Hiện Đại Sóng Gió Gia Tộc - Sam

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi hanhvh1303, 30 Tháng mười một 2022.

  1. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    [​IMG]

    Sóng Gió Gia Tộc

    Tác giả: Sam

    Thể loại: Hiện đại, nữ cường, gia đình

    Văn án:

    Vũ Nguyệt là cô gái sinh ra trong một gia đình chính trị, gia giáo. Từ nhỏ, cô đã được sống trong cuộc sống đủ đầy, không phải lo ăn lo mặc. Vốn dĩ cô cũng sẽ lớn lên như bao đứa trẻ khác, cho đến một ngày, biến cố ập tới. Cô mất tất cả, gia đình tan vỡ.

    Nguyễn Nhật - Cậu cháu trai được thừa hưởng sự thông minh và hài hước của ông ngoại.

    Nguyễn Minh - Em gái của Nguyễn Nhật - Sinh ra giữa thời điểm gia đình Vũ Nguyệt xảy ra biến cố. Và không may thay, biến cố mà người dì gặp phải một lần nữa lại xảy ra với hai anh em Nguyễn Nhật và Nguyễn Minh vào bốn năm sau.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2022
  2. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 1: BIẾN CỐ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt non nớt của cô bé mười hai tuổi, tiếng nấc dài nghẹn ngào khẽ vang lên:

    "Mẹ ơi.. hức.. mẹ tỉnh dậy đi mà.. hức.. mẹ đừng bỏ con."

    Đúng vậy, căn bệnh nhồi máu cơ tim đã mang mẹ của Vũ Nguyệt ra đi mãi mãi. Cả ngôi nhà chìm trong không khí tang thương, một người đàn ông trung niên ngồi thẫn thờ bên linh cữu:

    "Sao bà lại bỏ tôi lại thế, tôi với bà còn hứa đợi sức khỏe của tôi ổn định lại chúng ta đi du lịch, rồi về sửa lại nhà mà." Đó là tiếng nấc trong đau đớn của ông Hưng - bố Vũ Nguyệt.

    Bố của Vũ Nguyệt từ lâu đã bị căn bệnh huyết áp cao hành hạ, giờ đã di căn sang thành suy thận giai đoạn ba. Thời điểm đó, y học vẫn chưa có những công nghệ giúp bệnh nhân đối phó với căn bệnh này. Liệu pháp duy nhất là điều chỉnh chế độ ăn cùng phương pháp điều trị lọc cầu thận và lọc máu.

    Vũ Nguyệt không hề hay biết, ngày mẹ cô mất là ngày khởi đầu cho những bất hạnh trong cuộc sống khắc nghiệt sau này. Không khí tang thương, những giọt nước mắt đau buồn hòa lẫn với tiết trời mưa phùn se lạnh của ngày cận Tết Nguyên Đán đã khiến cho khung cảnh càng trở nên ảm đạm, u buồn. Có lẽ, ông trời cũng đang khóc thương cho số phận nghiệt ngã của cô gái bé nhỏ này.

    * * *

    Chớp mắt, đã 3 tháng từ ngày mẹ cô mất. Cô gái nhỏ đang tất bật cùng gia đình tổ chức lễ 100 ngày cho mẹ. Cô nào hay biết, cô chuẩn bị đối mặt với một biến cố lớn nhất của cuộc đời. Giữa tháng 5 - 2008, bố của Vũ Nguyệt cũng rời xa cô mãi mãi.

    Vũ Nguyệt đáng thương trong cùng một năm cô phải làm hai đám tang cho hai người mà cô thương yêu nhất. Điều này đã gây ra cú sốc tâm lý lớn cho cô. Cô gái nhỏ thẫn thờ ngồi trong góc nhà một mình, gương mặt đẫm nước mắt, miệng lẩm bẩm gì đó. Tang lễ ba ngày đã xong, căn nhà rộng trở nên trống trải:

    "Nguyệt ơi, ra ăn cơm đi em, ba ngày nay chưa ăn gì rồi." Vân, chị gái cô gọi vọng vào trong phòng.

    "Không ăn đâu, em không muốn ăn, em nhớ mẹ, nhớ bố.. Hức.. hức." Vũ Nguyệt òa khóc.

    Chị cô cũng không biết làm gì, đành ôm cô vào lòng. Chỉ vỏn vẹn có vài ngày ngắn ngủi, hai chị em cô đã gầy hơn, xanh xao hơn. Sau khi lo xong tang sự, đại gia đình họ Vũ họp lại quyết định người giám hộ và cũng là người nuôi Vũ Nguyệt cho đến năm cô mười tám tuổi.

    "Thưa các cô chú, em gái cháu còn nhỏ, đáng lẽ cháu phải là người nuôi em cháu, nhưng hiện cháu vẫn đang ở cùng gia đình nhà chồng nên không tiện đón em cháu về ở cùng. Cháu xin phép nhờ các cô chú giám hộ em cháu trong thời gian này, một hai năm nữa cháu có điều kiện ra ở riêng, cháu sẽ đón em về." Chị gái cô nói.

    "Tuy bố mẹ hai đứa mất đột ngột không để lại di chúc gì, nhưng khoảng thời gian chữa bệnh bố của hai đứa đã ở nhà cô do cô chăm sóc, có nói với cô rằng: Nếu sau này anh mà mất, thì nhờ cô Hiền chăm sóc cho hai cháu Vân và Nguyệt, đặc biệt là cháu Nguyệt. Cháu còn nhỏ, nếu ở được với cô thì tốt, không thì cô chú nào nhà có phòng riêng thì nhờ cô chú giám hộ cho cháu." Người cô tên Hiền lên tiếng.

    Cô Hiền là người sinh thứ ba trong nhà, xếp sau bố Nguyệt, nên khi bố của Nguyệt mất, người phụ nữ này gần như trở thành người lớn nhất trong nhà. Đây cũng là người phụ nữ khởi nguồn cho những sóng gió sau này của Vũ Nguyệt.

    "Ý kiến của em thế này, cháu Nguyệt còn nhỏ, mà cháu Vân lại chưa có điều kiện đón cháu Nguyệt về. Hai cháu nhà em có một cháu đi học đại học rồi, thi thoảng mới về thì hai đứa nó ở chung một phòng cũng được, cháu Nguyệt về ở với nhà em thì cháu được ở một mình một phòng đúng như di nguyện của bố cháu." Một người cô khác tên Hương lên tiếng. Cô Hương cũng là người em gái của bố Nguyệt, xếp thứ tư trong nhà, sau người phụ nữ tên Hiền.

    "Ý kiến của Nguyệt thế nào." Chị Vân và cô Hiền đồng thanh lên tiếng.

    "Vâng." Nguyệt nói.

    Một cô gái mười hai tuổi đã mất đi cả bố và mẹ, ở cái tuổi ăn chơi hồn nhiên này thì việc đưa ra quyết định hay lựa chọn là quá sức với Vũ Nguyệt. Khi ý kiến được thống nhất, các cô chú và chị gái của Nguyệt có lập một văn bản nội bộ giao ước về việc giám hộ đối với Vũ Nguyệt. Chớp mắt, ngày chuyển nhà đã đến. Căn nhà nơi cô lớn lên, mỗi một góc nhà đều chất chứa những kỷ niệm trong mười hai năm qua nay đã phải rời xa cô chủ nhỏ. Đơn vị vận chuyển rất nhanh đã đến và thu dọn đồ đạc.

    Ba mươi phút sau, hai chị em cô đặt chân trước căn nhà mới. Cánh cửa mở ra đón Vũ Nguyệt vào nhà. Đây cũng là lúc những sóng gió bắt đầu bước vào cuộc sống mới của Vũ Nguyệt.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng mười một 2022
  3. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 2: CUỘC SỐNG MỚI

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Ringggg.." Tiếng chuông cửa vang lên

    "A, đến rồi à, hai đứa vô nhà đi." Một người đàn ông trung niên với chất giọng trầm, hơi ngọng, đon đả ra đón hai chị em. Đây là Đức, chồng của cô Hương.

    Đúng vậy, Vũ Nguyệt đã chính thức chuyển đến nhà cô Hương ở "nhờ". Có lẽ, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao không để Vũ Nguyệt ở lại căn nhà của bố mẹ cô để lại. Quay trở lại thời gian bố mẹ cô còn khỏe mạnh, nhà của Vũ Nguyệt tuy không cách xa khu trung tâm quá nhiều, nhưng lại ở sâu trong ngõ. Thời đó, xã hội đang trong giai đoạn phát triển kéo theo rất nhiều tệ nạn, chính vì thế những khu vực ngõ ngách thường là nơi tập trung cho những vấn đề này. Một cô gái nhỏ mười hai tuổi sống trong khu đó một mình sẽ rất nguy hiểm.

    Còn tại sao ông không để hai chị em Vũ Nguyệt ở với nhau? Không phải vì chị cô không có đủ kinh tế để nuôi Vũ Nguyệt, mà vì chị cô đã có gia đình, có hai con nhỏ, lại đang ở cùng gia đình nhà chồng. Nếu như vừa chăm sóc cho hai con lại vừa chăm sóc cho em gái, điều này là quá sức với chị gái cô. Lường trước được điều đó nên bố của Vũ Nguyệt đã đưa ra phương án hợp lý nhất vẫn là để cô ở "nhờ" nhà họ hàng. Một là để các cô chú thay ông chăm sóc, dạy dỗ Vũ Nguyệt cho đến khi cô trưởng thành. Hai là cũng giúp cho Vũ Nguyệt xoa dịu nỗi đau tinh thần khi mất đi người thân. Tất cả đã được ông tính toán nếu trường hợp xấu nhất xảy ra.

    "Thưa cô chú, hôm nay cháu đưa em cháu sang đây gửi gắm cô chú. Em cháu còn nhỏ, có gì cô chú dạy bảo em cháu. Có vấn đề gì cô chú cứ liên lạc với cháu ạ." Chị Vân nghẹn ngào nói.

    "Được rồi, được rồi, cứ để em ở đây. Nguyệt ở phòng tầng hai nhé. Các anh vận chuyển bê đồ lên rồi đấy, cháu lên xem sắp xếp đồ của mình vào rồi lát xuống ăn cơm. Vân ở lại ăn cơm luôn nhé." Chồng cô Hương nói.

    "Dạ vâng." Hai chị em mỗi người một tâm trạng dắt nhau lên căn phòng mới của Vũ Nguyệt.

    "Sắp tới em sẽ phải ở đây sao?" Vũ Nguyệt buồn rầu hỏi.

    "Thôi cố gắng thời gian này, sau về ở với chị, giờ chị chưa đón em về được. Xếp đồ đi rồi xuống ăn cơm." Chị gái cô đáp.

    Khoảng một tiếng sau, hai chị em cũng sắp xếp xong. Nghỉ ngơi một lúc, Vân và Nguyệt lật đật chạy xuống phụ giúp cô chú dọn cơm.

    "Chả biết cái Nguyệt thích ăn gì nên cô chú mua tạm con gà quay." Hai đứa ăn tự nhiên đi nhé.

    "Dạ." Vũ Nguyệt cảm thấy một tia ấm áp, vui vẻ đáp.

    Ngây người trước mâm cơm giây lát, Vũ Nguyệt nhớ lại không khí bữa cơm gia đình khi bố mẹ cô còn khỏe mạnh. Đúng thế, Vũ Nguyệt rất thích ăn thịt gà. Bố mẹ cô nấu ăn rất giỏi nên cũng dạy cô nấu những món ăn của gia đình. Cô cùng chị gái phụ giúp dọn đồ ăn lên bàn xong xuôi cũng ngồi vào chỗ của mình. Bữa ăn diễn ra trong một không khí gượng gạo. Đằng sau nụ cười đó, mỗi người chìm trong suy nghĩ riêng. Chỉ cách đây vài tháng thôi, cô vẫn được quây quần bên mâm cơm ấm cúng của gia đình. Vậy mà giờ đây, vẫn là mâm cơm gia đình, nhưng nó thực sự lạnh lẽo, trống trải. Cơm nước xong xuôi, Vân ra về, gửi lại em gái ở nhà cô chú Hương Đức. Vũ Nguyệt nhìn theo chị với ánh mắt buồn man mác, sau đó cô đóng cửa vào nhà. Trước căn nhà lạ lẫm, một thân một mình cô không biết làm gì, tự nhiên trở nên lúng túng.

    "Nguyệt ơi, ngồi xuống đây cô nói chuyện một lát." Cô Hương lên tiếng

    "Dạ."

    "Mặc dù là người nhà với nhau, nếu như chỉ có cô với cháu thì không sao. Nhưng ở đây còn chồng cô với các em, nên cô cũng muốn trao đổi với cháu. Mỗi nhà có một nếp sống, cháu cũng cần thời gian thích nghi. Cô chú cũng không yêu cầu gì nhiều. Các con cô cũng hay giúp đỡ cô chú việc nhà, nên cô cũng muốn cháu cùng với các em, giúp đỡ cô chú việc đó. Một là để cháu thích nghi với nếp sống nhà cô, hai là để cháu trở thành một mảnh ghép trong nhà chứ không phân biệt nhà cô nhà cháu. Cháu thấy ý kiến cô thế nào?"

    "Thế cháu phải làm gì ạ?"

