình gì mà cậu đánh nó như thế, bố mẹ cháu còn chưa bao giờ đánh nó mạnh thế này, chưa kể cậu là đàn ông, lại đi đánh một đứa con gái chân yếu tay mềm đến mức này thì cậu là cái loại người gì? Cháu không đồng ý để em cháu về đấy ở."

    Thoáng chốc, cả căn phòng nồng nặc mùi thuốc súng. Cậu Vương và chị Vân nhìn nhau với ánh mắt hình viên đạn, có thể nói giữa hai người chỉ cần một mồi lửa là lao vào đánh nhau. Tiếng của cô Hiền cất lên phá vỡ bầu không khí căng thẳng:

    "Cái Vân, không được hỗn, sao lại gọi cậu là loại này loại nọ. Việc ở chung xảy ra xích mích là điều không tránh khỏi. Con cái ở với bố mẹ mà nhiều lúc bố mẹ còn phát bực thì việc cậu cháu cãi nhau cũng không có gì to tát cả. Cậu Vương có sai thì cũng chỉ là không kiềm chế được cảm xúc nên mới đánh cái Nguyệt. Còn cái Nguyệt tính nó như nào mọi người biết rồi, nó hay cãi nên có thể do cậu ức chế nên mới như vậy. Theo ý của tôi thì cháu Nguyệt vẫn ở với bà, và sau lần này cái Nguyệt cũng phải thay đổi tính cách, biết điều hơn. Mình lớn rồi, không phải như hồi ở với cô chú Hương Đức mà cứ hở tí là đòi chuyển đi."

    Cuộc cãi cọ tại công an phường từ diễn ra từ đầu giờ chiều đến tối mịt vẫn không thống nhất được ý kiến. Đồng chí công an thấy không khí quá căng thẳng, đành lên tiếng: "Các vị, hôm nay chúng tôi mời mọi người ra đây không phải để mọi người cãi nhau mà là để đưa ra hướng giải quyết về trường hợp của cháu Nguyệt. Do là chuyện nội bộ gia đình, chúng tôi cũng không tiện can thiệp quá sâu, tôi và chú Huy đây chỉ là đại diện pháp luật làm chứng và bảo vệ quyền lợi cho em Nguyệt, nên ý kiến vẫn phải nghe theo mong muốn của em Nguyệt."

    "Cháu chỉ muốn hỏi mọi người tại sao không để cho hai chị em cháu ở với nhau? Có thật sự là bà và cậu chỉ muốn giám hộ cho cháu vì chị cháu còn vướng bận nhà chồng phải không? Hay mọi người còn mục đích gì nữa?" Vũ Nguyệt lạnh lùng lên tiếng.

    Cả căn phòng lại rơi vào trầm tư. Cậu Vương nhanh mồm đáp: "Thì đương nhiên là vì lo cho mày rồi. Mày ở đây đi học cũng gần, đồ ăn bà lo, nhà có sẵn. Bây giờ hai đứa ra thuê nhà, làm sao mà lo được." Vũ Nguyệt dường như chỉ đợi câu này, cô nhếch miệng cười khẽ rồi đáp: "Thế thì quyền giám hộ không cần đổi nữa, bà và cậu chỉ cần chuyển tài sản lại đứng tên chị cháu, người kế thừa vẫn giữ nguyên là cháu là được. Nếu bà với cậu vẫn không đồng ý thì bà để chị em cháu về ở với nhau."

    Tất cả mọi người sững sờ trước câu nói của Vũ Nguyệt. Ngay đến cả chị Vân cũng không lường trước được em mình sẽ đưa ra quyết định này. Cô thầm trách sao em mình lại dại dột về lại căn nhà đó. Nhưng Vũ Nguyệt biết, nếu cô không lên tiếng thì chắc chắn mọi việc sẽ không kết thúc được. Cô đi lúc nào cũng được, nhưng còn tài sản, cô phải đòi về đã. Bây giờ mà căng lên thì cô mất tất cả. Cô biết, không chỉ bà ngoại hay cậu có ý định nhòm ngó cái số tiền bố mẹ để lại cho cô, mà còn những người khác nữa. Cô đưa ra phương án kia là để họ lộ ý đồ ra. Nếu như họ nhất quyết không trả, bên pháp luật và chị cô có lý do để cưỡng chế yêu cầu trao trả quyền giám hộ. Còn nếu họ trả, sau này xảy ra xích mích, cô rời đi cũng không muộn. Dường như luật sư Huy đã lờ mờ đoán được ý của Vũ Nguyệt, khẽ mỉm cười ngồi tựa lưng về phía sau ghế, tự hào nhìn cô gái nhỏ này.

    Lưỡng lự một lúc cuối cùng tất cả phải đồng ý theo ý kiến của Vũ Nguyệt. Luật sư Huy nhanh chóng lập biên bản chuyển giao tài sản để cho mọi người ký tên và hẹn sáng mai mọi người ra ngân hàng để hoàn tất thủ tục. Qua ngày hôm nay, tất cả mọi người đã có một cái nhìn khác về Vũ Nguyệt. Sau khi ai về nhà nấy, Vũ Nguyệt cũng cùng chị đi về, đang thì thầm gì đó, chợt cô thấy luật sư Huy dường như đang đợi hai chị em cô ở ngoài cổng, cô tiến đến mỉm cười nói: "Chú Huy, chú chưa về ạ."

    "Chú đợi hai đứa. Chà, đúng là hổ phụ sinh hổ tử, con gái có bản lĩnh giống hệt bố. Ngày mai chuyển giao tài sản xong cháu vẫn phải cẩn thận. Có vấn đề gì thì gọi ngay cho chú hoặc anh công an nhé. Cẩn tắc vô áy náy." Luật sư Huy lo lắng dặn Vũ Nguyệt. Ông và bố Vũ Nguyệt năm xưa từng là chiến hữu đồng hành cùng nhau trên thương trường, tính cách của bố Vũ Nguyệt, trừ mẹ cô ra, ông là người hiểu rõ nhất. Ông coi hai chị em như con gái của mình vậy. Chỉ tiếc duyên hai nhà mỏng quá, chưa kịp giao ước thì âm dương đã cách biệt rồi.

    "Dạ cháu nhớ rồi ạ. Hôm nay phiền chú quá. Thôi chú tranh thủ về nhà đi kẻo muộn chú ạ." Vũ Nguyệt lễ phép chào chú.

    "Hai chị em cháu hôm nay rất cảm ơn chú ạ, không có chú hỗ trợ thì hôm nay không biết em cháu sẽ như thế nào. Xong việc này chúng cháu sẽ đến nhà cảm ơn cô chú sau ạ." Chị Vân cảm kích nói.

    "Ôi giời, khách sáo quá. Thôi chú về nhé." Luật sư Huy cười đáp.

    Tiễn luật sư Huy về, hai chị em cũng nhanh chóng về. Nghĩ đến việc phải đưa em trở về căn nhà kia, chị Vân không về muốn chút nào. Cô có chút lo lắng cho em mình trong thời gian tới. Từ xa, một đôi mắt đang dõi theo hai chị em cô. Sự cảm thương xuất hiện trong đôi mắt ấy, anh An hi vọng thời gian tới, cuộc sống của Vũ Nguyệt sẽ được thuận lợi cho đến khi cô đỗ đại học.
     
