Soạn Bài: Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Ngữ văn 8

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Yvonne Hạ Linh, 18 Tháng một 2022.

  1. Yvonne Hạ Linh Đăng ký tại: https://dembuon.vn/rf/123411/

    Bài viết:
    199
    Soạn bài: Ông Đồ - Ngữ Văn 8 (của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)

    Văn bản:

    [​IMG]

    Ông Đồ

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    Hoa tay thảo những nét

    Như phụng múa rồng bay

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng

    Người thuê viết nay đâu?

    Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu

    Ông đồ vẫn ngồi đó

    Qua đường không ai hay

    Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay

    Năm nay hoa đào nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả: Vũ đình Liên (1913-1996)

    - Quê: Hải Dương.

    - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.


    2. Tác phẩm

    A. Xuất xứ
    : Được sáng tác năm 1936.

    b. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (kết hợp tự sự và miêu tả)

    c. Thể thơ : Ngũ ngôn (5 chữ)

    II. Đọc – hiểu văn bản

    Bố cục:

    Chia làm 3 phần:

    - Phần 1 (hai khổ thơ đầu) : Hình ảnh ông đồ có tài có tâm được mọi người chú ý.

    - Phần 2 (hai khổ 3, 4) : Tâm trạng của ông đồ khi dần rơi vào quên lãng.

    - Phần 3 (khổ thơ cuối) : Sự tiếc nuối, cảm thương cho lớp người xưa cũ của tác giả.


    1. Ông đồ thời đắc ý (2 khổ đầu)

    - Khung cảnh xuất hiện:


    + Thời gian: hoa đào nở - mùa xuân

    + Hành động:
    bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho

    + Địa điểm:
    phố đông người → sự đông vui, náo nhiệt

    - Hình ảnh ông đồ:

    + Cặp từ "mỗi năm.. lại" → xuất hiện quen thuộc, đều đặn.

    + Tài năng: Phượng múa rồng bay

    -
    Thái độ mọi người: tấm tắc ngợi khen

    ⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam
    . Ông đồ được trân quý, ngưỡng vọng.

    Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

    2. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn (2 khổ 3, 4)

    - Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:

    +
    Mỗi năm mỗi vắng "– ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    +
    Người thuê viết nay đâu ? - Câu hỏi tu từ → xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người.

    - Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập:

    + Hình ảnh nhân hóa: Giấy đỏ - không thắm, mực đọng – nghiên sầu, → không gian ảm đạm, bẽ bàng.

    + Tả cảnh ngụ tình:
    lá vàng, bụi bay –> cô đơn, trơ trọi.

    ⇒ Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa đường phố - sự mai một của nét văn hóa truyền thống, sự lãng quên của lòng người đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.


    3. Tình cảm của nhà thơ (khổ cuối)

    - Thời gian: Mùa xuân - sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên.

    - Hình ảnh:"
    Không thấy ", phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng.

    - Câu hỏi tu từ:"
    Những.. bây giờ ? ": Câu hỏi tu từ không lời đáp.

    ⇒ Tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc.


    4. Tiểu kết:

    - Hình ảnh đối lập của khổ 1, 2 với khổ 3, 4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ. Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    ⇒ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

    - Tâm trạng của tác giả được thể hiện ngầm ẩn sau những lớp hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu trưng.

    - Tác giả tạo ra cảnh đối lập về hình ảnh ông đồ nhằm gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm về vị trí của ông đồ.

    - Tác giả bộc lộ trực tiếp tâm trạng, sự xót thương của mình ở cuối bài (những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ).

    ⇒ Sự thương cảm, xót xa của tác giả không chỉ dành cho ông đồ mà còn dành cho lớp người cũ bị quên lãng. Đó cũng chính là sự hòa niệm những giá trị tinh thần đẹp truyền thống bị mai một.


    III. Tổng kết

    Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

    - Tác giả dựng cảnh tương phản:

    + Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

    Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

    + Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

    Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

    - Cái kết đầu và cuối tương ứng:

    + Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

    + Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

    +" Ông đồ xưa "không còn tồn tại nữa.

    - Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời" vàng son xưa cũ"của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

    ⇒ Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp - đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.


     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...