    "Cũng không có gì nhiều, hai em nhà cô một đứa đi học đại học rồi, còn mỗi thằng Mạnh. Hai chị em chia nhau như nấu cơm, rửa bát, quét nhà, vệ sinh nhà cửa, cốc chén gì đó. Quần áo thì có máy giặt rồi nên chỉ việc phơi thôi. Thằng Mạnh nó là con trai thì để nó làm mấy việc nặng như lau nhà, quét nhà. Còn cháu thì lo mấy việc rửa bát, nấu cơm mấy món đơn giản thôi, còn bình thường thì toàn chú nấu thôi."

    "Vâng."

    Vũ Nguyệt biết "nhập gia tuỳ tục" nên cô cũng không nói thêm gì nhiều. Dù sao họ cũng là người cưu mang cô, cho cô một nơi ở trong thời điểm cô bơ vơ, lạc lõng nhất. Nhưng cô gái nhỏ không hay biết rằng, sự ngây thơ của cô cùng sự tử tế giả tạo đã mang đến một chuỗi bi kịch cho Vũ Nguyệt sau này.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2022
  4. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 3: CHUYỆN NHÀ CÔ HƯƠNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tháng 6/2008.

    Thời tiết nóng nực của tháng 6 thật khó chịu. Vũ Nguyệt năm đó mới mười hai tuổi, vẫn còn là một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cô đang say sưa trong giấc ngủ thì chợt bị gọi dậy: "Nguyệt ơi, dậy đi. Dậy xuống ăn sáng, cô chú đi làm đây."

    Vũ Nguyệt chậm chạp bò dậy. Cô liếc nhìn đồng hồ, mới 7 giờ sáng. Đêm qua, do lạ nhà nên cô trằn trọc mãi đến gần sáng mới ngủ được. Đánh răng rửa mặt xong, cô đi xuống nhà thì thấy vợ chồng cô Hương ngồi sẵn ở bàn ăn chờ. Đồ ăn sáng là bánh cuốn. Tuy nhiên, có một điều khiến cô thấy lạ:

    "Em Mạnh không ăn sáng ạ." Vũ Nguyệt hỏi.

    "Mạnh nó chưa dậy, lát nó dậy rồi nó ăn sau, cô chú để phần nó ở bên kia rồi, phần này của cháu đấy, cháu ăn đi."

    Một tia suy nghĩ loé lên trong đầu Vũ Nguyệt "vì cái lý do gì mà chỉ gọi mỗi mình cô dậy sớm như thế còn thằng Mạnh vẫn được ngủ". Một giây sau suy nghĩ đó được dập tắt luôn, cô nghĩ "chắc họ sợ mình đói". Chồng cô Hương sửa soạn đi làm. Thoáng chốc, tầng một chỉ còn hai cô cháu.

    "Lần sau, nhìn thấy người lớn vào buổi sáng thì phải chào nhé, đấy là phép lịch sự." Cô Hương nói.

    "Vâng."

    "Ăn xong thì cháu rửa bát với phơi quần áo nhé, sáng cô chú giặt rồi đấy. Sau quần áo thay ra thì cháu mang để vào cái giỏ trên sân phơi, đủ mẻ cô chú sẽ giặt, còn đồ lót thì của ai người nấy tự giặt tay cho vệ sinh."

    "Vâng." Chút chuyện nhỏ nhặt không đáng là gì với cô.

    Sau đó, cô Hương gọi em Mạnh dậy và có nói gì đó. Vũ Nguyệt không để tâm lắm và chạy lên tầng thượng phơi quần áo. Hì hục 30 phút cuối cùng cũng xong, Vũ Nguyệt đi xuống nhà nghỉ ngơi thì thấy Mạnh đã lau dọn nhà xong, cô vừa xem tivi vừa chờ đến giờ nấu cơm. Chớp mắt đã đến 11 giờ trưa, cô chạy vào vo gạo cắm cơm. Đang làm dở thì thấy có tiếng bấm chuông, Vũ Nguyệt chạy ra xem ai, hóa ra là cô Hương về.

    "Sao ăn xong không rửa bát đi thế Nguyệt?" Cô Hương nói đầy khó chịu.

    "Cháu rửa rồi, đây là em Mạnh ăn xong, lúc nãy cháu ở ngoài nhà, không để ý, cháu vừa chạy vào đây cắm cơm nên không để ý cô ạ."

    "Cô giao cho cháu việc rửa bát thì cháu phải rửa hết, kể cả ai ăn sau mình cũng phải rửa vì đấy là nhiệm vụ của mình."

    "Thế nhỡ cả nhà ăn xong lúc 8 giờ tối, nhưng 10 giờ có người đói xuống nấu mỳ ăn hay ai về muộn ăn rồi để bát lại thì cháu cũng phải rửa à?" Vũ Nguyệt hơi khó chịu nói.

    "Có mỗi cái bát mà cháu cũng phải hơn thua, ngày xưa bố mẹ cháu chiều quá chứ các cô ngày xưa ông bà không có chiều thế đâu. Cháu ra nhặt rau rồi rửa rau đi để cô nấu cơm." Cô Hương khó chịu gạt đi.

    Vũ Nguyệt thấy khó chịu, cô không thích việc người khác lôi bố mẹ mình ra làm chủ đề để nói chuyện. Thời gian sống chung cũng lâu dần, cô bắt đầu thấy có những sự vô lý từ chính sự tử tế của vợ chồng cô Hương. Đối với Vũ Nguyệt, những quy tắc mà họ đưa ra thật vô lý. Cơm nước xong, vợ chồng cô Hương nghỉ trưa để chiều đi làm, còn Vũ Nguyệt từ nhỏ đã không ngủ trưa bao giờ, nên cô lên phòng lấy truyện ra đọc. Cô không muốn xem tivi vì sợ ồn, làm ảnh hưởng đến cô chú nghỉ ngơi.

    Cuộc sống vô vị cứ thế trôi đi. Cũng đã đến ngày Vũ Nguyệt trở lại trường sau thời gian nghỉ hè. Khoảng thời gian đến trường đã giúp cho cuộc sống của Vũ Nguyệt có màu sắc hơn. Ngày đầu tiên trở lại trường học, trường có tổ chức sinh hoạt sau hè, nên về khá muộn. Do nhà gần trường nên Vũ Nguyệt đi bộ đi học. Cô vừa về đến nhà:

    "Bà làm cái gì mà về muộn thế, đi chơi thì cũng biết đường về chứ, hơn 6 rưỡi rồi." Chất giọng trịch thượng của Mạnh cất lên.

    Nói sơ qua một chút về Mạnh: Mạnh là em họ của Nguyệt, là một trong những đứa cháu trai được cả họ yêu quý bởi tính ngoan hiền, khá điển trai, học giỏi. Hiện đang học trường chuyên top đầu tại nơi Vũ Nguyệt sinh sống.

    "Đi chơi nào, được đi chơi đã tốt. Trường bắt ở lại sinh hoạt chứ ai muốn về muộn." Vũ Nguyệt mệt nhọc trả lời.

    "Bà cứ làm như tôi chưa qua cái thời cấp hai bao giờ vậy. Sinh hoạt gì giờ này mới về?"

    "..."

    Cô không nói gì, lên phòng cất đồ và thay quần áo.

    Sau khi ăn cơm và tắm xong xuôi, cô bắt đầu làm những bài tập ở trên trường. Những ngày đầu đi học, bài tập cũng không nhiều, một tiếng sau cô đã làm xong và nằm lên giường thư giãn.

    "Này, sao cháu không học hành gì mà nằm đọc truyện mãi thế." Cô Hương bất ngờ xuất hiện trong phòng của Vũ Nguyệt.

    "Sao cô vào phòng mà không gõ cửa ạ, cháu giật cả mình."

    "Làm sao mà phải gõ cửa, ở trong nhà thì mở hết cửa ra cho thông thoáng, cứ đóng hết cửa vào rồi bí không thể thở được. Mở hết cửa ra đi. Rồi dậy học bài đi chứ." Cô Hương chua ngoa ra lệnh cho Vũ Nguyệt.

    "Cháu không thích mở cửa buổi tối. Với cả cháu học bài xong rồi. Buổi đầu đi học nên không có nhiều bài tập." Vũ Nguyệt có thái độ chống đối, cô cảm thấy bí bách khi bị can thiệp quá sâu vào nếp sinh hoạt của cô như thế.

    "Học hành qua loa như thế, sắp sửa thi cấp ba rồi, mấy đứa con cô lúc nào cũng học đến 11-12 giờ, sáng nó còn dậy sớm học. Dậy học bài đi." Cô Hương gắt gỏng

    "..."

    Vũ Nguyệt không nói gì, lẳng lặng ngồi dậy đi qua bàn học, nghĩ thẩn thơ xem cô nên làm gì. Nghĩ một lúc cô quyết định lấy nhật ký ra viết.

    * * *

    Sự can thiệp thô bạo này khiến Vũ Nguyệt cảm thấy ngộp thở. Nếp sống phương Tây được bố mẹ rèn từ nhỏ đã khiến Vũ Nguyệt có suy nghĩ và phong cách sống khác với những người trong gia đình này. Đối với cô, sự riêng tư của mỗi người cần được tôn trọng. Không dưới một lần cô bất mãn về vấn đề vào phòng không gõ cửa hay đồ đạc cá nhân trong phòng bị người khác tự tiện đụng chạm. Đó là một buổi trưa hè tháng 8, Vũ Nguyệt vừa đi học về, vừa lên phòng: "Ơ, cô làm gì trong phòng cháu thế ạ?"

    "Cô thấy phòng bừa bộn quần áo, sách vở, vào dọn cho cháu mà vô tình thấy cái này. Cô không ngờ cháu lại có những suy nghĩ như thế này về gia đình cô. Nếu như chú và em biết được thì sẽ nghĩ như thế nào về cháu?" Những lời lẽ chát chúa xen lẫn sự phẫn nộ trong từng câu nói của cô Hương.

    "Ủa chuyện gì xảy ra vậy, đây là nhật ký của mình mà, mình đã khóa lại rồi mà, sao cô ấy lại mở được. Hay là chưa khóa nhỉ, mà chưa khóa thì phép lịch sự tối thiểu là cũng không được đọc chứ." Vũ Nguyệt ngạc nhiên nghĩ ngợi một lúc. "Nhưng sao cô lại đọc nhật ký của cháu. Không chỉ phòng riêng mà nhật ký là quyền riêng tư của cháu mà. Kể cả cháu có quên chưa đóng thì cô cũng không nên đọc chứ. Còn cháu viết gì trong đấy thì cũng là suy nghĩ của cháu, không có lửa thì sao có khói?" Vũ Nguyệt nổi giận gắt lên.

    "Ngày xưa bố mẹ cháu riêng tư như thế nào cô không biết, nhưng nhà cô không có khái niệm riêng tư như nhà cháu. Cô chú để cháu về ở cùng cũng có nhiều bất tiện, chú thì là rể, tuy tính chú rất hiền lành nhưng dù sao đối với chú, cháu cũng là người ngoài. Rồi còn các em, tự nhiên phải sống chung với người ngoài cũng có nhiều bất tiện, mà cháu lại viết về cô chú là" tính khí khó ưa, làm màu ", rồi em Mạnh thì" kênh kiệu, cao ngạo, giáo điều ". Cháu nghĩ thử xem những thói quen sinh hoạt của cháu cô chú có khó chịu không?"

    "Nhưng nhật ký là quyền riêng tư của cháu?"

    "Trước khi bố mẹ cháu mất, bố cháu đã giao phó cháu cho các cô, cô nói cho cháu biết bố mẹ cháu rất thiêng, lúc nào cô cũng mơ thấy mẹ cháu khóc lóc, nói là nhờ cô dạy dỗ cháu. Ban đầu cô không định vào phòng cháu, dù sao cũng là phòng con gái. Nhưng không hiểu sao có điều gì thôi thúc cô vào thì tự nhiên quyển sổ này rơi xuống, chứ cô còn không hề biết là nhật ký của cháu."

    "Cô đừng có lôi bố mẹ cháu để làm cái cớ được không ạ. Bố mẹ cháu mất rồi, cô để yên cho họ nghỉ. Đừng năm ngày ba bữa réo bố mẹ cháu nữa." Vũ Nguyệt kìm nén sự tức giận nói.

    "Thế bây giờ cháu muốn như thế nào? Nếu cháu không muốn ở đây nữa thì cô sẽ họp gia đình đưa quyển nhật ký này ra và trao trả cháu lại cho mọi người. Còn nếu cháu muốn ở đây thì cháu phải đốt quyển nhật ký này đi và không được viết nhật ký nữa. Cô sẽ coi như chưa có chuyện gì xảy ra." Cô Hương đe dọa.

    Vũ Nguyệt không nói gì, cô cầm quyển nhật ký xuống nhà đốt. Giây phút ngọn lửa bùng lên đốt cháy cuốn nhật ký cũng là lúc tâm hồn trong trẻo của cô tan vỡ. Giờ cô đã hiểu, trừ ngôi nhà của chính cô ra, thì không có gì là riêng tư. Mọi thứ cô có được bây giờ, tất cả chỉ là đi mượn. Sau này cô cũng bỏ thói quen viết nhật ký. Cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra, những sự bất công hay nói chính xác là bắt nạt đội lốt hai chữ "quan tâm", những uất ức dồn nén không chia sẻ được với ai, lâu lần đã khiến cho Vũ Nguyệt trở nên trầm lặng hơn, lạnh lùng hơn, vẻ hồn nhiên ngây thơ vốn có đã dần biến mất.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2022
  5. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 4: CƠN GIẬN CỦA CHÚ ĐỨC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lễ Quốc Khánh 2/9/2008. Không khí nhộn nhịp vui vẻ của các thế hệ tụ họp trong căn nhà cô Hương.