    LieuDuong thích bài này.
  3. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 12: NGÀY GIỖ MẸ ÁM ẢNH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Về đến nhà bà ngoại, từ xa, hai chị em thấy cửa đã mở sẵn, lặng nhìn căn nhà giây lát, Vũ Nguyệt bước vào nhà cùng chị Vân.

    "Cháu chào bà, chào cậu."

    "Vâng, không dám, chào hai chị." Bà Hinh chua ngoa đáp.

    "Cháu đưa em về gửi lại cho bà và cậu. Cháu hi vọng sau này nếu có xích mích hoặc em cháu có vấn đề gì, bà và cậu có thể gọi điện báo cho cháu. Cháu không muốn trường hợp như hôm qua xảy ra với em cháu nữa đâu ạ." Ngữ điệu lạnh lùng nhưng vẫn có sự kính trọng của chị Vân khiến bà Hinh và cậu Vương có chút e ngại. Sau đó, chị Vân ra về. Một bầu không khí gượng gạo bao trùm lên căn nhà. Vũ Nguyệt về phòng của cô nằm nghịch điện thoại. Trời thoáng chốc tối dần, cậu Vương về từ lúc nào không hay. Cô nằm trong phòng nghỉ ngơi, ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Có lẽ, hôm nay cô gái nhỏ này đã kiệt sức rồi.

    Tiếng chuông điện thoại làm Vũ Nguyệt giật mình tỉnh giấc, màn đêm bao phủ quanh người cô, với tay cầm điện thoại lên xem, đã 9 giờ tối rồi. Ngồi dậy một lúc cho tỉnh ngủ, cô lấy quần áo đi tắm. Dường như cô đã quên mất điều gì đó. Khi tắm xong xuôi, thấy hơi khát nước nên Vũ Nguyệt xuống nhà lấy nước uống. Lúc này cô mới chợt nhớ ra, tối nay bản thân chưa ăn gì, cũng không thấy bà cô gọi. "Không lẽ bà không ăn uống gì sao?" Vũ Nguyệt thầm nghĩ. Cô đi một vòng quanh nhà, quả nhiên không thấy có đồ ăn. Nếu như là bình thường, cô sẽ sang phòng bà hỏi ngay, nhưng xảy ra chuyện như thế này, lòng cô nguội lạnh rồi. Cô cũng không buồn hỏi mà đi lên phòng của mình luôn.

    Sáng hôm sau, hai chị em Vũ Nguyệt cùng với bà Hinh, cậu Vương, luật sư Huy đã hoàn tất thủ tục chuyển giao tài sản, lúc này người giám hộ cho Vũ Nguyệt là bà Hinh, người đứng tên tài sản thay cô là chị Vân, và đương nhiên quyền thừa kế vẫn là Vũ Nguyệt. Công việc đã xong xuôi, ai về nhà nấy. Thời tiết cuối tháng mười một ảm đạm khiến lòng người buồn man mác. Vũ Nguyệt đột nhiên có một cảm giác bất an dồn dập. Cô gái nhỏ này dường như đã cảm nhận thấy, bản thân sắp sửa đối mặt với một cơn bão tàn khốc nhất cuộc đời cô.

    Về đến nhà, cô thấy bà Hinh đang lọ mọ làm gì đó. Đợi chị Vân đi khỏi, bà Hinh từ trong nhà nói vọng ra: "Từ bây giờ chị tự lo cơm nước, ăn uống của chị, tôi cho chị ở nhờ đúng nghĩa với giám hộ thôi đấy. Bà già này không có tiền mà bao nuôi chị miễn phí đâu. Cơm chị ăn, nước chị uống là từ tiền bố mẹ chị để lại, giờ các chị lấy lại rồi thì tự lo chứ tôi không có nghĩa vụ."

    "Chua xót biết bao nhiêu. Bà ngoại người ta thương cháu không hết, bà ngoại của mình vì tiền mà tính toán với con cháu từng đồng." Vũ Nguyệt ứa nước mắt thầm nghĩ, cô nói: "Dạ vâng, vậy mai cháu bảo chị cháu gửi tiền ăn uống của cháu cho bà, bà nấu cơm cho cháu ăn hàng ngày nhé."

    "Tôi không rảnh. Bà già này không muốn mang tiếng là ăn chặn tiền của các chị. Không các chị lại đưa tôi ra pháp luật kiện tôi đi tù thì chết." Bà Hinh chua ngoa đáp.

    Vũ Nguyệt nghiến răng, nắm chặt tay đến mức móng tay cắm vào da khiến lòng bàn tay đau rát. Cô không nói gì nữa, chỉ "Vâng" một tiếng. Ngỡ tưởng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó, nhưng không, từ trong phòng của mình, cô nghe thấy tiếng vọng của bà ngoại rằng: "Có đời thuở nhà ai, cháu đưa bà lên công an, giờ còn mặt dày về ăn nhờ ở đậu, đúng là loại không biết xấu hổ. Ăn ở không biết điều, đi đâu người ta cũng ghét, giờ còn về hành hạ bà già này phục vụ chúng mày á, đừng có mơ." Rõ ràng, là bà ta cố tình nói để cho Vũ Nguyệt nghe. Vũ Nguyệt bực mình đi xuống nhà định ba mặt một lời với bà. Nhưng khi cô xuống đến nửa cầu thang thì bà ta không nói nữa và đi vào phòng, đóng cửa lại, tiếp tục nói. Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại, từ ngày này qua tháng khác. Vũ Nguyệt đáng thương cứ lúc nào cô ở nhà không phải đi học thì sẽ bị khủng bố bởi những lời nhiếc móc. Vì bà không nấu cơm cho cô ăn nên cô phải ăn ở ngoài, bà Hinh đối xử với cô đúng như một vị khách trọ. Đồ dùng cũng phân chia rạch ròi, Vũ Nguyệt tuy sống cùng với bà nhưng cô được trải nghiệm cảm giác khách trọ là như thế nào. Áp lực từ việc học hành, tính toán tiền bạc để duy trì cuộc sống cho đến những lời lẽ nhiếc móc tra tấn tinh thần hàng ngày của bà Hinh khiến Vũ Nguyệt rơi vào trạng thái trầm cảm, tâm lý thất thường, bất ổn lúc nào không hay. Lâu dần cô không dám về lại căn nhà đó nữa trừ lúc ngủ. Cho đến một ngày, hôm đó là 27/12 âm lịch. Vũ Nguyệt dậy sớm hơn mọi ngày, cô đi xuống nhà gặp bà và nói:

    "Bà ạ, hôm nay là giỗ mẹ cháu. Trong thời gian vừa rồi, nếu cháu có gì không vừa lòng bà, bà có thể nói thẳng với cháu. Chứ bà đừng nói mỉa mai, chửi đông sau lưng cháu. Bà không cho cháu ăn chung với bà nữa cũng được, nhưng cháu với bà sống cùng một nhà, cháu vẫn coi bà là người thân của cháu, nên bà không vừa ý bà có thể nói để cháu sửa. Chứ bà đừng sau lưng thì chửi trước mặt thì tránh như thế bà ạ. Hôm nay là giỗ mẹ cháu, bà có thể nể mặt mẹ cháu mà đồng ý với cháu được không ạ?"

    "Giỗ mẹ chị thì liên quan gì đến tôi? Còn tôi nói rồi, con tôi nó chết rồi, tôi cũng chả cần nó nữa chứ đừng nói là loại cháu như chị. Còn đây là nhà tôi, tôi thích nói gì thì nói, chị chịu được thì cứ ở, không chịu được thì cút đi đâu thì cút. Chị có phải có mỗi mình tôi là người thân đâu." Bà Hinh hằn học nhả ra từng chữ như từng nhát dao cứa vào tim Vũ Nguyệt. Thật là một người đàn bà độc ác. Bảo sao năm xưa ông ngoại bỏ đi.

    Hít một hơi thật sâu, Vũ Nguyệt cầm điện thoại bấm gì đó trên màn hình, sau đó cô lau nước mắt nói: "Nếu bà đã nói thế, cháu xin phép bà hôm nay cháu lên mộ của mẹ, thắp hương cho bố mẹ mời về ngày giỗ."

    "Thích đi đâu thì đi, đi luôn đi đừng về nữa cũng được." Bà Hinh đáp.

    Tiết trời mùa đông ngày cận Tết Nguyên Đán, lạnh cắt da cộng thêm mưa phùn đặc trưng của miền Bắc. Những ngày giáp Tết, người người nhà nhà tất bật sắm sửa, nhìn những gia đình hạnh phúc, dòng người vội vã để về đoàn viên với gia đình sau một năm vất vả, xa xứ, Vũ Nguyệt cảm thấy lạc lõng, cô không biết đi đâu về đâu. Cô làm gì có nhà để về nữa. Tự nhiên cô thấy ghen tị với những con người ngoài kia. Một giọt nước mắt chất chứa sự tủi thân, đau lòng, cô đơn trào ra nơi khoé mắt cô gái nhỏ hòa lẫn với những hạt mưa phùn. Không khí ngày cận Tết, vui với thiên hạ, buồn với Vũ Nguyệt.

    Cô thơ thẩn đi mua hương hoa rồi lên mộ của bố mẹ. Lau dọn mộ xong xuôi, không biết đi đâu nữa, cô đành co ro ngồi dựa lưng vào mộ bố mẹ nhìn những dòng người tấp nập lên tảo mộ gia tiên cuối năm. Thoáng chốc, xung quanh chỉ còn Vũ Nguyệt. Cô ngửa đầu nhìn bầu trời, chợt nghĩ về câu nói của mẹ năm xưa: "Mỗi khi con buồn, con hãy nhìn lên bầu trời, bầu trời rộng lớn sẽ ôm trọn con vào lòng và mang nỗi buồn của con đi." Vũ Nguyệt tủi thân mỉm cười, cô thì thầm: "Bố mẹ à, vậy là chúng ta đã xa nhau gần 5 năm rồi đấy. Con gái của bố mẹ đã trưởng thành rồi này. Hai người có nhớ con không. Con nhớ bố mẹ, nhớ nhà mình quá. Con thấy mệt với cuộc sống này quá bố mẹ à. Từ ngày hai người ra đi, con nhận ra một điều: Lòng người thật đáng sợ, có thể nói đổi là đổi luôn được. Hai người đưa con đi cùng luôn được không?"

    "Tầm bậy." Giọng trầm ấm của một người đàn ông vang lên khiến Vũ Nguyệt giật mình. Cô đứng bật dậy nhìn xung quanh, không thấy ai cả. Không lẽ là cô đang mơ hoặc do cô bị ảo giác. Đang đờ đẫn suy nghĩ thì luật sư Huy từ phía sau gõ đầu cô khiến cô tỉnh táo trở lại. Chú nói: "Chú lên tảo mộ, tiện ghé qua thắp cho bố mẹ cháu nén hương. Vừa đến nơi thì loáng thoáng nghe thấy tiếng cháu. Ở nhà bà có vấn đề gì à, chú thấy thần sắc cháu không được tốt."

    Ngoài bố mẹ và chị Vân ra, có lẽ đây là người ngoài quan tâm cô nhất từ trước đến giờ, cô nghẹn ngào đáp lời: "Dạ không, bà thì vẫn thế, cháu nhớ bố mẹ thôi. Mẹ cháu mất vào giáp Tết, trên đường đi thấy mọi người náo nhiệt sắm Tết, cháu lại nhớ ngày xưa cháu cũng từng có khoảnh khắc vui vẻ đó. Chỉ là bây giờ.."

    "Thôi, âu cũng là cái số. Duyên số của cháu với bố mẹ ngắn ngủi, chỉ thương cho số phận nghiệt ngã quá. Mình phải tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình thôi con ạ. Chú cũng mong con sau này lớn lên, thành đạt, có sự nghiệp, có cuộc sống an yên để bố mẹ con yên lòng." Luật sư Huy an ủi Vũ Nguyệt.

    "Ủa, hai chú cháu cũng ở đây à." Tiếng chị Vân vang lên thu hút sự chú ý của hai chú cháu. Chị Vân từ xa tiến lại chào hỏi luật sư Huy. Vì cũng đã muộn, cuối năm cũng bận nên chú Huy trò chuyện giây lát rồi ra về, chỉ còn lại hai chị em. Vũ Nguyệt kể cho chị nghe chuyện bà ngoại khủng bố tinh thần cô mỗi ngày và chuyện sáng nay trước khi cô lên mộ. Chị Vân chỉ biết mỗi chuyện bà không cho cô ăn chung chứ không hề biết em mình phải nghe những lời nhiếc móc "sau lưng" mỗi ngày.

    "Nhà chị chuẩn bị Tết xong chưa?" Vũ Nguyệt hỏi

    "Cũng xong rồi, Tết xuống nhà chị ăn Tết, năm mới cho đỡ mệt đầu." Chị Vân nói.

    "Thôi, cái đứa xui xẻo như em ai lại đến nhà người ta đầu năm, giông cả năm mất." Vũ Nguyệt buồn bã nói. Sáng nay trước khi cô ra khỏi nhà, có loáng thoáng nghe bà ngoại cô nói rằng "cô là đứa xui xẻo, đi đến đâu mang họa đến đấy".

    "Tào lao, Tết xuống đây ăn Tết cho yên ổn. Bà nội 2 đứa nhà chị cũng bảo thế đấy." Chị Vân nói.

    "Chắc không sao đâu, tầm mùng 2 mùng 3 em xuống, xong em với chị đến nhà chú Huy chúc Tết. Nãy chú cũng bảo em Tết sang nhà chú. Mặc dù hai nhà qua lại thân thiết nhưng dù sao cũng là người ngoài, nên em từ chối rồi. Tết mình xuống chúc Tết nhà chú sau vậy." Vũ Nguyệt chầm chậm nói.