    "Nguyệt ơi, cháu rán nem xong thì mang vào để mọi người bày lên nhé. Mọi người đến đủ rồi đấy." Cô Hương bận rộn dặn dò Vũ Nguyệt.

    "Vâng." Vũ Nguyệt vui vẻ đáp.

    Đúng vậy, Vũ Nguyệt rất thích nấu ăn và nấu rất ngon. Vì thế cô luôn muốn thể hiện khả năng nấu nướng của mình trong các bữa ăn hàng ngày hay tiệc tùng. Nhưng đời mà, biết càng nhiều càng khổ. Mãi sau này cô gái nhỏ mới ngẫm ra đạo lý "không làm miễn phí thứ gì đó" luôn được áp dụng trong tất cả các trường hợp. Sự nhiệt tình của cô vô tình lại tạo cho những người được cô gọi là "họ hàng, gia đình" hình thành thói quen xấu là "ỷ lại" vào cô. Theo thời gian, căn bếp gia đình chỉ còn một mình Vũ Nguyệt tự nấu tự dọn, họ cho rằng: Đấy là nghĩa vụ của cô. Chỉ cần không có cô làm, họ liền thấy khó chịu, sốt ruột.

    Ngoài phòng khách, trên nhà, tiếng người lớn cười đùa, tiếng trẻ con nô nghịch, không một ai có suy nghĩ sẽ xuống bếp giúp Vũ Nguyệt. Cuối cùng cũng rán xong, Vũ Nguyệt cùng mọi người ăn uống. Thoáng chốc, trên đĩa chỉ còn lại vụn thức ăn.

    "Thôi, mọi người lên nhà nghỉ ngơi uống nước ăn hoa quả, để em với cháu Nguyệt dọn cho." Cô Hương xởi lởi mời mọi người lên nhà sau khi đã ăn uống no say.

    Vũ Nguyệt mệt mỏi nhìn đống bát đĩa nồi chảo dầu mỡ ngổn ngang. Cô thở dài một tiếng rồi bắt tay vào dọn dẹp. Cô nghĩ "Không biết bao giờ mới hết cái cuộc sống khổ sở này".

    "Cô cho đồ thừa vào tủ và dồn hết rác vào túi rồi nhé. Cháu rửa xong thì úp ở mấy cái rổ này, khi nào khô thì để cô cất đi." Cô Hương nói.

    "Vâng." Vũ Nguyệt ngao ngán trả lời.

    Loay hoay dọn dẹp hơn một tiếng, cuối cùng cũng xong. Vũ Nguyệt lên nhà thì thấy mọi người đang ngồi nói chuyện vui vẻ ăn hoa quả với nhau. Cũng không có ai có ý gọi cô vào ngồi nghỉ ngơi hay ăn hoa quả. Cô để ý thấy trên bàn có xoài và dưa hấu, hai món cô thích ăn, liền cầm lên một miếng định ăn

    "Ăn nhiều xoài cũng gây béo đấy, con gái béo không đẹp đâu, ăn nhiều cam cho đẹp da đây này." Một người cô tên Xuân nói.

    Không biết là vô tình hay cố ý, nhưng đã rất nhiều lần Vũ Nguyệt nghe được những câu nói tương tự như thế này. Là một cô gái đang trong độ tuổi mới lớn, những vấn đề về ngoại hình cùng lời nhận xét "vô tình ác ý" của họ hàng đã khiến Vũ Nguyệt cảm thấy tự ti và ám ảnh về ngoại hình của mình. Nghe thế, Vũ Nguyệt cũng lẳng lặng ăn nốt miếng xoài dở rồi đi lên phòng. Có lẽ, sự hiện diện của cô cũng không quan trọng lắm với những người mang tên "họ hàng" này. Cơn buồn ngủ nhanh chóng kéo đến do sáng cô dậy sớm cộng thêm việc nấu nướng dọn dẹp đã khiến cho Vũ Nguyệt nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

    Không biết bao lâu sau, Vũ Nguyệt tỉnh dậy thấy trời chập choạng tối, thời tiết đầu tháng 9 tuy vẫn còn hơi nóng nhưng thật dễ khiến người ta chìm vào giấc ngủ. Cô thấy căn nhà bỗng yên tĩnh lạ thường, Vũ Nguyệt đi một vòng xuống nhà thấy không có ai. Nhìn quanh thấy có mảnh giấy trên bàn với lời nhắn: "Cô chú đi họp lớp, chắc tối muộn mới về, cháu tự nấu cơm ăn nhé. Em Mạnh đi chơi với bạn". Cười khẩy một cái, cô lấy điện thoại bàn gọi cho chị: "Chị à, hôm nay nhà bà Hiền đi chơi hết rồi, chị rủ hai đứa nhỏ lên đây chơi đi, hay đi ăn tối cũng được."

    "Uh, thế cũng được, để chị bảo bà nội chúng nó không nấu cơm tối với gọi điện xin phép cô chú cho em đi chơi với chị." Chị Vân đáp

    * * *

    20 phút sau.

    "Rengggg.."

    "Alo ai thế ạ?"

    "Cô đây, nãy chị Vân gọi cô xin phép cho tối nay cháu đi chơi với chị và 2 đứa nhỏ. Cháu đi đâu thì khóa cửa cẩn thận từ trên xuống dưới vào nhé." À thì ra là cô Hiền gọi.

    "Vâng" Vũ Nguyệt mỉm cười lạnh lùng, mọi thứ đều nằm trong dự tính của Vũ Nguyệt. Cô chạy lên nhà đóng cửa cẩn thận, thay quần áo ngồi đợi chị cô cùng hai đứa nhỏ đến.

    * * *

    30 phút sau.. Ringggg.. Tiếng chuông cửa vang lên.

    "A.. Chị đến rồi.. Đợi tí e khóa cửa." Vũ Nguyệt nhanh chóng dắt xe và khóa cửa "xoạch xoạch".

    "Đóng cửa trên nhà cẩn thận chưa, không tí nữa cô chú về lại nói cho." Chị Vân cẩn thận hỏi.

    "Em đóng rồi, yên tâm, đi thôi." Vũ Nguyệt nói.

    "Mẹ ơi, con sang xe dì ngồi." Nguyễn Nhật le te chạy xuống.

    Nguyễn Nhật và Nguyễn Minh là con của chị Vân. Nguyễn Nhật cách Vũ Nguyệt 6 tuổi, lại sống với cô từ nhỏ nên tính cách khá giống với Vũ Nguyệt, có thể nói Nguyễn Nhật là một bản sao phiên bản nam của Vũ Nguyệt. Phút chốc, gia đình nhỏ 4 người đã đến quán ăn. Lâu lắm rồi Vũ Nguyệt mới được đi ăn nhà hàng.

    "Ăn lẩu nướng đi, lâu rồi chả được ăn thịt, toàn cá với tôm, em sắp biến thành loài giáp xác rồi." Vũ Nguyệt chán nản nói.

    "Ha.. ha.." Hai đứa nhỏ cười vui vẻ. Với Vũ Nguyệt, đây mới chính là gia đình của cô.

    "Sao lại thế, ăn ở nhà cô chú không hợp à?" Chị Vân lo lắng hỏi.

    "Em có biết đâu, nhập gia thì tùy tục thôi, hình như họ thích ăn tôm cá, không thích ăn thịt hay sao ấy, có đợt cả tháng toàn ăn cá, hết cá lại đến tôm, tép, nhộng. Mà em có thích ăn hải sản đâu nhưng ở nhờ thì đòi hỏi làm sao. Ăn chấm mút cho qua bữa thôi chứ biết sao giờ."

    "Hầy.." Chị gái cô cũng chỉ biết thở dài, thương em mà không biết làm cách nào. "Thế ngoài vấn đề ăn uống ra còn chuyện gì nữa không?"

    "Dồi ôi, một mớ ấy chứ, cách sống nhà họ không giống nhà mình. Chả hiểu sao cô ấy có vẻ không thích ngủ hay sao ấy, toàn bắt em dậy sớm cùng cô ấy, chả để làm gì, nhưng thằng Mạnh nó ngủ dậy trễ thì lại chả thấy nói gì. Thành ra một ngày em ngủ được vài tiếng. Ban đầu em còn tưởng bà Hương tốt tính gọi em dậy ăn sáng. Hóa ra là bà ấy không ngủ được nhiều như người bình thường, 2-3 giờ sáng mới ngủ, xong 6 giờ sáng đã dậy rồi nên toàn gọi em dậy theo. Mà không hiểu nếp sống nhà họ như thế nào, vào phòng thì không gõ cửa, phòng của em toàn bắt mở cửa, bà ấy cứ ra vào phòng em như nhà trọ ấy." Vũ Nguyệt bức xúc nói.

    Khoảng thời gian thích nghi với cuộc sống mới, cô đã chịu những tủi thân không nói nên lời. Và cũng chính hành vi, sự thiếu hiểu biết của người lớn đã vô tình gây nên sự xáo trộn về sức khỏe của Vũ Nguyệt. Thời điểm đó, Vũ Nguyệt đang bước vào giai đoạn dậy thì, nhưng thay vì được ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ để phát triển toàn diện, cô lại chỉ được ngủ 5-6 tiếng. Điều này dẫn đến hệ lụy về sau khá nặng nề mà Vũ Nguyệt phải mất rất nhiều thời gian để cân bằng sức khỏe.

    "Thôi ăn đi, ăn cho thỏa mãn đi." Chị Vân nói.

    Trong nửa năm qua, đây là bữa ăn vui vẻ nhất của Vũ Nguyệt.
    Bốn người ăn xong thì dắt nhau đi trung tâm thương mại. Thời điểm đó, ở thành phố của Vũ Nguyệt chưa phát triển những quán cafe như bây giờ, nên bốn người quyết định vào khu vui chơi của trung tâm thương mại. Vui chơi một hồi cũng đến giờ về, chị Vân cùng hai cháu đưa cô về nhà. Từ xa, cô thấy nhà có ánh sáng, có lẽ ai đó đã về.

    "Cháu chào cô chú." Hóa ra vợ chồng cô Hương về rồi. Vũ Nguyệt dắt xe và đóng cửa vào nhà.

    "Ừ, chắc 30 phút nữa em Mạnh về đấy. Cháu đợi nó về rồi khóa cửa cẩn thận lại nhé. Cô chú lên phòng trước đây." Chồng cô Hương nói.

    "Vâng."


    Ngày nghỉ lễ cứ thế qua đi. Vũ Nguyệt trở lại với cuộc sống vô vị như bao ngày khác. Cho đến một ngày cuối tháng mười một, hôm đó là 28 tháng 11 - ngày giỗ ông nội của Vũ Nguyệt. Cô cùng gia đình cô Hương đến nhà chú út để cùng làm giỗ ông.

    "Cái Nguyệt dạo này tăng cân à. Con gái mà béo quá không đẹp đâu, phải ăn nhiều rau vào mặt mới không có mụn. Ngày xưa hồi các cô bằng tuổi cháu á, các cô gầy lắm, eo có 58-59 thôi. Giảm cân đi người mới đẹp được." Một người cô tên Xuân nói.

    "Đúng rồi, ngày xưa cái Nguyệt vừa cao vừa xinh. Giờ lại hóa ra lùn nhất nhà nhỉ." Một người cô khác tên Mai cũng hùa vào với cô Xuân.

    "Phải ăn nhiều rau vào, rồi cắt hết móng tay đi, dạo này mặt nhiều mụn quá, xấu gái ra. Như cái Phương, cái Linh nhà cô đấy, cô bắt cắt hết móng tay để không táy máy nặn mụn, giờ hai đứa da dẻ mịn màng, không có mụn đấy." Cô Yên lên tiếng.

    Giới thiệu sơ qua về họ hàng của Vũ Nguyệt. Ông bà nội của Vũ Nguyệt có tám người con, ba nam năm nữ. Trên bố của Vũ Nguyệt là một người bác trai, bố của Vũ Nguyệt là con thứ hai, nhưng vì bị bệnh nặng nên cả hai mất sớm. Sau khi cả bác cả và bố mẹ của Vũ Nguyệt mất, cô Hiền trở thành người có tiếng nói trong đại gia đình nhất và chú út tên Dương chịu trách nhiệm hương khói cho ông bà. Mặc dù gia đình có truyền thống làm trong nhà nước nhưng chỉ có bố của Nguyệt và cô Yên là nối nghiệp ông bà. Còn các cô chú lại làm đa dạng hơn, người thì tự kinh doanh, người thì làm nội trợ.. nhưng cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu chứ không được dư giả.

    Khi bố mẹ của Vũ Nguyệt mất, một trong những người cô đồng ý đứng ra nhận giám hộ cho Nguyệt bởi vì trước khi mất, bố mẹ cô đã để lại cho hai chị em cô một khối tài sản, tuy không nhiều nhưng đủ giúp Vũ Nguyệt lớn đến năm mười tám tuổi. Có lẽ chính điều này đã kích thích lòng tham của một số người, hay nói chính xác hơn, họ có mục đích với số tiền này.

    Quay trở lại câu chuyện ngày giỗ ông, lời chê bai, sự cười nhạo không biết là vô tình hay cố ý của những người mang tên "họ hàng" đã khiến cho Vũ Nguyệt trở nên nhạy cảm và cực kỳ tự ti về ngoại hình của bản thân. Ở cái tuổi dậy thì, cơ thể đang có sự thay đổi thì việc mặt có mụn, tăng cân hoặc tâm lý thất thường là hoàn toàn bình thường. Khi cơ thể ổn định nội tiết tố, mọi thứ sẽ dần bình thường. Nhưng không một ai nói cho Vũ Nguyệt biết điều này. Cô cứ thế lớn lên cùng sự mặc cảm đó.

    Sự ức chế tích tụ lâu dần rồi cũng bùng nổ, sau khi kết thúc ngày giỗ ông, Vũ Nguyệt từ nhà chú út về nhà với tâm trạng không vui vẻ gì.

    "Cháu cất xe xong thì mang rác ra đầu ngõ vứt nhé, lúc sáng cô chú đi quên không vứt, để đây qua đêm chuột nó tha bẩn lắm." Chú Đức, chồng của cô Hương nói.

    "Bây giờ cũng muộn rồi, xe rác người ta dọn rác mất rồi, mang ra hàng xóm ở đấy người ta mắng. Hôm qua cháu thấy người ta nhắc nhở về việc người dân để rác vô tội vạ rồi chú ạ. Hay để tạm rác trong nhà rồi sáng mai cháu đi học thì cháu vứt đi." Vũ Nguyệt hơi khó chịu nói.

    "Sao nói mà mày cứ hay cãi thế nhỉ, ai.. ai nói? Cái chỗ đấy ngày nào tao chả vứt rác, mày chỉ lười thôi. Con gái mà lười như thế lớn không làm ăn được gì đâu. Nói một câu cãi một câu, tao đuổi cổ mày ra khỏi nhà đấy." Chồng cô Hương quát lên khiến Vũ Nguyệt giật mình.

    "Cháu đâu có cãi chú. Hôm qua cháu đi đổ rác, người ta dặn thế thì cháu nói lại với chú thế. Cháu mang ra người nói cháu chứ đâu có cãi chú." Vũ Nguyệt phản bác lại.

    "Ai? Ai nói? Mày đi ra đây cùng tao, tao xem ai dám nói mày?"

    "Có chuyện gì mà hai chú cháu to tiếng với nhau thế? Thôi Nguyệt đi lên phòng đi, rác thì mai vứt cũng được?" Cô Hương thấy dưới nhà có tiếng cãi nhau liền chạy xuống và giảng hòa giữa hai người.

    "Rác để đây qua đêm rồi chuột nó cắn lung tung ra, mai vứt cái gì mà mai vứt. Nó chỉ lười chứ được các tích sự gì." Chồng cô Hương vẫn đứng dưới nhà quát ầm lên.

    "Rầm.." Tiếng đóng cửa dưới nhà phát ra âm thành khiến ai nghe thấy cũng đoán là người đóng cửa đang rất bực bội.

    Vũ Nguyệt không quan tâm, chìm vào giấc ngủ. Có lẽ, cô bé đã quá quen với những chuyện vô lý như thế này. Nhưng có một chuyện khiến cô nhất định chú ý, đó là câu nói của chú Đức "tao đuổi cổ mày ra khỏi nhà đấy". Đây chính là giọt nước tràn ly bởi không chỉ một lần cô bị dọa đuổi ra khỏi căn nhà này. Không biết có phải do trùng hợp không mà hôm sau, khi Vũ Nguyệt đi học về thì cô Hương bảo chị gái cô gọi điện xin phép cho cô xuống nhà chị ăn sinh nhật cháu cô. Vũ Nguyệt nhìn lịch mới nhớ, hôm nay là 1 tháng 12 - là sinh nhật cháu gái cô. Cô nhanh chóng lên phòng rửa mặt rồi thay quần áo chuẩn bị sang nhà chị gái.

    "A dì xuống!" Cháu gái cô chạy ra mở cửa

    "Nè, quà sinh nhật." Vũ Nguyệt mở túi đưa cho cháu hộp quà nhỏ nhỏ sau đó cùng cháu cô vào nhà.

    "Tiền đâu mua quà đấy, xin cô Hương à?" Chị Vân hỏi.

    "Đâu, lần trước chị cho tiền mua mấy quyển vở còn thừa với em viết bài cho báo nên người ta trả tiền nhuận bút ấy mà, em tích lại mua quà cho cái Minh." Vũ Nguyệt hí hửng nói.

    "Vẫn viết bài cho cái báo học sinh gì đó đấy hả, cô chú Hương có biết không?"

    "Không, em bỏ công sức chất xám của em ra chứ có đi xin đâu mà phải hỏi ý kiến ai." Vũ Nguyệt tự hào trả lời chị gái.

    "Làm cái gì thì làm, đừng để chểnh mảng học hành rồi người ta lại nói này nói nọ. Rồi tiền nong giữ cho cẩn thận không lại xảy ra hiểu lầm." Chị Vân cẩn thận nhắc nhở Vũ Nguyệt.

    "Em biết rồi, ăn bánh đi, bánh em mua ngon lắm." Tiếng cười nói vui vẻ của bốn người vang cả căn nhà. Khoảnh khắc vui vẻ này cũng xoa dịu sự cô đơn buồn tủi trong lòng Vũ Nguyệt. Cô chợt nhớ đến chuyện hôm giỗ ông và kể cho chị Vân nghe: "Hôm em xuống nhà chú Dương ăn giỗ, người ta nói trời đánh còn tránh miếng ăn. Mà miếng ăn chưa vào mồm thì hết cô Xuân rồi cô Mai, cô Yên chê em béo với xấu."

    "Sao em không bảo với các bà ấy là: Đẹp tự nhiên nhưng không tự nhiên mà đẹp. Người gì đâu vô duyên." Chị Vân bức xúc nói. Vũ Nguyệt là em gái cô, cũng là một đứa nhỏ đang tuổi dậy thì, họ là người lớn, đáng tuổi cha chú mà lại có những lời lẽ không ý tứ như thế, đúng là thế gian này chỉ có họ là duy nhất.

    "Mà chưa hết đâu. Ăn giỗ xong em về nhà thì ông Đức bảo em đi đổ rác. Chuyện cũng chả có gì, chỉ là mấy hôm trước em ra đổ rác thì tổ trưởng với mấy nhà xung quanh có nhắc vấn đề người dân vứt rác bừa bãi nên không cho vứt nữa mà phải đợi đến giờ. Thì em cũng nói lại thế với ông Đức rồi bảo sáng nay đi học thì mang đi vứt sau. Xong không hiểu ông ấy nghe kiểu gì thành em cãi, rồi sửng cồ lên bảo đuổi em ra khỏi nhà. Sau đó bà Hương đi xuống can, bảo em lên phòng, em đi ngủ luôn, mặc kệ. Lúc nãy về thấy hình như định nói gì đấy, mà em nghe thấy bảo là chị gọi em xuống nên em đi luôn. Chắc tí về lại càm ràm cho xem." Vũ Nguyệt ấm ức kể với chị gái, cũng là một cách giúp cô giảm bớt căng thẳng, nghĩ ngợi.

    "Thế thì hôm nay về sớm đi, thứ nhất là về xem cô chú nói gì không, thứ hai là về sớm cho họ đỡ có cớ nói này nói nọ." Chị Vân an ủi cô.

    Vũ Nguyệt không nói gì. Trong lòng cô không hề muốn về căn nhà đó. Ở đó hơn nửa năm trời nhưng cô không hề cảm nhận được sự ấm áp, cô chỉ cảm thấy họ đang đóng kịch hoặc có âm mưu gì đó. Trận cãi nhau vừa rồi có thể mới chỉ là mở đầu.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2022
  6. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 5: LUẬT LỆ NHÀ CÔ HƯƠNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đúng thế, sự nghi ngờ của Vũ Nguyệt không hề sai. Kể từ ngày bố mẹ cô mất, cô dường như có một trực giác rất nhạy, có thể là để bảo vệ bản thân nên tự nhiên sẽ cảnh giác hơn hoặc có thể đây là món quà mà ông trời tặng cô, coi như bù đắp một phần nào đó cho số phận của Vũ Nguyệt. Sau này khi cô lớn lên, khả năng này đã giúp đỡ cô rất nhiều.

    Vũ Nguyệt về đến nhà, quả nhiên không sai, cô Hương đã ngồi ở phòng khách chờ sẵn cô. Cô dắt xe và khóa cửa lại, vào đến nhà.

    "Cháu ngồi xuống đây cô có việc muốn nói với cháu." Cô Hương ra vẻ nghiêm trọng nói.

    "Vâng."

    "Cái chuyện hôm qua giữa cháu với chú Đức chồng cô, cô đã hỏi chú rồi. Có mỗi cái chuyện đổ rác thôi mà hai chú cháu cũng cãi nhau. Không đổ hôm nay thì đổ ngày mai. Còn chú có to tiếng thì mình cũng thôi, đợi chú nguôi giận rồi sang nói nhẹ nhàng. Chú là một người rất hiền, hôm qua cháu như thế chú rất là bực. Lần đầu tiên cô thấy chú giận đến run cả người như thế đấy." Cô Hương trách móc Vũ Nguyệt với chất giọng nghe thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất là đang đay nghiến Vũ Nguyệt.

    "Cháu thấy cháu không có gì hỗn láo cả. Cháu chỉ nói là mấy bác ngoài kia không cho đổ rác bừa bãi mà chỉ được đổ đúng giờ, người ta dặn sao thì cháu nói lại như vậy. Xong chú quát cháu chứ cháu đâu phải người to tiếng." Vũ Nguyệt thanh minh.

    "Thôi, không nói nữa. Vấn đề này dừng ở đây. Cháu cũng nên biết điều một chút, chú mặc dù là chồng cô, nhưng vẫn là người ngoài đối với cháu, nên có những cái không thể như người nhà được. Tự nhiên có người lạ ở trong nhà mình cũng khiến chú hay em cảm thấy không thoải mái. Mình là con gái, mình phải biết ý tứ." Cô Hương mỉa mai Vũ Nguyệt.

    Vũ Nguyệt không nói gì và lên phòng đóng cửa đi ngủ. Cửa phòng đóng lại cũng là lúc những giọt nước mắt uất ức một lần nữa lăn dài trên gương mặt cô. Kể từ ngày bố mẹ rời xa Vũ Nguyệt, đây là lần đầu tiên cô khóc. Cô khóc vì nhớ gia đình, nhớ bố mẹ, nhớ căn nhà gắn bó mười hai năm với cô. Không rõ bao lâu sau, cô chìm vào giấc ngủ. Một bàn tay nhẹ nhàng lau đi những giọt nước mặt trên mặt cô. Không đúng, cô đã khóa cửa phòng rồi cơ mà? Vũ Nguyệt giật mình mở mắt ra, một gương mặt quen thuộc hiện ra trước mặt cô. Là mẹ. Là mẹ Vũ Nguyệt. Không nghĩ ngợi nhiều, cô choàng dậy ôm lấy mẹ như ngày còn nhỏ.

    "Con gái, lớn rồi, đừng khóc, đừng để ai thấy con yếu đuối, họ sẽ bắt nạt con. Con đường này con phải tự đi, cuộc sống của con, con phải tự làm chủ, mẹ không thể ở bên con, chúc con gái sống một đời an yên."

    "Mẹ.. mẹ ơi.." Vũ Nguyệt choàng tỉnh dậy. Cô nhìn khắp phòng, xung quanh tối đen. Cô bình tĩnh lại, hóa ra là mơ. Từ ngày mẹ mất, đây là lần đầu tiên cô mơ thấy mẹ. Ngồi thẫn thờ trong đêm tối một lúc, Vũ Nguyệt tự trấn an bản thân, cô cần phải đi ngủ để mai có sức khoẻ đi học. Cô sắp bước vào kỳ thi quan trọng đầu tiên của học sinh. Thi cấp ba.

    Mọi chuyện cứ thế qua đi, Vũ Nguyệt dồn toàn bộ sự tập trung của cô cho kỳ thi cấp ba sắp tới. Cô biết, cô phải học để đỗ được đại học như ý nguyện của bố, có công việc tự nuôi sống được bản thân thì cô mới thoát khỏi cuộc sống địa ngục này. Nhưng cuộc đời nào có chuyện gì dễ dàng, Vũ Nguyệt bước vào biến cố đầu tiên trong chuỗi bi kịch trước năm mười tám tuổi.

    * * *

    Tháng 4/2009.

    Ngày hôm đó, cô đi học về, cất cặp sách ở trên phòng xong cô xuống nhà ăn cơm. Năm cuối cấp, nên cô phải đi học thêm khá nhiều, vì vậy cô thành người về muộn nhất nhà. Ăn uống dọn dẹp xong xuôi, cô lên phòng thì thấy cô Hương ở trong phòng mình, đang làm gì đó.

    "Cô lại đang làm gì nữa thế ạ?" Vũ Nguyệt nghiêm túc hỏi.