    Ở lại thêm một lúc nữa, hai chị em cô cũng phải đi về. Vũ Nguyệt nói chị Vân không cần đưa cô về nhà, kêu chị về trước. Thực ra là cô không muốn chị thấy cảnh cô lang thang ngoài đường ngày cận Tết. Cô lặng lẽ đi trên phố ngắm hoa đào, những gánh hoa tết; dòng người nô nức mua sắm, cái lạnh của miền Bắc khiến cho thời gian như trôi nhanh hơn. Đối với một số người, khung cảnh này thật vui, nhộn nhịp, nhưng đối với Vũ Nguyệt, trong mắt cô chỉ có một mảnh đau lòng. Dừng chân tại một ngôi chùa mà ngày xưa cô với mẹ hay đi, hóa ra cô đã đi đến khu vực gần nhà cũ của cô. Cũng không biết đi đâu, cô quyết định vào đây một lát. Gửi xe xong xuôi, khi bước vào sân trong của chùa, cô đảo mắt nhìn một vòng, cảnh còn người mất, nơi cô với mẹ từng đến vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nay lại chỉ còn mỗi cô. Từ xa thấy sư trụ trì của chùa, cô bước đến chào hỏi sư thầy. Sau khi nói chuyện với sư thầy, cô biết được chùa đang tổ chức phát cơm từ thiện, nhân tiện đang rảnh rỗi, lại không có nơi để đi, nên cô xin sư trụ trì của chùa được tham gia cùng với mọi người. Thời gian thoáng chốc trôi qua, trời cũng đã tối, những suất cơm đã được phát gần hết, nhà chùa liền mời cô ở lại dùng bữa cơm tối. Cơm nước xong xuôi, cô xin phép nhà chùa ra về. Sư thầy tiễn cô ra cửa, định nói gì đó với Vũ Nguyệt nhưng lời ra đến miệng, ông lại thôi. Ánh mắt dõi theo cô gái nhỏ với một tâm trạng nặng nề.

    Về đến nhà, cô định mở cửa vào nhà thì thấy cửa đã bị khóa từ bên trong. Cô nhìn đồng hồ, mới 8 giờ tối, giao hẹn của bà với cô là 9 giờ cơ mà. Cô cất tiếng gọi bà, hồi lâu thấy tiếng bước chân từ trong nhà đi ra. Bà ngoại cô đứng cách cô một cánh cửa, bà nói: "Chị đi đâu thì đi, qua Tết thì hãy về. Chị là cái đứa đen đủi, Tết nhất nhìn mặt chị xui lắm. Có chị ở đây rồi thằng Vương nó lại chì chiết tôi, rồi lại đánh chửi nhau. Đầu năm chị lôi tôi ra công an thì xui xẻo lắm."

    Vũ Nguyệt sững sờ. Cô không ngờ bà cô lại tiếp tục đuổi cô ra khỏi nhà, lại đúng ngày giỗ của mẹ cô. Cô nắm chặt tay, nghiến răng kìm nén cơn tức giận, cô nói: "Hôm trước cháu với bà đã thỏa thuận là bà vẫn giám hộ cho cháu, để cháu ở đấy đến năm 18 tuổi. Hàng tháng cháu gửi tiền nhà cho bà, bây giờ bà lại bảo cháu đi đâu qua Tết hãy về. Bây giờ cháu biết đi đâu."

    "Thì tôi có đuổi chị đi đâu, tôi bảo chị đi đâu qua Tết rồi về. Tết thằng Vương với những người khác xuống đây, thấy cái mặt chị rồi lại đánh nhau cãi nhau, xúi quẩy. Thế nhé, đi đi. Qua Tết rồi về." Bà Hinh vẫn chua ngoa, ngúng nguẩy nói.

    Hàng xóm xung quanh thấy ồn ào, bắt đầu mở cửa hóng náo nhiệt. Một người phụ nữ mở cửa ra gắt lên: "Bà Hinh ạ, cháu xin lỗi vì xen vào chuyện của gia đình bà, nhưng cháu nghe nãy giờ mà không lên tiếng thì cháu thấy có lỗi với lòng cháu quá. Đời thuở nhà ai, người nhà thương nhau còn không hết, mà bà nỡ lòng năm lần bảy lượt đuổi nó đi, bố mẹ nó mất sớm, nó bơ vơ, người ngoài như cháu còn thương, mà hôm nay đêm hôm, Tết nhất rồi, trời thì lạnh như thế này, bà lại đuổi nó đi, không cho nó ăn Tết ở nhà. Bà ơi, sống phải để đức cho con cho cháu bà ạ."

    Chửi hay lắm, chửi rất hay - Vũ Nguyệt thầm nghĩ. Sau đó, một vài người hàng xóm cũng hùa vào bênh Vũ Nguyệt.

    "Mấy người biết gì mà nói, chuyện nhà tôi liên quan gì đến mấy người." Bà Hinh nổi điên quát lên rồi đóng sầm cửa vào nhà. Những người hàng xóm ngán ngẩm lắc đầu. Họ nhao nhao, người thì nói cô gọi điện cho chị, người thì nói báo công an loại người thất đức này đi. Cô không biết làm gì, cô không muốn phiền ai vì gần Tết rồi, cô cảm thấy mình như người thừa trên thế giới này. Suy nghĩ hồi lâu, cô quay vào nhà đập cửa gọi bà. Đi đâu thì cô cũng phải mang theo chút đồ cá nhân, nghỉ Tết ít nhất cũng phải bảy ngày cơ mà. Bà ngoại nhất quyết không mở cửa, cho rằng cô đang làm loạn ngoài cửa. Vũ Nguyệt bực mình, cô đành gọi cho chị Vân kể tình hình. Chị cô tức giận dặn cô ở đó đợi chị. Một lát sau thấy chị Vân đến. Đi cùng chị còn có cô Hiền, anh An. Vũ Nguyệt nghĩ: Thôi to chuyện rồi.

    Chị Vân đến nơi không nói không rằng với Vũ Nguyệt, chị vừa đập cửa vừa quát tháo gọi bà ngoại mở cửa. Thấy tình hình căng thẳng, anh An đã ra ngăn chị Vân lại và gọi cửa: "Bà Hinh, cháu là An, công an khu vực. Đề nghị bà mở cửa ra đi ạ."

    "Sao Tết nhất không để người ta yên, mà cứ làm phiền người khác suốt thế. Lại chuyện gì nữa. Định bắt tôi lên phường tiếp à?" Bà Hinh từ trong nhà bực dọc bước ra nhưng không có ý định mở cửa. Ánh mắt giận dữ của bà ta nhìn chằm chằm vào Vũ Nguyệt như đang trách móc cô.

    "Bà còn nói được à. Bà biết thừa là còn có ba ngày nữa là Tết, bà biết thừa hôm nay là giỗ mẹ tôi, mấy người còn không buồn thắp cho mẹ tôi nén hương thì thôi, bà lại còn đuổi em tôi ra khỏi nhà trong đêm rét lạnh thế này. Bà đã không cho nó ăn chung, hàng tháng nó gửi tiền nhà cho bà không thiếu một xu, hà cớ gì bà không cho nó ở nhà ăn Tết yên ổn." Chị Vân không kìm nén được cảm xúc liền gào lên sau khi nhìn thấy bà Hinh. Những lời chị nói khiến cho tất cả những người xung quanh sững sờ, không thể nghĩ người đàn bà trước mặt lại vô tình vô nghĩa như thế. Tất cả những người xung quanh đều thấy phẫn nộ, bầu không khí trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

    "À, bây giờ hai chị dắt người về đây bắt nạt bà già này cơ đấy. Tôi đã tạo cái nghiệp gì mà có loại con cháu như thế này. Trời ơi." Bà Hinh gào lên ăn vạ.

    "Bà Hinh, theo như thỏa thuận tại phường thì em Nguyệt có tên trong hộ khẩu nhà mình, bà là người giám hộ cho em ấy, nay bà đuổi em Nguyệt ra khỏi nhà như thế này là bà đang vi phạm quyền trẻ em đấy bà ạ. Nếu như bà không mở cửa là cháu sẽ mời tất cả những người ở đây lên phường giải quyết. Tết nhất rồi, có chuyện gì nhà mình đóng cửa bảo nhau không phải hơn hả bà?" Anh An nói.