    "Cô thấy số tiền này ở trong balo của cháu. Ở đâu mà cháu có nhiều tiền như thế này?" Cô Hương nghi ngờ hỏi.

    "Tại sao cô lại lục balo của cháu? Đến cái balo của cháu cô cũng không tha luôn là sao?" Vũ Nguyệt đang cố gắng kiềm chế sự tức giận của bản thân, đối đáp nhẹ nhàng với cô Hương.

    "Cô đang hỏi số tiền này cháu lấy ở đâu? Ai cho cháu? Cháu ở nhà cô, chỉ có cô hoặc chú cho cháu, mà cô chú có cho cũng không cho nhiều như thế này, đằng này cô chú còn không cho cháu? Cháu lấy tiền ở đâu? Hay là yêu đương với thằng nào rồi nó thí ngon ngọt cho tiền các kiểu?" Cô Hương chất vấn Vũ Nguyệt.

    Những lời lẽ chát chúa, đay nghiến như dao của cô Hương khiến cho Vũ Nguyệt không thể bình tĩnh nổi: "Cô nói cái gì mà khó nghe thế, ý cô là cháu ăn cắp ăn trộm tiền của nhà cô, hay ý cô là cháu đi yêu đương lăng nhăng để xin tiền giống mấy đứa con gái hư hỏng? Tiền của cháu, công sức của cháu bỏ ra, cháu không ăn cắp ăn trộm của ai, sao từ lời của cô nó lại thành thứ không sạch sẽ như thế?"

    "Thế cháu nói đi, cháu lấy số tiền này ở đâu ra?"

    "Tiền này là tiền nhuận bút của cháu. Cháu viết bài gửi cho báo học trò hàng tháng người ta gửi nhuận bút cho cháu, có gì sai à cô. Cái này cháu làm từ ngày bố mẹ cháu còn sống, chị cháu cũng biết. Cô có cần đối chất không?" Vũ Nguyệt gào lên trong uất ức.

    "Thế tại sao cháu không nói cho cô biết? Tại sao cháu phải giấu như thế? Không chỉ một lần cháu không trung thực với cô. Ngày trước bố mẹ cháu cho cháu tiêu tiền như thế nào cô không biết, nhưng nhà cô không có luật cho trẻ con cầm nhiều tiền như thế này. Số tiền này cô sẽ gọi chị cháu hỏi, còn bây giờ thì cô sẽ tạm giữ lại, cháu cần mua gì, dùng gì thì bảo cô, cô sẽ đưa cháu đi mua." Cô Hương gay gắt trợn mắt lên nghi ngờ.

    "Cháu không đồng ý cái vấn đề này. Cô nói như thế khác nào khẳng định cháu nói dối cô à."

    "Cô nói cho cháu biết, đêm hôm qua cô mơ thấy mẹ cháu, mẹ cháu cứ khóc mãi, nói rằng nhờ cô dạy dỗ cháu cho nên người. Cháu phải biết, bố mẹ cháu rất thiêng, rất thương cháu. Chính vì cô mơ như thế nên hôm nay như có linh cảm cô mới vào kiểm tra phòng cháu, thì thấy balo cháu mở, cô mới biết là cháu có nhiều tiền như vậy."

    "Cô đừng có lôi bố mẹ cháu vào chuyện này." Vũ Nguyệt đáp lại với một tông giọng lạnh lẽo khiến đối phương có chút run sợ. Giới hạn cuối cùng của cô là gia đình. Cô đã mất đi bố mẹ, chỉ còn chị gái và một cháu nhỏ là gia đình của cô. Vì vậy, cô sẽ không để ai động chạm đến gia đình cô, cô nói: "Nếu cô cảm thấy cô cầm được số tiền này thì cô cứ cầm, cháu không sai, tiền do cháu làm ra là công sức của cháu, cháu không có gì giải thích với cô hết."

    "Thôi, đừng có cãi nhau nữa. Trả tiền cho nó. Chứa chấp làm gì cái loại láo toét mất dạy này. Gọi bác Hiền đến trả nó về ai nuôi thì nuôi. Nhà này không có cái loại mất dạy như thế cả." - Chồng cô Hương lên tiếng.

    Đây không chỉ là lần đầu họ dọa đuổi cô đi. Giọt nước mắt lại một lần nữa lăn dài trên gương mặt của Vũ Nguyệt. Đêm nay là một đêm dài với cô.

    Ngày hôm sau, sáng sớm Vũ Nguyệt dậy vệ sinh cá nhân, thay quần áo, rồi chuẩn bị đi học như mọi ngày. Cô đến trường nhưng không đi lên lớp mà vào thẳng thư viện. Đúng vậy, hôm nay Vũ Nguyệt được nghỉ, nhưng cô không muốn ở nhà nên cô đến thư viện của trường. Vũ Nguyệt làm thủ tục với quầy lễ tân và mượn điện thoại ở đó, cô bấm số điện thoại của ai đó, tiếng chuông reo..

    "Alo.. Xin hỏi ai thế ạ?" Chị Vân lên tiếng.

    "Em đây, hôm nay chị nghỉ trưa lúc mấy giờ? Đi ăn trưa với em?" Vũ Nguyệt nói.

    "Ơ, Nguyệt hả, gọi điện thoại ở đâu thế?" Chị Vân hỏi.

    "Em gọi ở thư viện trường, hôm nay em không phải đi học, nhưng không muốn ở nhà nên em lên thư viện của trường."

    "Chờ chị sợ lâu đấy, hôm nay chị làm ca sáng, phải 2 - 3 giờ mới về cơ. Hay cứ về nhà đi xong chiều chị lên đón."

    "Không sao, đằng nào em cũng ở thư viện học với tìm tài liệu viết bài. Khi nào chị về thì chị qua trường em nhé."

    Vũ Nguyệt gác máy và vào thư viện chọn những quyển sách mà cô cần. Chớp mắt đã đến giờ cơm trưa, người trong thư viện cũng ít dần, chỉ còn lại cô và một vài bạn khác. Cô mệt mỏi gục xuống bàn chợp mắt cho qua cơn đói. Từ rất lâu rồi, cô không được ăn sáng những món như cháo, bánh mỳ hay xôi mà ngày xưa cô hay được ăn. Ở nhà cô Hương, họ mua bánh ngọt và sữa để sẵn đấy. Mặc dù không thích nhưng cô cũng không đòi hỏi. Sáng nay do đi sớm và cũng không muốn chạm mặt, cô không ở nhà ăn sáng.

    Tiếng ồn ào đánh thức Vũ Nguyệt dậy, cô nhìn đồng hồ, đã 2 giờ chiều rồi. Bài tập cũng xong rồi, cô nán lại thư viện thêm 30 phút rồi trả sách, thu dọn đồ và đi về. Cô ngồi đợi chị gái ở ghế đá sân trường. Từ xa, cô thấy bóng dáng chị ở ngoài cổng, cô liền chạy ra rồi đi cùng chị luôn. Hai chị em vào một quán nào đó ăn trưa rồi tìm quán cafe nào kín đáo ngồi nói chuyện. Vũ Nguyệt kể lại câu chuyện tối hôm qua và chuyện bị cô Hương tịch thu tiền nhuận bút. Giờ thì chị cô đã hiểu vì sao Vũ Nguyệt trong lúc đợi mình lại không mua gì đó ăn hoặc ra quán nào đó đợi.

    "Thấy chưa, chị đã nói với em rồi, họ không biết em làm cộng tác viết bài, sau mà thấy em có tiền kiểu gì cũng nói này nọ." Chị Vân nói.

    "Tiền do em làm ra bằng công sức của em, em có ăn trộm ăn cắp của ai đâu mà họ nói như kiểu em lấy tiền của nhà họ ấy. Xong dọa nạt đuổi này đuổi nọ. Ban đầu là họ tự đứng ra nhận nuôi em mà, em có quỳ lạy van xin đâu. Chưa kể bà Hương rất hay vào phòng em tự tiện lục này nọ. Đến cả nhật ký của em cũng đọc xong bắt em đốt. Tiền em để trong balo cũng lục. Chứng tỏ rất hay lục phòng em. Còn lôi cả mẹ ra dọa em, bảo là mơ thấy mẹ khóc lóc nhờ bà ấy dạy dỗ em." Vũ Nguyệt bức xúc kể. Chính hành động vừa rồi của vợ chồng cô Hương đã chạm đến giới hạn chịu đựng cuối cùng của Vũ Nguyệt.

    "Thế bây giờ như này, chị sẽ thuê nhà riêng rồi em về ở với chị và hai cháu. Nhưng như thế sẽ vất vả lắm. Chị đi làm cả ngày, hai cháu cũng đi học, ở bên nhà chồng còn nhờ bà nội được, nhờ ra ở riêng ai lại đi nhờ bà nội. Em cứ suy nghĩ đi, rồi bảo chị. Chứ nay thấy đuổi mai bảo đuổi chị thấy cũng không ổn thật." Chị Vân nghĩ ngợi giây lát nói.

    "Nghĩ gì nữa, số em khổ thì phải chịu thôi. Chứ ở nhờ như thế này, nay bị đuổi, mai bị dọa, em cũng bực mình lắm." Vũ Nguyệt bực mình nói.

    Hai chị em nói chuyện xong xuôi thì ai về nhà nấy. Đến tối, cơm nước xong xuôi, chị Vân gọi điện cho từng cô chú, trình bày về việc muốn đón Vũ Nguyệt về. Trái ngược với mong đợi của hai chị em. Các cô chú có vẻ không hài lòng và rất quyết liệt ngăn cản hai chị em cô về ở với nhau. Một buổi họp nội bộ gia đình mới được mở ra.

    * * *

    10/5/2009 - Họp gia đình.

    "Hôm qua cháu Vân có gọi điện cho chị nói về việc muốn đón cháu Nguyệt về ở cùng. Vì nhà cũ của bố mẹ bán rồi nên hai chị em sẽ thuê nhà. Theo ý của chị thì chị thấy không ổn. Chồng cháu Vân mất rồi, ba mẹ con đang ở với nhà chồng tự nhiên cõng thêm một khoản tiền nhà như thế, còn cháu Nguyệt đang ở với cô chú Hương Đức, chỉ vì một chuyện nhỏ giận dỗi đòi ra ngoài ở thì cũng không hay. Mà cháu Nguyệt còn nhỏ, sắp thi cấp ba, một mình cháu Vân không thể lo cho ba đứa cộng với tiền thuê nhà, rồi ăn uống được. Chị thì chị không đồng ý." Cô Hiền gay gắt phản đối.

    "Đúng rồi, bác Hiền nói đúng đấy, cái Vân không thể lo được." Các cô chú khác cũng đồng thanh hùa vào.

    "Ý kiến của em thì như thế này: Cháu Nguyệt cũng ở với vợ chồng em gần một năm nay rồi, đương nhiên là không thể lúc nào cũng hòa hợp 100% được. Bát đũa còn có lúc va chạm nhau, việc cháu Nguyệt và chồng em xích mích em cũng không bênh bên nào cá. Nếu như bố mẹ cháu mất không để lại cho các cháu tài sản gì thì em nguyện ôm cháu vào lòng, nuôi cháu đến năm 18 tuổi. Nhưng vì bố mẹ cháu có để lại tài sản, nên để tránh điều tiếng cho gia đình chúng em, thì em tôn trọng quyết định của cháu Nguyệt. Nhưng em cũng không tán thành việc cháu Vân ra thuê nhà ở riêng và đón cháu Nguyệt về." Cô Hương lên tiếng một cách đầy thảo mai.

    "Đúng rồi, chị Hương nói đúng, em cũng đồng tình như thế." Các cô chú khác lại một lần nữa hùa theo.

    "Theo ý kiến của cháu, sự việc giữa chú Đức và em cháu vừa rồi, lỗi cũng do em cháu, tính em cháu như nào cháu biết. Nên để tránh những việc không đáng có về sau thì cháu cũng xin phép đón em cháu về. Cháu cũng xác định tư tưởng với nó việc ra ở riêng sẽ khổ hơn khi ở cùng với cô chú, nhưng có chị có em, hai cháu Nhật và Minh cũng muốn ở với dì." Chị Vân kiên nhẫn giải thích.

    Thực tình, nhìn em mình như thế cô cũng không đành lòng. Cô đồng ý để em ở nhà họ hàng một là vì tuân theo lời di chúc của bố cô để lại, hai là cũng muốn em mình có cuộc sống vật chất đủ đầy, bù đắp cho tổn thương tinh thần. Nhưng hiện tại, em cô mới ở đó gần một năm mà nay bị dọa đuổi mai bị dọa đuổi, là một người chị, cô không đành lòng.

    "Cái Nguyệt, bây giờ cháu nói đi. Cháu cũng không còn nhỏ gì nữa, cháu tự nói ra nguyện vọng của cháu đi." Cô Hương phủ đầu Vũ Nguyệt.

    "Cháu muốn ở với chị cháu." Vũ Nguyệt nghiêm túc nói.

    "Không được, các cô không đồng ý. Cháu không ở nhà cô chú Hương Đức có thể ở nhà ai cũng được, chứ các cô chú còn sống sờ sờ đây lại để hai chị em ra thuê nhà ở riêng như thế à." Tất cả các cô chú gay gắt phản đối.

    "À, hóa ra là sợ mang tiếng." Vũ Nguyệt thầm nghĩ.