    Bà Hinh mở cửa, cô Hiền gọi điện cho ai đó xong cũng vào nhà. Cô nói: "Bà ạ, con là cô ruột của cháu Nguyệt, trước khi bố cháu mất, đã giao cho con phải chăm sóc hai cháu, đặc biệt là cháu Nguyệt, phải chăm sóc cháu cho đến năm cháu mười tám tuổi, thi đỗ được đại học. Con trẻ có thể sai trái, mình là người lớn thì mình nên bao dung. Nhưng nhìn cháu như này lòng con đau xót lắm bà ạ. Nếu bà không cho cháu ở, thì bà gọi chúng con xuống bà trả quyền nuôi dưỡng cho chúng con, sao bà lại đuổi cháu đi giữa đêm đông lạnh giá như thế này hả bà? Nhỡ nó xảy ra chuyện gì thì bà là người ân hận nhất đấy bà ạ?" Nếu như là một người ngoài nhìn vào, chắc chắn họ sẽ nghĩ, cô Hiền rất thương và quan tâm Vũ Nguyệt. Nhưng chỉ có Vũ Nguyệt biết, đây mới chính là nguồn cơn của tất cả mọi cơn sóng gió mà cô gặp phải. Những điều mà cô Hiền làm, đến cả chị Vân cũng không biết.

    Đang nói thì ngoài cửa thấy có người bước vào, hóa ra là vợ chồng chú Dương. Bước vào nhà chú nói: "Dạ chào bà, con vừa đến nơi, đứng ngoài cửa nghe chị Hiền nói, con nghĩ chúng ta không cần đôi co nữa. Con xin phép bà đón cháu Nguyệt về ở với gia đình nhà con. Tết năm nay cháu sẽ ăn Tết trên nhà con, sau Tết con xin phép cùng cháu xuống làm thủ tục chuyển giao giám hộ và dọn đồ." Nói xong, chưa cần đợi ai phản ứng gì, chú quay sang Vũ Nguyệt nói: "Cái Nguyệt thu dọn đồ đi, rồi đi lên nhà chú ăn Tết." Vũ Nguyệt trong lúc này đã không còn tỉnh táo, đầu cô rối như tơ vò. Cô vừa hận vừa thấy tủi thân, lòng cô thầm nhủ: Nếu họ đã vô tình thì đừng trách cô vô nghĩa. Vũ Nguyệt bình thản thu dọn một số đồ đạc cá nhân cần thiết rồi theo chú Dương về nhà. Thái độ bình tĩnh của cô khiến những người ở đây có một chút rùng mình thoáng qua.

    Bảy ngày nghỉ Tết trôi qua nhanh chóng. Khoảng thời gian này Vũ Nguyệt không đi đâu cũng không giao lưu với ai. Cô chỉ loanh quanh ở trong nhà, chuyện vừa rồi khiến tâm hồn cô gái nhỏ vỡ vụn thành từng mảnh, lòng cô nguội lạnh, không cảm thấy vui, cũng không thấy có gì là buồn. Đối với Vũ Nguyệt lúc này, mọi thứ xung quanh nhuốm một màu thê lương, buồn bã. Vũ Nguyệt nhớ lại từng chuyện xảy ra với cô, cố gắng tìm ra nguyên nhân, rất nhiều tình huống hiện lên trong đầu khiến Vũ Nguyệt cảm thấy rối trí. Thậm chí, đã có lúc cô nghĩ: Có khi nào mọi chuyện đi đến ngày hôm nay là do cô, do cô xui xẻo khiến bố mẹ mất sớm, do cô xui xẻo nên thế giới bao la không có một nơi cho cô yên ổn sống.. Rất nhiều, rất nhiều suy nghĩ hiện ra khiến đầu Vũ Nguyệt như muốn nổ tung.

    Vũ Nguyệt rơi vào trạng thái trầm cảm, tự xây cho bản thân một lớp vỏ bọc kiên cố, thu mình lại hơn, cô không muốn giao lưu với bất cứ ai. Trước mặt những người khác, cô vẫn sinh hoạt bình thường, chỉ là ít nói hơn, ít cười hơn, lạnh lùng hơn. Chị Vân có gọi điện hỏi thăm tình hình và rủ cô xuống nhà chị chơi Tết, cô cũng từ chối. Luật sư Huy biết chuyện cũng gọi điện hỏi thăm Vũ Nguyệt. Trả lời ông qua loa, cô tắt nguồn điện thoại, nép mình vào trong chăn, định ngủ một giấc. Nhưng cứ hễ nhắm mắt lại là vô số những suy nghĩ bủa vây khiến Vũ Nguyệt không thể nào ngủ được. Cứ thế, ngày qua ngày, tình trạng cứ lặp đi lặp lại, Vũ Nguyệt sống như một con robot được lập trình sẵn.

    Ngày chuyển giao quyền giám hộ cũng đã đến. Hoàn tất thủ tục, cô chuyển về nhà chú Dương ở. Một chặng đường mới bắt đầu cũng đồng nghĩa với một cơn giông bão mới đang rình rập, chờ đợi cô ở phía trước. Cô một lần nữa trở về với gia đình nhà nội, nhà chú Dương - nơi những bí mật dần được hé lộ.
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 13: BÍ MẬT NHÀ CHÚ DƯƠNG



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vũ Nguyệt trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết ác mộng. Trạng thái trầm cảm khiến cô trở nên trầm lặng hơn, ít giao tiếp với các bạn hơn. Đây là thời điểm quan trọng của những năm cuối cấp cấp 3, nên Vũ nguyệt tập trung hết sức cho kỳ thi đại học sắp tới. Học kỳ cuối cùng của lớp 11 thuận lợi trôi qua. Và.. chuyện gì đến cũng đến. Tháng 6/2013, chị Vân đã ra đi mãi mãi vì tai nạn giao thông trong một chiều hè nắng gắt.

    Vũ Nguyệt quỳ trước linh cữu của chị Vân, giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên gò má của cô gái nhỏ. Bên tai cô là tiếng khóc nghẹn ngào của Nguyễn Nhật và Nguyễn Minh. Số phận của cô gái nhỏ này thật nghiệt ngã. Những người thân yêu của cô lần lượt rời xa, để lại Vũ Nguyệt cô đơn chống chọi lại mọi thứ. Tang lễ ba ngày của chị Vân đã xong, Vũ Nguyệt trở về nhà chú Dương với tâm trạng trống rỗng, cô lặng lẽ đi lên phòng của mình. Vũ Nguyệt hồi tưởng lại lời nói của bà ngoại năm xưa. Bà nói cô là đồ sao chổi, xui xẻo với khiến bố mẹ cô lần lượt ra đi. Ai ở gần cô không ốm đau thì cũng gặp họa. Năm năm trước, bố mẹ cô mất, năm năm sau, chị Vân cũng rời ra Vũ Nguyệt. Một cô gái chưa đầy mười tám tuổi nhưng phải đối mặt với những cú sốc tinh thần khiến cô gái nhỏ cảm thấy bị ngạt thở. Cô tự hỏi tại sao cuộc đời lại nghiệt ngã với cô như vậy. Căn bệnh trầm cảm từ vụ xích mích với bà ngoại cộng thêm với nỗi đau này, Vũ Nguyệt trở nên hoảng loạn hơn. Chính vì luôn cảm thấy bất an nên Vũ Nguyệt đã tự thu mình lại, cô tạo cho bản thân một chiếc vỏ bọc để bảo vệ bản thân.