    Vũ Nguyệt vẫn thấy khó hiểu tại sao họ nhất định muốn chia cắt chị em cô như thế. Có thể Vũ Nguyệt còn nhỏ, suy nghĩ chưa đủ sâu để hiểu được, nhưng chị cô thì hiểu. Chị gái Vũ Nguyệt hơn cô mười sáu tuổi, Vân đã chứng kiến những con người này đối xử với gia đình Vũ Nguyệt như thế nào, và cô hiểu tại sao họ lại như bây giờ. Tất cả là vì số tiền di chúc bố mẹ để lại cho hai chị em cô. Vân đã đi lấy chồng nên không liên quan gì nhiều, Vũ Nguyệt còn quá nhỏ để hiểu chuyện, nên việc bị thao túng cũng là điều dễ hiểu. Cô hiểu, họ nhất định sẽ không để cho hai chị em cô ở với nhau.

    Cuộc cãi cọ, tranh luận diễn ra từ sáng sớm đến tối muộn. Gia đình họ Vũ cuối cùng đưa đến quyết định: Trao trả tài sản của Vũ Nguyệt cùng với cô về với bà ngoại. Ngỡ tưởng Vũ Nguyệt về ở với bà ngoại, hai chị em cô sẽ thoải mái hơn, Vũ Nguyệt cũng thoải mái đầu óc hơn, nhưng hai chị em cô nào hay biết, lần về ở với bà ngoại này đã biến Vũ Nguyệt trở thành một con người khác hoàn toàn cô bé ngây thơ ngày nào.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2022
  7. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 6: CHUYỆN NHÀ BÀ NGOẠI

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giữa tháng 5/2009, Vũ Nguyệt chuyển về ở cùng bà ngoại. Bà ngoại xưa nay vẫn luôn yêu thương, chiều chuộng cô nhất, vì thế khi gia đình cô xảy ra chuyện, bà ngoại luôn lo lắng cho cuộc sống sau này của cô. Ngày Vũ Nguyệt chuyển về nhà bà ngoại, không chỉ có chị Vân mà cô chú Hương Đức cũng đưa Vũ Nguyệt về. Họ dặn dò cô phải biết giúp đỡ bà việc nhà, chăm chỉ học hành vì chỉ còn vài tháng nữa là bước vào kỳ thi cấp ba.. và vô số những điều khác. Vũ Nguyệt như có như không ngồi gật gù nghe họ nói. Chỉ có cô mới biết, những lời họ nói, đâu mới là thật, đâu là giả.

    "Dạ chào bà ạ, cháu đưa cháu Nguyệt xuống giao cho bà. Trước nó ở với gia đình cháu, giờ để nó về ở với bà ngoại cho có bà có cháu, có nội có ngoại, chứ chúng cháu cũng nhớ nó. Nghĩ cũng thương, bố mẹ mất sớm, các cô chú có thương cũng không thể bằng bố mẹ được bà ạ." Vợ chồng cô Hương đon đả trò chuyện với bà ngoại của Vũ Nguyệt.

    "Vâng, cảm ơn cô chú. Cháu nó không may mất bố mẹ sớm, cũng thương cháu nên chỉ mong cháu nó tinh thần thoải mái để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới." Bà ngoại Vũ Nguyệt cười giả lả đáp lời.

    Vũ Nguyệt cùng chị gái mang đồ vào nhà sắp xếp. Nghĩ đến việc đã thoát khỏi căn nhà giả tạo kia, lòng cô thấy nhẹ nhõm hơn. Loay hoay nửa ngày, vợ chồng cô Hương cũng ra về, hai chị em cũng sắp xếp đồ xong, bà ngoại cũng đã nấu cơm xong, hai chị em cô rửa mặt và tay chân rồi dọn cơm cùng bà ngoại. Ngỡ tưởng cuộc sống của Vũ Nguyệt đã yên bình nhưng đó chỉ là sự bình yên trước cơn giông bão.

    Bà ngoại của Vũ Nguyệt xuất thân là người buôn bán nhỏ lẻ, có ba người con, mẹ của Vũ Nguyệt là người con thứ hai của bà và cũng là người có hiếu nhất, thành đạt nhất. Khi còn khỏe mạnh, vì bác cả và cậu kinh tế không được dư giả nên bố mẹ của Vũ Nguyệt nhận trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho bà ngoại. Tuy gia đình Vũ Nguyệt không ở chung với bà ngoại nhưng họ đều ở chung một thành phố, cách nhau không quá xa. Vì vậy, hàng tuần, hàng tháng gia đình Vũ Nguyệt đều gửi tiền phụng dưỡng và đưa Vũ Nguyệt đến chơi với bà. Vũ Nguyệt cũng là đứa cháu nhỏ tuổi nhất nên được bà chiều chuộng nhiều nhất.

    Vũ Nguyệt chuyển về ở với bà ngoại, ngoài những lúc học bài tập trung cho kỳ thi cấp ba, cô cũng hay giúp bà mấy việc lặt vặt và tâm sự với bà về cuộc sống không mấy vui vẻ gì khi ở nhà cô Hương trong một năm qua. Nghe cô cháu gái kể xong, bà ngoại cô cũng thấy bất bình với việc đó. Cuộc sống cứ thế qua đi, chẳng mấy chốc, Vũ Nguyệt bước vào kỳ thi cấp ba quan trọng. Kỳ thi nhanh chóng trôi qua, Vũ Nguyệt bước vào giai đoạn nghỉ ngơi sau quãng thời gian mệt mỏi. Cô xin phép bà đi du lịch cùng chị gái và hai cháu nhỏ.

    * * *

    Hội An, tháng 8/2010.

    "Dì ơi, mẹ ơi, nhà mình đi ăn kem với bánh tráng đi." Nguyễn Minh và Nguyễn Nhật gọi Vũ Nguyệt và chị Vân.

    "Chạy chậm thôi, không lạc bây giờ." Chị Vân gọi với theo Nguyễn Minh và Nguyễn Nhật

    "Hai đứa, lại đây ngồi ăn đi, chạy nữa lạc ráng chịu nhá." Vũ Nguyệt gọi hai cháu về sau khi đồ ăn được quán bày lên bàn.

    Vũ Nguyệt cứ thế tận hưởng những giây phút hạnh phúc mà không hay biết rằng, một cơn bão lớn đang đợi cô sau chuyến du lịch này.

    "Sao rồi, em chuyển về ở với bà chắc không vấn đề gì đúng không?" Chị Vân hỏi.

    "Vâng, bà mình mà, thoải mái hơn, cũng không phải kiêng dè dâu rể hay phải nhìn nét mặt ai để cư xử. Em đỡ mệt đầu hẳn. Mang tiếng có phòng riêng nhưng phòng mình, đồ đạc của mình, họ cứ ra vào, lấy dùng như kiểu vô chủ ấy. Em vẫn bực cái vụ tự ý lục balo của em rồi lu loa lên như kiểu em ăn cắp ăn trộm bị bắt quả tang, làm như kiểu oan ức lắm trong khi rõ ràng là lỗi của bà Hương. Người gì đâu tính nết kỳ cục, xong còn suốt ngày kêu là nằm mơ thấy bố mẹ mình." Vũ Nguyệt bức xúc hồi tưởng lại.

    "Thôi, chuyện qua rồi, bà tuy già nhưng cũng chẳng để em làm gì vất vả đâu, nhưng đỡ đần được bà cái gì thì đỡ. Bà không nói nhưng nhỡ hàng xóm người ta để ý lại đồn đoán lung tung. Thế từ ngày chuyển xuống ở với bà, bác Lê và cậu Vương có xuống lần nào không?" Chị Vân an ủi nói.

    "À đấy, chị nhắc em mới nhớ. Cái đợt trước, đợt đó em vừa thi cấp ba xong, vợ chồng cậu Vương xuống nói chuyện với bà, ý muốn nhận em làm con nuôi. Hai người họ không có con, chị biết mà. Họ bảo là, đằng nào em cũng nhập khẩu vào hộ khẩu nhà bà nên tiện đó muốn nhận em làm con nuôi, sau này ốm đau hay có vấn đề gì thì cũng có người chăm sóc, hương khói. Còn hôm trước khi em đi du lịch nè, vợ bác Lê đi đâu về ấy, gặp em ở ngoài ngõ, cũng gợi ý cái vấn đề này nhưng lại không trực tiếp vào nhà nói chuyện với bà. Chỉ hỏi ý kiến em thấy thế nào." Vũ Nguyệt hồi tưởng lại từng chuyện kể cho chị Vân nghe.

    "Thôi, con nuôi con ruột làm gì. Có thể là họ có ý tốt hoặc có thể có ý đồ, mình không biết được, thật giả lẫn lộn. Giờ thi xong cấp ba rồi, cũng vào được trường như ý muốn rồi, tập trung vào học để thi đại học, nhất định phải đỗ đại học, đừng có như chị. Em phải thành đạt để hoàn thành tâm nguyện của bố mẹ, làm gương cho hai đứa này, chứ chị thì xác định như thế này mãi rồi." Chị Vân giật mình khuyên Vũ Nguyệt, có vẻ cô đã dự đoán được chuyện gì đó, nhưng sợ em mình lo lắng nên cô giữ kín trong lòng.

    "Em biết rồi!"

    Chuyến du lịch bốn ngày ba đêm chớp mắt đã kết thúc. Bốn người lại ai về nhà nấy, cô đi du lịch mua quà cho bà và mọi người. Ở nhà, để chúc mừng cô đỗ vào trường cấp ba như ý, bà và cậu đã chuẩn bị cho cô một món quà đặc biệt. Đó là một chiếc điện thoại như ý cô muốn. Cô vui vẻ nhận và cảm ơn bà với cậu. Sau này, chính món quà từ trên trời rơi xuống này là nguồn cơn cho những rắc rối của Vũ Nguyệt.
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười hai 2022
  8. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 7: XUNG ĐỘT NHÀ CẬU VƯƠNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày nhập học đã đến. Vũ Nguyệt háo hức cầm giấy nhập học đến trường nhận lớp. Bạn mới, trường mới, thầy cô mới đã mang đến cho cô nhiều sắc màu trong cuộc sống hàng ngày. Sau kỳ thi cấp ba, Vũ Nguyệt cần chuẩn bị cho kỳ thi đại học - một kỳ thì hết sức quan trọng, ít nhất là đối với cô. Chính vì thế, khoảng thời gian học cấp ba, không chỉ học chính ở trường mà Vũ Nguyệt còn đi học thêm rất nhiều. Thời gian ở nhà ít cộng với việc học thêm nhiều khiến cô về nhà khá muộn, không biết tự bao giờ, xung quanh cô đã xuất hiện những lời đồn đại không hay về cô. Lâu dần, những lời đồn này cũng đến tai của bà ngoại và cậu Vương.

    Bà ngoại và cậu Vương đều là những người xuất thân buôn bán, lại khác thế hệ với Vũ Nguyệt, vì vậy họ chịu sự ảnh hưởng của xã hội cũ rất nhiều. Đối với họ, con gái không cần học quá cao siêu, chỉ cần công dung đạo đức tốt là được. Trái ngược với nhà ngoại, các cô chú bên họ nội của Vũ Nguyệt do gia đình xuất thân chính trị, nhà nước nên họ cũng có tư tưởng tiên tiến, hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó, Vũ Nguyệt thường bị hàng xóm xung quanh để ý, bàn tán việc cô đi sớm về muộn. Và chuyện gì đến cũng đến, đó là một ngày tháng 11/2012, năm đó, Vũ Nguyệt đang học lớp 11.

    Chương trình lớp 11 khá nặng, Vũ Nguyệt vừa phải lựa chọn khối thi đại học để ôn tập, vừa phải hoàn thành chương trình chính trên lớp. Ngoài thời gian học cả ngày trên trường, cô phải đăng ký học thêm buổi tối tất cả các ngày trong tuần. Thời gian biểu như thế so với trước đây là gấp đôi, chưa kể cô còn cần hoàn thành đúng hạn bài viết cho tờ báo học trò cô vẫn công tác. Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao trong thời điểm này, Vũ Nguyệt không tập trung cao độ cho việc học và dừng các việc không liên quan? Nhưng, mọi việc xuất hiện trên đời đều có lý do của nó. Và việc Vũ Nguyệt phải đảm bảo hai việc học và làm cũng là có nguyên nhân.

    Quay trở lại câu chuyện đi sớm về muộn của Vũ Nguyệt, tiết trời tháng 11 đã vào cuối thu, trời cũng tối nhanh hơn. Các cụ ngày xưa chẳng phải có câu "đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" hay sao.

    09 giờ 30 tối, Vũ Nguyệt vừa đi học về, thấy cậu Vương đang ngồi nói chuyện với bà, còn bà đã dọn sẵn cơm phần cho cô. Cô chào bà, chào cậu rồi tranh thủ ăn cơm để còn học bài. Đang ngồi ăn, bỗng cậu Vương nói:

    "Cậu nghĩ là cháu nên hạn chế đi về muộn như thế này. Hàng xóm láng giềng người ta để ý nói ra nói vào cậu không thích."

    "Cháu đi học mà, cháu cũng nói với bà và cậu ngay từ lúc cháu lên lớp 11 rồi mà. Họ nói thì kệ họ thôi, mình làm việc của mình chứ. Giờ không đi học thì sao mà thi đại học được, chương trình trên lớp chỉ là chương trình đại cương bình thường thôi cậu ạ."

    "Cần gì phải đi học thêm, gớm, học cao học rộng sau cũng chỉ đi lấy chồng rồi chăm chồng chăm con. Ngày xưa cũng làm gì có học thêm, người ta vẫn thi đại học làm giáo sư, tiến sĩ đầy ra đấy thôi. Như mẹ cháu ngày xưa học cao học giỏi lắm rồi cuối cùng cũng đi làm công ăn lương, ông bà nội cháu cũng có coi ra gì đâu."

    "Cậu nói cái gì đấy? Ngày xưa là ngày xưa, bây giờ là bây giờ, cuộc sống phải thay đổi chứ. Cậu nói như kiểu cháu viện cớ đi học để đi chơi thế."

    "Đúng thế đấy, làm gì có ai đi học mà không có ngày nghỉ như mày. Nhìn mấy đứa hàng xóm, chúng nó đi học cũng có kín mít như mày đâu. Hàng xóm người ta còn nói vào mặt tao là có hôm thấy mày đi cùng thằng nào về đến đầu ngõ đấy. Học giỏi học rộng ở đâu chưa thấy, bảo sao các cô chú mày đẩy về đây." Cậu Vương chua ngoa mỉa mai.

    "Cậu nói cái gì cơ? Cháu đi học nhiều vì cháu biết lo cho bản thân cháu, như thế là sai à. Còn cậu nói là hàng xóm nhìn thấy cháu đi với thằng nào? Ai nói? Cậu dắt cháu sang đối chất, ngày nào tháng nào?" Vũ Nguyệt bức xúc đáp lời.

    "Thôi, hai cậu cháu chúng mày có thôi đi không, tao còn đang ngồi đây mà chúng mày không coi tao ra cái gì à? Cậu nói thì cũng muốn tốt cho mày, cậu nói một câu mày cãi một câu là sao? Hàng xóm người ta cũng nói đến tai bà chứ không phải nói với mỗi mình cậu. Nhưng bà không nghĩ là mày như thế nên bà kệ. Hôm nay cậu xuống cậu kể, không vô lý mà người ta nói đi nói lại như thế." Bà ngoại Vũ Nguyệt lên tiếng.

    "Bà thử xem cháu nói sai cái gì? Cậu nói thế là ý gì? Ý cậu là từ mai cháu phải nghỉ học thêm tối để không về muộn cho hàng xóm đỡ nói, đỡ bảo cháu đi trai gái linh tinh à? Cháu đi học chứ đi chơi được ngày nào? Cậu với bà có cần đến trường và trung tâm của cháu xác nhận không?"

    "Loại con nhà vô giáo dục, bố mẹ mày không dạy là khi người lớn nói thì không được cãi à?" Cậu Vương vẫn tiếp tục mỉa mai Vũ Nguyệt.

    "Cậu Vương, bà ạ, cháu sai thì bà và cậu có thể mắng chửi cháu, nhưng cháu không sai, cháu đi học là sai thì khéo cả thế giới này sai hết à, bố mẹ cháu lại càng không sai nên bà và cậu đừng lôi bố mẹ cháu vào đây. Hãy để cho họ yên nghỉ." Vũ Nguyệt nước mắt lưng tròng nói.

    Cô tưởng chỉ có những người họ hàng giả tạo kia mới không biết chừng mực mà lôi bố mẹ cô vô tội vạ ra để nói. Cô không ngờ người bà ngoại đáng kính, người cậu cách đây một vài ngày vẫn còn đon đả nhắc nhở cô chú ý học hành.. mà giờ đây lại cư xử giống như cô chú bên nội của cô như thế. Vũ Nguyệt còn đang ăn dở bát cơm, bèn bỏ dở, định thu dọn rồi đi học bài. Nhưng đời làm gì có chuyện gì dễ dàng như thế.

    "Này, mày đừng có mà láo. Nhắc đến bố mẹ mày thì sao, bố mẹ mày không biết dạy mày nên mày mới bị người ta chửi đấy. Mẹ mày không phải con gái của bà à, bố mày không phải con rể của bà à. Đừng để người ta chửi thẳng mặt là loại con nhà không có bố mẹ dạy." Cậu Vương vẫn chưa buông tha cho cô, vẫn tiếp tục đay nghiến.
     
    LieuDuong, Ankhang22, chiqudoll1 người nữa thích bài này.
  9. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 8: HỒI ỨC CỦA VŨ NGUYỆT (PHẦN 1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có lẽ phải nói về người cậu Vương này một chút.

    Cậu Vương là con trai út trong nhà. Ngày cậu sinh ra cũng là ngày mà bà ngoại của Vũ Nguyệt phát hiện ra chồng mình ngoại tình. Theo như lời kể lại của mẹ Vũ Nguyệt, ông ngoại là một người đàn ông có chất giọng ấm áp. Không rõ vì lý do gì mà ông và bà bỏ nhau, ông bỏ đi biệt xứ, không ai biết là ông ở đâu, chỉ nghe nói là ông chuyển lên ở với tình nhân nhưng điều này mẹ Vũ Nguyệt cũng không chắc chắn, chỉ nghe bà ngoại kể lại thế. Vì sinh ra trong lúc nội bộ gia đình lục đục nên cậu Vương được bà ngoại yêu thương, chiều chuộng nhất. Chính sự yêu thương này đã khiến cậu Vương trở thành một công tử bột, không thích làm việc, nhỏ ăn bám mẹ, lớn ăn bám anh chị, ăn bám vợ. Trước khi xảy ra cuộc xích mích này, đối với Vũ Nguyệt, cậu Vương vẫn là một người cậu đáng kính, yêu thương các cháu.

    "Choang.." Vũ Nguyệt thả rơi chồng bát đũa trên tay xuống đất. Đôi vai nhỏ run run, những giọt nước mắt uất ức lại một lần nữa lăn dài trên gương mặt cô.

    "Cậu vừa nói cái gì? Bố mẹ cháu là để cho cậu lôi ra nói như thế à? Cậu chửi gì cháu cũng được nhưng không được phép động đến bố mẹ cháu. Cô cậu có công việc, bà có ngôi nhà như bây giờ, không phải là công sức bố mẹ cháu bỏ ra à. Tại sao cậu lại phủi sạch sẽ đi như thế?" Vũ Nguyệt lạnh lùng gằn từng chữ nói.

    Vũ Nguyệt vốn là một cô gái hiền lành, nhưng từ sau khi bố mẹ cô mất, từ những chuyện khi còn ở với vợ chồng cô Hương, cô tự nhủ với bản thân rằng: "Chỉ có gia đình của chính cô mới là nơi an toàn, nếu cô không tự biết bảo vệ bản thân, tự bước đi trên chính đôi chân của mình thì sẽ không ai có thể bảo vệ cô được".

    Vì thế, ngay lúc này, ngữ điệu cùng khí chất lạnh lùng của cô khiến cho cậu Vương có chút giật mình. Và để áp chế sự hoang mang đó thì "Bốp.. Mày đừng có mà láo, đừng có thấy bà hiền tao hiền mà bắt nạt, bố mẹ mày không dạy được mày thì tao dạy mày. Mày vừa gân cổ lên với ai? Con ranh con láo toét này."

    Cậu Vương giáng một cú bạt tai bất ngờ khiến Vũ Nguyệt ngã bật ra đằng sau. Vẫn chưa buông tha cho cô, cậu Vương tiếp tục bước đến túm cổ áo của Vũ Nguyệt định "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" để thị uy với cô thì: "Bặp.. Á.. Con ranh này.. Bỏ tao ra".

    Gia đình Vũ Nguyệt ngay từ nhỏ đã cho giáo dục hai chị em cô phải tự biết bảo vệ bản thân và yêu cầu mỗi người tự chọn một môn thể thao. Và cô đã chọn học karate. Thời điểm đó, tư tưởng còn chưa cởi mở như bây giờ, việc con gái học võ luôn bị dị nghị, bàn tán. Nhưng bố của Vũ Nguyệt do tính chất công việc, tiếp xúc với nhiều tư tưởng tiến bộ, nhiều nền văn hóa khác nhau nên ông không quan tâm mấy lời bàn tán đó. Ông luôn có cách dạy con của riêng mình, chính vì thế khi Vũ Nguyệt ở cùng với vợ chồng cô Hương, cô bị ngợp bởi nếp sống của gia đình họ.

    Lại nói về cuộc tranh cãi giữa Vũ Nguyệt và cậu Vương. Bố mẹ của Vũ Nguyệt chưa bao giờ sử dụng vũ lực với chị em cô, mà ngày hôm nay cô bị người cậu thượng cẳng chân hạ cẳng tay không thương tiếc như thế. Điều này khiến Vũ Nguyệt không thể chấp nhận được. Cô nhớ đến lời dặn của bố: "Con là do bố mẹ sinh ra, chăm sóc, con phải tự biết bảo vệ bản thân, không được để cho ai xúc phạm hay đánh đập mình. Như thế là chính con không tôn trọng bản thân con". Những năm học karate của Vũ Nguyệt không phải để làm cảnh, cô nhanh chóng né và không chế được cậu Vương. Còn đang trong lúc giằng co, "bốp.. con mất dạy này", Vũ Nguyệt cảm thấy đau nhói sau lưng. Nhờ thế mà cậu Vương thoát được, vung tay tát một cú trời giáng tiếp theo vào mặt Vũ Nguyệt.

    Có vẻ như lần này cậu Vương dùng hết sức bình sinh để ra tay nên Vũ Nguyệt bật mạnh ra sau, đầu cô đập vào tường. Cú va đập này khiến Vũ Nguyệt choáng váng mất mấy giây, một vị tanh xộc lên trong miệng Vũ Nguyệt.

    "Quân mất dạy, mày còn dám đánh cả cậu mày à. Tao vẫn còn chưa chết mà mày đã bố láo, tao mà chết chắc mày cướp không cái nhà này à." Bà ngoại của Vũ Nguyệt lên tiếng nhiếc móc. Hóa ra, khi thấy con trai mình giằng co với cô cháu gái, có vẻ yếu thế hơn, bà ngoại liền vồ lấy cái chổi ở góc nhà, đánh liên tiếp vào sau lưng cô để giúp con trai mình vùng ra.

    "Loại con nhà mất dạy, cho ăn cho học lắm rồi về đánh ông mày à. Bảo sao nhà nội mày không ưa nên mới đẩy về đây. Đúng là bố mẹ nào con thế ấy, vô học y như nhau." Cậu Vương cay cú gằn từng tiếng chửi Vũ Nguyệt.

    "Ông vừa nói cái gì? Ông nói ai vô học? Ông chửi tôi thế nào cũng được nhưng không được động đến bố mẹ tôi. Cái nhà này mà không có tiền của bố mẹ tôi thì có được như bây giờ không? Ông bỏ được đồng nào khi xây nhà cho bà chưa?" Vũ Nguyệt gằn từng tiếng, vịn tường từ từ đứng dậy sau cơn choáng váng.

    "Tiền nào của bố mẹ mày? Nhà này là của tao. Con tao nó chết rồi, tao cũng không cần nó nữa. Mày đừng có ăn không nói có." Những lời chát chúa của bà ngoại như mũi dao vậy, từng nhát găm vào tim cô. Căn nhà này, tuy không phải của cô, nhưng là bố mẹ cô bỏ tiền ra xây cho bà. Chính cô là người đi chọn từng viên gạch lát nhà cho bà cùng với bố mẹ cô. Vậy mà giờ đây họ lại nói một cách vô ơn như thế.

    "Mẹ cháu là con gái của bà, bà ốm gãy chân nằm viện, mẹ cháu bỏ hết mọi thứ vào chăm bà ngày đêm. Lúc đấy cậu và bác ở đâu? Bố mẹ cháu đã để bà và các bác thiếu cái gì chưa? Mà tại sao bây giờ lại nói mẹ cháu như thế?" Vũ Nguyệt nghẹn ngào gằn lên từng tiếng. Cuộc cãi cọ càng lúc càng căng thẳng hơn, điều này đã thu hút sự chú ý của hàng xóm. Ngoài cửa đã có không ít người nhòm ngó, xì xào, bàn tán.

    "À, bây giờ mày có ăn có học, học cao hiểu rộng, đủ lông đủ cánh nên ai mày cũng cãi à? Đấy, cho ăn cho học cho lắm, chả được tích sự gì, chỉ cãi láo là giỏi. Mày là cái loại sát tinh xui xẻo khắc chết bố mẹ mày chứ tử tế gì mà bày đặt. Tao không cho mày ở nữa, mày gọi chị mày hay cô mày đến mà đón mày. Đừng có ở nhà tao, xúi quẩy. Cút đi, cút đi đâu thì cút." Vừa nói, bà ngoại và cậu vừa đẩy cô ra ngoài cửa. Lúc này hàng xóm đã quây kín bên ngoài xem náo nhiệt.

    "Huỵch.. Cút đi, đi đâu thì đi, tao không có loại con cháu như mày." Vũ Nguyệt ngã nhào xuống đất. Tại sao cô không phản kháng? Người đẩy cô ngã là bà ngoại của cô, cô không dám vô lễ với người đã sinh ra mẹ mình. Nhưng còn cậu Vương, mẹ cô lo cho cậu như thế nào cô không biết, cô chỉ biết, đến khi cậu lấy vợ, cậu vẫn đến xin tiền mẹ cô. Vì thế cô không cần phải kiêng nể gì với ông ta cả.