    Một tuần trôi qua kể từ ngày chị Vân mất. Vũ Nguyệt trở lại trường học để hoàn thành chương trình học để bước vào kỳ thi đại học. Và đây cũng chính là thời điểm cô phát hiện những bí mật đen tối của nhà chú Dương.

    Nhà chú Dương có hai cậu con trai. Cậu lớn kém Vũ Nguyệt ba tuổi, cậu út thời điểm đó mới được 5 tuổi, chuẩn bị vào tiểu học. Xét về điều kiện kinh tế và học thức, gia đình chú Dương là nhà có điều kiện thấp nhất. Cả hai vợ chồng chú Dương đều chỉ là công nhân bình thường, thậm chí, tại thời điểm Vũ Nguyệt về ở chung với nhà họ, nguồn lao động chính trong nhà là vợ chú Dương chứ không phải chú Dương. Chính điều đó đã khiến cho cuộc sống của Vũ Nguyệt vốn đã nghiệt ngã, lại càng trở nên khó khăn hơn. Sự việc xảy ra ở nhà cô Hương và bà ngoại khiến ai cũng dè chừng với Vũ Nguyệt. Các em họ trong gia tộc đều không muốn thân thiết với cô, có thể là do bố mẹ của họ không muốn hoặc chính bản thân mấy đứa trẻ đó không thích Vũ Nguyệt. Các cô chú trong gia tộc cũng chẳng mấy mặn mà gì với việc nhận nuôi cô, nhưng vì không muốn bị mang tiếng là vô trách nhiệm nên phải nhận nuôi Vũ Nguyệt. Vì vậy, ngay từ khi Vũ Nguyệt chuyển từ nhà bà ngoại về, gia đình chú Dương đã có những thỏa thuận ngầm với Vũ Nguyệt: Vì nhà chú Dương chỉ có Vũ Nguyệt và vợ chú Dương là phụ nữ, nên họ muốn Vũ Nguyệt làm việc nhà như nấu cơm, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa. Các em trai một em thì còn nhỏ, một em thì tay chân vụng về nên sẽ phụ cô phần rửa bát hoặc những việc nặng nhọc. Vũ Nguyệt không nói gì, cô thỏa hiệp một phần vì cô gái này thời điểm đó vừa trải qua cú sốc tinh thần ở nhà bà ngoại, rơi vào trầm cảm, không đủ tỉnh táo để suy tính được hết mọi việc. Phần còn lại là vì cô lười tranh cãi. Vũ Nguyệt nghĩ đơn giản rằng: Chỉ còn hơn hai năm nữa là cô sẽ thi đại học, cô phải thi đỗ để rời khỏi mảnh đất đau thương này. Cô cần phải thành công để giúp chị Vân và các cháu bớt khổ. Nhưng nào ngờ số phận không buông tha cho cô gái nhỏ bé này, chỗ dựa tinh thân cuối cùng của cô là chị Vân cũng rời bỏ cô mà ra đi. Chặng đường sắp tới, Vũ Nguyệt không chỉ phải tự bước đi một mình, mà cô còn phải thật mạnh mẽ để làm chỗ dựa vững chắc cho hai cháu Nguyễn Nhật và Nguyễn Minh.

    Quay trở lại câu chuyện nhà chú Dương, khoảng thời gian cuối cấp, Vũ Nguyệt đã vô tình phát hiện ra những bí mật động trời về gia đình này.

    Đầu tiên phải kể đến chú Dương - chú út của đại gia đình họ Vũ. Cũng giống như cậu Vương, chú Dương được ông bà nội khá chiều chuộng nên so về học vấn hay năng lực, chú Dương không được bằng các anh chị của mình. Thời điểm đón Vũ Nguyệt về ở cùng, chú Dương không có công việc ổn định, chỉ làm những công việc thời vụ bình thường. Lại thêm tính ham chơi, mê cờ bạc nên chú Dương hầu như không có tiếng nói trong nhà. Chính vì vậy, tài chính gia đình đều do vợ của chú Dương - cô Bình quản lý. Trước khi chị Vân mất, chị vẫn đưa tiền cho Vũ Nguyệt để cô đóng góp cùng cô chú. Nhưng từ ngày chị ra đi, tài sản được chuyển về cho cô Hiền nắm giữ. Thay vì phí sinh hoạt cho Vũ Nguyệt, cô Hiền lại đưa thẳng cho cô Bình vì họ cho rằng, Vũ Nguyệt còn trẻ con nên không được cầm tiền. Và cũng từ đó, Vũ Nguyệt không nắm được phí sinh hoạt của cô chi tiêu vào những việc gì, cô buộc phải phụ thuộc vào cô Bình. Và đương nhiên, Vũ Nguyệt một lần nữa lại rơi vào cảnh ăn uống không hợp miệng. Nhưng giờ đây, cô chỉ có thể âm thầm chịu đựng, vì người duy nhất cô có thể tâm sự đã rời ra cô mất rồi.

    "Cô Bình, cháu gửi cô thời khóa biểu cũng như lịch học thêm của cháu. Năm cuối cấp nên cháu sẽ học cả tuần và các buổi tối. Cô chú với em cứ ăn cơm trước đi ạ, cháu đi học về rồi cháu ăn sau ạ." Vũ Nguyệt vừa đưa tờ giấy ghi lịch học vừa nói

    "Ừ, thế là học cả tuần à. Sao học gì nhiều thế, cô thấy cái đứa bên cạnh cũng bằng tuổi mày mà có thấy nó đi học nhiều thế đâu. Thôi học thì ấm vào thân, đừng nói dối đi chơi là được." Cô Bình nhàn nhạt nói.

    "Vâng." Vũ Nguyệt lạnh lùng đáp.

    Thời gian cứ thế trôi đi, năm cuối cấp việc học hành nhiều đồng nghĩa với chi phí học thêm, mua sách vở cũng nhiều hơn. Đây là chuyện rất bình thường đối với mỗi người nhưng nó lại bất thường với Vũ Nguyệt. Cô phát hiện có những ngày cô Bình và chú Dương đi theo Vũ Nguyệt xem có đúng cô đi học thêm không? Hoặc vợ chồng chú Dương đến trung tâm Vũ Nguyệt học thêm để dò hỏi về mức học phí của Vũ Nguyệt. Có lẽ họ nghĩ rằng: Vũ Nguyệt nói khống tiền học phí để phục vụ mục đích riêng. Nếu như là trước đây, chắc chắn Vũ Nguyệt sẽ nói để thanh minh cho bản thân. Nhưng bây giờ, sau khi trải qua những cú sốc tinh thần vừa rồi, Vũ Nguyệt lười giải thích, cô cho rằng "cô không làm gì sai, không việc gì phải thanh minh với họ."

    Nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng", một ngày giữa tháng 9/2013, Vũ Nguyệt đi học về và thấy có sự bất thường trong phòng của mình. Nhìn quanh phòng, cô bất giác bước đến tủ quần áo, mở ra kiểm tra. Nhìn tổng quát thì có vẻ rất bình thường, nhưng rõ ràng tủ của cô có dấu hiệu bị lục lọi. Trước khi ra khỏi nhà, cô thường kẹp một sợi tóc hoặc dán băng dính hoặc khép hờ của tủ để làm ký hiệu của riêng cơ. Rõ ràng, cánh tủ đã được đóng kín lại. Cô kiểm tra một lượt trong phòng, thấy không mất gì nên cũng âm thầm bỏ qua. Cô nghĩ: Cái dòng họ này bị mắc bệnh lục lọi à? Và cái gì đến cũng đến, Vũ Nguyệt đã phát hiện ra điều bất thường. Cô đã bị mất số lượng lớn sách mà bố mua cho cô cùng với chiếc máy tính xách tay mà bố để lại. Sau khi kiểm tra một hồi xem có mất gì thêm không, Vũ Nguyệt liền nói với vợ chồng chú Dương. Không khó để tìm ra người gây ra chuyện này Đại - con trai cả của chú Dương.

    Vũ Đại kém Vũ Nguyệt ba tuổi, là một cậu nhóc ngỗ ngược, lười học ham chơi. Khác với các anh chị trong đại gia tộc họ Vũ, Đại thích tụ tập bạn bè, đàn đúm hơn là đi học. Cậu ta đã từng bị đình chỉ học vì đánh nhau tại trường học hay trốn học. Thậm chí lưu ban tại lớp vì trốn học 28 ngày trong một tháng. Sự việc này đã đẩy mối quan hệ giữa Vũ Nguyệt và các cô chú vốn dĩ đã rạn nứt thành vỡ hẳn. Từ việc tự ý lục lọi đồ cá nhân, đọc trộm nhật ký của Vũ Nguyệt khi còn ở nhà cô Hương, rồi đến sự việc lục tủ quần áo, ăn trộm đồ cá nhân tại nhà chú Dương.. Sau khi sự việc được xử lý xong, gia đình chú Dương cũng không có lời xin lỗi hay đền bù nào với Vũ Nguyệt. Thậm chí, họ còn cô lập Vũ Nguyệt lại bằng cách yêu cầu cô làm việc nhà mỗi ngày, ngoài đi học và sang nhà họ hàng ra thì Vũ Nguyệt cũng không được đi đâu nữa. Vợ chồng chú Dương lấy lý do là Vũ Nguyệt đang trong năm cuối cấp, cần phải ôn thi nên hạn chế đi chơi. Thực tế là cô không có thời gian để đi vì việc học của năm cuối cấp đã chiếm phần lớn thời gian, Vũ Nguyệt phải dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng đồ ăn cho cả nhà chú Dương mỗi ngày. Lòng tin cuối cùng còn sót lại trong lòng Vũ Nguyệt cũng tan vỡ theo mây khói.

    Và có lẽ, cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Tháng 5/2014, Vũ Nguyệt phát hiện ra chính người mà cô gọi là cô chú mỗi ngày lén lút cắt xén sinh hoạt phí hàng tháng của cô để phục vụ ra mục đích riêng. Nói thẳng ra là để trả món nợ cờ bạc do chú Dương gây ra. Tại sao Vũ Nguyệt lại biết? Điều này cần quay trở lại thời gian chị gái Vũ Nguyệt mất. Ngày chị Vân mất, toàn bộ tài sản của Vũ Nguyệt được chuyển về cho cô Hiền quản lý đến năm Vũ Nguyệt mười tám tuổi. Hàng tháng, cô Hiền sẽ chuyển khoản tiền nuôi Vũ Nguyệt về cho vợ chồng chú Dương và theo dõi bằng một quyển sổ quản lý chi tiêu. Trong một lần vô tình thức dậy giữa đêm, Vũ Nguyệt đã nghe được câu chuyện của vợ chồng chú Dương. Vì chú Dương không có công việc ổn định lại đang nợ nần do cờ bạc, nên cô Bình trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Và với đồng lương ít ỏi của cô thì không thể lo nổi những chi phí đó. Vì vậy họ đã bàn nhau cắt bớt chi phí sinh hoạt hàng tháng của Vũ Nguyệt để bù cho lỗ hổng của gia đình. Hóa ra trong thời gian Vũ Nguyệt ở nhờ nhà họ, họ âm thầm lấy tiền của cô mà cô không hề hay biết. Ngay thời điểm đó Vũ Nguyệt định ra mặt nói với những cô chú khác trong gia đình, nhưng sau đó cô đã nghĩ lại. Chỉ còn vài tháng nữa cô sẽ bước vào kỳ thi đại học, cô sẽ chính thức được rời khỏi mảnh đất đau thương này, những tủi thân, uất ức sẽ được chấm dứt khi cô đỗ đại học. Vì vậy, Vũ Nguyệt quyết tâm bằng mọi giá, cô phải đỗ đại học.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng ba 2023
  5. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 14: ĐỖ ĐẠI HỌC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1 tháng sau..

    Vũ Nguyệt cầm giấy thông báo trúng tuyển trên tay mà lòng mừng rỡ. Sự cố gắng của cô cuối cùng đã được đền đáp. "Cuối cùng cũng thoát khỏi cái nơi đáng sợ này" Vũ Nguyệt thầm nghĩ. Trước khi nhập học tại ngôi trường mà cô mong ước, Vũ Nguyệt cùng 2 cháu Nguyệt Nhật và Nguyễn Minh đi ăn với nhau.

    "Dì đi học đại học xong có về nữa không?" Giọng Nguyễn Minh có chút buồn hỏi.

    "Có chứ, hâm à, dì đi học chứ có đi luôn đâu mà sợ. Còn ông bà với hai đứa ở đây mà. Sau hai đứa cũng như dì, đỗ cấp 3, đỗ đại học rồi lên ở với dì."

    "Thế dì nhớ về thường xuyên nhé." Nguyễn Nhật nói.

    "Yên tâm"

    Đưa các cháu về nhà xong xuôi, Vũ Nguyệt lái xe về, vừa đi, cô vừa trầm ngâm suy nghĩ. Cũng đã đến lúc cô phải đòi lại những gì thuộc về bản thân mình rồi.

    Tháng 9/2014, lại một dịp quốc khánh nữa trôi qua..

    "Thưa cô chú, hiện tại cháu đã đủ 18 tuổi và cũng đỗ đại học rồi. Theo như năm xưa bố mẹ cháu có nói trước khi mất và như trong bản thỏa thuận khi cháu về ở cùng các cô chú, bây giờ cháu đã có hai điều kiện là đủ 18 tuổi và đỗ đại học, sắp tới, cô chú cho cháu xin lại số tiền mà bố mẹ cháu để lại để cháu làm thủ tục nhập học và trang trải cho cuộc sống." Vũ Nguyệt chậm rãi nói khi mọi người đang quây quần bên nhau uống nước trò chuyện.

    Ngay khi Vũ Nguyệt vừa nói xong, bầu không khí dường như ngưng đọng lại trong giây lát. Những biểu cảm phức tạp dần hiện lên trên gương mặt các cô chú của Vũ Nguyệt.

    "Cô nghĩ là cháu chuẩn bị đi học đại học, trên đó có nhiều thứ cám dỗ mà con chưa làm chủ bản thân được, thì cô có đề nghị như thế này: Con cứ đi học, chi phí sinh hoạt thì hàng tháng các cô chú vẫn sẽ đưa như hồi con học cấp 3 ở đây. Khi nào con đi làm, làm chủ được bản thân, làm chủ được kinh tế, đồng tiền mình kiếm ra thì các cô chú chuyển quyền sở hữu lại cho con". Cô Hiền lên tiếng phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng.