    Một người hàng xóm đỡ cô dậy và nói: "Thôi, bà cháu cãi nhau có gì từ từ nói. Ai lại động tay động chân thế. Chú là đàn ông, lại còn là cậu nó mà đánh con bé thế này à". Bà ngoại và cậu Vương không quan tâm, đóng "Rầm" cửa vào nhà. Vũ Nguyệt run rẩy đứng dậy, nhặt đồ, cảm ơn hàng xóm xung quanh rồi lủi thủi bước đi. Cô đi đâu, chính bản thân cô cũng không biết, cô chỉ biết, cô cần phải đi khỏi nơi đây. Bóng lưng của cô gái bất hạnh này dần biến mất trong màn đêm tĩnh lặng. Đám đông cũng dần tản đi.

    "Tút.. tút.. tút.." Tiếng bàn phím điện thoại vang lên, dường như có ai đang gọi điện thoại.

    "Alo" Một giọng nam vang lên trong điện thoại.

    "Alo, dạ chào bác tổ trưởng. Tôi là hàng xóm của bà Hinh, nhà cái Nguyệt ở ngõ 25 ấy." Chất giọng trầm của một người phụ nữ đáp lại.

    "Dạ vâng chào bác, có việc gì mà bác gọi muộn thế?" Bác tổ trưởng ngạc nhiên hỏi

    "À, lúc nãy tôi thấy nhà đó có cãi nhau, không biết tranh cãi gì mà có vẻ căng lắm, đuổi con bé Nguyệt ra đường rồi, không biết nó đi đâu. Nó trẻ con như thế, mà giờ cũng gần nửa đêm rồi. Khéo bác phải xuống nhà bà Hinh can thiệp chứ tôi thấy không ổn bác ạ. Hình như còn đánh con bé nữa, lúc nãy tối quá tôi không nhìn rõ." Người phụ nữ tiếp tục tường thuật ý chính của câu chuyện ở nhà bà Hinh.

    "Thế hả bác, vâng bác đợi tôi chút, tôi xuống ngay. Để tôi gọi anh An công an khu vực xuống." Bác tổ trưởng sốt sắng.

    "Tút.. tút.. tút.." Bác tổ trưởng bấm điện thoại gọi ai đó.

    "Alo" Trong điện thoại vang lên giọng của một nam thanh niên.

    "Chú An à, hôm nay chú có trực trên phường không?"

    "Dạ có, cháu đang trực mà. Có chuyện gì thế bác, sao nghe giọng bác gấp gáp thế?" Đồng chí công an tên An lên tiếng.

    "Gấp chứ sao không, chú cùng tôi xuống nhà bà Hinh, nghe hàng xóm cạnh nhà nói là gia đình đó xích mích với cái Nguyệt, đuổi nó ra đường rồi. Giờ xuống gặp họ tìm hiểu tình hình như thế nào, chứ nhỡ có vấn đề gì thì chết dở." Bác tổ trưởng nói.

    "Nguyệt à, có phải con bé mồ côi bố mẹ mới chuyển về cách đây không lâu không nhỉ. Hôm ra phường đăng ký giám hộ thấy bà cháu vui vẻ lắm mà, sao đến nông nỗi này. Chết thật, đêm hôm nó đi lang thang ngoài đường, nhỡ xảy ra chuyện gì thì chết." Đồng chí công an sốt sắng nói.

    Sau khi thống nhất, họ cùng nhau đến nhà bà Hinh.
     
    Ankhang22, chiqudollLieuDuong thích bài này.
  10. hanhvh1303 Sam

    Bài viết:
    7
    CHƯƠNG 9: HỒI ỨC CỦA VŨ NGUYỆT (PHẦN 2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    15 phút sau.

    "Cộc cộc.. bà Hinh ơi, bà ngủ chưa ạ?" Chất giọng trầm trầm của một người đàn ông vang lên ngoài cửa.

    "Ai đấy? Đêm hôm rồi ai còn gọi cửa đấy?" Bà ngoại Vũ Nguyệt từ trong nhà nói vọng ra.

    Hinh là tên của bà ngoại Vũ Nguyệt. Trong mắt mọi người, bà Hinh xưa nay luôn hòa đồng, chan hòa với mọi người nên ai cũng kính trọng. Sự việc ngày hôm nay xảy ra, những người hàng xóm xung quanh nếu không tận mắt chứng kiến, chỉ nghe kể lại thì chắc chắn không ai dám tin bà Hinh lại có hành động như thế với chính người cháu của mình. Hoặc có thể, những gì mọi người thấy chỉ là những gì người ta muốn thể hiện ra. Người xưa thường nói "ở trong chăn mới biết chăn có rận" đấy thôi.

    "Là cháu, cháu là An, công an khu vực. Cháu làm phiền bà chút, bà mở cửa cho cháu với."

    "Có việc gì mai cậu ghé nhà được không, muộn rồi tôi còn phải đi ngủ." Có lẽ bà Hinh đã đoán được điều gì đó nên từ chối.

    "Bà cho cháu xin 5 phút thôi, không lâu đâu ạ." Anh công an vẫn kiên nhẫn.

    "Cạch.. cạch.. Xoạch." Cánh cửa mở ra, bà Hinh mời hai người vào nhà.

    "Chào bà, tôi và anh An đây nhận được thông tin ở nhà bà vừa có một vụ xích mích. Đúng ra chuyện nội bộ gia đình chúng tôi không dám can thiệp, nhưng vấn đề bây giờ là cháu Nguyệt còn nhỏ, chưa đủ mười tám tuổi. Cháu nó có sai thì dạy bảo cháu, sao lại đuổi cháu nó đi đêm hôm như thế này. Nhỡ xảy ra chuyện gì, thì bà là người ân hận nhất đấy." Bác tổ trưởng ân cần nói.

    "Chuyện của nhà tôi liên quan gì đến các anh. Tôi không có cái loại cháu chắt mất dạy như nó. Nó đâu phải chỉ có mỗi tôi là người nương tựa, cô chú nó ăn to làm lớn, giàu có như thế, sao không nuôi nó mà lại đẩy về cho bà già này. Nó đi thì chắc cũng đến nhà cô chú nó chứ có gì mà mấy chú phải lo."

    Hai người đàn ông trước mặt thấy rùng mình vì những lời nói lạnh lùng của người phụ nữ lớn tuổi trước mặt. Họ thực sự không ngờ, đằng sau gương mặt hiền từ này, lại là một người đàn bà máu lạnh như thế. Vũ Nguyệt là cháu của bà ta cơ mà.

    "Đúng là chuyện nội bộ gia đình chúng cháu không có quyền can thiệp. Nhưng bé Nguyệt là trẻ mồ côi, là người được bà giám hộ có pháp luật chứng nhận. Trong trường hợp bà từ chối quyền giám hộ thì cũng phải có người tiếp nhận giám hộ hoặc bà phải trao trả quyền quản lý cho pháp luật, chứ bà không thể nói đơn giản như thế được bà ạ. Sau khi tiếp nhận thông tin từ hàng xóm, đội quản lý nhân khẩu địa phương đã nắm được là bé Nguyệt đang không biết đi đâu. Chúng cháu mời bà hợp tác để đi tìm bé Nguyệt về, bây giờ cũng là đêm rồi, một mình bé ngoài đường, thân con gái, lại đang tuổi mới lớn, rất nguy hiểm bà ạ."

    "Các chú thích thì đi mà tìm nó rồi chứa chấp nó, chứ tôi thì tôi không chứa chấp cái loại cháu mất dậy như nó. Nếu không có gì nữa mời các chú về cho, tôi già rồi, cần nghỉ ngơi. Các chú lại nhà." Bà ngoại Vũ Nguyệt lên tiếng đuổi khách.
    Tiếng thở dài của đồng chí công an và bác tổ trưởng. Họ đành bất lực ra về.

    "Con bé đêm nay cứ để tạm chỗ chú đi. Lát tôi sẽ liên lạc với chị gái của con bé tìm phương án giải quyết." Bác tổ trưởng ân cần nói với anh công an.

    "Vâng, giờ chỉ có cách đó chứ biết sao giờ nữa bác."

    Cuộc nói chuyện chóng vánh của hai người đàn ông nhanh chóng kết thúc. Ai về chỗ của người đó. Quay trở lại khung cảnh Vũ Nguyệt bị đuổi ra đường. Cô lững thững đi trong đêm tối, cô không biết đi đâu. Đến nhà chị thì quá xa, mà ở gần thì cũng không thể đến được vì đó là nhà chồng của chị. Ở đó còn gia đình nhà chồng của chị Vân, mặc dù họ rất quý cô nhưng cô không muốn làm phiền gia đình họ. Balo thì để ở nhà bà, lúc nãy cãi nhau cô chưa kịp lấy, tiền cũng ở trong đó. Đang không biết đi đâu thì cô thấy phía xa phát ra ánh sáng. Ngẩng đầu lên thì hóa ra cô đến chỗ công an phường từ lúc nào. Suy nghĩ một lúc, cô đành bước vào trong sân ngồi nép vào một góc gần cửa. Vừa ngồi xuống thì thấy một nam thanh niên chạy từ trong phòng ra, vừa hay nhìn thấy cô. Nam thanh niên đó chính là đồng chí công an tên An, anh nhận ra Vũ Nguyệt, bèn đưa cô vào trong phòng chờ. Có lẽ, lúc này chỉ có khu vực này là an toàn nhất đối với cô. Lấy tạm nước và khăn giấy cho cô lau mặt, hỏi thăm tình hình của cô qua loa rồi cùng bác tổ trưởng xuống nhà bà ngoại của Vũ Nguyệt.

    Đó chính là lý do vì sao họ không sốt sắng đi tìm Vũ Nguyệt sau khi rời khỏi nhà bà ngoại của cô.

    Đoạn Vũ Nguyệt nhận khăn giấy từ anh An, cô dùng điện thoại soi gương xem có chỗ nào bẩn thì lau. Lúc này cô mới nhìn rõ vết đỏ trên má phải của mình, khóe miệng còn có một vết máu, có lẽ do cú tát của cậu Vương đã khiến cô cắn phải môi. Lau mặt qua loa, chỉnh trang lại tóc tai quần áo, cô nhìn chiếc điện thoại mà được cậu Vương tặng hồi thi đỗ cấp ba, cô nghiến răng nắm chặt chiếc điện thoại trong tay. Một tia suy nghĩ vụt qua khiến cô định đập vỡ nó. Nhưng cô nghĩ lại "Thôi để dùng tạm, chứ giờ mà đập thì lấy gì mà gọi điện cho chị Vân." Sau đó cô mở điện thoại định gọi điện cho ai đó, suy nghĩ giây lát, cô lại tắt điện thoại đi. Bây giờ cũng hơn 11 giờ đêm rồi, cô không muốn làm phiền ai cả. Đang vẩn vơ suy nghĩ xem đêm nay cô có thể tá túc ở đâu, bỗng có tiếng bước chân ngoài cửa kéo cô trở về với thực tại. Thoáng chốc, Vũ Nguyệt thấy anh công an bước vào.

    "Em chào anh."

    "Ừ, ngồi đi." Đồng chí An chậm rãi bước vào văn phòng, cầm theo một bộ chăn gối đưa cho Vũ Nguyệt và nói: "Anh và bác tổ trưởng nhận được thông tin từ hàng xóm, cũng vừa qua nhà bà ngoại em nói chuyện. Đêm nay anh trực, em cứ ở tạm phòng chờ này nghỉ ngơi, sáng mai anh sẽ báo cáo trường hợp của em lên cấp trên và mời người nhà lên làm việc."

    "Dạ, em ngại quá, đêm hôm còn phiền anh. Nãy anh xuống, bà em có nói gì động chạm đến các anh không?" Vũ Nguyệt ngại ngùng đáp.

    "Anh hỏi thật nhé, hai bà cháu có vấn đề gì mà thái độ của bà khi nhắc về em lại gay gắt như thế. Đợt trước anh làm hồ sơ đăng ký nhận giám hộ cho bà và em thấy bà cháu vui vẻ lắm mà, sao hôm nay lại căng thẳng đến mức này thế. Có chuyện gì hiểu nhầm à?" Đồng chí An vừa hỏi vừa đưa cho cô ly nước.

    "Hiểu nhầm gì thì em không rõ. Nhưng dạo gần đây em thấy cậu em xuống dưới nhà thường xuyên hơn, thi thoảng thấy bà với cậu nói chuyện gì đó, em cũng không để ý lắm vì đi học suốt. Tối nay lúc em đi học về thì thấy cậu bảo do hàng xóm dị nghị chuyện em đi học về muộn nên không muốn cho em đi học thêm nữa, chỉ học tại trường thôi. Em không đồng ý, sau đó là xảy ra xích mích, cậu và bà lấy bố mẹ em ra chửi này nọ, rồi đuổi em ra khỏi nhà." Vũ Nguyệt nhận ly nước chậm rãi kể lại.

    "Hừ! Thôi được rồi, bây giờ em nghỉ tạm đi. Sáng sớm ngày mai anh sẽ gọi cho chị gái em."

    "Dạ, em cảm ơn anh nhé." Vũ Nguyệt buồn bã đáp.
     
    Ankhang22, chiqudollLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...