    "Đúng rồi, bác Hiền nói đúng đấy". Cô Hương lên tiếng

    "Đúng rồi con ạ, mày đi học đại học, lên đó ngơ ngơ nhỡ bị lừa hết tiền thì mày trắng tay." Vợ chồng chú Dương cũng hùa theo

    "Khi bố mẹ cháu mất, các cô chú nhận lời nuôi cháu, có thắp hương cho bố mẹ cháu và nói với cháu là khi nào cháu học xong, đủ 18 tuổi thì tài sản cô chú chuyển về cho cháu. Bây giờ cháu đủ 18 tuổi rồi, sao cô chú lại không trả và bảo đến lúc cháu đi làm rồi trả. Cháu không đồng ý." Vũ Nguyệt mất bình tĩnh nói. Cô đã phải đợi ngày này rất lâu, rất lâu, ngày cô đủ 18 tuổi để lấy lại những gì thuộc về cô.

    "Ơ cái con này, có ai nói là không trả mày đâu. Chúng tao giữ là giữ cho mày, sau này mày học hành xong ra trường có cái mà phòng thân, hoặc mày khi mày lấy chồng thì cũng coi như của hồi môn các cô chú trao cho mày vì bố mẹ mày mất rồi. Bây giờ mày cầm xong mày tiêu hết thì sau này mày khổ chứ ai khổ." Cô Hiền chợt mất bình tĩnh quát lên.

    "Đúng rồi, các cô chú cũng không đồng ý để mày cầm tiền một thân một mình đi học như thế." Các cô chú khác cũng đồng thanh phản đối.

    "Thôi tôi có ý kiến như thế này, cháu Nguyệt cũng đủ 18 tuổi rồi, tuy nhiên là sắp tới cháu sẽ đi học đại học ở xa, chi phí sinh hoạt cũng như học phí cũng không giống như khi ở với gia đình cô chú Dương. Nên tôi muốn đề nghị khi cháu Nguyệt đi học đại học sẽ ở cùng gia đình tôi để giảm chi phí thuê nhà với ăn uống, cháu chỉ cần đóng tiền học hàng kỳ thôi. Còn về phần tài sản của cháu, tôi tôn trọng quyết định của cháu và các cô chú". Người vừa lên tiếng là bác Linh - bác dâu của Vũ Nguyệt. Bác trai cả do có bệnh nặng nên đã mất sớm, 1 mình bác dâu cả nuôi lớn 2 người con thành đạt. Tuy là dâu cả nhưng bác Linh lại rất hiền và có phần lép vế so với cô Hiền. Chính vì vậy bác Linh hay bị cô Hiền bắt nạt, hay nói chính xác là chèn ép.

    "Thôi bây giờ thế này, cái Nguyệt lên học đại học chi phí cũng nhiều, phần tài sản thì đúng là khi xưa, trước khi mất anh Hưng có dặn là nếu anh mất, thì tài sản của anh để lại cho cháu Nguyệt sẽ do cô chú giám hộ thay anh quản lý cho đến khi cháu Nguyệt đủ 18 tuổi thì trao trả lại cho cháu. Bây giờ cái Nguyệt cũng đã đủ 18 tuổi, cũng đỗ đại học nhưng môi trường trên đại học nhiều cám dỗ nên tôi vẫn muốn giữ hộ cháu Nguyệt khối tài sản này cho đến khi cái Nguyệt học đại học xong, đi làm, chín chắn hơn, biết quản lý đồng tiền mình làm ra thì tôi sẽ chuyển tài sản lại cho cháu. Còn về ăn ở thì tôi đồng ý với ý kiến của bác Linh, tiền học của cháu thì tôi sẽ trích tiền ra đóng cho cháu theo thông báo nhà trường". Cô Hiền bắt đầu dùng giọng thảo mai để thuyết phục những người khác bao gồm cả Vũ Nguyệt.

    "Đúng rồi, bác Hiền nói đúng đấy.." "Cháu không đồng ý". Lời nói của Vũ Nguyệt khiến bầu không khí trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

    "Đằng nào cháu học đại học cũng phải ở nhà bác Linh, ở nhà bác Linh thì cháu không có ý kiến, nhưng tại sao cháu ở một nơi tiền của cháu lại phải để chỗ cô Hiền, rồi khi cháu đóng học cháu lại phải sang nhà cô Hiền à. Nếu như các cô chú không trả lại tài sản theo như thỏa thuận hồi bố cháu mới mất thì cháu đề nghị chuyển về tên cháu là người sở hữu, cháu cũng đủ 18 tuổi rồi và để cho bác Linh giữ sổ tiết kiệm của cháu, nhưng nhất định phải là cháu đứng tên sở hữu tài sản". Vũ Nguyệt cố giữ bình tĩnh nói.

    Hơn ai hết, cô hiểu người phụ nữ tên Hiền này là người như thế nào, bà ta đã gây ra cho cô và gia đình cô những chuyện đau khổ gì. Giây phút đó, nếu như ánh mắt có thể biến thành viên đạn thì bà ta khéo đã thành con nhím trước mặt Vũ Nguyệt rồi. Để giảm bớt sự căng thẳng, chú Dương đứng ra hòa giải "Thôi được rồi, nó muốn đứng tên tài sản thì kệ nó, sau này sướng khổ nó tự chịu có thế thôi, cãi nhau làm gì".

    "Cậu nói thế mà được à, tôi là vì nghĩ cho tương lai của nó, đưa cho nó để nó tiêu hết à." Cô Hiền gay gắt nói. "Con Nguyệt, nếu như mày đã dứt khoát thế thì cũng là lựa chọn của mày, chúng tao cũng làm hết trách nhiệm rồi. Chúng tao sẽ chuyển lại quyền đứng tên trên sổ tiết kiệm sang cho mày nhưng để giữ cho mày, không cho mày tiêu linh tinh, chúng tao sẽ để bác Linh cầm sổ tiết kiệm của mày, mày sẽ không được cầm sổ tiết kiệm trong thời gian đi học. Sau này khi mày đi làm rồi, có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân thì các cô chú sẽ để mày tự quyết định".

    Vũ Nguyệt thân cô thế cô, một mình cô không thể chống lại cả đám người đó. Mặc dù không cam tâm, nhưng cô đã đi được một nửa chặng đường, cô đã đòi lại được quyền sở hữu tài sản mà bố mẹ cô để lại. Thủ tục chuyển giao tên chủ sở hữu nhanh chóng được thực hiện do cho Huy luật sự bạn của bố cô làm chứng. Thời điểm đó Vũ Nguyệt không hiểu vì sao người phụ nữ này lại rất gay gắt mỗi khi cô nói đến vấn đề tài sản do bố cô để lại. Nhưng sau này, cuối cùng Vũ Nguyệt cũng đã hiểu nguyên nhân.

    Cánh cổng đại học chào đón Vũ Nguyệt. Cuộc sống mới tại thành phố mới đã mở ra. Cuối cùng, Vũ Nguyệt đã thoát được mảnh đất "đau khổ", nơi mà cô mãi mãi không muốn nhớ lại nữa.


    HẾT
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...